« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế Nam Định.


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾ NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- ĐOÀN XUÂN THỦY HÀ NỘI – 2014 NGUYỄN THỊ THU TRANG QUẢN TRỊ KINH DOANH 2012A Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.
- 4 1.1.Một số khái niệm chung về thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.
- 5 1.1.2.Một số khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khái niệm Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Đặc điểm thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nội dung cơ bản của Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Người nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- 9 1.2.2.Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.10 1.2.3.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kê khai, Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Nơi nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- 15 1.2.6 Miễn giảm, ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.
- 17 1.3.1 Một số khái niệm chung về quản lý thuế TNDN.
- Khái niệm quản lý thuế.
- Sự cần thiết phải quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế TNDN.
- Nội dung chủ yếu của công tác quản lý thuế.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp.
- Nội dung phân tích công tác quản lý thuế TNDN.
- Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế TNDN.
- Phân tích quản lý thuế TNDN theo các bước công việc.
- Lập kế hoạch quản lý thuế.
- Ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế.
- Phân tích quản lý thuế TNDN theo các yếu tố ảnh hưởng.
- 40 Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH.
- 46 2.2.Phân tích công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Nam Định.
- 49 2.2.1 Đánh giá khái quát công tác quản lý thuế TNDN ở Cục thuế tỉnh Nam Định.
- Phân tích công tác quản lý thuế TNDN theo nội dung công việc ở Cục thuế Nam Định.
- 55 2.2.2.3 Công tác quản lý Kê khai thuế.
- Công tác quản lý thu nộp và nợ thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Công tác kiểm tra, thanh tra thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- 70 2.2.3.Phân tích công tác quản lý thu thuế TNDN qua các nhân tố ảnh hưởng73 2.2.3.1.Nhân tố quản lý nhà nước, môi trường pháp lý.
- Về phía cơ quan quản lý thuế.
- 84 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH.
- Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp .
- 87 3.1.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác quản lý thuế TNDN.
- Các quan điểm cơ bản tăng cường quản lý thu thuế TNDN.
- Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trong thời gian tới.
- Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác quản lý hóa đơn.
- 51 Bảng 4: Kết quả thu NSNN thu thuế TNDN từ 2009-2013 theo khu vực kinh tế.
- 65 Bảng 10: Kết quả thu ngân sách thuế TNDN qua công tác nghiệp thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn .
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những sắc thuế có vai trò quan trọng không chỉ trên góc độ là công cụ rất mạnh của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích đầu tư mở rộng SXKD hợp lý, mà còn về ý nghĩa đóng góp số thu lớn cho ngân sách Nhà nước (NSNN) hàng năm.
- Tuy nhiên số thu thuế TNDN còn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng thu ngân sách.
- Hơn nữa công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng còn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, chưa bao quát hết nguồn thu.
- Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN là một đòi hỏi cấp thiết, là một nhiệm vụ trọng tâm của Cục thuế Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
- Việc đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN sẽ góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính, đầu tư và tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế.
- Trên cơ sở phân tích , đánh giá những thành công chủ yếu, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Nam Định quản lý.
- Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN Học viên: Nguyễn Thị Bạch Tuyết 2 Lớp CH QTKD 2 Nam Định Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp Cục Thuế tỉnh Nam Định trong giai đoạn từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn tới.
- Tổng hợp lý luận về quản lý thuế của Nhà nước đối với thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định giai đoạn Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Nam Địnhg đoạn tới góp phần làm cho chính sách thuế được hoàn thiện và thực hiện đúng hơn, đầy đủ, kịp thời hơn, đạt kết quả cao, góp phần tăng thu cho NSNN.
- Đối tượng nghiên cứu là những công việc thuộc nội dung của công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp Cục thuế tỉnh Nam Định quản lý.
- Ngoài ra, nội dung đề tài cũng chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân trong việc quản lý thuế TNDN từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Nam Định.
- Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN Học viên: Nguyễn Thị Bạch Tuyết 4 Lớp CH QTKD 2 Nam Định CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1.
- Một số khái niệm chung về thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1.1.
- Xét về kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đónhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công Xét về phân phối thu nhập thì thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân Xét về người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc Vậy: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.
- Nhóm thuế trực thu: là những loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được qui định nộp thuế.
- Ví dụ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất.
- Ví dụ như: V.A.T, thuế tiêu thụ đặc biệt… Cách phân loại thuế theo tính chất cho thấy được vai trò của từng loại thuế trong phân phối và điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội, phản ảnh mối tương quan giữa thuế trực thu và thuế gián thu trong tổng thu nhập về thuế của ngân sách nhà nước và có ý nghĩa trong việc hệ thống hóa một cách khoa học các sắc thuế phục vụ cho việc nghiên cứu và thiết kế các chính sách thuế.
- Thuế đánh vào thu nhập.
- Ví dụ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân - Thuế đánh vào tài sản.
- Khái niệm Thuế Thu nhập doanh nghiệp Thu nhập là một phạm trù trừu tượng.
- Để hiểu rõ về thu nhập, ta có thể tìm hiểu chung về một số đặc điểm của thu nhập.
- Thu nhập luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định trong nền kinh tế, xã hội - thể hiện tính sở hữu của thu nhập.
- Thông thường việc xác định thu nhập của chủ thể khác nhau trong môt thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức giá trị - là hình thức thông qua đó có thể biết được tổng số thu nhập từ các nguồn khác nhau của một cá nhân hay một pháp nhân khác.
- Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Qua các đặc điểm trên, có thể đưa ra khái niệm chung về thu nhập: Thu nhập là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật của các tổ chức hoặc cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ lao động,từ quyền sở hữu quyền sử dụng về tài sản, tiền vốn mà có hoặc các khoản thu nhập khác mà xã hội dành cho trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
- Căn cứ vào tiêu thức khác nhau người ta chia ra các loại thu nhập nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau như thu nhập công ty, thu nhập cá nhân, thu nhập thường xuyên, thu nhập không thường xuyên, thu nhập từ lao động và các thu nhập khác.
- Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
- Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN Học viên: Nguyễn Thị Bạch Tuyết 7 Lớp CH QTKD 2 Nam Định Thuế TNDN đã được áp dụng từ lâu ở nhiều nước trên thế giới.
- Từ cho tới trước ngày thuế TNDN được áp dụng thống nhất đối với mọi đối tượng kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thay cho thuế lợi tức .
- Luật thuế TNDN hiện hành có ưu đãi đầu tư.
- Đặc điểm thuế Thu nhập doanh nghiệp Thứ nhất, thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là đối tượng chịu thuế.
- Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư.
- Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN Học viên: Nguyễn Thị Bạch Tuyết 8 Lớp CH QTKD 2 Nam Định mới phải nộp thuế TNDN.
- Thứ ba, thuế TNDN điều tiết thu nhập.
- Đặc điểm này giống với thuế Thu nhập cá nhân, tuy nhiên khác với Thuế Thu nhập cá nhân là việc đánh thuế vào các doanh nghiệp, còn thuế Thu nhập cá nhân là đánh vào các cá nhân và hộ kinh doanh có phát sinh thu nhập chịu thuế.
- Vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp Ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN, đồng thời là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện phân phối thu nhập, cụ thể: Thứ nhất, thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN Thuế TNDN là một trong những loại thuế trực thu.
- Thuế này và thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN.
- Trong khi đó hầu hết các nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách, ví dụ: Philipin chiếm 60%, Thái Lan chiếm 66%, Ấn Độ chiếm 63%, Kênia: 61%, Gana: 65.
- Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Thứ ba, thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội.
- Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội.
- Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế TNDN.
- Về chiều dọc, cùng một ngành nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp.
- Nội dung cơ bản của Thuế Thu nhập doanh nghiệp 1.2.1.
- Về nguyên lý chung thì tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều thuộc đối tượng nộp thuế TNDN.
- Trên cơ sở các quy định về pháp lý, tên gọi, chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu, các sáng lập viên… mà đã định ra 2 hình thức thu thuế thu nhập thích hợp.
- Nhìn chung các nước đều quy định Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh Trường ĐHBKHN Học viên: Nguyễn Thị Bạch Tuyết 10 Lớp CH QTKD 2 Nam Định thu nhập của một pháp nhân kinh doanh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thu nhập của thể nhân kinh doanh hoặc cá nhân không kinh doanh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Theo Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11, ngày đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức , cá nhân sản xuất, hộ gia đình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp .
- Nay theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân đã được Quốc hội thông qua ngày thì các đối tượng là cá nhân và hộ gia định SXKD sẽ chuyển sang nộp thuế tNCN từ ngày 1/1/2009 .
- Vì vậy Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, ngày 03/6/2008 quy định Người nộp thuê TNDN là các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
- Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.
- Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt