« Home « Kết quả tìm kiếm

Tăng cường quản lý nợ xấu tại ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Định.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài:“Tăng cường quản lý nợ sấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Định” Tác giả luận văn: Lê Thị Thu Hà Khóa: 2012A Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài: Bối cảnh vĩ mô: Qua báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 của nhiều ngân hàng, tình hình nợ xấu có vẻ lạc quan khi phần lớn đều kiểm soát được dưới 3% tổng dư nợ.
- Cụ thể, trong 15 ngân hàng đã công bố, chỉ có 3 đơn vị có nợ xấu trên 3%, gồm NaviBank (6,1.
- 3% là giới hạn được xem là chấp nhận được trong kiểm soát nợ xấu, cũng là mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra để rút tỷ lệ chung về đến năm 2015.
- Tuy nợ xấu ở mức an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng theo phân tích của các chuyên gia, vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại.
- Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu của các ngân hàng là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
- Tại thời điểm nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này, tức là chỉ tính riêng với nhóm các ngân hàng niêm yết đã lên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng.
- Trong khi đó, số liệu từ 3 ngân hàng lớn nhất đã công bố số liệu là BIDV, Vietcombank và Vietinbank thì đã chiếm tới hơn 23.100 tỷ đồng nợ xấu, gần bằng mức tổng lợi nhuận là 24.000 tỷ đồng của toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm nay.
- Trong đó, nợ xấu của BIDV gần 9.400 tỷ đồng, của Vietcombank 6.687 tỷ đồng và Vietinbank là 7.027 tỷ đồng.
- Số nợ xấu của 3 ngân hàng này cũng cao hơn rất nhiều so với tổng nợ xấu của các ngân hàng top sau, bao gồm SHB, MB, ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank cộng lại.
- Diễn biến ngành ngân hàng: Để giảm nợ xấu, nhiều ngân hàng tìm cách đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp (dưới 3.
- Họ có thể áp dụng nhiều cách như hỗ trợ giải ngân cho khách hàng để đảo nợ, thực hiện giải ngân lòng vòng giữa các ngân hàng hoặc mua chéo nợ của nhau… Nợ được phân thành 5 nhóm, từ nhóm 3 đến nhóm 5 mới bị coi là nợ xấu.
- Nợ xấu được giảm đi rõ song bản chất vẫn là những khoản nợ luôn ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng.
- 2 Vì vậy, khó quy được về giá trị tuyệt đối của nợ xấu và cũng khó để giải quyết bài toán nợ xấu đang ngày càng xấu đi.
- Theo các chuyên gia, các ngân hàng đưa nợ xấu về mức dưới 3% nhằm 2 mục đích là không phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và giảm trích lập dự phòng rủi ro.
- Đối với BIDV Nam Định, trước các diễn biến trong điều hành của NHNN, xu hướng gia tăng nợ xấu cũng như bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế đã khiến cho có khá nhiều quan điểm trái chiều trong ban điều hành ngân hàng về việc cắt giảm nợ xấu để từ đó có được các đối sách phù hợp.
- Xuất phát từ các vấn đề thực tiễn đó và nắm bắt được sự quan tâm của ban điều hành BIDV Nam Định, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Tăng cường quản lý nợ xấu tại BIDV- CN Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp.
- MỤC TIÊU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU a.
- Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản.
- Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận về nợ xấu, quản lý nợ xấu trong hoạt động của NHTM.
- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng và mức độ nợ xấu của ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Định.
- Đưa ra định hướng, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ xấu ngân hàng BIDV trên địa bàn tỉnh Nam Định dưới góc độ quản lý, chỉ đạo, Thanh tra - Giám sát của NHNN và dưới góc độ của chính ngân hàng có thể áp dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ xấu.
- Câu hỏi nghiên cứu: Một là, Thực trạng quản lý nợ xấu tại BIDV Chi nhánh Nam Định trong giai đoạn 2010 – cho đến hết quý 2 năm 2013 đã diễn ra như thế nào? Xu hướng tiếp diễn ra sao? Hai là, Có các nhân tố nào có tác động đến quản lý nợ xấu tại BIDV Chi nhánh Nam Định? Và tác động như thế nào? Ba là, Làm thế nào để quản trị có hiệu quả quản lý nợ xấu tại BIDV Chi nhánh Nam Định? 3.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (1) Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ nhân viên, khách hàng và các lãnh đạo Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Nam Định.
- (2) Không gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu tại địa bàn tỉnh Nam Định (3) Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu khảo sát từ tháng 6/2013 đến 8/2013.
- QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Quan điểm nghiên cứu của luận văn là phải bám sát tình hình quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Nam Định và kết quả nghiên cứu phải được phục vụ cho công tác quản lý nợ xấu tại đơn vị.
- Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn phải xuất phát từ thực tiễn, có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
- Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU  Hệ thống hóa, tổng hợp, đánh giá có tính kế thừa và phê phán các lý luận và các nghiên cứu trước đây về đánh giá thực trạng cũng như các biện pháp nhằm quản lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu trên sẽ là cơ sở khoa học và khách quan giúp cho các nhà quản trị ngân hàng tìm ra biện pháp tối ưu nâng cao quản lý nợ xấu từ đó rút ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
- Đề tài cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các ngân hàng, đơn vị doanh nghiệp muốn tìm hiểu nghiên cứu về khoa học quản trị rủi ro.
- KẾT CẤU ĐỀ TÀI Với vấn đề và mục tiêu, câu hỏi, nhiệm vụ nghiên cứu như trên, đề tài được hình thành theo cấu trúc 3 chương như sau.
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN – Chi nhánh Nam Định.
- Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN – Chi nhánh Nam Định

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt