Academia.eduAcademia.edu
Hóa học đại cương Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học gồm 7 chu kỳ và 8 nhóm A,B Dựa vào cấu hình electron, để biết được một nguyên tố thuộc chu kỳ nào, nhóm nào, nhóm A hay nhóm B… ● Năng lượng ion hóa thứ nhất là năng lượng tối thiểu cần thiết để tách một electron ra khỏi nguyên tử ở trạng thái khí cơ bản để biến thành ion có điện tích 1+ ở trạng thái khí cơ bản ● Sự biến thiên của năng lượng ion hóa thứ nhất trong chu kỳ và trong nhóm A là: Theo chu kỳ : Năng lượng ion hóa thứ nhất tăng dần khi đi từ trái sang Theo phân nhóm: + Đối với phân nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới thì năng lượng ion hóa I giảm dần + Đối với phân nhóm B, khi đi từ nguyên tố thứ nhất ( thuộc chu kì 4) xuống nguyên tố thứ hai ( chu kì 5) thì I hơi giảm, còn từ nguyên tố thứ hai xuống nguyên tố thứ ba ( chu kì 6) thì I lại tăng Sự biến thiên của: ● Bán kính nguyên tử: - Theo chu kỳ : Từ trái sang phải trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử giảm dần - Theo phân nhóm: Trong một phân nhóm, khi đi từ trên xuống dưới bán kính nguyên tử tăng dần ● Độ âm điện: - Theo chu kì: Khi đi theo chiều từ trái sang phải trong một chu kỳ, độ âm điện tăng dần - Theo phân nhóm: Khi đi theo chiều từ trên xuống dưới trong một phân nhóm A, độ âm điện giảm dần 4.● Những tính chất đặc trưng phân biệt kim loại và phi kim là: - Kim loại có ánh kim - Kim loại có khả năng dẫn điện - Kim loại có khả năng dẫn nhiệt ●Sự biến thiên tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong chu kỳ và trong nhóm… 5.● Số oxy hóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử ● Cách tính: - Số oxy hóa dương cao nhất = số electron hóa trị= số thứ tự của nhóm - Số oxy hóa âm thấp nhất = số electron mà một nguyên tử thu thêm để đạt tới vỏ bền của khí trơ = 8- số thứ tự của nhóm 6….