« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Phân tích và giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
- Khóa 2011B Người hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Thuận Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Làng nghề có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ vốn văn hóa của cha ông ta truyền lại từ đời này qua đời khác.
- Các sản phẩm làng nghề đã hàm chứa tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Trong công cuộc đổi mới đất nước, các làng nghề đã có bước phát triển mạnh, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động lúc nông nhàn.
- Cùng với việc mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, các làng nghề đã góp phần thúc đẩy du lịch nước nhà phát triển, du lịch làng nghề đã thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.
- Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, làng nghề có vai trò quan trọng trong việc xây dưng nền tảng văn hóa dân tộc, nề nếp gia phong, truyền thống tốt đẹp của làng, xã.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về phát triển làng nghề.
- phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích và nghiên cứu tình hình phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2008-2013.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu theo 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về phát triển làng nghề.
- Chương 2: Phân tích tình hình phát triển các làng nghề tại địa bàn huyện Hoài Đức- Hà Nội.
- Chương 3: Giải pháp phát triển làng nghề tại địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội trong thời gian tới.
- Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp thống kê - Phương pháp điều tra e) Kết luận: Trong xu thế đô thị hoá như hiện nay, làng nghề ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tạo việc làm cho người lao động và giữ cho sự cân bằng trong phát triển xã hội của đất nước.
- Những lợi ích to lớn của việc phát triển làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc.
- Phát triển sản phẩm hay phát triển làng nghề không phải việc riêng của các hộ cá thể, doanh nghiệp hay hợp tác xã tại các làng nghề mà cần sự chung sức của toàn dân, sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn trên cơ sở xây dựng định hướng, kế hoạch và hỗ trợ đầu tư phát triển.
- Tuy nhiên, thời gian qua, việc phát triển các làng nghề huyện Hoài Đức đang gặp nhiều khó khăn.
- Bên cạnh những khó khăn về đầu ra do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, các làng nghề lại đang phải đối mặt với khó khăn về vốn và mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trường… Qua việc nghiên cứu những cơ sở lý luận chung về phát triển làng nghề, luận văn đã phân tích những số liệu thực tế, những thông tin về hoạt động của các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức trong những năm gần đây để thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn, tồn tại trong phát triển kinh tế làng nghề tại huyện Hoài Đức.
- Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn Hoài Đức trong thời gian tới.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt