« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.


Tóm tắt Xem thử

- Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa CN-TTCN-TMDV: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa DN: Doanh nghiệp DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HTX: Hợp tác xã KCN: Khu công nghiệp KHKT: Khoa học kỹ thuật KH&CN: Khoa học và công nghệ KTTT: Kinh tế thị trường NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn SXKD: Sản xuất kinh doanh TCMN: Thủ công mỹ nghệ TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng và các loại hình làng nghề tại huyện Hoài Đức.
- 42 Bảng 2.2: Phản ánh mô hình tổ chức sản xuất của các làng nghề tại huyện Hoài Đức.
- 50 Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề huyện Hoài Đức 51 Bảng 2.5: Lượng nước thải một số làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức 59 Bảng 2.6: Phản ánh tình hình đầu tư cho sản xuất ở các làng nghề của huyện Hoài Đức.
- 62 Bảng 2.7: Phản ánh nhu cầu đất cho phát triển làng nghề huyện Hoài Đức năm 2013.
- 65 Bảng 2.8: Số lượng lao động sử dụng trong các làng nghề huyện Hoài Đức 72 Bảng 2.9: Trình độ lao động của các làng nghề huyện Hoài Đức.
- Khái niệm chung về làng nghề .
- Đặc điểm của làng nghề .
- Phân loại làng nghề.
- Phân loại theo quá trình hình thành và phát triển của làng nghề.
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển làng nghề.
- Quy hoạch phát triển làng nghề.
- Tác động của CNH - HĐH đến phát triển làng nghề.
- Ý nghĩa của phát triển làng nghề đối với sự phát triển của kinh tế xã hội ở nông thôn.
- Phát triển làng nghề góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn.
- Phát triển làng nghề tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.
- Phát triển kinh tế làng nghề tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, gia tăng xuất khẩu.
- Phát triển làng nghề giúp ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.
- Phát triển làng nghề giúp bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển làng nghề.
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hoài Đức.
- Phân tích thực trạng phát triển làng nghề tại huyện Hoài Đức.
- Phân tích sự phát triển về số lượng làng nghề và cơ cấu sản phẩm.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển làng nghề.
- Phân tích quy hoạch phát triển làng nghề.
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực cho làng nghề.
- Phân tích thực trạng công nghệ phát triển làng nghề.
- Quan điểm cơ bản về phát triển làng nghề của huyện.
- Mục tiêu phát triển làng nghề.
- Giải pháp quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề.
- Giải pháp đảm bảo nguyên liệu cho các làng nghề huyện Hoài Đức.
- Giải pháp huy động vốn cho làng nghề.
- Giải pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải đảm bảo làng nghề phát triển bền vững.
- Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ vốn văn hóa rất quý giá của cha ông ta truyền lại từ đời này qua đời khác.
- Các sản phẩm làng nghề đã hàm chứa tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Có thể nói những sản phẩm tinh hoa của làng nghề truyền thống là di sản văn hóa của dân tộc.
- Trong công cuộc đổi mới đất nước, các làng nghề đã có bước phát triển mạnh, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động lúc nông nhàn, đã xuất khẩu đạt tới một tỷ đô-la một năm.
- Cùng với việc mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, các làng nghề đã góp phần thúc đẩy du lịch nước nhà phát triển, du lịch làng nghề đã thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.
- Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, làng nghề có vai trò quan trọng trong việc xây dưng nền tảng văn hóa dân tộc, nền nếp gia phong, truyền thống tốt đẹp của làng, xã.
- Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam năm 2013.
- Cả nước đã có 1.450 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống phân bố trên cả 3 miền đất nước.
- Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề vẫn mang tính tự phát, quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ lao động còn thấp.
- Tình trạng thiếu vốn, thiếu mặt bằng sản xuất, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm đơn điệu, khả năng tiếp thị yếu đang khá phổ biến ở các làng nghề hiện nay.
- Đây là thách thức lớn của toàn xã hội, vấn đề đặt ra có tính thời sự, lâu dài, đòi hỏi như thế nào để tìm ra phương án hiệu quả nhất, đảm bảo phát triển.
- Huyện Hoài Đức cũng như nhiều địa phương khác trên địa bàn thủ đô Hà Nội có lịch sử phát triển lâu đời của các làng nghề, có nhiều mặt hàng thủ công truyền thống có giá trị xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Hiện nay, trên địa bàn huyện có có 515 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 3.114 hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký ở các làng nghề.
- Toàn huyện có 18 làng có nghề, trong đó có 11 làng đã được công nhận làng nghề.
- Đã từ lâu, Hoài Đức đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú như nghề tạc tượng ở Sơn Đồng.
- miến dong, bún, phở khô tại Minh Khai… Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Mặc dù vậy, việc phát triển, mở rộng các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn.
- Các làng nghề vẫn chủ yếu ở mức độ sản xuất nhỏ lẻ.
- công tác đào tạo nghề đối với cán bộ quản lý, doanh nghiệp, nghệ nhân, thợ thủ công còn chưa đúng tầm, vấn đề ô nhiễm môi trường các làng nghề ngày càng trầm trọng.
- Có rất nhiều làng nghề truyền thống đang hoạt động lay lắt, mờ nhạt dần do không tìm được phương thức sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường, sản phẩm không cạnh tranh nổi với sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt giá rẻ, không đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
- Chính vì vậy việc tìm ra hướng duy trì và phát triển ổn định cho các làng nghề trong giai đoạn trước mắt và lâu dài là rất cần thiết vào lúc này để gìn giữ làng nghề không bị mai một trước xu thế đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
- Từ thực trạng đó, đề tài “Phân tích và giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” được thực hiện phân tích hiện trạng phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển và mở rộng các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức nói riêng và các làng nghề trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói chung.
- Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều bài viết, nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc phát triển các làng nghề trên địa bàn cả nước.
- Có thể nêu ra một số công trình, bài viết tiêu biểu như: 3 - Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả Nguyễn Thị Nghĩa năm 2008.
- Luận văn thạc sĩ “Sự phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, tác giả Nguyễn Sỹ năm 2007 - Luận văn thạc sĩ “Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp”, tác giả Vũ Thị Hà năm 2002.
- Luận văn thạc sĩ “Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững”, tác giả Nguyễn Hữu Loan năm 2007 - Đề tài “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa” của tác giả TS.
- Đề tài “Hoàn thiện các giải pháp kinh tế – tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn vùng đồng bằng sông hồng” của Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) thực hiện năm 2004.
- Đề tài “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010” của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Thương mại) thực hiện năm 2003.
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống dưới dạng luận văn, luận án khoa học về phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội.
- Vì vậy, đề tài này nghiên cứu nhằm tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển làng nghề và thực trạng phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội với mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
- Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về phát triển làng nghề.
- phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu những cơ sở lý luận chung về phát triển làng nghề.
- Trên cơ sở đó, phân tích những số liệu thực tế, những thông tin về hoạt động của các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức trong những năm gần đây để rút ra những thuận lợi cũng như những khó khăn, tồn tại trong phát triển kinh tế làng nghề tại huyện Hoài Đức.
- Trên cơ sở đó, đề tài tiếp tục đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn Hoài Đức trong thời gian tới.
- Hà Nội trong giai đoạn 2008-2013 và các phương tiện khác như tạp chí, đài báo, Internet nhằm thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội.
- 5 * Phương pháp thống kê Thực hiện thống kê số liệu, phân tổ thống kê, số tương đối, số tuyệt đối để phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất của các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội.
- Phương pháp điều tra Quá trình điều tra sử dụng các mẫu biểu thống kê, bảng câu hỏi phỏng vấn với các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức- Hà Nội 5.
- Giới hạn của đề tài Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích và nghiên cứu tình hình phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2008-2013.
- Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc mở rộng và phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
- Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 3 phần chính, được kết cấu theo 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về phát triển làng nghề.
- Chương 2: Phân tích tình hình phát triển các làng nghề tại địa bàn huyện Hoài Đức - Hà Nội.
- Chương 3: Giải pháp phát triển làng nghề tại địa bàn huyện Hoài Đức - Hà Nội trong thời gian tới.
- Khái niệm chung về làng nghề Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về làng nghề, có nhiều khái niệm về làng nghề khác nhau như TS.
- Dương Bá Phượng trong “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa” đã định nghĩa làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông, hay ThS.
- Nguyễn Sỹ trong Luận văn thạc sĩ “Sự phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa” đó đưa ra khái niệm làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập.
- Như vậy, có thể định nghĩa làng nghề như sau: “làng nghề là một thôn (làng) có một nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và nghề đó thu hút đại đa số lao động trong làng đồng thời đem lại thu nhập chính cho người dân của thôn (làng) đó”.
- Hiện tại cả nước có hơn 1.450 làng nghề phân bố trên 58 tỉnh thành trong cả nước, riêng vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 55,2% với hơn 800 làng nghề.
- Trong số này có những làng nghề truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt lụa Hà Đông (Hà Tây), làng chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), làng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), làng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh.
- và có những làng nghề mới được hình thành trên cơ sở sự lan toả của các làng nghề truyền thống như làng nghề xây dựng Nội Duệ, làng chế biến lương thực thực phẩm Dương Liễu (Hà Nội.
- Xét về yếu tố ngành nghề có làng nghề tiểu thủ công nghiệp (chiếm khoảng 85.
- làng nghề dịch vụ như làng nghề dịch vụ vận tải thuỷ Trung Kênh (Bắc Ninh), làng nuôi trồng thủy sản An Bình (Bắc Ninh.
- Đặc điểm của làng nghề Thứ nhất, sự phát triển của làng nghề gắn liền với sự phát triển của xã hội nông thôn.
- Nói cách khác, làng nghề có sự gắn bó không tách rời với nông nghiệp nông thôn về lao động, thị trường, nguyên liệu, đất đai.
- Do đó, phát triển các ngành nghề là góp phần phát triển nông nghiệp-nông thôn.
- Thứ hai, về hình thức tổ chức sản xuất lao động, nói chung ở các làng nghề từ xƣa đến nay chủ yếu vẫn là hình thức tổ chức kinh tế hộ gia đình.
- Một số đã có sự phát triển thành HTX và xí nghiệp tư nhân.
- Đáng lưu ý là người lao động có tuổi ở các làng nghề truyền thống lại có thể là nguồn nhân lực quý cần khai thác về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất.
- Thứ ba, đặc điểm về sản phẩm, nguyên liệu và thị trƣờng của làng nghề.
- Sản phẩm của các làng nghề thường là các vật dụng phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày như các loại thực phẩm (sản phẩm của nghề chế biến nông sản) hay các vật dụng đơn giản (sản phẩm nghề mây tre đan) hoặc phục vụ nhu cầu sinh hoạt (sản phẩm nghề thêu, dệt, chạm khắc, vận tải.
- Nhất là đối với các sản phẩm của các làng nghề truyền thống, chúng mang những giá trị văn hoá độc đáo, thậm chí trở thành các di sản mang bản sắc của vùng, của dân tộc.
- Các làng nghề cũng chưa đủ khả năng theo kịp được sự phát triển của đời sống xã hội trong nước và thị hiếu nước ngoài.
- Ở Hải Phòng, số lượng các làng nghề truyền thống có tên tuổi không còn nhiều nên chủ yếu các làng nghề hiện nay sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khu vực là chính.
- Nguyên liệu cho sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là khai thác tại địa phương và các nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nông lâm hải sản của địa phương.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề, sản trong điều kiện hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề được mở rộng bao gòm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
- Tuy nhiên do chất lượng sản phẩm còn chưa cao cũng như những yếu kém trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm mà khả năng tiếp cận thị trường của các làng nghề hiện nay chưa cao.
- Do đó, làng nghề không chỉ là một trong những đơn vị kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu mà nó còn là nét đặc sắc, sự kết tinh và bảo lưu các giá trị văn hoá của cộng đồng làng xã ở Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt