You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

---------***--------

TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế môi trường

Đề tài: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp


nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên Đại học Ngoại thương
về bảo vệ môi trường

Nhóm: 07

Lớp: KTE404(GĐ2-HK1-2021).3

Khóa: 58

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT (theo DS lớp) HỌ TÊN MSSV


22 Nguyễn Tiến Dũng 1914420018
27 Nguyễn Xuân Tùng Dương 1914420021
29 Ngô Văn Đôn 1914420015
49 Nguyễn Thị Thu Huệ 1914420034
71 Hoàng Khánh Ly 1914420054
79 Nguyễn Bích Ngọc 1914420061
83 Vũ Văn Nhật 1914420062
89 Đinh Thị Mai Phương 1914420067
90 Lê Thu Phương (Nhóm trưởng) 1914420068
91 Nguyễn Hà Phương 1914420069
120 Phạm Thị Hà Trang 1914420096
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT....... 3


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 3
1.2.1. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường
trên thế giới .................................................................................................... 3
1.2.2. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường
ở Việt Nam .................................................................................................... 4
1.2.3. Những nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về bảo vệ môi trường ở
Việt Nam ....................................................................................................... 5
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................... 6
1.2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ........................................................................ 6
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................... 7
1.2.3. Cơ sở pháp lí của đề tài ....................................................................... 8
1.3. Khái quát về môi trường và nhận thức về bảo vệ môi trường .............. 9
1.2.1. Khái niệm về môi trường .................................................................... 9
1.2.2. Các yếu tố cấu thành môi trường ...................................................... 10
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường ............................. 11
1.2.4. Khái niệm về bảo vệ môi trường ....................................................... 11
1.2.5. Nhận thức về hành vi bảo vệ môi trường .......................................... 11
1.2.6. Khái niệm sinh viên Đại học Ngoại thương ...................................... 11
CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA ............... 12
SINH VIÊN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ...................................................... 12
2.1. Thực trạng nhân thức về bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học
Ngoại thương hiện nay ................................................................................... 12
2.2. Đánh giá về thực trạng về bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học
Ngoại thương ................................................................................................... 13
2.2.1. Nghiên cứu thông qua thống kê bằng bảng khảo sát ......................... 14
2.2.2. Nghiên cứu thông qua phân tích định lượng ..................................... 21
CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG................................................................................................... 27
3.1. Đối với sinh viên ....................................................................................... 27
3.2. Đối với nhà trường ................................................................................... 30
3.2.1. Trong công tác tuyên truyền .............................................................. 31
3.2.2. Trong công tác bảo vệ môi trường của nhà trường ........................... 31
3.2.3. Trong công tác đào tạo ...................................................................... 32
3.2.4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng...................................................................... 32
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 35
DANH MỤC BẢNG, BIỂU

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường” (theo giới tính) .................................................... 14
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường có
liên quan mật thiết đến nâng cao nhận thức về môi trường” (theo giới tính) ...... 15
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường” (theo niên khóa) .................................................. 16
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường có
liên quan mật thiết đến nâng cao nhận thức về môi trường” (theo niên khóa) .... 16
Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường” (theo khoa/viện) .................................................. 17
Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường có
liên quan mật thiết đến nâng cao nhận thức về môi trường” (theo khoa/viện) .... 18
Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường” (theo kinh nghiệm tham gia ................................ 20
Biểu đồ 2.8. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường có
liên quan mật thiết đến việc nâng cao nhận thức về môi trường” (theo kinh nghiệm
tham gia tập huấn về bảo vệ môi trường)............................................................. 20
BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy và giá trị trung bình của thang đo ........... 21
Bảng 2.2. Phân tích nhân tố khám phá EAF ........................................................ 24
Bảng 2.3. Ma trận nhân tố xoay khi phân tích EFA – lần 2................................. 24
Bảng 2.4. Kết quả phân tích tương quan giữa các thang đo ................................ 25
Bảng 2.5. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................... 25
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết


Ô nhiễm môi trường đang là một đề tài nóng hổi được các nhà lãnh đạo lớn
của các quốc gia trên thế giới thảo luận vì một tương lai xanh của Trái Đất. Bảo vệ
môi trường sống không chỉ là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo quốc gia, ban quan
trị của các công ty lớn, đây là nhiệm vụ chung của mỗi công dân sinh sống và tồn
tại ở trên quả cầu này. Nhà khoa học dự báo thời tiết Lorenz đã có một kết luận
nổi tiếng: ““Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc
xoáy ở Texas.” Sinh viên được cho là chủ nhân của đất nước, là lực lượng lao động
chính, là tầng lớp tri thức trẻ, đầy nhiệt huyết và năng động của xã hội. Do vậy mà
nhận thức của sinh viên về bảo vệ môi trường càng cao và được để tâm đến thì đây
là dấu hiệu tốt cho cuộc Cách mạng xanh trong tương lai.
Với lý do đã được đề cập đến, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài: “Phân tích
thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên Đại học
Ngoại thương về bảo vệ môi trường”. Hướng tới một hành động cụ thề nhằm chung
tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
2. Mục tiêu của đề tài
Nhóm thực hiện đề tài vời mục tiêu nâng cao nhận thức của sinh viên Đại
học Ngoại thương về bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đại học từ năm 1 đến năm 4
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Ngoại thương
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu thông qua thống kê
bằng bảng khảo sát và nghiên cứu thông qua phân tích định lượng.
Đối với phương pháp thống kê bằng bảng khảo sát, nhóm đã thực hiện một
bảng hỏi có mẫu là 180 sinh viên. Dựa vào số liệu thu thập được, nhóm đánh giá
nhận thức của sinh viên theo 4 tiêu chí: giới tính, khoa/viện trực thuộc, niên khóa
và kinh nghiệm tham gia các chương trình giáo dục về môi trường

Trang | 1
Đối với phương pháp định lượng, dựa trên dữ liệu từ bảng thống kê bằng
khảo sát, nhóm phân tích qua các bước như sau:
i) Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu;
ii) Đánh giá độ tin cậy của thang đo;
iii) Phân tích nhân tố khám phá (EFA);
iv) Phân tích mối tương quan giữa các thang đo;
v) Phân tích hồi quy kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
6. Cấu trúc bài tiểu luận
Bài nghiên cứu gồm có 3 phần: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết,
Phân tích thực trạng nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên và cuối cùng là
những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên Đại học Ngoại
thương về bảo vệ môi trường.

Trang | 2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi
trường trên thế giới

Ô nhiễm môi trường từ lâu đã luôn là một trong những vấn đề đáng quan tâm
hàng đầu ở bất kỳ quốc gia nào. Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với sự
phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp ở các quốc gia, ô nhiễm môi trường
đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Từ đó, các nghiên cứu đã được thực
hiện để xem xét đến những yếu tố nào đang gây ô nhiễm cho môi trường, cũng như
khảo sát về nhận thức bảo vệ môi trường của người dân.

Trong bài báo “Rural Residents’ Awareness of Environment Protection and


Waste Classification Behavior in Jiangsu, China: An Empirical Analysis” (2020),
các tác giả Aijun Liu, Maurice Osewe, Huixin Wang và Hang Xiong đã thực hiện
nghiên cứu về nhận thức về việc bảo vệ môi trường, cũng như nghiên cứu về hành
vi phân loại rác thải của những người dân vùng nông thôn ở tỉnh Giang Tô, Trung
Quốc. Các tác giả đã chỉ ra rằng hiện nay, có rất nhiều người dân ở các vùng nông
thôn của Trung Quốc nói chung vẫn chưa nhận thức rõ ràng về việc bảo vệ môi
trường và phân loại rác thải đúng cách. Điều đáng nói ở đây là dân số vùng nông
thôn chiếm đến tận 60% dân số của Trung Quốc hay xấp xỉ 675 triệu người.

Nhận thấy vấn đề này đáng báo động, các tác giả đã thực hiện khảo sát những
người dân ở vùng Giang Tô. Thông qua các nghiên cứu, họ rút ra được rằng trình
độ giáo dục ở các hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức về phân loại rác
thải và bảo vệ môi trường của người dân vùng nông thôn. Đồng thời chính quyền
địa phương cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc cải thiện nhận thức của
người dân như nên tổ chức các chương trình đào tạo về nhận thức về rác thải và
lợi ích của việc phân chia loại rác, đồng thời chính phủ cũng nên hỗ trợ chi phí về
việc xử lý rác thải cho người dân để cải thiện môi trường.

Trang | 3
Bên cạnh vấn đề rác thải gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí cũng
là một khía cạnh rất đáng quan tâm. Bài báo “Public awareness and support for
environmental protection—A focus on air pollution in peninsular Malaysia”
(2019) nghiên cứu tập trung về vấn đề ô nhiễm không khí và nhận thức của người
dân ở Malaysia. Nghiên cứu được thực hiện tại hai vùng đô thị của Malaysia là
Klang Valley và Iskandar, vốn là một trong những nơi đông dân và phát triển nhất
của Malaysia nên người dân cũng dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn.

Thông qua quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu và phân tích, các tác giả đã rút
ra kết luận rằng: hơn 60% người tham gia tỏ thái độ tích cực về chất lượng không
khí mặc cho chất lượng không khí hiện đang ở mức nguy hại. Nhìn chung thì hầu
hết mọi người đều đồng ý các phương tiên xe máy là nguyên do chính của việc ô
nhiễm không khí nhưng phương tiện cá nhân vẫn là lựa chọn ưa thích được sử
dụng để di chuyển. Những hành động lan truyền nhận thức về ô nhiễm không khí
được cho là cần thiết hiện nay, cũng như cần phải có các chính sách tăng cường
nhận thức về kiểm soát hành vi của người dân, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng
các phương tiện xe máy.

1.2.2. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường
ở Việt Nam

Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vấn đề nghiêm
trọng nhất hiện nay. Hơn nữa, Việt Nam còn là một trong những nước có tỉ lệ ô
nhiễm môi trường ở mức cao nhất trên thế giới. Chính vì vậy, nhận thức của người
dân về việc bảo vệ môi trường càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Nhiều bài báo và nghiên cứu đã được thực hiện để đề cập tới vấn đề này. Tác
giả Trần Văn Chánh (2016) trong bài viết “Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở
Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của mình đã nghiên cứu tới tác động của ô
nhiễm môi trường đến biến đổi khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của người
dân ra sao. Bài báo “Thực trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam và cách khắc
phục” (2018) của Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang thì phân tích về thực trạng

Trang | 4
ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở Việt Nam, các nguyên nhân và giải pháp để
khắc phục.

Những nghiên cứu trên đều cho thấy được tình hình ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam hiện nay đang nghiêm trọng ra sao. Đặc biệt chúng đều có điểm chung
đó là đề cập đến nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Cả hai nghiên cứu
cho thấy một phần không nhỏ người dân Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu ý thức
và thờ ơ đối với trách nhiệm phải bảo vệ môi trường của mình, cho rằng việc làm
của mình là nhỏ nên không gây ảnh hưởng đến môi trường.

1.2.3. Những nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về bảo vệ môi trường
ở Việt Nam

Là tương lai của đất nước, những người sẽ tiếp bước những người đi trước
để tiếp tục duy trì và phát triển quốc gia, sinh viên toàn nước cần có nhận thức rõ
ràng về vấn đề bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Chính vì lẽ đó nên có rất nhiều
nghiên cứu về đánh giá nhận thức của sinh viên đối với vấn đề môi trường và bảo
vệ môi trường.

Đề tài: “Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên” của Tạ Ngọc Thảo chỉ ra thực trạng về nhận thức bảo
vệ môi trường của sinh viên hiện nay, sau đó đi vào phân tích và đánh giá nhận
thức về bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học Nông Lâm theo nhiều tiêu chí
khác nhau, và cuối cùng là nêu giải pháp cải thiện nhận thức bảo vệ môi trường
của sinh viên.

Đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng túi nilon cúa sinh viên tại trường Đại
học công nghệ TP.HCM (HUTECH) và đề xuất giải pháp thay đổi nhận thức tạo
thói quen sử dụng túi nilon tiết kiệm” của Lê Ngọc Thùy Trâm thì đưa ra tiêu chí
đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên qua việc sử dụng túi nilon.

Bài báo “Thanh niên Việt Nam hoạt động về môi trường giải quyết ô nhiễm
rác thải nhựa tại sông Mê Kông” (2021) của UNICEF Việt Nam đề cập tới những
thành tựu mà một sinh viên tên Sơn đã đạt được cùng với dự án “Dòng sông xanh

Trang | 5
của mình”. Đây là một dự án với mục tiêu nhằm giải quyết ô nhiễm rác thải. Dự
án này đã đạt được những kết quả đáng kể, trong đó có giải thưởng là 1 trong 8 dự
án sáng tạo vì một đại dương không nhựa do UNESCO bình chọn.

1.2. Cơ sở khoa học của đề tài

1.2.1. Cơ sở lí luận của đề tài


Ta thấy rằng Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp
bách không của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý
thức Bảo vệ môi trường trong khu dân cư hay trong nhà trường chưa được chú
trọng đúng mức. Ý thức Bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong
tầng lớp nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng.
Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biến;
học sinh, sinh viên vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra
hàng ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có những thùng đựng rác lớn
nhưng rác vẫn được vứt bừa bãi. Những điểm công cộng ở gần các trường học:
nhà ga, bến xe, chợ... hiện tượng xả rác bừa bãi là khá phổ biến. Tình trạng sử dụng
điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong các nhà trường .
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất đá,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hệ sinh thái vật
chất khác.
Các hoạt động Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành
sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu với môi trường ứng phó với sự cố
môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai
thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và đảm bảo tiến
bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ quốc gia phải gắn với Bảo vệ
môi trường khu vực và toàn cầu.
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của
cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Hoạt động Bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính
kết hợp với khôi phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

Trang | 6
Bảo vệ môi trường phải phù hợp với qui định, đặc điểm tự nhiên, văn hóa,
lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Giáo dục Bảo vệ môi trường là tổng hợp các biện pháp quản lý, duy trì sử
dụng hợp lý, phục hồi nâng cao, hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con người và
thiên nhiên có sự hài hòa phù hợp.

1.2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài


Môi trường và Bảo vệ môi trường đang là vấn để nóng trên toàn cầu. Nên
việc Bảo vệ môi trường không phải là việc làm của một cá nhân nào mà là của toàn
xã hội. Vậy muốn có những hành động Bảo vệ môi trường ta nên giáo dục từ trong
nhận thức của mỗi cá nhân. Giáo dục truyền thông môi trường có ý nghĩa quan
trọng tác động lên ý thức của ta
Giáo dục truyền thông môi trường là biện pháp nâng cao nhận thức có hiệu
quả nhất về tất cả các vấn đề. Có thể ti vi, đài báo suốt ngày tuyên truyền nhưng
cũng không làm cho chúng ta hiểu hay chúng ta không hay để ý đến nó. Nhưng
một buổi giáo dục truyền thông, một vở kịch truyền thông sẽ để lại dấu ấn sâu sắc,
nhận thức tăng lên.
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đời sống của sinh viên ngày
một nâng cao kéo theo lượng rác, chủng loại cũng ngày càng đa dạng, lượng rác
phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong đó rác thải sinh hoạt chiếm đến 80%.
Nguồn phát sinh chính của rác thải sinh hoạt đó là các phòng trọ kí túc xá (KTX).
Tại các phòng trọ KTX đã thải ra các loại rác như: rau, củ, quả thối hỏng, các
loại xương động vật, giấy vụn chai, lo, thủy tinh vỡ...đặc biệt trong số chất thải
sinh ra còn có một số chất thải nguy hại như (bóng đèn, pin, đồ điện hỏng...) đây
là chất thải nguy hại nếu không được thu gom đúng sẽ ảnh hưởng đến môi trường
và con người.
Ngoài nguồn phát sinh trên còn có một lượng rác thải nhỏ sinh ra từ các giảng
đường, các phòng ban của nhà trường, hệ thống giao thông đi lại trong trường, sự
rơi rụng của lá cành cây.

Trang | 7
1.2.3. Cơ sở pháp lí của đề tài
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam tới công tác giáo dục, đào tạo,
nâng cao nhận thức về Bảo vệ môi trường thể hiện qua việc Ban hành các Văn bản
Pháp luật.
Công tác Bảo vệ môi trường nói chung và công tác giáo dục, đào tạo và nâng
cao nhận thức về môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm từ
nhiều năm nay và đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đã được thể
hiện rất rõ trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam:
Cơ sở pháp luật của Bảo vệ môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật
quốc gia về lĩnh vực môi trường.
- Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 có
hiệu lực ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08
năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết va hướng dẫn thi hành một số
điều của luật bảo vệ môi trường.
Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công
tác Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã
chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là
nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở
mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế
giới”. Chỉ thị đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải pháp

Trang | 8
đầu tiên là: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống
và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường”.
- Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái
Nguyên về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác Bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung Bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân”.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020”.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương
trình nghị sự 21 của Việt Nam).
- Quyết định số 1672/2007/QĐ-UBND ngày 22/8/2009 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh bổ sung, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh
trên địa bàn TP.Thái Nguyên.
- Thông tư số 103 ngày 30/11/ 2005 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 107/2005/ NĐ-CP ngày 09/11/2005 của chính phủ về phí Bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản.
- Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ tài nguyên và môi
trường, quy định về Bảo vệ môi trường làng nghề.
- Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQTL-HPN-BTNMT về việc phối hợp
hành động Bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.
1.3. Khái quát về môi trường và nhận thức về bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm về môi trường
1.2.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm rộng, có thể được định nghĩa theo nhiều cách.
Tuy nhiên, dựa trên Điều 1. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, môi trường
được định nghĩa như sau:

Trang | 9
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
1.2.1.2. Môi trường sống của con người
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học,
sinh học, xã hội bao quanh con người và ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của
từng cá nhân, cộng đồng, con người trên hành tinh.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành môi trường
Thành phần môi trường gồm rất nhiều thứ phức tạp, trong môi trường chứa
vô số các yếu tố hữu sinh và vô sinh nên khó mà liệt kê được các thành phần của
môi trường. Tuy nhiên, xét ở tầm vĩ mô, môi trường được cấu thành bởi 5 quyển
như sau:
• Khí quyển: khí quyển là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với chiều cao từ 0 - 100
km. Khí quyển chia thành nhiều lớp theo độ cao tính từ mặt đất, mỗi lớp có các
yếu tố vật lý, hóa học khác nhau. Khí quyền là bộ phận quan trọng của môi trường,
nó được hình thành sớm nhất trong quá trình kiến tạo trái đất.
• Thạch quyển: Địa quyển chỉ phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0 - 60 km
tính từ mặt đất và độ sâu từ 0 - 20km tính từ đáy biển. Thạch quyển chứa đựng các
yếu tố hoá học, như các nguyên tố hoá học, các hợp chất rắn vô cơ, hữu cơ. Thạch
quyển là cơ sở cho sự sống.
• Thủy quyển: Là nguồn nước dưới mọi dạng. Nước có trong không khí, trong
đất, trong ao hồ, sông, biển và đại dương. Nước còn ở trong cơ thể sinh vật. Nước
là thành phần môi trường cực kỳ quan trọng, con người cần đến nước không chỉ
cho sinh lý hàng ngày mà còn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở mọi
lúc mọi nơi.
• Sinh quyển: Sinh quyển bao gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và
những bộ phận của thạch quyển, thủy quyển và khí quyển tạo nên môi trường sống
của các cơ thể sống. Sinh quyển có các thành phần hữu sinh và vô sinh quan hệ
chặt chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Đặc trưng cho hoạt động của sinh quyển
là các chu trình trao đổi chất và các chu trình năng lượng.

Trang | 10
• Trí quyển: Ngày nay người ta thừa nhận sự tồn tại của một quyển mới, là
trí quyển (Noosphere), bao gồm các bộ phận trên trái đất, tại đó có tác động của trí
tuệ con người. Trí quyển là một quyển năng động.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường
Môi trường bị biến đổi bởi chất phát thải ra môi trường. Chất phát thải ra môi
trường là các chất thải sau sản xuất hay tiêu dùng của hoạt động kinh tế được đưa
trực tiếp vào môi trường, khi vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường chúng sẽ
làm thay đổi chất lượng môi trường ở vùng xung quanh, gây ra thiệt hại cho con
người và sinh vật trong vùng bị ảnh hưởng.
Khi các chất thải với số lượng và chất lượng nhất định được thải vào một
thành phần của môi trường, thì các quá trình lý, hoá, sinh, khí động học, v.v… của
hệ thống tự nhiên sẽ có những điều chỉnh làm cho chúng có ảnh hưởng khác nhau
đến chất lượng ở vùng xung quanh.
1.2.4. Khái niệm về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các
hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
1.2.5. Nhận thức về hành vi bảo vệ môi trường
Nhận thức về hành vi bảo vệ môi trường là một hệ tư tưởng nhấn mạnh tính
cần thiết và trách nhiệm của con người trong việc tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn thế
giới tự nhiên khỏi những tác động xấu do con người gây ra. Bằng cách dạy cho
những người xung quanh về tầm quan trọng của môi trường, thực trạng môi trường
đi xuống trong hiện tại, chúng ta mới có thể bắt đầu khắc phục được vấn đề.
1.2.6. Khái niệm sinh viên Đại học Ngoại thương
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó
họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc
sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá
trình học. Sinh viên Đại học Ngoại thương chính là những người học tập, nghiên
cứu tại trường Đại học Ngoại thương.

Trang | 11
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA
SINH VIÊN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Thực trạng nhân thức về bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học
Ngoại thương hiện nay
Sinh viên là tầng lớp tri thức của xã hội, là những người sẽ tiên phong tiếp
tục kế thừa và phát triển những thành tựu xã hội. Vậy với vai trò quan trọng như
vậy thì nhận thức của sinh viên về bảo vệ môi trường đang ở đâu? Họ có đang nắm
nắm rõ những hiểu biết, những kỹ năng về vấn đề bảo vệ môi trường?
Từ cuộc khảo sát quy mô nhỏ của trường Đại học Ngoại Thương chúng ta
cùng xem mức độ nhận thức của sinh viên trường về vấn đề bảo vệ môi trường.
Chỉ có 40% sinh viên khi được hỏi trả lời rằng đã từng tham gia một buổi học tập/
tuyên truyền/ tập huấn về bảo vệ môi trường. Điều này có nghĩa là chưa đến một
nửa sinh viên đã từng tham gia buổi tìm hiểu về môi trường. Đây là một con số
thấp đối với một sinh viên Đại học. Vậy nguyên nhân là do các cuộc hội thảo ít
được trú trọng tổ chức hay là do sinh viên không có hứng thú với những cuộc hội
thảo này. Thực tế thì, Đại học là môi trường mà thường xuyên tổ chức những cuộc
hội thảo cấp trường hay cấp khoa về vấn đề bảo vệ môi trường, chỉ là sinh viên
không muốn hoặc không có thời gian tham gia. Tuy nhiên thì với xã hội phát triển
hiện tại sinh viên có thể tìm hiểu về bảo vệ môi trường trên mạng xã hội và các
phương tiện truyền thông khác.
Một tín hiệu đáng mừng đó là có đến 95% sinh viên cho rằng trách nhiệm cá
nhân rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Có thể thấy hầu hết các sinh
viên đều biết rằng trách nhiệm các nhân của bản thân trong việc bảo vệ môi trường
là cần thiết là quan trọng. Có tới 90% tổng số các bạn sinh viên tham gia làm khảo
sát sẵn sàng muốn làm nhiều hơn để bảo vệ môi trường như là: Sử dụng cả hai mặt
giấy để hỗ trợ tái chế: tách chất thải riêng trong nhà để tái chế; tắt các thiết bị điện
khi không cần thiết hay là tiết kiệm nước. Tuy nhiên vẫn có đến 10% các bạn sinh
viên phân vân hoặc không muốn làm gì để bảo vệ môi trường. Đây không phải là

Trang | 12
một con số lớn nhưng cũng nói lên rằng chúng ta cần phải tiếp tục tuyên truyền để
nâng cao nhận thức.
Gần như hoàn toàn các bạn sinh viên trường Đại học Ngoại thương tham gia
khảo sát đều đồng ý cho rằng giải pháp cho các vấn đề môi trường có liên quan
mật thiết đến việc nâng cao nhận thức về môi trường. Tuy nhiên có đến 13% cho
rằng môi trường không phải là ưu tiên cao nhất cần được giải quyết. Và khi được
hỏi rằng bảo vệ môi trường quan trọng hơn phát triển kinh tế thì có đến 53% phân
vân hoặc không đồng ý với quan điểm này. Cụ thể 7% không đồng ý và hoàn toàn
không đồng ý với quan điểm bảo vệ môi trường quan trọng hơn phát triển kinh tế,
46% phân vân, còn 47% thì bảo vệ quan điểm này và cho rằng nên bảo vệ môi
trường trước tiên. Khi được hỏi có thích các sản phẩm không gây hại cho môi
trường nhưng đắt hơn thì có 62% sẽ dùng và sẵn sàng dùng trong khi vẫn có 38%
tổng số sinh viên cảm thấy do dự hoặc là không muốn dùng. Điều này cho thấy
rằng khi phải lựa chọn giữa kinh tế và môi trường thì sinh viên trở nên do dự khi
hy sinh kinh tế để lấy môi trường.
Nhìn chung thông qua việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài cùng với sự
phát triển không ngừng của mạng xã hội, sinh viên trường đại học ngoại thương
phần lớn đã có nhân thức về bảo vệ môi trường. Mọi người đã có trách nhiệm các
nhân và đều cho rằng cần phải nâng cao nhân thức về môi trường và bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên có đến hơn một nửa sinh viên Ngoại Thương đang phân vân
hoặc chưa sẵn sàng để tham gia hành động thực tế bảo vệ môi trường. Vậy có thể
thấy nhận thức của sinh viên Đại học Ngoại thương mới chỉ dừng lại trong suy
nghĩ mà chưa tiến đến hành động cụ thể. Nhiều bạn vẫn còn tâm lý ngần ngại hoặc
bất tiện khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, hay là lựa chọn giữa vấn
đề môi trường và kinh tế.
2.2. Đánh giá về thực trạng về bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học
Ngoại thương
Theo Holahan (1982) miêu tả thái độ môi trường là “Cảm nhận tích cực hay
tiêu cực của người dân đối với các vấn đề môi trường hoặc đối với các vấn đề liên
quan đến môi trường”. Zelezny & Schultz (2000) cho rằng: “Thái độ môi trường
là mối quan tâm đến các vấn đề môi trường bắt nguồn từ quan điểm riêng của mỗi

Trang | 13
cá nhân và mức độ mà cá nhân đó nhận thức chính bản thân mình là một phần
không tách rời của môi trường tự nhiên”.
Trên cơ sở tìm hiểu về lý thuyết, mô hình đo lường và các nghiên cứu về thái
độ môi trường của các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, nhóm xin đề
xuất mô hình nghiên cứu để đánh giá nhận thức đối với vấn đề bảo vệ môi trường
của sinh viên trường Đại học Ngoại thương dựa theo 3 mô hình nghiên do các
nhóm tác giả đã thực hiện: (1) Ilker Ugulu (2013); (2) Nergiz Koruoglu. (2015),
(3) Sibel Ozsoy (2012) bao gồm 6 nhân tố: Nhận thức về các vấn đề môi trường;
thái độ chung về các giải pháp môi trường; nhận thức về trách nhiệm cá nhân; nhận
thức về các vấn đề môi trường quốc gia; thái độ đối với tái sử dụng và tái chế chất
thải; và ý thức và hành vi môi trường.
2.2.1. Nghiên cứu thông qua thống kê bằng bảng khảo sát
2.2.1.1. Đánh giá nhận thức bảo vệ môi trường theo giới tính
Thực hiện thống kê tần số cho biến định tính “giới tính” với mẫu gồm 180
quan sát ta thu được các kết quả như sau:
● Nam: 80 quan sát, chiếm 44,44%
● Nữ: 100 quan sát, chiếm 55,56%
⮚Thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất quan trọng trong
việc bảo vệ môi trường” (theo giới tính):
Chú thích: Tỉ lệ = Số SV nam(nữ) (không) ủng hộ / Tổng số SV cả nam và nữ
(không) ủng hộ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường” (theo giới tính)

Không ủng hộ, bàng quan Ủng hộ

40.91% 44.94%
59.09% 55.06%

Nam Nữ Nam Nữ

Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021

Trang | 14
⮚Thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường có liên quan
mật thiết đến việc nâng cao nhận thức về môi trường” (theo giới tính):
Chú thích: Tỉ lệ = Số SV nam(nữ) (không) ủng hộ / Tổng số SV cả nam và nữ
(không) ủng hộ
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường
có liên quan mật thiết đến việc nâng cao nhận thức về môi trường”
(theo giới tính)

Không ủng hộ, bàng quan Ủng hộ

40.00% 44.71%

60.00% 55.29%

Nam Nữ Nam Nữ

Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021


Việc thống kê sự phụ thuộc vào giới tính có ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ
môi trường của sinh viên qua mẫu gồm 180 sinh viên thì đa số không chênh lệch
quá lớn, nhưng việc tham gia bảo vệ môi trường của nữ vẫn cao hơn so nam.
Nguyễn nhân của điều này có thể do đặc điểm của sinh viên ở trường Đại học
Ngoại thương đó là tỉ lệ sinh viên nữ cao hơn tỉ lệ sinh viên nam.
2.2.1.2. Đánh giá nhận thức bảo vệ môi trường theo niên khóa
Thực hiện thống kê tần số cho biến định tính “niên khóa” với mẫu gồm 180
quan sát ta thu được:
● Khóa 57 trở về trước: 40 quan sát, chiếm 22,22%.
● Khóa 58: 50 quan sát, chiếm 27,78%.
● Khóa 59: 45 quan sát, chiếm 25,00%.
● Khóa 60: 45 quan sát, chiếm 25,00%
⮚Thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất quan trọng trong
việc bảo vệ môi trường” (theo niên khóa):
Chú thích: Tỉ lệ = Số SV khóa X (không) ủng hộ / Tổng số SV tất cả các khoa
(không) ủng hộ

Trang | 15
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường” (theo niên khóa)

Không ủng hộ, bàng quan Ủng hộ

23.81% 14.29% 26.32% 21.71%


19.05%

23.68% 28.29%
42.86%

K57 trở về trước K58 K59 K60 K57 trở về trước K58 K59 K60

Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021


⮚Thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường có liên quan
mật thiết đến việc nâng cao nhận thức về môi trường” (theo niên khóa):
Chú thích: Tỉ lệ = Số SV khóa X (không) ủng hộ / Tổng số SV tất cả các khoa
(không) ủng hộ
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường
có liên quan mật thiết đến việc nâng cao nhận thức về môi trường”
(theo niên khóa)

Không ủng hộ, bàng quan Ủng hộ

20.00% 25.32% 20.89%


33.33%
13.33%
25.32% 28.48%
33.33%

K57 trở về trước K58 K59 K60 K57 trở về trước K58 K59 K60

Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021


Với kết quả sau khi thống kê và biểu đồ 2.3, biểu đồ 2.4 ta có thể thấy: Tỉ lệ
sinh viên không ủng hộ hay bàng quan với trách nhiệm cá nhân và sự liên quan
mật thiết của nhận thức đối với vấn đề bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu ở sinh
viên khóa 59 và 60. Điều này có thể lí giải do sinh viên khóa 59 và 60 chưa có
nhiều thời gian học tập trung tại trường do dịch bệch nên chưa cảm nhận được các
vấn đề liên quan đến môi trường tại Đại học Ngoại thương.

Trang | 16
Tỉ lệ sinh viên ủng hộ sự quan trọng trách nhiệm cá nhân và sự liên quan mật
thiết của nhận thức đối với vấn đề bảo vệ môi trường cao nhất ở khóa 58, đây là
các sinh viên năm thứ ba, có cơ hội học tập tại trường nhiều hơn và được tiếp xúc
xúc với các môn học hay các buổi hội thảo về môi trường nhiều hơn.
2.2.1.3. Đánh giá nhận thức bảo vệ môi trường theo khoa/viện trực thuộc
Thực hiện thống kê tần số cho biến định tính “niên khóa” với mẫu gồm 180
quan sát ta thu được:
● Các khoa ngôn ngữ thương mại: 26 quan sát, chiếm 14,44%.
● Khoa Kế toán – Kiểm toán: 22 quan sát, chiếm 12,22%.
● Khoa Kinh tế quốc tế: 30 quan sát, chiếm 16,67%.
● Khoa Luật: 25 quan sát, chiếm 13,89%
● Khoa Quản trị kinh doanh: 28 quan sát, chiếm 15,56%.
● Khoa Tài chính – Ngân hàng: 21 quan sát, chiếm 11,67%.
● Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế: 28 quan sát, chiếm 15,56%
⮚Thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường” (theo khoa/viện):
Chú thích: Tỉ lệ = Số SV khoa/viện X (không) ủng hộ / Tổng số SV tất cả các
khoa và viện (không) ủng hộ
Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường” (theo khoa/viện)

Không ủng hộ, bàng quan

20.00% 20.00%
4.00%
12.00%
12.00%

20.00% 12.00%

Các khoa ngôn ngữ thương mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Khoa Kinh tế quốc tế Khoa Luật
Khoa Quản trị kinh doanh Khoa Tài chính - Ngân hàng
Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Trang | 17
Ủng hộ

14.94% 13.64%
11.04% 13.64%

14.94%
17.53%
14.29%

Các khoa ngôn ngữ thương mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Khoa Kinh tế quốc tế Khoa Luật
Khoa Quản trị kinh doanh Khoa Tài chính - Ngân hàng
Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021

⮚Thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường có liên quan
mật thiết đến việc nâng cao nhận thức về môi trường” (theo giới tính):
Chú thích: Tỉ lệ = Số SV khoa/viện X (không) ủng hộ / Tổng số SV tất cả các
khoa và viện (không) ủng hộ
Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường
có liên quan mật thiết đến việc nâng cao nhận thức về môi trường”
(theo khoa/viện)

Không ủng hộ, bàng quan

11.11% 14.81%
11.11%
11.11%

18.52% 14.81%

18.52%

Các khoa ngôn ngữ thương mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Khoa Kinh tế quốc tế Khoa Luật
Khoa Quản trị kinh doanh Khoa Tài chính - Ngân hàng
Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Trang | 18
Ủng hộ

16.34% 14.38%

11.76% 12.42%

15.03% 16.99%

13.07%

Các khoa ngôn ngữ thương mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Khoa Kinh tế quốc tế Khoa Luật
Khoa Quản trị kinh doanh Khoa Tài chính - Ngân hàng
Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021


Qua các thống kê cho thấy, trách nhiệm và nhận thức đối với vấn đề môi
trường ở sinh viên các khoa Kinh tế quốc tế, Khoa Luật và Khoa Quản trị kinh
doanh nhìn chung cao hơn so với các khoa/viện còn lại. Lí giải cho điều này có thể
do các khoa Kinh tế quốc tế, Luật và Quản trị kinh doanh được học nhiều hơn các
môn học liên quan đến môi trường, luật về môi trường và quản trị liên quan đến
vấn đề về môi trường.
Bên cạnh đó, khoa Tài chính – Ngân hàng và khoa Kế toán – Kiểm toán lại
có tỉ lệ sinh viên ủng hộ cho tầm quan trọng của trách nhiệm và nhận thức đối với
vấn đề môi trường chưa được cao.
2.2.1.4. Đánh giá nhận thức bảo vệ môi trường theo kinh nghiệm tham gia
các chương trình giáo dục về môi trường
Thực hiện thống kê tần số cho biến định tính “kinh nghiệm tham gia tập
huấn về bảo vệ môi trường ” với mẫu gồm 180 quan sát ta thu được:
● Người chưa tham gia: 107 quan sát, chiếm 59,44%
● Người đã tham gia: 73 quan sát, chiếm 40,56%
⮚Thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất quan trọng trong
việc bảo vệ môi trường” (theo kinh nghiệm tham gia tập huấn về bảo vệ môi
trường):

Trang | 19
Chú thích: Tỉ lệ = Số SV (đã) chưa tham gia mà (không) ủng hộ / Tổng số
SV cả đã và chưa tham gia mà (không) ủng hộ
Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Trách nhiệm của mỗi cá nhân rất
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường” (theo kinh nghiệm tham gia)

Không ủng hộ, bàng quan Ủng hộ

33.33% 41.06%

58.94%
66.67%

Chưa tham gia Đã tham gia Chưa tham gia Đã tham gia

Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021


⮚Thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường có liên quan
mật thiết đến việc nâng cao nhận thức về môi trường” (theo kinh nghiệm tham
gia tập huấn về bảo vệ môi trường):
Chú thích: Tỉ lệ = Số SV (đã) chưa tham gia mà (không) ủng hộ / Tổng số
SV cả đã và chưa tham gia mà (không) ủng hộ
Biểu đồ 2.8. Tỉ lệ thái độ đối với việc “Giải pháp cho các vấn đề môi trường
có liên quan mật thiết đến việc nâng cao nhận thức về môi trường”
(theo kinh nghiệm tham gia)

Không ủng hộ, bàng quan Ủng hộ

12.50%
41.46%

58.54%
87.50%

Chưa tham gia Đã tham gia Chưa tham gia Đã tham gia

Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021


Kết quả thống kê khảo sát cho thấy, có tới 59,44% sinh viên chưa được tham
gia vào các buổi tập huấn liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Và chính vì vậy

Trang | 20
tỉ lệ của việc không ủng hộ hay đa số là bàng quan với môi trường của nhóm chưa
tham gia này khá cao so với nhóm đã tham gia.
Tuy nhiên, với nhóm đã tham gia các buổi tập huấn về vấn đề bảo vệ môi
trường lại có nhận thức cao hơn thể hiện qua tỉ lệ ủng hộ của nhóm này cao hơn so
với tỉ lệ không ủng hộ hay bàng quan. Điều này đặt ra vấn đề cho nhà trường trong
việc tăng cường tập huấn cho sinh viên về vấn đề bảo vệ môi trường.

2.2.2. Nghiên cứu thông qua phân tích định lượng


2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả
thuyết nghiên cứu. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc vào số
lượng biến, theo Hair và cộng sự (2014) cho rằng cỡ mẫu tối thiểu nên theo tỉ lệ
5:1 tức là 5 quan sát cho 1 thuộc tính. Số lượng biến (thuộc tính) đưa vào phân tích
nhân tố là 27 biến nên kích thước mẫu cần thiết tối thiểu là 135 quan sát (trong bài
là 180 quan sát). Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi có cấu trúc dùng thang
đo Likert 5 mức độ và được tạo trên Google Form gửi tới sinh viên trường Đại học
Ngoại thương. Dữ liệu được phân tích qua các bước như sau:
i) Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (đã có thực hiện ở 2.2.1);
ii) Đánh giá độ tin cậy của thang đo;
iii) Phân tích nhân tố khám phá (EFA);
iv) Phân tích mối tương quan giữa các thang đo;
v) Phân tích hồi quy kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
2.2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Bảng 2.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy và giá trị trung bình của thang đo
Hệ số Hệ số
Biến quan tương alpha
Nhân tố
sát quan biến nếu loại
tổng biến

Nhận thức về các vấn đề môi trường (NTMT): Cronbach’s Alpha = 0.733

Cần quan tâm đến sự sống của mình trong khi môi trường ô
NTMT1 0.587 0.621
nhiễm

Trang | 21
NTMT2 Con người đang lạm dụng các nguồn tài nguyên 0.531 0.683

Các nguồn năng lượng tự nhiên như mặt trời, gió, nước…
NTMT3 0.562 0.639
có thể cạn kiệt

Nhận thức về trách nhiệm cá nhân (NTTN): Cronbach’s Alpha = 0.906

Trách nhiệm cá nhân rất quan trọng trong việc bảo vệ môi
NTTN1 0.839 0.861
trường
Nếu chúng ta không thay đổi, sự suy thoái đất sẽ tăng lên
NTTN2 0.754 0.892
đến mức không thể hỗ trợ cho việc canh tác
Các vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ gia tăng nếu chúng ta vẫn
NTTN3 0.797 0.877
tiếp tục hoạt động như chúng ta đang làm bây giờ

NTTN4 Tôi muốn làm nhiều hơn để bảo vệ môi trường 0.786 0.880

Thái độ chung về các giải pháp môi trường (TDGP): Cronbach’s Alpha = 0.905

Là con người, chúng ta phải sống hòa hợp với thiên nhiên
TDGP1 0.912 0.829
nếu chúng ta muốn tồn tại
Giải pháp tối ưu cho các vấn đề môi trường phụ thuộc vào
TDGP2 0.902 0.834
sự thay đổi trong lối sống của chúng ta
TDGP3 Bảo vệ môi trường quan trọng hơn sự tăng trưởng kinh tế 0.789 0.879
Để đối phó với bất kỳ vấn đề nào chúng ta cần phải xem
TDGP4 0.574 0.951
xét đầu tiên là nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào
Nhận thức về các vấn đề môi trường quốc gia (NTQG):
Cronbach’s Alpha = 0.874
Có rất nhiều loài thực vật và động vật ở nước ta đang ở
NTQG1 0.839 0.744
trong tình trạng tuyệt chủng
Giải pháp cho các vấn đề môi trường có liên quan mật thiết
NTQG2 0.836 0.747
đến việc nâng cao nhận thức về môi trường
Các vấn đề môi trường là những ưu tiên nhất cần được giải
NTQG3 0.617 0.938
quyết
Thái độ đối với tái sử dụng và tái chế chất thải (TSDTC):
Cronbach’s Alpha = 0.782

Trang | 22
Chúng ta nên vứt các pin, chai... đã qua sử dụng vào thùng
TSDTC1 0.665 0.704
rác thích hợp
Chúng ta nên sử dụng cả hai mặt giấy trắng để hỗ trợ tái
TSDTC2 0.651 0.711
chế
TSDTC3 Có thể tuyên truyền cho mọi người về việc tái chế 0.508 0.764

TSDTC4 Tách riêng chất thải trong nhà tôi để tái chế 0.428 0.781

Khi rời khỏi phòng nên tắt các thiết bị điện không cần thiết
TSDTC5 0.558 0.742
để góp phần tiết kiệm năng lượng

Ý thức và hành vi môi trường (YTHV): Cronbach’s Alpha = 0.850

Vấn đề lãng phí nước khi sử dụng trong sinh hoạt hằng
YTHV1 0.603 0.833
ngày
Thích các sản phẩm không gây hại cho môi trường ngay cả
YTHV2 0.592 0.840
khi chúng đắt hơn
Làm việc như là một tình nguyện viên trong các dự án liên
YTHV3 0.720 0.803
quan đến môi trường
Cần thêm nhiều khóa học (diễn đàn) về môi trường ở
YTHV4 0.669 0.827
trường học để hiểu biết các vấn đề môi trường nhiều hơn
Muốn đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề liên quan
YTHV5 0.732 0.801
đến môi trường

Thái độ môi trường (TDMT): Cronbach’s Alpha = 0.636

Mua sản phẩm với giá cao hơn 20% nếu việc đó giúp bảo
TDMT1 0.415 0.791
vệ môi trường
TDMT2 Các vấn đề môi trường hiện nay không thể phớt lờ 0.485 0.261
TDMT3 Chính phủ cần quan tâm bảo vệ môi trường nhiều hơn 0.458 0.331

Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo của các nhân tố độc lập và phụ
thuộc được trình bày trong Bảng 2.1. Sau khi thực hiện phân tích độ tin cậy cho tất
cả các thang đo cho thấy tất cả các biến quan sát đủ độ tin cậy để thực hiện các
bước phân tích tiếp theo.

Trang | 23
2.2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EAF
Bảng 2.2. Phân tích nhân tố khám phá EAF
Hệ số KMO 0.857
Giá trị bình phương xấp xỉ 3954.356
Kiểm định Barlett df 351
Sig. 0.000
Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021
Bảng 2.2 trình bày kết quả phân tích EAF và cho thấy hệ số KMO đạt 0,857
(0.5 ≤ KMO ≤ 1). Do đó, thang đo 6 thành phần với 24 biến quan sát đạt độ tin cậy
và được phân vào từng nhóm. Ngoài ra, kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (Sig
Barlett’s Test đạt 0,000 < 0,05) chứng tỏ các biến có tương quan với nhau trong
nhân tố.
Với phương pháp rút trích phân tích thành phần chính và phép xoay Varimax
(Bảng 2.3.), có 6 nhân tố được rút trích ra từ 24 biến quan sát, điều này cho thấy 6
nhân tố rút trích đã giải thích được 60,083% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong
tổng thể quan sát/dữ liệu.
Bảng 2.3. Ma trận nhân tố xoay khi phân tích EFA – lần 2
Biến quan Nhân tố được rút trích
Thang đo
sát 1 2 3 4 5 6
NTMT1 0.5764
Nhận thức về các vấn
NTMT2 0.7298
đề môi trường
NTMT3 0.6109
NTTN1 0.8460
Nhận thức về trách NTTN2 0.7571
nhiệm cá nhân NTTN3 0.7787
NTMT4 0.8217
Nhận thức về các vấn NTQG1 0.8286
đề môi trường quốc NTQG2 0.8492
gia NTQG3 0.8334
TDGP1 0.8566
Thái độ chung về các
TDGP2 0.8488
giải pháp môi trường
TDGP3 0.7743

Trang | 24
TDGP4 0.5690
TSDTC1 0.7092
Thái độ đối với tái sử TSDTC2 0.6203
dụng và tái chế chất TSDTC3 0.6916
thải TSDTC4 0.5612
TSDTC5 0.6257
YTHV1 0.6637
YTHV2 0.6837
Ý thức và hành vi
YTHV3 0.7529
môi trường
YTHV4 0.7335
YTHV5 0.7408
Phương sai trích 60.083
Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2015
2.2.2.4. Phân tích tương quan giữa các thang đo
Bảng 2.4. Kết quả phân tích tương quan giữa các thang đo
NTTN YTHV TDGP NTQG NTMT TSDTC
NTTN 1.0000
YTHV 0.5351 1.0000
TDGP 0.4842 0.5609 1.0000
NTQG 0.4140 0.4435 0.5804 1.0000
NTMT 0.4460 0.5039 0.5264 0.3819 1.0000
TSDTC 0.5502 0.5000 0.5963 0.5744 0.4345 1.0000
Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021
Bảng 2.4 phân tích mối tương quan giữa 6 thành phần, kết quả cho thấy hệ
số tương quan đều < 0,8 nên hệ số tương quan có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% hay
các biến có tương quan. Hệ số tương quan giữa các biến đều nằm trong dải từ
0,3819 đến 0,5804 có nghĩa mức độ tương quan giữa 6 thành phần này không lớn.
2.2.2.5. Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 2.5. Kết quả phân tích hồi quy
TDMT Coef. Std.Err. t P>t
NTTN 0.1753951 0.0576104 3.04 0.003
YTHV 0.1219639 0.0552384 2.21 0.029
TDGP 0.1592527 0.0701536 2.27 0.024

Trang | 25
NTQG 0.1433328 0.0752981 1.90 0.039
NTMT 0.119016 0.0502394 2.37 0.019
TSDTC 0.2608545 0.0793027 3.29 0.001
_cons 1.377965 0.3003603 4.59 0.000
F (6, 173) 26.64
R-squared 0.4802
Adj R-squared 0.4622
Prob > F 0.0000
Nguồn: Nhóm thực hiện, tháng 11 năm 2021
Kết quả phân tích cho thấy với giá trị kiểm định F = 26,64, mức ý nghĩa
Prob>F = 0,0000 < 0,05 và R bình phương hiệu chỉnh là 0,4622, các biến độc lập
đưa vào mô hình giải thích được 46,22% sự thay đổi của biến phụ thuộc là nhận
thức của sinh viên trường đại học Ngoại thương về bảo vệ môi trường, còn lại là
ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Kết quả về hệ số hồi quy cho thấy tất cả các biến độc lập NTTN, YTHV,
TDGP, NTQG, NTMT, TSDTC có mức ý nghĩa P > 𝑡 bé hơn 0,05, chứng tỏ tất cả
các yếu tố đưa vào mô hình có sự tương quan với biến phụ thuộc với độ tin cậy
trên 95%. Tại mức ý nghĩa 5%, các biến có ảnh hưởng có ý nghĩa tới nhận thức
của sinh viên trường đại học Ngoại thương về bảo vệ môi trường là NTMT, NTQG,
TDGP, YTHV, NTTN và TSDTC với hệ số lần lượt là 0,119; 0,1433; 0,1593;
0,1219; 0,1754 và 0,2608. Ngoài ra tất cả các hệ số phóng đại phương sai VIF của
các biến đều có giá trị nhỏ hơn 2 nên không có hiện tương đa cộng tuyến xảy ra.
Như vậy, thông qua các kiểm định của mô hình hồi quy, nhận thức của sinh
viên trường đại học Ngoại Thương chịu ảnh hưởng bởi 6 yếu tố là: (1) Nhận thức
về các vấn đề môi trường (NTMT); (2) Nhận thức về các vấn đề môi trường quốc
gia (NTQG); (3) Thái độ chung về các giải pháp môi trường (TDMT); (4) Ý thức
và hành vi môi trường (YTHV); (5) Nhận thức về trách nhiệm cá nhân (NTTN); (6)
Thái độ đối với tái sử dụng và tái chế chất thải (TSDTC).
Trong đó, yếu tố có tác động mạnh nhất đến nhận thức của sinh viên FTU là
Thái độ đối với tái sử dụng và tái chế rác thải với hệ số Beta 0,2608; thứ hai là yếu
tố Nhận thức về trách nhiệm cá nhân với hệ số Beta 0,1754 và thứ ba là yếu tố
Thái độ chung về các giải pháp môi trường với hệ số Beta là 0,1593.
Trang | 26
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1. Đối với sinh viên
Theo kết quả nghiên cứu, trong phương trình hồi quy cho thấy nhân tố ảnh
hưởng mạnh nhất đến nhận thức của sinh viên trường đại học Ngoại thương là Thái
độ đối với tái sử dụng và tái chế rác thải; thứ hai là yếu tố Nhận thức về trách
nhiệm cá nhân và thứ ba là yếu tố Thái độ chung về các giải pháp môi trường. Như
vậy, muốn nâng cao nhận thức về môi trường của sinh viên Đại học Ngoại thương,
Sau đây là một số giải pháp đối với sinh viên mà nhóm thực hiện đề xuất như sau:
Một là, rèn luyện thói quen 3R – Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế và những
kỹ năng sống thân thiện với môi trường.
Một số gợi ý có thể kể đến cho sinh viên như:
● Hạn chế sử dụng hoặc tái sử dụng túi nilon: Sinh viên sử dụng túi nilon hàng
ngày để mang đồ tạp hóa về nhà hoặc giữ đồ mà mình đã mua tại cửa hàng. Túi
nhựa không thể phân hủy sinh học, có nghĩa là phải mất hàng trăm năm để chúng
phân hủy. Tái chế túi nilon cũ sẽ đảm bảo chúng được sử dụng lại trong các hoạt
động khác và không gây ô nhiễm môi trường. Sinh viên có thể sử dụng lại chúng
ở nhà hoặc làm hàng thủ công với chúng để hạn chế túi nilon được xả thải ra môi
trường.
● Tái sử dụng sách và tài liệu tham khảo không những tiết kiệm tài nguyên, tài
chính và ít tạo ra rác thải giấy, đồng thời đây còn là phương pháp giáo dục mọi
người trong việc tái sử dụng, tái chế và bảo vệ môi trường. Tặng sách là một ý
tưởng tuyệt vời. Bạn có thể mang sách đến thư viện hoặc ở những nơi làm thiện
nguyện hoặc qua mạng xã hội và tặng chúng cho những người thân thiết nhất với
bạn muốn đọc cuốn sách hoặc những người bạn muốn tặng chúng. Cái gì cũ đối
với người này có thể mới đối với người khác Những người khác sẽ có thể sử dụng
khi mà bạn không muốn nữa. Nếu bạn định vứt bỏ cuốn sách, sẽ tốt hơn nếu người
khác có thể tận dụng nó và đọc nó.

Trang | 27
● Tạo thói quen phân loại rác (rác tái chế và rác không thể tái chế; rác thải sinh
hoạt, công nghiệp và nguy hại), bỏ rác vào những nơi quy định của nhà trường góp
phần giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp
lý tài nguyên và môi trường, giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải
ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận
chuyển, xử lý.
● Tiết kiệm điện, nước: tắt khi không sử dụng; thường xuyên kiểm tra rò rỉ
nước; tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên, ngắt điện ổ cắm sau
giờ tan học.
● Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học. Lau bảng, dọn
dẹp mặt bàn học, ngăn bàn giúp môi trường học đường sạch sẽ hơn cũng như để
tránh trường hợp tìm được đồ đạc bỏ quên của sinh viên và đưa cho phòng Hội
sinh viên phòng việc có sinh viên thông báo mất đồ.
Hai là, Đối với nhóm sinh viên khu Ký túc xá, thực trạng môi trường chưa
được tốt khi sinh viên xả thải rác sinh hoạt khá nhiều. Để giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, sinh viên còn có thể mang theo túi vải khi đi chợ, hộp cá nhân đựng thức
ăn; có thùng riêng đựng thức ăn thừa, thu gom theo phòng theo tầng vào sáng hôm
sau và vận chuyển đến nơi xử lý rác, không để tình trạng thùng rác quá đầy tràn ra
ngoài ảnh hưởng đến cảnh quan và chất lượng môi trường. Mỗi cuối tuần, sinh
viên có thể vận động thành nhóm để cùng thực hiện việc nhặt rác ở những khu vực
quanh Ký túc xá và có thể là khuôn viên trường học. Các bạn sinh viên có thể tạo
ra một số sản phẩm có ích bằng những thành phần tái chế như: chậu trồng cây bằng
vỏ lon, chai nhựa, hộp quà từ giấy bìa,....
Ba là, Tích cực tham gia các hội thảo, hoạt động, phong trào tình nguyện
trong bảo vệ tài nguyên, môi trường do nhà trường hoặc các Câu lạc bộ về môi
trường, đội tuyên truyền trong trường tổ chức và ở nơi mình hoạt động như: tham
gia trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc, giữ gìn, phát triển các khu bảo tồn thiên
nhiên, tham gia vệ sinh môi trường và thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng.
Các hoạt động này nhằm phát huy vai trò tình nguyện, trách nhiệm của sinh viên
trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, Đoàn
Thanh niên, Hội Sinh viên cùng các Câu lạc bộ đã phát động nhiều phong trào,

Trang | 28
thực hiện nhiều hoạt động thiết thực qua một số sự kiện như: Đại học Ngoại thương
Act For Change, Đổi giấy lấy cây, Mùa hè xanh,...
Bốn là, Cần đưa ý thức Bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá,
xếp loại sinh viên.
Phát hiện, nêu gương, tạo được phong trào, nhân rộng các điển hình, khu vực,
mô hình, cách làm hay, tốt về môi trường; thúc đẩy các nhân tố tích cực về vấn đề
môi trường nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, sự tự hào về sinh viên Ngoại thương,
từ đó sinh viên học tập và giảm dần, thu hẹp đối tượng gây ô nhiễm, tác động xấu
lên môi trường. Nâng cao ý thức Bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong
những biện pháp quan trọng nhằm góp phần xây dựng môi trường học tập thân
thiện, sạch sẽ cũng như mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài để trở thành mục tiêu
phấn đấu của sinh viên. Sinh viên thông qua việc tham gia các sự kiện liên quan
đến môi trường sẽ nhận được chứng chỉ và công nhận được cộng điểm rèn luyện.
Năm là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn học hỏi kinh nghiệm về
bảo vệ môi trường bằng cách các Câu lạc bộ xây dựng nhiều cuộc thi về môi trường
hoặc chủ đề có liên quan đến môi trường, các cuộc thi Nghiên cứu khoa học sáng
tạo, Khởi nghiệp,… nhiều hơn nữa. Những cuộc thi sẽ là nơi cung cấp cho sinh
viên những kiến thức về môi trường một cách thiết thực hơn và sẽ giúp sinh viên
có sự hứng thú nhất định khi vừa có thể tham gia cuộc thi ngoại khóa nhằm nâng
cao kỹ năng mềm vừa có thể có cơ hội đạt được những giải thưởng có giá trị. Đây
có thể là cách tạo điều kiện kích thích cho sinh viên tìm tòi, giúp họ sử dụng môi
trường tiềm năng một cách sáng tạo, tận dụng khả năng của mình và nhận ra được
khả năng suy nghĩ độc lập của mình.
Sáu là, Phát huy sự sáng tạo, chủ động trong quá trình tự tìm hiểu cũng như
trau dồi kiến thức về vấn đề môi trường. Sinh viên cần ý thức được và tích cực
tham gia các cuộc thi Nghiên cứu khoa học hay cuộc thi Khởi nghiệp, Tìm hiểu xã
hội do các Câu lạc bộ trong trường Đại học Ngoại thương hoặc ngoài trường tổ
chức từ đó đóng góp được những giá trị quan trọng cho môi trường, kinh tế và xã
hội. Đối với sinh viên, việc gặp gỡ, thảo luận nhóm, trao đổi trực tiếp với giảng
viên hướng dẫn, tập hợp nhau để cùng hoàn thiện sản phẩm Nghiên cứu khoa học
của nhóm là những giá trị quý báu cho bản thân sinh viên và nhận thức môi trường

Trang | 29
của sinh viên có thể được nâng cao hơn. Những cuộc thi Khởi nghiệp hay những
cuộc thi về Xã hội là nơi các bạn sinh viên sẽ áp dụng những kiến thức kinh tế, xã
hội và môi trường để có thể đạt được giải thưởng giá trị.
Bảy là, tăng cường chất lượng thông tin về vấn đề môi trường trên các
phương tiện truyền thông của nhà trường hoặc các nền tảng truyền thông của các
câu lạc bộ trực thuộc Trường Đại học Ngoại thương. Cập nhật thông tin và kết quả
thực tế hiện tại để sinh viên tiếp nhận thông tin sẽ đánh giá được đúng thực trạng
môi trường hiện nay, nâng cao sự quan tâm cũng như làm nổi bật những hình ảnh
đẹp về sinh viên Ngoại thương. Dành nhiều thời gian hoàn thiện nội dung và nâng
cao chất lượng tranh ảnh minh họa để vấn đề môi trường được truyền tải trở nên
sống động hơn. Nội dung tin tức có thể là môi trường học đường tại trường Ngoại
thương, việc ô nhiễm không khí trong khu vực Chùa Láng, ô nhiễm nguồn nước ở
sông Tô Lịch, việc xả rác thải trong các ngõ sinh viên,... Cùng chung tay đoàn kết
xây dựng phát triển môi trường học đường tại Đại học Ngoại thương là một trong
những thông điệp quan trọng góp phần nâng cao ý thức của mỗi sinh viên về môi
trường cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài.
Tám là, tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè tham gia bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh
học. Ngoài tự giác ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường của bản thân, sinh
viên cần vận động mọi người xung quanh, tuyên truyền cho người thân hiểu biết
về thực trạng môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sống
thân thiện với môi trường, để từ những cá nhân góp phần mới giúp cho môi trường
được cải thiện và nền kinh tế, xã hội phát triển. Tổ chức giữ gìn vệ sinh chung,
quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, những cống rãnh chảy phải
có nắp đậy, không xả nước thải, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra những ao, hồ
không có rãnh thoát…
3.2. Đối với nhà trường
Trong khi chúng ta đa số đều có thể đồng ý rằng trách nhiệm cá nhân của
từng sinh viên là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, thì bên cạnh đó, các
tác động từ nhà trường cũng có tầm quan trọng không kém để có thể nâng cao ý
thức cá nhân của tập thể nhiều sinh viên.

Trang | 30
3.2.1. Trong công tác tuyên truyền
Nhà trường có thể xem xét phối hợp các cơ quan, tổ chức tuyên truyền bảo
vệ môi trường để xây dựng các biển báo, pano, áp phích, băng rôn hay tổ chức phát
thanh các nội dung truyền cảm hứng, khích lệ về bảo vệ môi trường. Đối với Đại
học Ngoại thương, với diện tích khiêm tốn, thì nếu đặt ở vị trí hợp lý, các biển báo
sẽ được đảm bảo luôn trong tầm mắt của sinh viên. Tuy nhiên hiện nay, với việc
dịch bệnh bùng phát, sinh viên không có cơ hội đến trường, nhà trường có thể thay
vào đó là đẩy mạnh việc đăng tải các bài viết với nội dung bảo vệ môi trường,
khuyến khích sinh viên chia sẻ và làm theo.
Các hội thảo về vấn đề môi trường cũng cần được nhà trường chú trọng thêm
khi mà có tới 60% sinh viên được khảo sát chưa từng tham gia một buổi học tập,
tuyên truyền hay tập huấn về bảo vệ môi trường. Trong khi trường ta cũng đã rất
nhiều những cuộc hội thảo về môi trường thì lượng sinh viên chú ý tới lại không
được cao. Nhà trường có thể đầu tư thêm về các cuộc hội thảo này, mở rộng kèm
nâng chất lượng việc quảng bá, tận dụng nhiều trang thông tin của trường để chia
sẻ, thu hút sự quan tâm của sinh viên.
Với đặc điểm của Đại học Ngoại thương là một môi trường nhiều những hoạt
động, nhà trường có thể hướng các sự kiện, phong trào trong trường tới các nội
dung liên quan tới bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện và phối hợp với các câu lạc
bộ, đặc biệt là câu lạc bộ môi trường của trường ta để tổ chức, kêu gọi sinh viên
tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc hoạt động tuyên truyền. Tổ chức
các chiến dịch tình nguyện về môi trường như: trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh,
tập huấn bảo vệ môi trường, các chương trình nước sạch,...

3.2.2. Trong công tác bảo vệ môi trường của nhà trường
Để có thể nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho sinh viên thì nhà trường
cũng cần làm thật nghiêm túc các công tác bảo vệ môi trường, làm một tấm gương
cho sinh viên noi theo, học tập theo, cũng như tạo nên một nề nếp giữ gìn môi
trường trong nhà trường.
Nâng cao ý thức kèm giám sát các hành vi bảo vệ môi trường từ các cán bộ
giảng viên đến từng sinh viên khi ở trong khuôn viên nhà trường cũng có thể được
thực hiện. Các cán bộ giáo viên tiếp tục bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về môi
Trang | 31
trường nhằm nâng cao khả năng đưa các kiến thức này vào giảng dạy cũng như
truyền cảm hứng cho sinh viên. Kiểm tra, giám sát nghiêm chỉnh về việc giữ vệ
sinh, tiết kiệm năng lượng trong nhà trường, đưa ra các hình thức xử lý hợp lý đối
với từng mức độ của các hành vi vi phạm.

3.2.3. Trong công tác đào tạo


Hiện nay trường ta đã có những môn học liên quan đến môi trường, tuy nhiên
với việc hệ thống giáo dục là khác nhau ở từng khoa, có những khoa sẽ ít được đào
tạo các kiến thức về môi trường hơn. Nhà trường có thể tổ chức thêm các môn học
khác về môi trường, hoặc, lồng ghép các kiến thức liên quan tới môi trường vào
các môn học đang sẵn có, đưa ra các mối liên hệ giữa kiến thức môn học và kiến
thức môi trường.
Thêm vào đó, có thể phối hợp với các cán bộ giảng viên để hướng sinh viên
tham gia nghiên cứu về các đề tài có liên quan tới môi trường, tạo điều kiện để
sinh viên thực tập tốt nghiệp về các nội dung liên quan tới môi trường. Từ đó, sinh
viên được thêm cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề môi trường, về sự tác
động giữa kinh tế với môi trường, dẫn đến sự tích cực, chủ động trong việc nâng
cao kiến thức và ý thức của bản thân trong việc bảo vệ môi trường.
Nhà trường cũng có thể nghiên cứu, đưa ra hệ thống đánh giá, khen thưởng
cho sinh viên về ý thức bảo vệ môi trường. Có thể cập nhật tích hợp điều này với
hệ thống đánh giá rèn luyện hiện hành của trường ta, hoặc có thể xem xét việc tạo
ra một hệ thống đánh giá riêng để có thể tác động mạnh hơn đến sinh viên. Đưa ra
các hình thức khen thưởng hợp lý cho sinh viên có biểu hiện ý thức môi trường
cao sẽ là một nguồn động lực tốt giúp sinh viên hoàn thành tốt các công tác bảo vệ
môi trường.

3.2.4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng


Nhà trường tiếp tục đầu tư thêm các chi phí về cơ sở hạ tầng, các chi phí vệ
sinh, nâng cấp, tân trang các cơ sở vật chất đã cũ kỹ, lỗi thời. Xây dựng trường
lớp, phòng học sạch đẹp. Đặt thêm thùng rác các vị trí còn cần thiết, trồng thêm
cây xanh trong khuôn viên trường. Lắp đặt các máy lọc nước và cung cấp nước
uống sạch miễn phí và phải đảm bảo vệ sinh để giảm thiểu rác thải từ vỏ lon, vỏ

Trang | 32
chai của các loại nước uống đóng chai từ các máy bán nước tự động trong trường.
Ngoài ra có thể sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường như cốc giấy,
ống hút giấy, chai lọ có thể tái chế cho các máy bán nước (ví dụ như máy pha cafe
tự động ở sảnh nhà A) hoặc canteen của trường. Từ đó, tạo nên cảnh quan cho môi
trường học tập và giảng dạy xanh, sạch, đẹp, đảm bảo sức khỏe của các cán bộ
giảng viên cũng như sinh viên, giúp sinh viên được nâng cao trải nghiệm và tiêu
chuẩn về việc vệ sinh môi trường.
Việc nâng cấp, sử dụng các thiết bị, công nghệ mới, hiện đại giúp tiết kiệm
năng lượng (VD: sử dụng đèn led chiếu sáng, quạt và điều hòa tiết kiệm điện
năng…), bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm. Liên tục cập nhật, làm mới
thông tin về các loại trang thiết bị tiên tiến bảo vệ môi trường, để có thể cân nhắc
triển khai nâng cấp, thay thế thiết bị cũ khi có khả năng. Từ đó giúp sinh viên và
nhà trường có một cái nhìn tích cực, hiện đại hơn về bảo vệ môi trường.

Trang | 33
KẾT LUẬN

Bảo vệ môi trường trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một thách
thức bởi điều đó sẽ đánh đổi bằng những giá trị kinh tế mà không một quốc gia
nào mong muốn điều đó xảy ra. Tuy nhiên, khi những biến đổi khí hậu đang diễn
biến ngày càng phức tạp và ảnh hưởng lên sức khỏe đời sống của công dân, các
nhà lãnh đạo phải hành động vì ích lợi của người dân. Sinh viên là công dân trẻ
khỏe, có trí tuệ và có những sáng kiến dám làm để đổi thay đất nước.
Thay đổi vĩ mô thôi là chưa đủ, chính bản thân mỗi người dân cũng phải có
trách nhiệm khi lượng rác thải tiêu dùng trên biển đa phần là bắt nguồn từ sinh
hoạt hàng ngày. Bởi vậy mà nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ hôm nay là thắp
sáng một ngọn lửa cho mai sau.
Với tư cách là một sinh viên kinh tế từ một trường đại học nổi tiếng với sự
năng động và không ngại thay đổi. Sinh viên Đại học Ngoại thương nên là những
sinh viên tiên phong cho những hành động thiết thực bảo vệ môi trường và tạo sức
ảnh hưởng cho những sinh viên đồng trang lứa.

Trang | 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aijun Liu, Maurice Osewe, Huixin Wang, and Hang Xiong (2020), Rural
Residents’ Awareness of Environmental Protection and Waste Classification
Behavior in Jiangsu, China: An Empirical Analysis.
Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia 2016-2020, Bộ tài nguyên và môi trường.
Lê Ngọc Thùy Trâm (2018), Đánh giá hiện trạng sử dụng túi nilon cúa sinh viên
tại trường Đại học công nghệ TP.HCM (HUTECH) và đề xuất giải pháp thay đổi
nhận thức tạo thói quen sử dụng túi nilon tiết kiệm.
Nguyễn Quang, Lê Thị Ngân,Hỏi – Đáp về công tác bảo vệ môi trương ở cơ sở
(NXB Chính trị quốc gia – Sự thật 2011)
Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường ( NXB Hà Nội 2003).
Phạm Kim Oanh (2021), Môi trường sống là gì?
Shin Jocelyne Chin, Laura De Pretto, Vivek Thuppil, Matthew J. Ashfold (2019),
Public awareness and support for environmental protection - A focus on air
pollution in peninsular Malaysia.
Trang thông tin điện tử Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang (2018), Thực trạng ô
nhiễm môi trường ở Việt Nam và các giải pháp khắc phục.
Tạ Ngọc Thảo (2014), Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trần Văn Chánh (2016), Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam: thực
trạng và giải pháp.
UNICEF Việt Nam/Phạm Thái Hồng Vân (2021), Thanh niên Việt Nam hoạt động
về môi trường giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa tại sông Mê Kông.

Trang | 35

You might also like