« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn Tác giả luận văn: Nguyễn Văn Hải Khóa: 2012B Người hướng dẫn: PGS,TS.
- Nguyễn Minh Duệ Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì năng lực cạnh tranh là một vấn đề quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triền của doanh nghiệp vì nó phản ánh vị thế của doanh nghiệp đó trên trị trường.
- Vì vậy, các doanh nghiệp luôn phải chủ động tìm cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, chiếm ưu thế hơn so với các đối thủ của mình và phát triền một cách bền vững.
- Những năm gần đây, ngành xi măng trong nước đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức như: tình trạng cung vượt cầu, giá điện, than, xăng dầu và các nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất xi măng liên tục tăng cao.
- Chính vì điều đó, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch định hướng chiến lược ngành xi măng Việt Nam đến năm 2020 theo quyết định 164/2002/QĐ-TTg ngày nhằm giảm tình trạng cung vượt cầu trong ngành xi măng Việt Nam hiện nay.
- Năm 2014, hàng loạt các nhà máy xi măng mới có công suất lớn đưa vào sản xuất, nâng nguồn cung xi măng trên thị trường tăng cao từ 27 triệu tấn năm 2007 lên 73 triệu tấn năm 2014.
- Buộc các nhà máy sản xuất kinh doanh xi măng phải không ngững cải tiến công nghệ, thiết bị, phát huy lợi thế đi tắt đón đầu, nâng năng xuất, tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm ....để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Chính vì điều đó tác giả đã chọn đề tài luận văn cao học: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: 2 Nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn từ đó đề xuất ra phương hướng và các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống lại các cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty từ đó tìm ra những tồn tại, hạn chế cũng như những nguyên nhân gây ra tồn tại hạn chế về năng lực cạnh tranh.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới để có thể tồn tại và phát triển bền vững khẳng định hơn nữa vị trí trên thị trường.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Năng lực cạnh tranh của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Đã tìm hiểu về cơ sở lý luận về cạnh tranh để tài đưa ra một số quan điểm về cạnh tranh, vai trò của cạnh tranh đối với kinh tế xã hội, doanh nghiệp.
- Dựa vào mức độ, tính chất cạnh tranh, vào chủ thể kinh tế tham gia thị trường, vào phạm vi ngành kinh tế đưa ra các hình thức cạnh tranh cụ thể.
- Phân tích các thức cạnh tranh chủ yếu trên thị trường như: dựa vào mức độ, tính chất cạnh tranh, vào chủ thể kinh tế tham gia thị trường, vào phạm vi ngành kinh tế.
- Phân tích một số khái niệm về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, các tiêu chí đánh gia năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xi măng.
- Phân tích các nhân tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh 3 tranh và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn.
- Nêu bật những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty.
- Đưa ra được những giải pháp để khắc phục những tồn tại và hạn chế về năng lực cạnh tranh của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn.
- Do thời gian có hạn và mới lần đầu nghiên cứu về lý thuyết năng lực cạnh tranh nên luận văn chưa trình bày được kỹ càng các lý thuyết đã nêu.
- Các hướng tiếp cận với lý thuyết năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chưa bao quát hết.
- Chưa phân tích hết các vấn đề làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty.
- Giải pháp đưa ra để giải quyết những hạn chế, tồn tại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty chưa hay, chưa tạo được nhiều sự khác biệt.
- d) Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Công ty từ đó thấy được những cơ hội và thách thức đối với Công ty trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay.
- Sử dụng phương pháp biện chứng, phương pháp định tính, phân tích tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty để làm rõ các vấn đề liên quan tới khả năng cạnh tranh của Công ty.
- e) Kết luận Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn trong đó có đề cập đến các vấn đề về thị trường, về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý.
- Trên cơ sở những phân tích thực trạng, luận văn đánh giá những mặt hạn chế, và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến một số tiêu chí của Công ty có NLCT chưa cao.
- Qua những căn cứ lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, dự báo thị trường xi măng giai đoạn luận văn xác định phương hướng và đề xuất hệ thống các giải pháp, từ các giải pháp chung đến những 4 giải pháp cụ thể nhằm nâng cao NLCT của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn đến năm 2020.
- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong quá trình nghiên cứu nhưng với giới hạn về thời gian và năng lực nghiện cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót.
- Tác giải luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và những người quan tâm đến chủ đề này để tác giả tiếp tực nghiện cứu, hoàn thiện luận văn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt