You are on page 1of 10

Hệ thống phát triển Toán IQ Việt Nam

Cô Trang – 0948.228.325
-------------***----------------

TUYỂN TẬP 70 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT 5 – CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO


ĐỀ 18
(Thời gian làm bài: 80 phút)
Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn văn dưới đây, sau đó hãy chép vào giấy thi ý
trả lời đúng nhất cho các câu hỏi bên dưới:
“Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng
thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng
dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió,
biển đục ngầu, giận dữ....Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh
lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1: Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
A.Tả màu sắc của mặt biển.
B.Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc mây trời.
C.Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc mây trời và theo buồn vui
của con người.
Câu 2: Tác giả miêu tả theo trình tự nào?
A.Theo thứ tự thời gian.
B.Theo thứ tự không gian.
C.Theo những thời điểm khác nhau.
Câu 3: Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ nào để tả?
A.Nghệ thuật so sánh.
B.Nghệ thuật nhân hóa.
C.Cả so sánh và nhân hóa.
Câu 4: Dòng nào có kết hợp của 2 từ đơn?
A.Thay đổi, thẳm xanh, dông gió.
B.Mây trắng, hơi sương, đăm chiêu.
C.Hả hê, buồn vui, gắt gỏng.
Câu 5: Dòng nào gồm toàn tính từ?
A.Xanh thẳm, xám xịt, tẻ nhạt, chắc nịch .
B.Sôi nổi, mơ màng, xám xịt, nặng nề.
C.Giận dữ, đục ngầu, tẻ nhạt, lạnh lùng.
Câu 6: Câu: "Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời" được viết theo mẫu
câu nào?
A.Ai là gì ? B.Ai làm gì ? C.Ai thế nào ?
70 ĐỀ THI HSG TV5 – 60 Đề ôn thi vào lớp 6 trường chuyên | 1
Liên hệ: Cô Trang – 0948.228.325 (Zalo)
Hệ thống phát triển Toán IQ Việt Nam
Cô Trang – 0948.228.325
-------------***----------------

TUYỂN TẬP 70 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT 5 – CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO


Câu 7: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng cách nào để liên kết các câu?
A.Dùng cách lặp từ ngữ. B.Dùng cách thay thế từ ngữ.
C.Dùng cả hai cách trên.
Câu 8: Đâu là chủ ngữ của câu văn: "Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê,
lúc đăm chiêu, gắt gỏng." ?
A.Biển. B.Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng.
C.Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê.
Phần II: BÀI TẬP
Bài 1: Điền vào chỗ trống: Truyện hay chuyện?
Kể .... thì phải trung thành với ..., phải kể đúng với các tình tiết của câu ...,
các nhân vật có trong ..... Nhưng đừng biến giờ kể ... thành giờ đọc ....
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Chúng ta bảo vệ những (thành công, thành tích, thành tựu, thành quả) của sự
nghiệp đổi mới đất nước.
b) Các quốc gia phải gánh chịu những ( kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả) của sự
ô nhiễm môi trường.
c) Học sinh phải chấp hành (quy chế, nội quy, quy định ) của lớp học.
Bài 3: Đọc đoạn văn sau:
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một
vùng tre trúc. Đâu đó , từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh
canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến
mặt sông nghe như rộng hơn.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
a) Em hãy cho biết mỗi câu văn ở đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép?
b) Chép lại 2 câu văn đó rồi gạch 1 gạch dưới bộ phận trạng ngữ, gạch 2 gạch
dưới bộ phận chủ ngữ và gạch 3 gạch dưới bộ phận vị ngữ của chúng.
Bài 4: Trong bài thơ “Trong lời mẹ hát” của nhà thơ Trương Nam Hương có đoạn:
Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng
dần xuống Cho con ngày một thêm cao.
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả?
Bài 5: Để có một môi trường xanh - sạch - đẹp, không bị ô nhiễm, mỗi người
chúng ta phải có ý thức và tham gia bảo vệ môi trường. Em cũng đã có một việc
làm tốt góp phần bảo vệ môi trường. Hãy viết thư cho bạn kể lại việc làm đó của
em.

70 ĐỀ THI HSG TV5 – 60 Đề ôn thi vào lớp 6 trường chuyên | 2


Liên hệ: Cô Trang – 0948.228.325 (Zalo)
Hệ thống phát triển Toán IQ Việt Nam
Cô Trang – 0948.228.325
-------------***----------------

TUYỂN TẬP 70 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT 5 – CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO


ĐỀ 39
ĐỀ THI (THAM KHẢO) HỌC SINH GIỎI TỈNH
MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài : 60 phút (không tính thời gian giao đề)
==========================================================
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Học sinh đọc kĩ các câu hỏi dưới đây rồi trả lời bằng cách khoanh tròn một
trong những chữ cái A, B, C hoặc D của dòng đúng nhất :
Câu 1: Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào toàn là từ ghép ?
A. Chập chững, chùa chiền, buôn bán, hớt ha hớt hải, róc rách
B. Học hành, cần cù, thích thú, thung lũng, bạn bè
C. Tươi tốt, trắng trẻo, mát mắt, mát mẻ, cao ráo
D. Thướt tha, trong trắng, gậy gộc, nhỏ nhẹ, sạch sành sanh
Câu 2: Từ “ thoai thoải ” là từ chỉ gì ?
A. Từ chỉ sự vật B. Từ chỉ hoạt động
C. Từ chỉ trạng thái D. Từ chỉ đặc điểm
Câu 3: “ Anh hùng dân tộc ” là người như thế nào ?
A. Là người rất dũng cảm
B. Là người có đức dộ và tài năng
C. Là người có công lớn với dân với nước
D. Là người làm nên những việc phi thường
Câu 4: Câu nào dưới đây đặt dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng ?
A. Lũ trẻ / ngồi im nghe các cụ già kể chuyện.
B. Lũ trẻ ngồi im / nghe các cụ già kể chuyện.
C. Lũ trẻ ngồi / im nghe các cụ già kể chuyện.
D. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già / kể chuyện.
Câu 5:Thành ngữ, tục ngữ nào nói về vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của con
người?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Mắt phượng mày ngài.
C. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
D. Tốt danh hơn lành áo.
Câu 6: Từ “ trong ” ở cụm từ “ phấp phới trong gió ” và từ “ trong ” ở cụm từ “
nắng đẹp trời trong ” có quan hệ với nhau như thế nào ?
A. Đó là từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng nghĩa
70 ĐỀ THI HSG TV5 – 60 Đề ôn thi vào lớp 6 trường chuyên | 3
Liên hệ: Cô Trang – 0948.228.325 (Zalo)
Hệ thống phát triển Toán IQ Việt Nam
Cô Trang – 0948.228.325
-------------***----------------

TUYỂN TẬP 70 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT 5 – CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO


C. Đó là hai từ đồng âm D. Đó là hai từ trái nghĩa
Câu 7 : Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái ?
A. Vạm vỡ - gầy gò B. Thật thà - gian xảo
C. Hèn nhát - dũng cảm D. Sung sướng - đau khổ
Câu 8 : Cách nói “ Những em bé lớn trên lưng mẹ ” có nghĩa là gì ?
A. Các em bé lúc nào cũng ở trên lưng mẹ.
B. Các em bé thường được mẹ địu trên lưng để đi làm việc (kể cả lúc bé
ngủ), sự lớn khôn của bé gắn bó với lưng mẹ.
C. Các em bé theo mẹ đi làm nên được mẹ địu trên lưng.
D. Các em bé không có bố nên mẹ phải địu trên lưng.
Câu 9 : Trong những câu ghép sau đây, câu nào có dùng cặp từ hô ứng ?
A. Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.
B. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang
lên một hồi ục ục ì ầm.
C. Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời
đã xuống khuất.
D. Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu.
Câu 10 : Trong các từ ngữ “ chiếc dù, chân đê, xua xua tay ” từ nào mang nghĩa
chuyển ?
A. Chỉ có từ “ chân ” mang nghĩa chuyển
B. Có hai từ “ dù ” và “ chân ” mang nghĩa chuyển
C. Cả ba từ “ dù ”, “ chân ” và “ tay ” đều mang nghĩa chuyển
D. Có hai từ “ chân ” và “ tay ” mang nghĩa chuyển
Câu 11 : “ Thơm thoang thoảng ” có nghĩa là gì ?
A. Mùi thơm ngào ngạt lan xa B. Mùi thơm phảng phất, nhẹ nhàng
C. Mùi thơm bốc lên mạnh mẽ D. Mùi thơm lan toả đậm đà
Câu 12 : Dòng nào dưới đây đã thành câu ?
A. Nhân dân Việt Nam chúng ta
B. Bức tranh đẹp này
C. Có những buổi đi học về sớm
D. Trời đã bắt đầu chuyển sang nắng nóng
Câu 13 : Dấu phẩy trong câu “ Đứng trên đồi cao, Lan nhìn thấy dòng sông, con
đò, bến nước ” có tác dụng gì ?
A. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ
B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu
70 ĐỀ THI HSG TV5 – 60 Đề ôn thi vào lớp 6 trường chuyên | 4
Liên hệ: Cô Trang – 0948.228.325 (Zalo)
Hệ thống phát triển Toán IQ Việt Nam
Cô Trang – 0948.228.325
-------------***----------------

TUYỂN TẬP 70 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT 5 – CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO


C. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ, các
bộ phận cùng làm bổ ngữ trong câu.
Câu 14 : Câu tục ngữ nào sau đây có kết cấu là câu ghép ?
A. Uống nước nhớ nguồn. B. Biết nhiều nghề, giỏi một nghề.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. D. Chị ngã em nâng.
Câu 15 : Bộ phận in đậm trong câu “ Cái giàn mướp trên mặt ao soi bóng xuống
làn nước lấp lánh hoa vàng ” trả lời cho câu hỏi nào sau đây ?
A. Khi nào ? B. Làm gì ? C. Ở đâu ? D.Như thế nào?
Câu 16 : Trong câu “ Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản
nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
A. So sánh B. Nhân hoá C. So sánh và nhân hoá
Câu 17 : Đoạn văn sau đây đã được sử dụng mấy trạng ngữ chỉ phương tiện ?
“ Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo thường ra nằm cạnh gốc cau,
phưỡn cái bụng trắng hồng sưởi năng. Bằng hai chân trước, mèo ta đưa lên miệng
liếm liếm, rồi ngồi xổm dậy quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa. Như hai người
bạn thân quen, mèo với cún con thường xuyên đùa giỡn với nhau ...”
A. Một trạng ngữ B. Hai trạng ngữ C. Ba trạng ngữ
Câu 18 : Câu nào sau đây sử dụng sai dấu câu ?
A. Hãy học tập tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi !
B. Hè này, mình được bố mẹ cho đi nghỉ mát, thích thật !
C. Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào !
D. Trăng rằm đẹp quá chị ơi !
Câu 19 : Nội dung chính phần thân bài của bài văn tả người là gì ?
A. Tả ngoại hình của người ấy
B. Nêu đặc điểm (hình dáng, tính tình, hoạt động) của người ấy
C. Nêu cảm nghĩ của mình về người ấy
D. Cả ba ý trên
Câu 20 : Dòng nào dưới đây chỉ toàn là từ láy ?
A. Minh mẫn, lim dim, hồng hào B. Thong thả, thông thái, buồn bực
C. Hối hả, xao xuyến, bát ngát D. Hoàn toàn, băn khoăn, tinh tế
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Một buổi tới trường, em chợt nghe thấy tiếng ve râm ran hoặc bỗng nhìn
thấy những chùm hoa phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại
cảm xúc của em ở thời điểm đó.

70 ĐỀ THI HSG TV5 – 60 Đề ôn thi vào lớp 6 trường chuyên | 5


Liên hệ: Cô Trang – 0948.228.325 (Zalo)
Hệ thống phát triển Toán IQ Việt Nam
Cô Trang – 0948.228.325
-------------***----------------

TUYỂN TẬP 70 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT 5 – CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO


ĐỀ SỐ 42
(Thời gian làm bài 60 phút )
Bài 1: (1điểm) Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong
các từ dưới đây: Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....
Bài 2 : (1điểm) Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để
điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống
trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng.
Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí
trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
( theo Nguyễn Đình Thi )
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình,
chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Bài 3: (1điểm) Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu:
a) Thợ + X
b) X + viên
c) Nhà + X
d) X + sĩ
Bài 4: (2điểm)
Trong bài thơ “Tiếng ru”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng lên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi !
Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đượn thơ trên, em hiểu được nhà thơ
muốn nói với chúng ta điều gì?
Bài 5: (5 điểm) Có một nhà văn đã viết: “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm
vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của bầu trời khi có trăng lưỡi liềm.
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

70 ĐỀ THI HSG TV5 – 60 Đề ôn thi vào lớp 6 trường chuyên | 6


Liên hệ: Cô Trang – 0948.228.325 (Zalo)
Hệ thống phát triển Toán IQ Việt Nam
Cô Trang – 0948.228.325
-------------***----------------

TUYỂN TẬP 70 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT 5 – CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO


PHẦN ĐÁP ÁN
ĐỀ 1
Câu 1:
- Láy tiếng: te te
- Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran.
- Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh.
Câu 2:
- đánh đàn: Dùng tay tác động vào đạo cụ và phát ra âm thanh.
- đánh tiếng: Phát ra tiếng để cho người khác biết là có người.
- đánh giày: chà sát lên bề mặt của đồ vật làm cho bề mặt của đồ vật sạch và đẹp
ra.
- đánh cờ: chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay.
- đánh cá: dùng chài lưới hoặc các công cụ khác để bắt cá hoặc các loại thủy sản
khác như tôm, cua …
- đánh chén: ăn uống.
Câu 3:
a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên.
TN CN VN
b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi.
TN CN VN
c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
TN TN CN VN VN
d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù.
TN CN CN CN VN
Câu 4:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen … đàn
đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít …
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.
Câu 5:
- “ những em bé lớn trên lưng mẹ” là những em bé được lớn lên trên lưng của
người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ. ( 1 điểm )
- Học sinh làm rõ được sự vất vả của người mẹ, lời văn có cảm xúc, trình bày
mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp với nội dung của đoạn thơ cho điểm ( 6 - 7
điểm )
- Bài trình bày sạch đẹp. ( 1 điểm )
70 ĐỀ THI HSG TV5 – 60 Đề ôn thi vào lớp 6 trường chuyên | 7
Liên hệ: Cô Trang – 0948.228.325 (Zalo)
Hệ thống phát triển Toán IQ Việt Nam
Cô Trang – 0948.228.325
-------------***----------------

TUYỂN TẬP 70 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT 5 – CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO


Lưu ý: + Không đúng thể loại không cho điểm.
+ Các lỗi khác căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để trừ
điểm cho phù hợp.
Gợi ý cho phần cảm thụ: người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó
được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến.
Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã
gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của
người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con
như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon
lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn
lao đó cùng với người mẹ.
Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục
vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ
Việt Nam trong mọi thời đại.

70 ĐỀ THI HSG TV5 – 60 Đề ôn thi vào lớp 6 trường chuyên | 8


Liên hệ: Cô Trang – 0948.228.325 (Zalo)
Hệ thống phát triển Toán IQ Việt Nam
Cô Trang – 0948.228.325
-------------***----------------

TUYỂN TẬP 70 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT 5 – CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO

ĐỀ 5
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Học sinh làm được.
a)Đặt tên cho từng nhóm, xếp đúng các từ theo hai nhóm, (2 điểm)
Nhóm 1:Từ chỉ hình dáng, thể chất của con người và sự vật:
Vạm vỡ, tầm thước, gầy, mảnh mai, béo. -Đặt đúng tên
Nhóm 2: Từ chỉ tính cách, phẩm chất của con người: Giả mỗi nhóm cho
dối, trung thực, phản bội, trung thành, đôn hậu. 1 điểm
-Xếp đúng các
từ ở mỗi nhóm
được 1
điểm(đúng mỗi
từ cho 0,1
điểm)
b) Tìm được đủ các cặp từ trái nghĩa như sau (2 điểm)
Nhóm 1: Béo - Gầy Vạm vỡ - Mảnh mai Cho 0,5 điểm
Nhóm 2 nếu tìm đúng
Trung thực - Giả dối Trung thành- Phản bội mõi cặp từ
Câu 2 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, 4 điểm
sáo sậu, sáo đen…đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng gọi Đúng mỗi dấu
nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. chấm, dấu
phẩy và viết
hoa đúng cho
0.4 điểm
Câu 3 - Câu thứ nhất có các quan hệ từ: “bằng” biểu thị ý nghĩa 4 điểm
phương thức, phương tiện; “và” biểu thị quan hệ ngang -Tìm được mỗi
hàng, bình đẳng; “hay” biểu thị quan hệ lựa chọn. quan hệ từ cho
- Câu thứ hai có cặp quan hệ từ: “Nếu...thì...” biểu thị quan 0.5 điểm
hệ giả thiết kết quả. -Nêu đúng tác
dụng của môic
quan hệ từ cho
0,5 điểm
Câu 4 a)Từ trên một bụi tre cuối nẻo của làng, vọng lại tiếng mấy 4 điểm
TN VN CN
Đúng mỗi câu
70 ĐỀ THI HSG TV5 – 60 Đề ôn thi vào lớp 6 trường chuyên | 9
Liên hệ: Cô Trang – 0948.228.325 (Zalo)
Hệ thống phát triển Toán IQ Việt Nam
Cô Trang – 0948.228.325
-------------***----------------

TUYỂN TẬP 70 ĐỀ THI HSG TIẾNG VIỆT 5 – CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO


con chim cu gáy. cho 1 điểm

b, Mặt ao / sóng sánh, môt mảnh trăng / bồng bềnh trôi


CN VN CN VN
trong nước.

c, Một làn gió / chạy qua, những chiếc lá / lay động như
CN VN CN VN
những đốm lửa vàng, lửa đỏ.
d, Cờ bay đỏ mái nhà, đỏ rặng cây, đỏ góc phố.
CN VN VN VN
Câu 5 Học sinh có thể nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ theo 9 điểm
nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo về nội dung và
cách diễn đạt
+Nội dung
- Tác giả vẽ ra một khung cảnh thật nên thơ với hình ảnh 1,5
ngôi nhà mới xây trên nền trời xanh thẫm.
- Nếu ở câu thơ thứ nhất ngôi nhà thật đẹp nhưng tĩnh lặng 2,0
thì ở câu thơ thứ 2 hình ảnh ngôi nhà hiện lên thật sinh động,
tràn đầy sức sống thông qua việc sử dụng biện pháp nhân
hoá.
- Càng đẹp hơn khi tác giả dùng biện pháp so sánh ngôi nhà 2,0
với bài thơ sắp làm song, với bức tranh vừa vẽ song chưa
phai mùi màu vẽ.
- Tất cả cho ta hình dung khung cảnh một ngôi nhà mới xây 2,0
thật đẹp, chắc chắn thật sinh động và nên thơ trong thiên
nhiên tươi đẹp, thể hiện một cuộc sống đang đẹp lên trong
tương lai với những ngôi nhà đang xây dựng.
+ Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, viết đúng câu, đúng đoạn,
không sai lỗi chính tả. 1,5

70 ĐỀ THI HSG TV5 – 60 Đề ôn thi vào lớp 6 trường chuyên | 10


Liên hệ: Cô Trang – 0948.228.325 (Zalo)

You might also like