Academia.eduAcademia.edu
CHƯƠNG I: Tổng quan về 1 số công nghệ rải bê tông hiện nay: Trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, vai trò của các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà ở, đường xá, các khu vui chơi, giải trí, công trình xây dựng phục vụ cho các hoạt động sản xuất,... rất được chú trọng. Muốn đất nước phát triển ngoài việc đầu tư vào sự giáo dục phát triển chất xám thì yếu tố về cơ sở hạ tầng cũng được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là các công trình công cộng như hệ thống đường xá. Một đất nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta luôn quan tâm và phát triển hệ thống giao thông, đường xá để đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn. Muốn xây được công trình to lớn thì không chỉ cần chất xám của toàn dân tộc mà còn cần những trang thiết bị vật tư hiện đại. Trong đồ án tốt nghiệp của chúng em, muốn đề cập về cách chế tạo những đường ống bê tông nằm dưới bề mặt của 1 xã hội văn minh, phát triển Các công nghệ rải, đổ bê tông ngày càng được tối ưu hóa cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đơn cử đơn giản nhất khi xây những ngôi nhà ta sẽ quan sát được hình ảnh máy trộn bê tông mini Hoặc tòa nhà đồ sộ thì có những chiếc xe ben trộn bê tông, bê tông được bơm thủy lực qua đường ống: Bê tông tươi được bơm bằng các máy bơm: Các công trình mặt đường thi công bằng xi măng được dùng các máy rải với công suất lớn, tiết kiệm thời gian và công sức, đáp ứng được như cầu cơ giới hóa thi công trải đường bê tông ở Việt Nam 1.2 Công nghệ chế tạo đường ống bê tông: Với các đường ống bê tông như hiện nay đa dạng về kích thước, khối lượng cũng như hình dáng thì có những công nghệ chế tạo riêng, sau đây chúng em xin được điểm qua vài cách chế tạo điển hình: Máy đúc bê tông kiểu rung ép: Máy quay ép ống cống: Công nghệ rung ép quay hai chiều ngày càng được ưa chuộng, và dần dần thay thế công nghệ ly tâm truyền thống trong sản xuất ống cống. Mẫu máy quay ép cống rất phổ biến vì nó có thể giúp bạn sản xuất cống bê tông một cách rất hiệu quả. Mẫu máy quay ép cống được trang bị hệ thống quay nén lõi hai chiều độc quyền, và được dùng để sản xuất ống cống bê tông tròn với chất lượng rất cao và ổn định, cùng với độ gắn kết bê tông cốt thép và độ nén chặt cao. Ưu điểm Thiết kế khung máy độc đáo cho phép cấp liệu từ mọi hướng Thân thiện với người sử dụng, dễ dàng bảo dưỡng định kỳ, thay khuôn nhanh chóng, vệ sinh máy cũng nhanh hơn bởi vì có ít bê tong rơi vãi hơn. Vỏ bọc hầm bằng sắt giúp lắp đặt nhanh hơn. Cho ra các cống bê tông với độ bám dính tuyệt vời giữa bê tông và cốt thép, độ nén của bê tông cao và ngoại hình của cống rất đẹp. Máy hoạt động ổn định, sản phẩm đồng đều về chiều dài, khớp nối chính xác và chất lượng rất cao. Đúc ống bê tông bằng công nghệ cán trục treo: Giới thiệu về chung về máy cẩu trục: Định nghĩa: Cầu trục là một loại máy trục có kết cấu giống một chiếc cầu có bánh xe lăn trên đường ray chuyên dùng, nên được gọi là cầu lăn. Công dụng: Nó được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết các ngành kinh tế quốc phòng để nâng chuyển vật nặng trong các phân xưởng, nhà kho, cũng có thể được dùng để xếp dỡ hàng tại các bế cảng, lắp ráp các thiết bị công nghiệp lớn. Cầu trục có thể được trang bị móc câu, cơ cấu nam châm điện hoặc gầu ngoạm tùy theo tính chất, hình dạng và tải trọng của vật nặng. Phân loại cầu trục: Theo hình dạng kết cấu thép người ta chia ra làm hai loại: Cầu trục 1 dầm: Cầu trục 2 dầm: Cấu tạo chung gốm: - Cơ cấu di chuyển - Cơ cấu nâng - Dầm, dàn cầu Cơ cấu di chuyển: Cơ cấu di chuyển xe con: di chuyển theo phương dọc trục dầm cầu Cơ cấu di chuyển trên ray: di chuyển dầm cầu theo phương dọc trục ray - Cầu trục sử dụng cơ cấu di chuyển trên ray đối với cầu trục 1 dầm, 2 dầm và di chuyển palang đối với cầu trục treo. - Cấu tạo gồm một hoặc một cụm bánh xe được dẫn động bằng động cơ thông qua 1 hệ thống truyền động cơ khí như hộp giảm tốc. Khớp nối - Cách thức dẫn động: dẫn động chung, dẫn động riêng. Dẫn động chung: động cơ là nguồn dẫn động chung, momen xoắn được truyển qua hộp giảm tốc và sau đó đến các bánh xe, nhờ trục truyền động. Tùy vào khẩu độ mà có thể dùng sơ đồ truyền động với trục quay nhanh hoặc quay chậm. + Đối với cầu trục có khẩu độ nhỏ: trục quay chậm + Đối với cầu trục có khẩu độ lớn: trục quay nhanh Dẫn động chung thường được áp dụng cho cầu trục khẩu độ nhỏ. Dẫn động riêng: gồm các cụm riêng biệt ở một hoặc hai bên đường ray. Mỗi cụm đều có động cơ và hộp giảm tốc riêng. Trong cơ cấu dẫn động riêng, động cơ có thể bố trí dọc hoặc ngang so với đường trục ray... thường được áp dụng cho cầu trục khẩu độ lớn. Cơ cấu nâng: Cơ cấu nâng dùng để nâng vật nặng theo phương thẳng đứng. Theo cách truyền lực theo phần chuyển động phân ra - Cơ cấu nâng là tời cáp hoặc tời xích với tang cuốn, đĩa xích hoặc puli ma sát - Cơ cấu nâng với truyền động thanh răng, truyền động vít. - Cơ cấu nâng hạ nhờ xi lanh thủy lực. Cơ cấu nâng quan trọng và được dùng phổ biến là cơ cấu nâng với tời cáp: - Cấu tạo chung của cơ cấu nâng này gồm tời cáp với puli đổi hướng, palang cáp cùng thiết bị mang vật. Dầm, dàn cầu: Là kết cấu chịu lực của cầu trục, được chế tạo dưới dạng hộp hoặc dàn không gian. Dầm dàn không gian tuy nhẹ hơn dầm giàn hộp song khó chế tạo và thường dùng cho cầu trục có tải trọng nâng và khẩu độ lớn. Dầm cầu có các bánh xe tựa trên ray, ray đặt trên các vai cột. Cầu trục 1 dầm: Phân loại: Cầu trục dẫn động bằng 2 động cơ gồm 2 loại - Cầu trục tựa - Cầu trục treo Cấu tạo: Phần kết cấu thép của cầu trục gồm: - Dầm cầu 1 có 2 đầu tựa lên các dầm cuối với các bánh xe di chuyển dọc theo ray đặt trên vai cột của nhà xưởng. - Phía trên dầm chữ I là dàn thép đặt trong mặt phẳng ngang cảu dầm. - Pa lăng điện có thể chạy dọc theo các cánh thép phía dưới của dầm chữ I nhờ cơ cấu di chuyển pa lăng. - Cabin điều khiển được treo vào phần kết cấu chịu lực của cầu trục> Nguyên lý: Với trục truyền quay chậm gồm động cơ điện và hộp giảm tốc, đoạn trục truyền nối với nhau và nối với trục ra của hộp giảm tốc bằng các khớp nối. Trục truyền tựa lên các gối đỡ bằng các ổ bi. Do phải truyền mô men xoắn lớn nên trục truyền, khớp nối và ổ bi có kích thước rất lớn. Đặc biệt khi cầu trục có tải trọng nâng và khẩu độ dầm lớn. Các đoạn trục truyền có thể là trục đặc hoặc rỗng. So với trục đặc tương đương, trục rỗng có trọng lượng nhỏ hơn 15% - 20%. Cơ cấu di chuyển dẫn động chung với trục truyền quay trung bình: Có trục truyền chuyển động đến bánh xe di chuyển cầu trục qua cặp bánh răng hở, dẫn đến momen xoắn trên trục truyền nhỏ hơn so với trục chuyền chậm. Cơ cấu di chuyển dẫn động chung với trục truyền quay nhanh: Có trục truyền 2 được nối trực tiếp với ổ trục động cơ, vì vậy nó có đường kính nhỏ hơn 2-3 lần và trọng lượng nhỏ hơn 4-6 lần so với trục truyền quay chậm. Tuy vậy, do quay nhanh đòi hỏi chế tạo chính xác. Ưu nhược điểm: - Ưu điểm: dầm cầu trục dài hơn do đó có thể phục vụ ở cả phần rìa mép của nhà xưởng. - Nhược điểm: chiều cao nâng thấp hơn Phạm vi áp dụng: Các phân xưởng, nhà kho để nâng hạ, vận chuyển hàng hóa với lượng lớn. Cầu trục 2 dầm: Cấu tạo: - cabin điều khiển - Các đường ray - Các bánh xe di chuyển - Các dầm cuối - Cáp điện - Cơ cấu nâng phụ - Cơ cấu nâng - Dây cáp - Xe con - Sàn chính - Dầm chính - Cơ cấu di chuyển xe con - Cơ cấu di chuyển cầu trục Nguyên lý hoạt động: Hai đầu của các dầm chính được liên kết cứng với các dầm cuối tạo thành một khung cứng đảm bảo độ cứng theo cả phương đứng và phương ngang. Trên dầm cuối lắp các bánh xe di chuyển chạy trên ray đặt dọc theo sàn nhà xưởng trên các vai cột. Khoảng cách theo phương ngang giữa tâm các ray được gọi là khẩu độ cảu cầu trục. Xe con chạy dọc theo các đường ray trên dầm chính. Trên xe con đặt cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển xe con. Tùy theo công dụng của cầu trục mà trên xe con có 1 hoặc 2 cơ cấu nâng. Trường hợp có 2 cơ cấu nâng thì 1 cơ cấu nâng chính và 1 cơ cấu nâng phụ có tải trọng nhỏ hơn. Cơ cấu di chuyển được đặt trên kết cấu dầm cầu. Nguồn điện cung cấp cho động cơ của các cơ cấu được lấy từ đường điện chạy dọc theo nhà xưởng và sàn dùng để phục vụ cho việc kiểm tra bảo trì điện. Ngoài ra trên phần kết cấu thép của cầu trục còn có phần sàn đứng với lan can để có thể đi lại được khi kiểm tra bảo trì sửa chữa. Các thông số : Dầm chính của cầu trục hai dầm được chế tạo dưới dạng hộp hoặc dàn không gian. Dầm dàn nhẹ hơn dầm hộp, song khó chế tạo và thưởng chỉ dùng cho cầu trục có tải trọng nâng và khẩu độ lớn. Dầm cuối của cầu trục này thường được làm dưới dạng hộp. Được liên kết với dầm chính bằng bulong. Cơ cấu di chuyển cầu trục có thể thực hiện hai phương án: dẫn động chung và dẫn động riêng. Phương án dẫn động chung động cơ dẫn động được đặt ở khoảng giữa dầm cầu và chuyển động tới các bánh xe chủ động ở hai bên ray nhờ các trục truyền có thể là trục quay chậm, quay nhanh và quay trung bình. Phương án dẫn động riêng mỗi bánh xe hoặc cụm bánh xe chủ động được trang bị một cơ cấu dẫn động Cơ cấu di chuyển dẫn động riêng gồm hai cơ cấu như nhau dẫn động cho bánh xe chủ động ở mỗi bên ray riêng biệt, công suất mỗi động cơ thường lấy bằng 60% tổng công suất. Ưu nhược, điểm: - Nhược điểm: có sự xô lệch dầm cầu khi di chuyển do lực cản của hai bên ray không đều. - Ưu điểm: gọn nhẹ, dễ lắp đặt sử dụng và bảo dưỡng mà ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong những cầu trục có khẩu độ trên 15m. Phạm vi sử dụng: Được sử dụng rộng rãi trong công tác xây dựng, nhưng chủ yếu được dùng để nâng và vận chuyển các vật liệu xây dựng trong các nhà máy sản xuất. Tổng quan về máy cẩu trục rải bê tông: Nhờ vào các ưu điểm của máy cẩu trục và nhu cầu quan trọng áp dụng công nghệ kỹ thuật vào chế tạo các hình dạng ống bê tông, nhóm chúng em xin được lấy đề tài chế tạo máy cẩu trục rải bê tông dựa trên máy tham khảo được sản xuất tại xưởng Công ty cổ phần máy CNC Hà Nội. (chèn hình ảnh chụp trục tiếp của máy) Mẫu mã của các đường ống bê tông rất đa dạng từ hình hộp, hình ống, cho đến hình oral... để cải tiến phương pháp truyền thống lao động chân tay thì Công ty cổ phần CNC Hà Nội đã cải tiến máy cẩu trục chỉ được biết đến việc nâng chuyển, nay trở thành 1 công cụ hữu ích gia tăng năng suất và chất lượng cho những đơn vị sản xuất ống bê tông. Với năng suất vượt trội và hạn chế sức lao động của con người, thay bằng máy móc đã giúp đáng kể vào lợi nhuận kinh tể cho các đơn vị đặt mua, trực tiếp góp phần vào phát triển đất nước. Khuôn cốt pha, cốt thép của đường ống được dựng sẵn dưới bệ máy, bê tông được rót từ trên cao bằng dây truyền tự động hoặc có thể điều khiển bằng tay tùy nhu cầu của người sử dụng. Với kích thước hành trình lớn có thể rải liên tục trong thời gian dài tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí bỏ ra. Tuy có những ưu điểm vượt trội, thì máy cũng có 1 vài nhược điểm như cần thời gian để cấp bê tông tươi rót vào phễu chứa CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TỔNG THỂ MÁY RẢI BÊ TÔNG 2.1 Đặc điểm yêu cầu kĩ thuật chung: 1) Để tiêu chuẩn hóa cho việc rải bê tông cho hàng loạt các khuôn sẵn của đường ống ta quy chuẩn kích thước hành trình cho máy theo: - Phương X = 4150 mm - Phương Y = 5000 mm 2) Thể tích phễu chứa vật liệu: V = 4 m3 3) Tốc độ xe rải: - X max = 10 m/phút - X min = 5 m/phút - Y max = 10 m/phút - Y min = 5 m/phút 4) Quỹ đạo phễu rải: đường hình vuông, tròn, elip 5) Đặc điểm vật liệu tải: bê tông độ sụt thấp 6) tốc độ băng tải vô cấp: 40 m/phút đến 70 m/phút ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 11