« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của bệnh viện 74 Trung ương


Tóm tắt Xem thử

- HÀ VĂN SINH HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Quản trị kinh doanh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS Đặng Vũ Tùng Hà Nội - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU.
- Đơn vị sự nghiệp có thu.
- Khái niệm và đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu.
- Vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu.
- Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu.
- Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu.
- Mục tiêu cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu.
- Nội dung cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu.
- Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính.
- Nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu.
- Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị.
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính.
- Kinh nghiệm thực hiện tự chủ tài chính ở một số đơn vị.
- Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc.
- Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên.
- THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƢƠNG.
- Khái quát về Bệnh viện 74 Trung ƣơng.
- Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện 74 Trung ƣơng.
- Cơ chế quản lý nguồn thu tài chính của Bệnh viện.
- Cơ chế quản lý chi.
- Đánh giá chung về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện 74 Trung ƣơng.
- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƢƠNG.
- Định hƣớng phát triển của Bệnh viện 74 trung ƣơng.
- Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện 74 Trung ƣơng.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn thu.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính.
- 97 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BsCKI Bác sĩ chuyên khoa 1 BsCKII Bác sĩ chuyên khoa 2 BV Bệnh viện CBCC-LĐ Cán bộ công chức lao động CBCNV Cán bộ công nhân viên HIV Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải Human immunodeficiency virus infection /acquired GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product KBNN Kho bạc Nhà nước KTNN Kiểm toán Nhà nước NĐ Nghị định NSNN Ngân sách Nhà nước PTHĐSN Phát triển hoạt động sự nghiệp TNTT Thu nhập tăng thêm TSCĐ Tài sản cố định TTB Trang thiết bị vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.
- Bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp giai đoạn không bao gồm kinh phí cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản.
- Bảng tổng hợp nguồn thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2009-2013.
- Bảng tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2009-2013.
- Bảng tổng hợp chi kinh phí của Bệnh viện 74 Trung ương giai đoạn 2009-2013.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bệnh viện 74 Trung ương hiện nay.
- Kinh phí, cơ cấu nguồn ngân sách Nhà nước cấp giai đoạn .
- Tổng hợp nguồn thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn .
- Tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2009-2013.
- Chi kinh phí tự chủ Bệnh viện 74 Trung ương giai đoạn 2009-2013 .
- Chi kinh phí không thực hiện tự chủ Bệnh viện 74 Trung ương .
- Các Bệnh viện (BV), cơ sở y tế chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính sự nghiệp thu đủ, chi đủ.
- Theo quan điểm mới, Bệnh viện là một đơn vị kinh tế dịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung cấp dịch vụ của Bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất.
- Đơn vị kinh tế dịch vụ thông qua các hoạt động dịch vụ của mình để có thu nhập và tích cực hoạt động không vì doanh lợi.
- Xuất phát từ quan niệm mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình nghị sự cải cách tài chính công.
- Trong đó Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển đổi cơ chế tài chính của các đơn vị theo hướng tự chủ, lấy nguồn thu sự nghiệp để bù đắp chi phí cho 2 đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước (NSNN).
- Để đáp ứng yêu cầu phát triển về chuyên môn nghiệp vụ trong thời kỳ mới, tăng cường hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng, đồng thời thực hiện chủ trương của Nhà nước từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thì việc Bệnh viện 74 Trung ương chuyển sang cơ chế mới là điều tất yếu.
- Triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Bệnh viện 74 Trung ương được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.
- Bệnh viện sẽ chủ động sắp xếp tổ chức, bộ máy, lao động theo yêu cầu công việc, chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu của từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, Bệnh viện 74 Trung ương cũng gặp rất nhiều khó khăn về trang bị cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, đặc biệt là thu nhập của cán bộ còn thấp, hiệu quả hoạt động chưa cao do có những tồn tại đặc thù về cơ chế tài chính.
- Do vậy, đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện 74 Trung ương” là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay, nhằm giúp Bệnh viện 74 Trung ương hoạt động và quản lý tài chính ngày càng hiệu quả hơn.
- Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu.
- đánh giá khách quan thực trạng cơ chế tự chủ tài chính hiện nay của Bệnh viện 74 Trung ương và các nguyên nhân của thực trạng đó để đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính theo hướng đảm bảo quyền tự chủ tài chính trong hoạt động và quản lý tài chính của Bệnh viện 74 Trung ương.
- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
- Phạm vi nghiên cứu: Cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện 74 Trung ương từ năm .
- Ý nghĩa khoa học Toàn bộ luận văn được mở đầu bằng việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu.
- Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn được đề cập và xem xét như vấn đề cơ cấu quản lý nguồn thu, cơ cấu quản lý chi tiêu, sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện 74 Trung ương.
- Các giải pháp đề ra có khả năng ứng dụng thực tiễn cao và tạo điều kiện cho Bệnh viện 74 Trung ương cũng như các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam áp dụng cơ chế tự chủ tài chính ngày càng hiệu quả.
- Phƣơng pháp nghiên cứu Thông qua nghiên cứu tài liệu, quan sát phân tích hoạt động tài chính theo cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận định tính và định lượng và cách tiếp cận lịch sử, logic để thu thập thông tin.
- Luận văn sử dụng số liệu nghiên cứu từ các báo cáo tài chính hàng năm của Bệnh viện 74 Trung ương giai đoạn năm 2009 đến hết năm 2013.
- Ngoài ra thông qua việc phân tích, xử lý thông tin, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà khoa học kinh tế, các nhà quản lý tài chính trong ngành y tế và kiến thức của bản thân để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện 74 Trung ương.
- Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu.
- Chương 2: Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện 74 Trung ương.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện 74 Trung ương.
- 4 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.1.
- Đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.1.
- Khái niệm và đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.1.1.
- Khái niệm Đơn vị sự nghiệp là những tổ chức được thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, đó là những hoạt động cung cấp dịch vụ công cho xã hội nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội, những hoạt động này mang tính chất phục vụ là chủ yếu, không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Đơn vị sự nghiệp có thu là các đơn vị, cơ quan của Nhà nước thành lập hoạt động nhằm duy trì phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu giống, vật nuôi, cây trồng, trạm, trại nông lâm thuỷ lợi… nhằm cung cấp dịch vụ công cho xã hội mà không vì mục đích sinh lợi.
- Trong quá trình hoạt động các cơ quan này được Nhà nước cho phép thu các loại phí như: học phí, viện phí, lệ phí cầu, đường, thể thao… để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và bổ sung tái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
- Như vậy, hoạt động sự nghiệp có thu bao gồm hoạt động của các cơ sở chủ yếu sau.
- Các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm các hoạt động giáo dục và đào tạo của các trường từ mầm non cho đến đại học có sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
- Các hoạt động khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng của các Bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng.
- Các hoạt động của các đoàn nghệ thuật, trung tâm chiếu phim, nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng, đài phát thanh truyền hình, trung tâm thông tin, báo chí, xuất bản.
- 5 + Các hoạt động của các trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, câu lạc bộ thể dục thể thao.
- Các hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ và môi trường.
- Các hoạt động của các trung tâm chỉnh hình, kiểm dịch an toàn lao động.
- Các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế, bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp có thu phải đảm bảo có các điều kiện cần và đủ sau.
- Đặc điểm Đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được chủ động sử dụng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên ngân sách Nhà nước cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo đình kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Được vay tín dụng ngân hàng hoặc ngân hàng phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.
- Được quản lý sử dụng tài sản Nhà nước theo quy định đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Số tiền trích khấu hao TSCĐ và tiền thu do thanh lý TSCĐ thuộc NSNN được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị (TTB) của đơn vị.
- 6 Được mở tài khoản tiền gửi ngân hàng để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.
- Được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của Nhà nước.
- Được chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ để đảm bảo hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.
- tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước.
- Đối với các khoản chi quản lý hành chính như: công tác phí, hội nghị phí, công vụ phí, điện thoại… chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên thì tùy theo từng nội dung công việc, xét thấy cần thiết thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được xác định quỹ lương, tiền công để trả cho người lao động trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
- Kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp, cuối năm chưa chi hết đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
- Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) đơn vị được trích lập các quỹ như sau: trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Khi Nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi NSNN thì các đơn vị sự nghiệp phải bảo đảm tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách chế độ mới từ các nguồn thu sự nghiệp, các khoản tiết kiệm chi, các quỹ của đơn vị.
- Vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu Trong xã hội, mỗi lĩnh vực đều đóng một vai trò quan trọng.
- Đầu tư cho giáo dục đào tạo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, hàng năm số tiền dành cho lĩnh vực này là rất lớn để góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của đất nước.
- Các hoạt động dịch vụ về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học… ngày càng được chú trọng và nâng cao.
- Các hoạt động như phát thanh truyền hình, báo, tạp chí, các buổi biểu diễn trong và ngoài nước, cung ứng các dịch vụ… rất đa dạng và phong phú, có sự “hòa nhập nhưng không hòa tan”, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.
- 8 Vai trò của sự nghiệp thể dục, thể thao góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực của nhân dân, nâng cao năng suất lao động và sức chiến đấu.
- Mặt khác, các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao… trong quá trình hoạt động được Nhà nước cho phép thu các loại phí như học phí, viện phí.
- để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, nhằm tăng thu nhập cho người lao động trong đơn vị đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước.
- Đó chính là sự tồn tại tất yếu của các đơn vị sự nghiệp có thu như các đơn vị: trường học, Bệnh viện, trung tâm thể dục thể thao, viện nghiên cứu khoa học.
- Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu Việc phân loại các đơn vị sự nghiệp có thu dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau, tùy theo từng tiêu thức mà đơn vị sự nghiệp có thu được chia thành các loại sau: Căn cứ vào vị trí, đơn vị sự nghiệp có thu gồm.
- Đơn vị sự nghiệp có thu ở Trung ương như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các Bệnh viện, trường học.
- Đơn vị sự nghiệp có thu ở địa phương như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình ở các địa phương, các Bệnh viện, trường học.
- do địa phương quản lý Căn cứ vào chủ thể thành lập, đơn vị sự nghiệp có thu gồm:

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt