You are on page 1of 29

NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA

TIẾNG VIỆT LỚP 1 CỦA CÁNH DIỀU

ĐỌC NHANH, PHÂN TÍCH LẸ & KHUYẾN NGHỊ THỬ


Thực hiện: Vũ Thái Hà, Một người quan tâm đến vấn đề và biết đọc tiếng Việt.

Phi lộ:

Chúng tôi thực hiện việc đọc, phân tích và khuyến nghị này hoàn toàn vì mục đích cá nhân,
là muốn hiểu rõ hơn vấn đề, để thỏa mãn sự tò mò của bản thân, ngoài ra không có mục đích
gì khác. Việc chia sẻ nội dung này cũng là việc hoàn toàn tự nguyện và nếu có chủ đích thì
chủ đích đó chỉ là giúp người đọc nó giải tỏa bớt thắc mắc của họ. Khi cá nhân hay tổ chức
nào sử dụng nội dung tài liệu này cho bất cứ việc gì thì trách nhiệm phát sinh sẽ hoàn toàn
thuộc về cá nhân hay tổ chức đó.
Nội dung

I. TƯ LIỆU VÀ NGUYÊN TẮC ............................................................................................................................ 3


II. PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT VỀ PHƯƠNG CHÂM BIÊN SOẠN THÔNG QUA TLTH................................................. 3
III. NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 1, TẬP 1..................................................... 6
IV. PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 1, TẬP 1 ................................. 7
V. KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................................................... 29
I. Tư liệu và Nguyên tắc
Chúng tôi sử dụng các tài liệu sau đây:
§ Tiếng Việt 1 – Tập 1 – Sách in
§ Tiếng Việt 1 – Tập 2 – Sách in
§ Vở bài tập Tiếng Việt 1 – Tập 1 – Sách in
§ Vở bài tập Tiếng Việt 1 – Tập 2 – Sách in
§ Tài liệu tập huấn Giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 1 “Cánh Diều” – Môn Tiếng
Việt – Sách điện tử công bố trên website của “Cánh Diều”

Trong lúc lập tài liệu này, chúng tôi chỉ dẫn lại nội dung của 2 văn bản sau:
§ Tiếng Việt 1 – Tập 1 – Sách in: gọi tắt là “TV1.1”
§ Tài liệu tập huấn Giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 1 “Cánh Diều” – Môn Tiếng
Việt: gọi tắt là “TLTH”

Chúng tôi chỉ sử dụng trích dẫn từ TV1.1 vì nhận thấy các vấn đề cần quan tâm đã bộc lộ hết
qua tập sách này, không cần dẫn chứng xa hơn.

II. Phân tích, Nhận xét về phương châm biên soạn thông qua TLTH
Trong TLTH, Ban Biên soạn (BBS) đã nói khá đầy đủ các quan điểm và yêu cầu đối với việc
biên soạn sách Tiếng 1 Lớp 1, do đó chúng tôi sử dụng chính ccá nội dung này để tìm hiểu.
Dưới đây là các trích dẫn mà chúng tôi cho là quan trọng nhất, có ý nghĩa lớn đối với công
tác biên soạn và nội dung sách; ngân bên dưới từng trích dẫn là các nhận xét và ý kiến của
chúng tôi.

1. Trích dẫn 1 – tr.7:

“Dùng từ khóa để giúp HS làm quen với âm, vần học trong bài là một cách làm quen thuộc
trong sách dạy “vỡ lòng” từ trước tới nay. Riêng SGK Học vần cải cách giáo dục năm 1979
không dùng từ khóa mà dùng cả một câu để dạy âm, vần. SGK Tiếng Việt 1 không áp dụng
cách dạy này vì không phù hợp với nguyên tắc tiết kiệm trong dạy học, đồng thời không đạt
hiệu quả vì hầu hết từ ngữ trong các “câu khóa” HS không đọc được.”

1. Quan điểm dùng “từ khóa” thay cho việc “dùng cả một câu” (hay là “câu khóa”) là quan
điểm mới và hợp lý, mà mục đích là không gây bối rối cho học sinh khi bắt các em phải gặp
các từ quá khó về chính tả hay phát âm ở vào giai đoạn học tập mà các em chưa thể và chưa
cần đạt đến cấp độ nhận thức ở độ khó như vậy.

2. Việc áp dụng quan điểm này dẫn đến một khó khăn lớn của BBS: Không thể tận dụng các
tư liệu có sẵn, chẳng hạn trích dẫn thẳng từ các tác phẩm văn học, mà phải chủ động biên
soạn, hay “kể lại” các nội dung sao cho phù hợp với yêu cầu minh họa của “từ khóa”. Đây là
khó khăn mà BBS đã không thể vượt qua: Các đoạn văn (chuyện kể) hầu hết bị gò ép,
kiểu “cưỡng từ đoạt ý”, dẫn đến một loạt các ví dụ trong sách xa rời ngôn ngữ và ngữ
cảnh tự nhiên, thậm chí gây phản cảm, như sẽ được chỉ ra trong nội dung phần tiếp
theo.

2. Trích dẫn 2 – tr.9:

“Trong SGK Tiếng Việt 1 năm 2002, phần Học vần không có văn bản nào dài đến 30 tiếng.
Đối chiếu với yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình môn Ngữ văn 2018 thì độ dài văn
bản đọc trong giai đoạn Học vần phải tăng thêm mới bảo đảm cuối năm đọc được những văn
bản có độ dài từ 90 đến 130 chữ (tiếng). Trong SGK Tiếng Việt 1, độ dài của văn bản được
được tăng dần, từ trên dưới 10 tiếng, trên dưới 20 tiếng, đến trên dưới 30 tiếng… để cuối giai
đoạn Học vần (tuần 26), văn bản đạt độ dài khoảng 70-75 tiếng (cả tên bài).”

Yêu cầu đối với khả năng đọc văn bản là khá cao cho học sinh lớp 1. Tất nhiên đây là yêu cầu
của Bộ; BBS cũng đã cho thấy ý đồ của mình khi tăng dần độ khó của các ví dụ và bài đọc;
hợp lý.

3. Trích dẫn 3 – tr.12:

“Trong SGK Tiếng Việt tiểu học nói chung, SGK Tiếng Việt 1 nói riêng có 2 loại bài tập
chính tả:
- Bài tập chính tả âm, vần: là bài tập điền chữ, điền vần vào chỗ trống nhằm ghi nhớ quy tắc
viết (VD, quy tắc viết các âm /k/, /g/, /ng/ trước i, ê, e và trước các âm chính còn lại) hoặc
khắc phục những lỗi chính tả thường gặp do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (VD,
lẫn lộn các chữ l/n, tr/ch, các vần an/ang, ac/at, các dấu hỏi/ngã,…). Theo Chương trình môn
Ngữ văn 2018, SGK Tiếng Việt 1 chỉ có các bài tập phân biệt c và k, g và gh, ng và ngh;
chưa đòi hỏi HS làm các bài tập khắc phục lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa
phương.
- Bài tập chính tả đoạn, bài: là bài tập điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống hoặc tập chép
(nhìn viết), nghe viết các đoạn văn, bài văn ngắn”

Các bài tập phân biệt c và k, g và gh, ng và ngh là khá khó đối với học sinh lớp 1 nêu dạy các
em theo hướng đặt ra các quy tắc. Cách hiệu quả hơn có lẽ là chọn ra các từ thường dùng liên
quan đến các phụ âm này (ít thôi) và dạy theo kiểu ghi nhớ chính tả trực tiếp: Chữ này, viết
thế này là để chỉ cái này.

4. Trích dẫn 4 – tr.19:


“Toàn bộ phần Luyện tập tổng hợp có 8 bài Tự đọc sách báo, mỗi bài có một mục tiêu riêng,
cụ thể như sau: (1) Làm quen với việc đọc sách báo; (2) Đọc truyện; (3) Đọc truyện tranh;
(4) Đọc thơ; (5) Đọc sách về kiến thức, kĩ năng sống; (6) Đọc báo; (7) Đọc sách báo ở thư
viện; (8) Củng cố kĩ năng đọc sách báo. Bên cạnh mục tiêu chung, mỗi bài có một mục tiêu
riêng, thể hiện ở tên bài.”

Có lẽ chỉ nên đặt mục tiêu với học sinh lớp 1 là “Làm quen với việc đọc ngoài việc học chữ
trên lớp”. Tức là các em có ý thức về việc có thể tìm thêm thông tin từ các nguồn khác vẫn
thấy trong nhà hay ở trường, ngoài sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên, là được.

Đặt thêm các yêu cầu chi tiết như 8 mục trên đây thì khó quá; đến người lớn cũng không làm
được!

5. Trích dẫn 5 – tr.20:

“c) Hoạt động ứng dụng: Nhắc HS chia sẻ với người thân về quyển sách, bài báo các em đã
đọc; thực hành đọc sách báo ở nhà. Khi dạy kiểu bài này, GV cần lưu ý:

- Đây là kiểu bài tự học cho nên GV cần rèn luyện cho HS chủ động trong toàn bộ các hoạt
động: từ việc chuẩn bị sách báo mang đến lớp, giữ trật tự, chăm chú đọc sách, chia sẻ nội
dung đọc với bạn, lựa chọn sách, trả sách ở thư viện,… GV cần bảo đảm không khí yên lặng
và thời lượng đủ cho HS đọc được ít nhất một câu chuyện hoặc một bài thơ, bài báo, bài văn
trong giờ đọc sách báo.

- Quyển sách, bài báo HS mang đến lớp có thể là quyển sách, bài báo các em yêu thích, đã
đọc nhiều lần ở nhà, nếu tiếp tục đọc ở lớp thì điều đó không có tác dụng phát triển kĩ năng
đọc, đồng thời có thể gây nhàm chán. Vì vậy, GV có thể đề nghị HS đổi sách cho bạn để đọc
cuốn sách, bài báo mới, tạo hứng thú cho HS, đồng thời có tác dụng tích cực hơn đối với việc
phát triển kĩ năng đọc.

- Một số gia đình có thể chưa có thói quen mua sách cho con. Lường trước khó khăn này, tác
giả SGK đã cung cấp sẵn ở mỗi bài Tự đọc sách báo một văn bản đọc với tư cách ví dụ. Vì
vậy, nếu HS không có sách mang đến lớp, GV hướng dẫn HS đọc văn bản này. Đây là những
văn bản được chọn lọc, có nội dung hấp dẫn và có tác dụng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm,
kiến thức và kĩ năng sống cho các em. Vì vậy, kể cả trong trường hợp tất cả HS đều có sách
báo mang đến lớp, GV vẫn nên giao cho 1 - 2 HS đọc những văn bản ấy, sau đó đọc lại cho
cả lớp nghe.

- Tùy điều kiện của nhà trường và tình hình thời tiết, giờ Tự đọc sách báo có thể được thực
hiện trong hoặc ngoài lớp học (ở sân trường, vườn hoa của trường,..).”

Toàn bộ phần yêu cầu này mà đặt ra cho học sinh lớp 1 là quá căng!

Có lẽ chỉ cần các em chơi được với quyển sách, tờ báo là đã tốt lắm rồi; được giới thiệu với
thư viện, biết đại ý là có thể tìm được sách báo trong thư viện thì đã trên cả xuất sắc.
III. Nhận xét tổng quan về Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, Tập 1
Trong quá trình đọc văn bản SGK liên quan, chúng tôi tự rút ra một số nhận xét chung về nội
dung của sách như sau:

1. Sách, và các sản phẩm đi kèm, có các ưu điểm nhất định, chẳng hạn Cánh Diều có cung
cấp tư liệu online để giáo viên sử dụng: TLTH, video các câu chuyện kể… Hình thức và khổ
sách cũng phù hợp, dễ sử dụng. Ngoài ra không có ưu điểm nào nổi bật hẳn;

2. Vấn đề lớn nhất của nội dung sách: Các đoạn văn (chuyện kể) hầu hết bị gò ép, kiểu
“cưỡng từ đoạt ý”, dẫn đến một loạt các ví dụ trong sách xa rời ngôn ngữ và ngữ cảnh tự
nhiên, thậm chí gây phản cảm. Như ở trên đã nói.

Có thể bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính:

- NN1. BBS quá tuân thủ nguyên tắc do chính mình đặt ra, là sử dụng “từ khóa” thay cho
“câu khóa”

- NN2. BBS đặt quá nặng mục tiêu kiểu “phát triển kỹ năng mềm”, “phát triển trí tuệ cảm
xúc”… dẫn đến lạm dụng các ví dụ minh họa mà nội dung không phù hợp với lứa tuổi học
sinh và môi trường giáo dục.

3. Nội dung sách không dùng các tư liệu gốc, là các trích dẫn từ tác phẩm văn học, là nguồn
đã định hình về giá trị và được tạo ra bởi các tác giả có thẩm quyền. Lý do có thể đến từ 2
hướng: (1) Như đã nói ở ý 2 ngay trên đây, và (2) Chi phí bản quyền khi sử dụng tư liệu gốc
là tác phẩm của các tác giả khác.
IV. Phân tích các vấn đề cụ thể trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, Tập 1
Dưới đây là các trích dẫn từ văn bản SGK gốc (dưới dạng hình ảnh chụp) và các nhận xét liên quan, trực tiếp trên từng trích dẫn.

Việc chọn chữ “bễ” ở bài này để minh họa cho dấu ngã là
quá khó khăn cho cả việc dạy lẫn việc học.

1 Lý do: Ngay cả GV cũng không còn thấy cái bễ của lò rèn ở


ngoài đời, và không thể hình dung ra nó như thế nào. Nếu
đặt câu hỏi, chỗ nào trong hình là cái “bễ” thì chắc chắc
chắn không có GV nào chỉ ra được!
Việc lồng bài học về dấu thanh vào các bài nhận biết chữ
cái là hợp lý, tuy nhiên, đưa ngay vào các bài đầu tiên thì sẽ
là cự ký khó.

Ví dụ tương đường: Một người nước ngoài học tiếng Việt sẽ


cần rất nhiều thời gian để phân biệt được sự khác nhau giữa
2
ga – gà – gạ - gã – gả. Trẻ em cũng không khác nhiều.

Tóm lại, không nên dậy quy tắc quá sớm, hoặc bắt trẻ phát
hiện ra những khác biệt quá tế nhị, mà nên dạy trực quan:
Nhận mặt chữ >> Đọc theo giáo viên >> Viết lại theo chính
tả (in sẵn)
Đây là ví dụ điển hình của việc cưỡng ép ví dụ minh họa để
giữ nguyên tắc dùng “từ khóa” thay cho “câu khóa”, dẫn tới
câu xa lạ và què cụt.

Các câu sau đây sai nghiêm trọng về ngữ pháp:


- Bờ đê có dế >> Trên bờ đê có chu dế
3 - Bờ đê có cả bê >> Trên bờ đê có cả chú bê
- Bê be be >> Chú bê kêu be be

Hết sức lưu ý rằng, học sinh không chỉ học “kỹ thuật” nhận
mặt chữ, đánh vần… mà còn phải học cái hay cái đẹp của
ngôn ngữ, thông qua nhạc tính của ng6n ngữ trong ngữ cảnh
thật!
Tương tự, dẫn đến một ví dụ hết sức ngớ ngẩn và tiêu cực:
Vì nghe lời anh mà em gặp phải vấn đề!
4
Ngoài ra, ‘lia lịa’ cũng là một từ khó cho học sinh lớp 1,
ngày nhửng bài đầu tiên. Cũng không phải là từ có nghĩa
tích cực.
Đây là ví dụ điển hình nữa của việc cưỡng ép “từ khóa”: do
không muốn có các từ khó xuất hiện, ngoài từ mà BBS
muốn đưa vào để minh họa, cho nên cách thể hiện các từ
trước các hình minh học là sai!
5
Làm gì có “dẻ”, mà phải là “hạt dẻ”
Làm gì có “đá”, ma chỉ có “hòn đá”, “cục đá”
Tương tự: “cọ” >> “cây cọ”, “lá cọ”; “cờ” >> “lá cờ”
Ở lớp 1 mà minh họa chữ/âm “i” bằng hình thợ lặn đeo bình
6
oxi thì đúng là còn dễ sợ hơn thi chung kết Olympia nhiều!
Vẫn cùng một vấn đề, cưỡng ép và thiếu sáng tạo dẫn tới
câu văn, từ ngữ vô duyên.

GV lớp 1 mà biết con le le mặt mũi ra sáo thì hẳn phải là


thiên tài! Ở đây thậm chí còn vẽ con vật bé xíu và báo đấy
là “le le gỗ” thì gái trị của việc dạy & học là dưới zero chứ
7 không phải là bằng zero: GV giảng không xong, học sinh
nghe xong cũng không có thêm thông tin gì mà chỉ thêm bối
rối.

Về nguyên tắc, nếu sách dạy có con le le thì sau đó học sinh
có thể nhận ra nó khi gặp bên ngoài (ít nhất là xác suất cũng
phải cỡ 70-80%).
Đây là một ví dụ hài hước khác! Chữ thì được nhưng
chuyện thì chán quá.

8 Nếu cứ tiếp tục ép như vậy, học sinh sẽ phát triển một kỹ
năng không mong muốn: Làm ra các bài vè ép vần!

Đây: Bà bế bé / Dì giã giò / Cỗ có cá


Tiếp tục:

- Làm gì có câu nào là “Bé nhè”


- Làm gì có “Bé lơ mơ”
9
Hết sức lưu ý, đây là chúng ta đang nói về bài học cho trẻ
lớp 1, cho nên yêu cầu về độ trogn sáng, chuẩn mực phải là
yêu cầu hàng đầu!

Còn viết Facebook thì không sao!


“pi a nô” là cái gì nhỉ?

“đàn pi a nô” là cách diễn đạt duy nhất phù hợp ở đây!
10
Sao không thể ghi ‘đàn’ vào? Chả nhẽ ‘đàn’ thì khó hơn
‘phê’, ‘pha’ ở thời điểm học này?
Có ai viết và nói là “bé nhè” báo giờ đâu!

11 Nếu “nhè” thì là nhè ra, không thèm nhia, nuốt nữa.

Chỉ có thể là “Bé khóc nhè…”


12 Chuyện dở hơi!
Tiếp tục ép từ.
13
Hậu quả là câu trở nên hài hước và vô nghĩa.
Rất khó tưởng tượng ra câu chuyện như thế này bằng trí óc
của một người bình thường!
14
Từ “sâm cầm” chuyển sang “cò”, rồi qua “cá mập”… Hết
sức tài tình!
Nguyên tắc từ khóa [đủ] dễ đã bị vi phạm. Đố GV nào giải
thích gãy gọn được “đồ nếp” là gì trong đoạn văn này; chú
ý: Giải thích cho học sinh lớp 1 nhé!
15
Nếu muốn dạy về sự khiêm tốn thì cần phải thông minh
hơn, chứ chuyện này chán quá!
Đố GV nào giải thích được cho học sinh, cụ thể là học sinh
lớp 1, hiểu được cái mỏ con cò như thế nào thì bị xem là
“thô”!
16
Xấu, cong, gãy, vẹo… thì may ra còn giải thích được!

Như nếu nói là mấy chuyện trong sách này là thô thì chắc
không ai phản đối!
Chuyện rất vô duyên, không có bất cứ một chút ý nghĩa
17
giáo dục nào!
Trẻ em, nhất là trẻ lớp 1, không cần học cách lừa nhau để
18
lấy thức ăn!
19 Câu văn rất lúa! À không, rất thô!
Tiếp tục, học sinh, nhất là học sinh lớp 1, không cần học
cách lừa nhau!
20
Đằng nào cũng phải học, nhưng lớn lên học sau, vội gì!
Tiếp tục, học sinh, nhất là học sinh lớp 1, không cần học
cách lừa nhau!
21
Đằng nào cũng phải học, nhưng lớn lên học sau, vội gì!
22 Rất khó nói về sự vô duyên của ví dụ kiểu này!
V. Khuyến nghị
Từ các phân tích và nhận xét trên đây, chúng tôi xin có mấy khuyến nghị:

1. BBS cần xét lại các nguyên tắc biên soạn trên cơ sở đánh giá mức độ khả thi về tư liệu,
tính chuẩn xác và khả tín của thông tin đưa vào bài giảng;

2. BBS nên mời các nhà chuyên môn về ngôn ngữ và các nhà văn, nhà báo tham gia vào biên
soạn và thẩm định; tức là phải đưa vào BBS các cá nhân có khả năng viết và đọc tiếng Việt
tốt;

3. BBS cần có thêm các thành viên có khả năng sáng tạo;

4. Đối với bộ sách đã phát hành, đang trên tay học sinh và giáo viên: Cần xem xét biên soạn
bổ sung các hướng dẫn và đính chính lại các bài học; ít nhất là xử lý hết các lỗi quá thô thiển
đã thấy;

5. Khuyến nghị chung: Nên biên soạn bộ sách khác thay cho bộ hiện nay! Còn kịp!

You might also like