Academia.eduAcademia.edu
Bài tập quá trình GĐ. B612 Sáng thứ 6 CÂU 1/ TRÌNH BÀY NHỮNG ĐẶC TRƯNG KHÁC NHAU KHI FED SỬ DỤNG CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC SO VỚI CÔNG CỤ CHO VAY CHIẾT KHẤU NHẰM ỔN ĐỊNH LÃI SUẤT VAY TỪ QUỸ LIÊN BANG ( FEDERAL FUND RATE). CÂU 2/ TRÌNH BÀY MỐI QUAN HỆ GIỮA FEDERAL FUND TARGET RATE VỚI FEDERAL FUND RATE. CÂU 3/ NHÀ ĐẦU TƯ A MUA TRÁI PHIẾU DN X CÓ LÃI SUẤT 14%, NHÀ ĐẦU TƯ B MUA TRÁI PHIẾU DN Y CÓ LÃI SUẤT 16%. DỰA VÀO LÝ THUYẾT ĐƯỢC HỌC HÃY GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG TRÊN. Bài làm Câu 1 NHỮNG ĐẶC TRƯNG KHÁC NHAU KHI FED SỬ DỤNG CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC SO VỚI CÔNG CỤ CHO VAY CHIẾT KHẤU NHẰM ỔN ĐỊNH LÃI SUẤT VAY TỪ QUỸ LIÊN BANG ( FEDERAL FUND RATE). Công cụ dự trữ bắt buộc Công cụ cho vay chiết khấu Khi lãi suất của vốn liên bang ở mức cao hơn lãi suất dự trữ ( if >ior) thì khi tăng lãi suất dự trữ đường cầu dịch chuyển lên trên nhưng lãi suất vốn liên bang không đổi. Nếu id > if thì Khi Fed giảm lãi suất chiết khấu làm đường cung thay đổi ( dịch chuyển xuống dưới) không có khoản cho vay chiết khấu nào bị cắt giảm Khi lãi suất vốn liên bang bằng với lãi suất dự trữ ( if = ior), sự gia tăng lãi suất phải trả cho dự trữ đường cầu dịch chuyển lên trên, làm tăng lãi suất vốn liên bang và ngược lại khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm làm lãi suất vốn liên bang giảm. Nếu id = if thì khi Fed giảm lãi suất chiết khấu sẽ tác động đến lãi suất vôn liên bang làm giảm cung ( đường cung dịch chuyển xuống dưới), lãi suất vốn liên bang giảm. Khi tăng dự trữ bắt buộc làm giảm khả năng cho vay trên số tiền gởi qua đó làm thu hẹp khả năng cung tiền đồng thời tăng cầu về dự trữ và tăng lãi suất vốn liên bang. Khi giảm dự trữ bắt buộc làm tăng khả năng cho vay dẫn đến mở rộng cung tiền, giảm cầu về dự trữ và giảm lãi suất vốn liên bang. Những thay đổi của chính sách chiết khấu của NHTW sẽ tác động tới khối lượng cho vay chiết khấu của các ngân hàng thương mại từ đó ảnh hưởng đến cung tiền và lãi suất thị trường: NHTW thay đổi lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu qua đó ảnh hưởng đến các hoạt động đi vay của các NHTM: - Hạn mức chiết khấu tăng -> dự trữ bổ sung cho các NHTM tăng -> khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng tăng-> cung tiền tăng. - Hạn mức chiết khấu tăng -> cung vốn khả dụng tăng -> lãi suất cho vay giảm. - Lãi suất chiết khấu tăng -> Chi phí đi vay của NHTM tăng -> Lãi suất cho vay của NHTM tăng -> Nhu cầu đi vay giảm -> cung tiền giảm. - Lãi suất chiết khấu tăng -> Chi phí đi vay của NHTM tăng -> nhu cầu đi vay của NHTM giảm -> Để duy trì dự trữ, cho vay của NHTM giảm -> Lãi suất thị trường tăng. Công cụ dự trữ để kiểm soát cung tiền và lãi suất có thể phát sinh về tính thanh khoản của ngân hàng gặp khó khăn. Công cụ cho vay chiết khấu cho phép Fed thực hiện được vai trò của người cho vay cuối cùng, có tác động mạnh tới cung tiền. Cho vay chiết khấu là cách đặc biệt có hiệu quả để cung cấp dự trữ cho các ngân hàng trong việc ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng ngân hàng.. Tác động đến hệ thống ngân hàng một cách đồng bộ và ảnh hưởng mạnh mẽ tới cung tiền vì vậy khó tạo ra những thay đổi nhỏ trong cung tiền và lãi suất bằng công cụ này. Hạn chế của công cụ này là việc vay chiết khấu phụ thuộc vào từng ngân hàng quyết định vì vậy mà Fed không thể chủ động thực hiện dễ dàng CÂU 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA FEDERAL FUND TARGET RATE VỚI FEDERAL FUND RATE: Fed Funds Target Rate là lãi suất cho vay bù đắp dự trữ bắt buộc mục tiêu. Fed Funds Rate ( FFR) là lãi suất liên ngân hàng. Fed công bố mức lãi suất điều hòa vốn dự trữ trong mỗi thời kỳ ( Fed Funds Target Rate) làm cơ sở cho việc thiết lập các mức lãi suất khác trên thị trường thông qua đó Fed thực hiện điều hành chính sách tiền tệ. Fed Funds Rate là lãi suất mà ngân hàng cho nhau vay phần vốn dự trữ bắt buộc dư thừa đang nằm trong quỹ dự trữ liên bang theo yêu cầu đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, có thể gọi là lãi suất điều hòa vốn dự trữ qua đêm. Khi Fed Funds Rate cao nó chỉ ra rằng các ngân hàng đang bị thiếu ngân quỹ trong quỹ liên bang. Khi Fed Funds Rate thấp, nhu cầu tín dụng ngân hàng thấp. Fed dùng công cụ thị trường mở để tác động tới cung tiền để hướng Fed Funds Target Rate theo hướng lãi suất mục tiêu đảm bảo sự phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng GDP ổn định ở một mức lạm phát kỳ vọng. Như vậy, ngoài lãi suất chiết khấu (discount rate) thì Fed Funds Target Rate là công cụ thứ 2 giúp Fed điều hành tài chính tiền tệ. FED ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ % số tiền ký gửi tại ngân hàng mà ngân hàng giữ lại hoặc gửi tại FED để duy trì hoạt động như chi trả cho khách hàng và các chi phí thường ngày. Quy định này trực tiếp giới hạn khả năng cho vay của các ngân hàng. Nếu khoản dự trữ này tụt xuống, ngân hàng phải tiến hành vay lẫn nhau hoặc vay của FED để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. CÂU 3: NHÀ ĐẦU TƯ A MUA TRÁI PHIẾU DN X CÓ LÃI SUẤT 14%, NHÀ ĐẦU TƯ B MUA TRÁI PHIẾU DN Y CÓ LÃI SUẤT 16% là do: Với nhà đầu tư B mua trái phiếu DN Y với lãi suất 16% là do nhà đầu tư B sẽ nhận lại được một khoản lợi tức cao hơn so với nhà đầu tư A mua trái phiếu với mức lãi suất 14%. -> Lãi suất càng cao người ta nhận được lợi tức càng nhiều. Đồng nghĩa với việc chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn. Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. Tiêu chuẩn đánh giá định mức tín nhiệm cao -> Lãi suất trái phiếu thấp. Như trái phiếu nhà nước có độ tin cậy cao người mua trái phiếu cảm thấy an toàn thì mức lãi suất thấp. Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau thì nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.