You are on page 1of 59

BÀI DỰ THI

“TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH VÀ TRUYỀN THỐNG


CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN THANH HÓA” NĂM 2020

Câu 1: Ai là người được Xứ ủy Bắc Kì giao chỉ đạo việc thành lập Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa? Những đóng góp to lớn của người chiến sĩ cách mạng
trung kiên ấy đối với sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa năm 1930?
Bài làm:

1.1 Người được Xứ ủy Bắc Kì giao chỉ đạo việc thành lập Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa là chiến sĩ Nguyễn Doãn Chấp.

1.2 Những đóng góp to lớn của ông với sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa năm 1930:

Theo cuốn hồi ký cách mạng của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp ghi lại,
trong cuộc đời cách mạng sôi nổi của mình, điều sâu sắc khó quên mà cũng đáng
tự hào nhất là giữ cương vị đặc phái viên của Xứ ủy Bắc Kỳ được cử về tỉnh nhà
để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt: thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Đó là vào
khoảng cuối năm 1929, đồng chí được chuyển từ cán bộ Thanh niên cách mạng
đồng chí hội sang đảng viên đảng cộng sản.

Ngày 25/6/1930, tại nhà đồng chí Lê Oanh Kiều, chi bộ cơ sở đầu tiên của
tỉnh Thanh Hóa đã được thành lập dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn
Chấp, đại hội đã bầu đồng chí Lê Thế Long làm Bí thư chi bộ.

Đến tháng 7/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp về khu vực Thiệu Hóa
tuyên truyền vận động kết nạp được 4 đồng chí vào Đảng. Ngày 10/7/1930 tại
làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, Đại hội chi bộ Thiệu Hóa tiến hành và bầu đồng
chí Vương Xuân Cát làm Bí thư chi bộ.

Ở huyện Thọ Xuân, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã lựa chọn kết nạp
được 7 đồng chí vào Đảng. Ngày 22/7/1930, tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập,

1
đồng chí tuyên bố thành lập chi bộ Thọ Xuân và cử đồng chí Lê Văn Sỹ làm Bí
thư chi bộ.

Với số lượng đảng viên của 3 chi bộ và trước yêu cầu phát triển của
phong trào cách mạng trong tỉnh, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp quyết định tổ
chức hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Ngày 29/7/1930, 11 đại biểu
của cả 3 chi bộ tiến hành hội nghị tại nhà đồng chí Lê Văn Sỹ ở làng Yên
Trường, xã Thọ Lập, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã tuyên
bố thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và cử ban chấp hành gồm 3 đồng chí: Lê
Thế Long, Vương Xuân Cát và Lê Văn Sỹ. Đồng chí Lê Thế Long được bầu làm
Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Thanh Hóa. Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh đã
đề ra một số nhiệm vụ quan trọng trước mắt đó là xây dựng Đảng, xây dựng tổ
chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, phát hành tờ báo “Tiến lên”.

Sau thời gian này, quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn
Doãn Chấp càng sôi nổi hơn. Cuối năm 1931, đồng chí bị địch bắt, bị giam cầm
ở Hỏa Lò rồi đày ra Côn Đảo, kẻ thù dùng mọi thủ đoạn tra tấn hèn hạ, dã man
nhưng không thể nào khuất phục được đồng chí. Ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt
động cách mạng và được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Năm 1955 đồng chí
được điều về làm công tác Đảng ở Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến năm 1964
thì về nghỉ hưu. Đồng chí bị suy tim độ 3 và mất ở tuổi 71.

2
Câu 2: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó.Tiếng
Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự
đến đó”. Em hãy nêu những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) đáng khen ngợi,
biểu dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Thanh Hóa lần
thứ 2 (1957).
Bài làm:

“Chín năm làm một Điện Biên


Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
(Tố Hữu)
Năm tháng trôi qua, những sự kiện lịch sử khi nào rồi cũng sẽ trở thành
quá khứ. Nhưng chúng sẽ không bao giờ tan biến khỏi trái tim những con người
đã từng chứng kiến, từng sống trong những sự kiện lịch sử ấy. Chiến dịch Điện
Biên Phủ năm nào cũng vậy, nó sẽ là sự kiện chẳng bao giờ quên được. Một sự
kiện mà đau thương có, mất mát có,huy hoàng có và cùng với đó là rất nhiều
những cung bậc cảm xúc khác. Còn đối với người Thanh Hóa, nhắc đến chiến
dịch Điện Biên Phủ ròng rã chín năm trời kia còn có cảm xúc vinh dự nũa.
Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp mở đầu cuộc tái xâm lược nước ta bằng
việc nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, sau đó đánh chiếm miền Trung và Nam bộ.
Đến ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến bùng nổ trên phạm vi cả nước. Thanh
Hóa không nằm trong khu vực chiến sự nổ ra sau ngày toàn quốc kháng chiến,
nhưng với vị thế của mình, Thanh Hóa đã thể hiện vai trò quan trọng của một
tỉnh vừa là vùng tự do, vừa là hậu phương và có lúc trở thành tiền tuyến. Để bảo
vệ chính quyền cách mạng và chuẩn bị kháng chiến, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tăng
cường chỉ đạo công tác quân sự - một trong những nhiệm vụ cấp thiết thời kỳ
này. Chi đội mang tên Đinh Công Tráng gồm 1.500 chiến sĩ được thành lập, đây
là đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh và là đơn vị nòng cốt để xây dựng
các tổ chức vũ trang ở các huyện, thị trong tỉnh. Chính quyền các cấp cũng chú
trọng xây dựng lực lượng dân quân du kích, tự vệ, bộ đội tập trung, các đơn vị
công an nhân dân, các đội trinh sát, lực lượng an ninh bí mật, sẵn sàng phối hợp
với đơn vị chủ lực và nhân dân để đánh địch. Cùng với xây dựng lực lượng vũ

3
trang, cử các đơn vị lên đường Nam tiến, Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính đã phát
động phong trào thi đua tăng gia sản xuất để tự túc lương thực và cung cấp cho
kháng chiến.
Từ tháng 4 đến tháng 8-1947, giặc Pháp đẩy mạnh các hoạt động quân sự,
phá rối vùng ven biển và chiếm đóng một số điểm xung yếu khu vực miền Tây
Thanh Hóa. Tàu chiến của địch thả các toán biệt kích vào Diêm Phố (Hậu Lộc),
Lạch Trường (Hoằng Hóa), Ba Làng (Tĩnh Gia), đốt phá và cướp bóc tài sản của
nhân dân. Máy bay địch ném bom ở Vạn Hà (Thiệu Hóa), đập Bái Thượng (Thọ
Xuân). Ở miền núi, giặc Pháp từ miền Thượng Lào cho nhiều toán quân theo
sông Mã, sông Luồng, sông Lò tiến sâu vào Quan Hóa. Ở phía Tây Nam, địch
kéo quân từ Sầm Nưa (tỉnh Hủa Phăn - Lào) tràn vào chiếm đóng xã Yên
Khương (Lang Chánh) và xã Bát Mọt (Thường Xuân), lập nên hành lang Đông
Tây với âm mưu chia cắt miền Tây với nội địa Thanh Hóa, tổ chức các phái
đảng phản động, mưu đồ lập xứ Mường tự trị. Chống trả lại quân địch, các đại
đội độc lập của Trung đoàn 77 và 2 đại đội Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao phối
hợp với dân quân các huyện miền núi tổ chức chiến đấu tiêu diệt quân địch, đập
tan hành lang Đông Tây, xóa sổ các tổ chức phản động tay sai của giặc Pháp.
Cùng với thắng lợi của quân dân miền Tây, quân dân các huyện ven biển đã đập
tan các cuộc càn quét của địch, buộc chúng phải lên tàu rút chạy. Công an, bộ
đội, quân dân các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh
Gia đập tan các tổ chức phản động, ngăn chặn kịp thời vụ bạo loạn của chúng ở
Mậu Thôn (Nông Cống), bắt sống nhiều tên phản động.
Cuối năm 1948, thực dân Pháp tăng cường thêm lực lượng chiếm đóng
miền Tây Thanh Hóa, lập nên phòng tuyến sông Mã, tiếp tục bao vây, tấn công
nội địa và xây dựng các tổ chức phản động như “Liên bang Bắc Thái Trung
Việt”, “Quân đội Thái tự do”... Chúng tiếp tục cho quân chiếm đóng và đổ bộ
càn quét các huyện ven biển, cho tàu chiến, máy bay bắn phá các khu dân cư,
phá hoại kinh tế. Hoạt động phá hoại toàn diện của kẻ thù tạo ra không ít khó
khăn đối với việc xây dựng, bảo vệ căn cứ hậu phương Thanh Hóa. Nhưng với
quyết tâm tất cả cho sự nghiệp “kháng chiến kiến quốc” thắng lợi, dưới sự lãnh
4
đạo của Đảng bộ, toàn quân, toàn dân Thanh Hóa vừa sản xuất, vừa chiến đấu,
đóng góp cho kháng chiến. Đầu năm 1951, thực hiện chỉ thị của Liên khu IV,
Thanh Hóa đã vận chuyển 5.000 tấn gạo phục vụ chiến dịch Trung Du và 3.000
tấn gạo để dân công có lương thực ăn khi làm nhiệm vụ. Cuối năm 1951, phục
vụ chiến dịch Hòa Bình, Thanh Hóa đã huy động gần 30 vạn dân công ngắn hạn
và dài hạn vận chuyển vũ khí và tải thương... Trong những năm 1952-1954,
nhận thấy Thanh Hóa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp sức
người, sức của cho các chiến trường, thực dân Pháp tập trung mọi lực lượng
đánh phá Thanh Hóa từ nhiều hướng nhằm ngăn chặn các con đường tiếp viện.
Với quyết tâm bảo vệ vững chắc hậu phương Thanh Hóa, Tỉnh ủy đã tổ chức hội
nghị đánh giá tình hình và đề ra kế hoạch bảo vệ hậu phương lớn.
Trong hầu hết các chiến dịch lớn của Quân đội ta, Thanh Hóa có đóng góp to
lớn về sức người, sức của, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc.
Theo các sử liệu hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, tính từ đầu năm 1951, khi bộ đội
ta mở chiến dịch Trung du cho tới chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã huy
động và vận chuyển đáp ứng tới 70% nhu cầu vật chất cần thiết cho các chiến
dịch. Tính riêng về lực lượng, Thanh Hóa đã động viên được 56.792 thanh niên
tòng quân, bổ sung cho các chiến trường. Trong đó, chiến dịch Điện Biên Phủ
lịch sử đánh dấu sự đóng góp lớn nhất của hậu phương Thanh Hóa. Nhân dân
các dân tộc từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu cũng hừng hực khí thế “tất cả
cho tiền tuyến”, “tất cả để chiến thắng”. Trong đợt 1, Thanh Hóa đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, vượt chỉ tiêu kế hoạch 150%. Trong đợt vận chuyển lần thứ
2, được hậu phương quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, được đảng bộ và nhân
dân gửi 28.000 lá thư thăm hỏi, động viên..., đây là nguồn động viên to lớn, thúc
đẩy đoàn dân công Thanh Hóa hoàn thành trước thời gian cấp trên giao 3 ngày.
Chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển sang giai đoạn cuối cùng, dân công Thanh
Hóa tiếp tục xung phong ở lại phục vụ đợt 3. Đợt này, trên toàn tuyến dân công,
Thanh Hóa chiếm 80% (120.000 người). Trong đợt 3, Thanh Hóa được Trung
ương Đảng giao nhiệm vụ cung cấp 4.000 tấn gạo, Đảng bộ và nhân dân trong
tỉnh đã quyên góp tới hạt cuối cùng nhưng vẫn còn thiếu. Nhân dân các địa
5
phương đã sáng kiến gặt những sào lúa đã chín khoảng 50% đem về vò, tuốt,
phơi khô, xay giã để có đủ số lượng đáp ứng yêu cầu chiến dịch...
Những đóng góp to lớn của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược thật xứng đáng với sự khen ngợi, biểu dương của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến
đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh
dự đến đó”.

6
Câu 3: Học giả người Mĩ M.Da-ga-ren từng nhận định: “Cầu Hàm Rồng là
tượng đài về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân và thanh niên
Việt Nam, một biểu tượng trước toàn thế giới về sự thất bại của chính sách
xâm lược và hiếu chiến của Đế quốc Mĩ”. Em hãy cho biết ý kiến trên nói về
thắng lợi huyền thoại nào của quân và dân Thanh Hóa? Viết cảm nhận của
em về chiến thắng đó.
Bài làm:

3.1 Nhận định: “Cầu Hàm Rồng là tượng đài về chủ nghĩa anh hùng cách
mạng của nhân dân và thanh niên Việt Nam,một biểu tượng trước toàn thế giới
về sự thất bại của chính sách xâm lược và hiếu chiến của Đế quốc Mĩ” của
M.Da-ga-ren đang nói về thắng lợi của quân và dân Thanh Hóa trong chiến dịch
bảo vệ cầu Hàm Rồng năm 1965 của quân và dân Thanh Hóa.

3.2 Cảm nhận của em về chiến thắng trong chiến dịch bảo vệ cầu Hàm
Rồng của Thanh Hóa

“Bên ni núi Ngọc

Bên tê núi Rồng

Hiên ngang cầu bắc ngang sông

Đẹp thay hai tiếng Hàm Rồng quê hương

Cầu là máu cầu là xương

Cầu là sức mạnh muôn phương gửi về

Đứng trên núi Ngọc ta thề

Đánh tan giặc Mỹ mới về quê hương.”

Con người xứ Thanh thật đẹp làm sao, đẹp từ lời ăn tiếng nói đến tâm hồn
và tình yêu nước nồng nàn, mãnh liệt. Trong chiến dịch cầu Hàm Rồng năm ấy,
những con người quanh năm lam lũ với mảnh ruộng đã đứng lên với lòng quyết
tâm của mình quyết chiến với lũ giặc Mỹ tàn ác. Bình thường con người Thanh
Hóa thật hiền hậu nhưng khi đối đầu với lũ giặc toan cướp đi quê hương, đất
nước của mình, họ sẽ sẽ không ngại ngùng mà đứng lên đương đầu với

7
chúng.Đó chính là lòng quyết tâm cũng như ý chí và sức mạnh đã giúp họ làm
nên chiến thắng lịch sử trên cầu Hàm Rồng năm 1965.

Cách đây 55 năm, không quân Mỹ đã điên cuồng tấn công vào Hàm Rồng
và các khu vực trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa. Trong cuộc quyết chiến ngày 3
và 4/4/1965, quân và dân Thanh Hóa anh hùng đã làm nên chiến thắng lẫy lừng,
bảo vệ cầu Hàm Rồng an toàn, làm nức lòng nhân dân cả nước. Bị thất bại ở
chiến trường miền Nam, cuối năm 1964, đầu năm 1965 đế quốc Mỹ vạch kế
hoạch ném bom miền Bắc, xác định từ Hà Nội vào đường mòn Hồ Chí Minh có
60 điểm tắc, trong đó Hàm Rồng được xem là “điểm tắc lý tưởng”, là “đầu mút
của khu vực cán xoong”. Phá sập cầu Hàm Rồng, Mỹ sẽ cắt đứt được mạch máu
giao thông Bắc - Nam, đồng thời phá hoại nền kinh tế Thanh Hóa, làm suy yếu
vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam. Do vậy, việc đánh phá
Hàm Rồng được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc chọn là mục tiêu quan trọng nhất
trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất-Trận đụng đầu lịch sử.
Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các tỉnh thuộc khu IV (cũ) khi bước vào thời
kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã trở thành địa bàn chiến lược
vô cùng quan trọng. Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tháng 12
năm 1967, đồng chí Lê Duẩn khẳng định: “Nếu như Quân khu IV là quan trọng
thì Thanh Hóa là quan trọng nhất bởi vì Thanh Hóa là hậu phương trực tiếp của
mặt trận Bình - Trị - Thiên và Lào”. Nhận rõ bản chất của đế quốc Mỹ, Đảng ta
đã dự kiến khả năng chúng sẽ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và đã chuẩn bị
sẵn sàng để đánh chúng.Với âm mưu cắt đứt sự chi viện Bắc - Nam, cô lập Hàm
Rồng và tập trung đánh dứt điểm Hàm Rồng, vào 8 giờ 45 phút ngày 3/4/1965,
16 chiếc máy bay đầu tiên của Mỹ ném bom vào địa phận Thanh Hoá với một
loạt địa điểm đánh phá như cầu Đò Lèn (Hà Trung), cầu Cun (Nông Cống), ga
Văn Trai (Tĩnh Gia)... Nhưng chưa đầy 1 giờ sau, cụm hoả lực phía Bắc cầu
Hàm Rồng đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát khi còn cách cầu Tào Xuyên 3km.
Đây là chiếc máy bay Mỹ bị quân dân Hàm Rồng bắn rơi đầu tiên, mở đầu trang
sử Hàm Rồng quyết thắng.13 giờ ngày 3/4, cuộc tấn công của đế quốc Mỹ vào

8
khu vực Hàm Rồng bắt đầu. Từng tốp máy bay phản lực hiện đại đủ các loại
F105, F8, RF101... lao vào đánh cầu Hàm Rồng liên tục trong 2 giờ 36 phút.
Bầu trời Hàm Rồng vang rền tiếng gầm rú của máy bay giặc, mặt đất rung
chuyển bởi những loạt bom hạng nặng của kẻ thù dồn dập dội xuống. Ngay
trong ngày đầu tiên, Mỹ đã huy động 102 lần tốp máy bay, 360 lần chiếc máy
bay và mở 14 đợt tấn công nhưng vẫn không thực hiện được ý đồ “nuốt trôi cầu
Hàm Rồng ngay”.- Sẵn sàng đánh địchQuân, dân Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên
Vực dũng cảm bám chắc trận địa với ý chí quyết chiến quyết thắng. Hàng chục
khẩu súng cao xạ của bộ đội chủ lực ở các trận địa Đồng Đá, Yên Vực, Nam
Bình, Cồn Đu (bờ Bắc), đồi C4, Đám Cháy, Tàu thuyền, đồi Không tên (bờ
Nam) và hàng trăm khẩu súng trung liên, súng trường của tự vệ các xí nghiệp Lò
cao, Phân lân, Máy xanh, Máy điện..., các tay súng dân quân các xã Hoằng
Long, Hoằng Lý, Hoằng Anh, Nam Ngạn... hợp đồng nổ súng tạo thành nhiều
tầng đạn, lưới lửa bủa vây đội hình máy bay Mỹ khiến chúng phải nối nhau bỏ
chạy.Phán đoán địch tiếp tục đánh phá Hàm Rồng, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội
nhân dân Việt Nam điều động ba đại đội pháo cao xạ 57 ly của Trung đoàn 234,
Sư đoàn 350, Bộ Tư lệnh Phòng không đang chiến đấu tại Nghệ An tăng cường
gấp cho Hàm Rồng. Trên 2.000 nam nữ dân quân, tự vệ xung quanh khu vực
Hàm Rồng và trên 1.000 cán bộ, công nhân ngành Giao thông Vận tải gấp rút
khắc phục hậu quả do địch gây ra và tiếp tục bổ sung mọi mặt cho cuộc chiến
đấu mới: chuyển đạn, san lấp hố bom, thông đường, đào đắp tu sửa công sự,
giúp bộ đội, ngụy trang lau chùi pháo... Tất cả sẵn sàng tiêu diệt giặc Mỹ.7 giờ
30 phút ngày 4/4/1965, nhiều tốp máy bay địch tiến vào vùng trời Thanh Hoá và
phát hiện lực lượng pháo của Trung đoàn 234 đang trên đường từ Nghệ An vào
Thanh Hoá, chúng đã tập trung đánh phá khu vực bến phà Ghép (Tĩnh Gia)
nhằm ngăn không cho xe pháo của ta qua sông. Ngay lập tức, các đại đội 2, 4, 5
và khẩu đội 14 ly 5 cùng quân dân các xã Hải Ninh, Tân Dân, Hải An, Hải Châu
(Tĩnh Gia)... đã bắn rơi 3 chiếc F105 và bắt sống một tên giặc lái.Cay cú trước
thất bại sáng 4/4, đúng 10 giờ, từ nhiều hướng (sân bay Cồ Rạt - Thái Lan, sân
bay Đà Nẵng, các tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 ngoài biển), giặc Mỹ thay nhau
9
bổ nhào, dội bom vào khu vực Hàm Rồng. Bằng nhiều phương án tác chiến, lực
lượng phòng không Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực đã sử dụng pháo cao xạ
57 ly của Trung đoàn 234 chặn đánh vòng ngoài trên nhiều tầng, nhiều hướng, ở
mọi độ cao... làm cho đội hình chiến đấu của máy bay giặc Mỹ rối loạn và
không thể công kích mục tiêu như dự định của chúng. Những chiếc nào lọt vào
gần cầu lập tức bị các trận địa cao xạ trên đồi Không tên, đồi Ba cây thông, núi
Ngọc, núi Rồng nổ súng tan xác. Hoảng hốt trước sự đánh trả mãnh liệt của
quân ta, giặc Mỹ đành bay vút lên cao. Giữa lúc đó, Không quân Việt Nam được
lệnh cất cánh phối hợp với các lực lượng Hàm Rồng. 11 giờ trưa, sau 11 đợt
công kích, 40 lần bổ nhào bắn phá, máy bay Mỹ vẫn không thể “đánh sập cầu
Hàm Rồng trong chớp nhoáng” lại hứng chịu nhiều thương vong buộc địch phải
kết thúc trận đánh buổi sáng sớm hơn dự kiến.Đến chiều 4/4, các tốp máy bay
Mỹ tiếp tục đánh từ hướng Tây Nam với hy vọng lợi dụng ánh sáng mặt trời tấn
công liên tục. Tốp này ném bom xong lượn vòng lên cao tiếp tục hút hoả lực mặt
đất để tốp khác vào đánh, chúng còn nghi binh bằng đường bay ngoắt ngoéo...
Nhưng quân, dân Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực vẫn tỉnh táo, hiên ngang
đáp trả bằng những đường đạn chính xác, những lưới lửa chăng dày, nhiều tầng,
nhiều hướng khiến giặc lái hoảng hồn phải ném bom bừa bãi rồi tháo chạy. Đến
16 giờ, trận chiến đấu kết thúc.- Vang mãi bản hùng caChỉ trong 2 ngày 3 và
4/4/1965, quân Mỹ đã sử dụng 174 lần tốp, 454 lần chiếc máy bay, ném xuống
địa bàn tỉnh Thanh Hoá 627 quả bom phá, 58 quả bom nổ chậm (gồm các loại từ
500 đến 1.000kg), hàng trăm tên lửa, rốc-két vào các khu vực trọng điểm của
Thanh Hoá. Riêng khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực, địch bổ nhào 85
lần, cắt bom bắn phá 80 lần, ném 350 quả bom, bắn 149 quả đạn rốc-két. Có thể
khẳng định đây là lần đầu tiên kể từ khi mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân ra miền Bắc, đế quốc Mỹ tổ chức một trận đánh với quy mô lớn
nhất và mức độ ác liệt nhất. Sau 2 ngày chiến đấu kiên cường, Thanh Hoá đã
bắn rơi 47 máy bay giặc Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ an toàn cầu Hàm
Rồng khiến dư luận nước Mỹ xôn xao, bạn bè yêu chuộng công lý và hòa bình
trên toàn thế giới khâm phục.Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất
10
của đế quốc Mỹ kéo dài 4 năm với hơn 1.000 ngày đêm xung trận. Trên mảnh
đất Hàm Rồng lịch sử, mỗi ngọn núi, dòng sông, cánh đồng, nhà máy, mỗi xóm
làng thân yêu đều là mục tiêu đánh phá của kẻ thù. Tiếp đó, trong cuộc chiến
tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ (từ ngày 26/12/1971 đến 15/1/1973), đế quốc
Mỹ đã sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại từ máy bay chiến lược
B52 đến tên lửa Tà-lốc, bom xuyên, bom la-de... tập trung rải xuống Hàm Rồng.
Qua 2 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, riêng quân và dân Hàm Rồng
đã bắn rơi 117 máy bay, tiêu diệt, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ, bảo vệ cầu bảo
đảm giao thông thông suốt, đẩy mạnh sản xuất góp phần xứng đáng cùng quân,
dân cả nước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn
toàn.Hàm Rồng sau 55 năm đã trở thành di tích lịch sử, trở thành niềm tự hào
của người dân Xứ Thanh, và trở thành niềm cảm hứng bất tận với các nhà thơ,
nhạc sĩ để rồi Hàm Rồng hiện lên trong " Chào sông Mã anh hùng" với nét đẹp
anh hùng giản dị - nét đẹp truyền thống của con người Việt và đặc biệt là những
người con Xứ Thanh: "Chào những anh hùng đất Hàm Rồng đó.Giữ vững cầu
giữ vững mạch giao thông ơi.Ai qua nghe vang bên sông những tiếng ca nhịp
sống tưng bừng hỡi.Lừng lẫy chiến công Hàm Rồng đó đây bóng cầu ghi sức
mạnh quân dân ơi.Ta yêu con sông quê hương yêu những con người bất khuất
kiên cường ơ.Hò ơi ơ hỡi dô khoan,ơ hỡi dô khoan,ơi hỡi dô khoan."

11
Câu 4: Đến nay di tích lịch sử nào của Thanh Hóa được tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn
hóa thế giới? Trình bày hiểu biết của em về di tích đó.
Bài làm:

4.1 Di tích lịch sử Thành Nhà Hồ đã được tổ chức Gáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)công nhận là di sản văn hóa thế giới.

4.2 Hiểu biết của em về di tích lịch sử Thành Nhà Hồ

Thành nhà Hồ hiện nay nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh
Lộc, Thanh Hoá). Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai
tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn
được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà
Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.

Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ
phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh
Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài,
đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần.

Thế đất được chọn nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc
có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển,
phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi.

Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. La


thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4 km. Hào thành được đào bao quanh
bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50 m. Công
trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành.

Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ có hình gần vuông. Chiều Bắc -
Nam dài 870,5 m, chiều Đông - Tây dài 883,5 m. Bốn cổng thành theo chính
hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng Tiền - Hậu - Tả - Hữu. Mỗi
cửađều được mở ở chính giữa. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình

12
mái vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên
nhau.

Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82
m, cao 5,75 m, hai cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m. Ba cổng còn lại chỉ có một
cửa. Tường thành cao trung bình 5-6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10 m.

Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá
dài khoảng 2,5 km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng
vào tháng 8/1402.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến
đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau.
Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24
tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần
100.000 m3 đất được đào đắp công phu.

Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính
vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của
lịch sử và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn, dù
thời gian xây dựng rất gấp gáp, chỉ trong khoảng 3 tháng.

Theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như
điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây
Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng... rất nguy nga, chẳng khác
gì kinh đô Thăng Long.

Tuy nhiên, trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên
trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa
giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh
vùng. Trong số hàng nghìn hiện vật được khai quật ở thành nhà Hồ, có nhiều
loại vũ khí gồm đạn đá, chông sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh thuyền...

13
Ngày 27/6, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ
chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ
đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Câu 5: Trong những năm từ 2010-2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh,
giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hoá đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Em hãy trình bày một thành tựu nổi bật nhất có ý nghĩa to lớn đối với sự
phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Là học sinh phổ thông, em phải làm
gì để xứng đáng với truyền thống hiếu học của con người vùng đất xứ
Thanh?
Bài làm:

5.1 Thành tựu nổi bật nhất có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế
và xã hội của tỉnh Thanh Hóa:
Nói đến những thành tựu nối bật có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế, xã
hội tỉnh Thanh Hóa thì không thể không nói đến những thành tích của học trò
nơi đây. Trong những năm từ 2010-2020, rất nhiều học sinh tỉnh nhà đã khiến
cho tỉnh Thanh Hóa được rạng danh bằng những giải thưởng học thuật của khu
vực và của cả quốc tế, cụ thể là:

Những năm qua, giáo dục mũi nhọn chuyển biến mạnh, liên tục có học
sinh đạt giải Olympic quốc tế. Trong những năm gần đây (2016-2018), Thanh
Hóa đạt 11 huy chương tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực (5 HCV, 4
HCB, 2 HCĐ) ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh và Tin học. Năm học 2017 -
2018, Thanh Hóa có 63 HS đoạt giải tại các kỳ thi HS giỏi quốc gia (xếp thứ tư
toàn quốc), trong đó có 6 giải Nhất, 17 giải Nhì, 22 giải Ba, 18 giải Khuyến
khích. Đặc biệt, đây là năm thứ ba liên tiếp Thanh Hóa có HS đạt huy chương
tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Năm nay, tại kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương, HS Thanh Hóa đã đạt 6 huy chương, trong đó có 3
Huy chương Olympic quốc tế (1 HCV môn Vật lý, 1 HCV môn Sinh học, 1
HCB môn Hóa học) và 3 huy chương Olympic khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương (1 HCV môn Vật lý, 1 HCB môn Tin học, 1 HCĐ môn Vật lý). Đây là
năm HS tỉnh ta đạt nhiều huy chương nhất trong các kỳ thi Olympic quốc tế từ
trước tới nay.
14
5.2 Là một học sinh phổ thông, em sẽ luôn cố gắng rèn luyện để trở
thành một học trò ngoan ngoãn và giỏi giang trong mắt thầy cô và bè bạn, trở
thành một người con hiếu thảo trong mắt ba mẹ. Em sẽ cố gắng làm tròn bổn
phận và trách nghiệm của một người học sinh phổ thông, sẽ luôn nghe theo Năm
điều Bac Hồ dạy, vâng lời thầy cô, cha mẹ, ông bà; luôn luôn học hành chăm
chỉ, cố gắng hoàn thiện kiến thức cũng như những đức tính quan trọng của mình.
Em sẽ cố gắng hết sức mình để sau này khi lớn lên có thể trở thành một con
người có ích cho xã hội cũng là để thực hiện ước mơ nhỏ bé của mình. Em
muốn đem vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa-
quên hương em nói riêng. Em muốn trở thành một người học sinh xứng đáng
với truyền thống hiếu học đáng tự hào của con người vùng đất xứ Thanh.

Thanh Hóa ngày 28/11/2020

Học sinh

Lê Thị Thùy Linh

15
PHẦN PHỤ LỤC

(HÌNH ẢNH MINH HỌA)

16
Câu 1:

Chân dung đồng chí Nguyễn Doãn Chấp

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa

17
Hội nghị quyết định thành lập Đảng bộ Thanh Hóa (29-7-1930) - tranh sơn
dầu của Hoàng Hoa Mai (Nguồn: Báo Thanh Hóa)

18
Câu 2:(Nguồn: Báo Dân Trí)

Nhấn để phóng to ản

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (diễn ra từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954),
nhân dân Thanh Hóa đã huy động cao nhất nguồn lương thực và lực lượng
dân công phục vụ chiến trường.(Nguồn: Báo Dân Trí)

19
Nhấn để phóng to ảnh

Xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm, xã Định Liên, huyện Yên Định đạt
thành tích 280kg/chuyến tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ.
(Nguồn: Báo Dân Trí)

20
Thuyền ván.(Nguồn: Báo Dân Trí)

21
Ngày 15/4/1954, đồng chí Văn Tiến Dũng thay mặt Tổng quân ủy Trung
ương và Sở chỉ huy tiền phương của Liên khu ở Cẩm Thủy giao nhiệm vụ
cho Thanh Hóa trong vòng 20 ngày phải huy động thêm 2.000 tấn gạo, 147
tấn thực phẩm và muối để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
(Nguồn: Báo Dân Trí)

22
Để có đủ số lương thực, thực phẩm Trung ương giao cho, nhân dân Thanh
Hóa đã phải ăn ngô non, khoai non, dành gạo cho chiến sĩ ngoài mặt trận.
Những tấn lương thực, thực phẩm cuối cùng lại được dân công Thanh Hóa
vận chuyển qua hai chặng: Thanh Hóa - Suối Rút; Suối Rút - Điện Biên
Phủ dài 600km, cung cấp cho chiến trường.
(Nguồn: Báo Dân Trí)

23
Trong đợt vận chuyển lần thứ 3, số lượng dân công Thanh Hóa chiếm 80%
tổng số dân công trên toàn tuyến cung cấp với con số kỷ lục là 120.000
người, trong đó có 25.000 dân công nữ. Tính chung trong cả 3 đợt (trong
toàn bộ chiến dịch), Thanh Hóa đã huy động 30% số người trong độ tuổi
lao động tham gia dân công tuyến lửa (dài hạn và ngắn hạn) với tổng số dân
công lên đến 178.924 ngườihuy động 3.530 xe đạp thồ với 16.000 lượt chiếc,
1.126 thuyền, 31 ôtô, 180 xe bò, 42 ngựa, 3 thớt voi.
(Nguồn: Báo Dân Trí)

24
Bước sang năm 1954, nhiệm vụ của lực lượng dân công ở hậu phương ngày
càng nặng nề. Phần lớn những người đang độ tuổi lao động đều được huy
động các nhiệm vụ khác nhau trên mặt trận. Số còn lại ở hậu phương vừa
phải tham gia sản xuất, vừa phải tham gia lao động công ích trên các công
trường xây dựng đường sá, sửa chữa cầu cống trên các tuyến giao thông
trọng điểm, đảm bảo công tác vận chuyển, cung ứng cho chiến trường
nhanh chóng và thuận lợi nhất.
(Nguồn: Báo Dân Trí)

25
Ông Cao Văn Tỵ, ở thị xã Thanh Hóa, chiến sĩ xe đạp thồ đạt thành tích
325kg/chuyến tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ.
(Nguồn: Báo Dân Trí)

26
Xe đạp thồ của ông Bùi Tín, dân công tỉnh Thanh Hóa dùng vận chuyển
lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đạt trọng
tải từ 80kg đến 213kg. Ông Tín được Chính phủ tặng thưởng Huân chương
chiến công hạng Ba
(Nguồn: Báo Dân Trí)

27
Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, dân công thị xã Thanh Hóa đã chở
được 345,5kg, đạt kỷ lục chở nặng nhất bằng xe đạp thồ trong chiến dịch
Điện Biên Phủ.
(Nguồn: Báo Dân Trí)

28
Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa dùng bè mảng chở lương thực và
hàng hóa vượt sông Mã tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ.
(Nguồn: Báo Dân Trí)

29
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, bộ
đội ta đã kéo pháo bằng tay vào Điện Biên Phủ để chuẩn bị tiêu diệt tập
đoàn cứ điểm theo phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh”. Sau khi Đại
tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm “Đánh chắc
tiến chắc”, bộ đội ta lại kéo pháo ra. Việc kéo pháo bằng tay vượt qua bao
dốc cao, vực sâu đã trở thành bản hùng ca của dân tộc. Chính trong lần kéo
pháo ra, anh Tô Vĩnh Diện (SN 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện
Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn), Thanh Hoá đã hi sinh chèn mình để
cứu pháo tại dốc Chuối. Lúc đó là 2h30 ngày 01/02/1954, đồng đội trong
đơn vị đã nghiêng mình vĩnh biệt người khẩu đội trưởng 26 tuổi kiên
cường, lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo.
(Nguồn: Báo Dân Trí)

30
Đoàn dân công xe đạp thồ thị xã Thanh Hóa được Bác Hồ tặng cờ "Đã ra
sức thi đua làm tròn nhiệm vụ Thu Đông 1953"
(Nguồn: Báo Dân Trí)

31
Bia tưởng niệm các liệt sĩ phục vụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã
Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
(Nguồn: Báo Dân Trí)

32
Những thành tích đó mãi mãi xứng đáng với lời biểu dương khen ngợi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên
Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có
một phần vinh dự đến đó”
(Nguồn: Báo Dân Trí)

33
Những người con của mảnh đất xứ Thanh đang ôn lại kỷ niệm hào hùng
một thời của quân và dân Thanh Hóa đóng góp trong chiến dịch Điện Biên
Phủ.(Nguồn: Báo Dân Trí)

Câu 3:

34
Đại đội I pháo cao xạ chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa

35
Cầu Hàm Rồng khi mới xay dựng năm 1905
Nguồn: báo Dân Sinh

36
Giữa là đường ray, hai bên dành cho xe thô sơ và người đi bộ
Nguồn: vn.trip.vn

37
Cầu Hàm Rồng có vị trí chiến lược quan trọng
Nguồn: vn.trip.vn

38
Một thời cầu Hàm Rồng gần như bị phá hủy hoàn toàn
Nguồn: vn.trip.vn

39
Các lực lượng tham gia sửa chữa, bảo vệ cầu Hàm Rồng
Nguồn: báo Dân Sinh

40
Đồng Chí Lê Duẩn, thăm bộ đội pháo cao xạ bảo vệ Hàm Rồng năm 1967

Nguồn: báo Dân Sinh

41
Cầu Hàm Rồng ngày nay

Nguồn: báo Dân Sinh

42
Một khúc sông Mã
Nguồn: vn.trip.vn

43
Câu 4:

Nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thành
nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành
Tây Giai) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu – quốc hiệu
Việt Nam thời nhà Hồ – từ năm 1400 – 1407

Cửa Nam Thành Nhà Hồ


Nguồn: Redsvn.net

44
Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm
hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á
và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế
giới.

Cửa Bắc Thành Nhà Hồ


Nguồn: Redsvn.net

45
Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa
Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây
đặc biệt lớn.

Cửa Nam Thành Nhà Hồ


Nguồn: Redsvn.net

46
Theo sử sách, thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần trong
thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng. Các cấu trúc khác bên trong tòa
thành như các cung điện, la thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao…
còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402.

Cửa Đông Thành Nhà Hồ


Nguồn: Redsvn.net

47
Người quyết định chủ trương xây dựng thành là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ
cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực thực tế của triều đình lúc đó.
Ông cho xây thành làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần
dời đô vào đó trong mục tiêu phế bỏ vương triều Trần.

Cửa Tây thành nhà Hồ.

Nguồn: Redsvn.net

48
Năm 1400, vương triều Hồ thành lập, và Tây Đô là kinh thành của vương
triều mới. Thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan
trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là thành
nhà Hồ.

Bên trong thành nhà Hồ.

Nguồn: Redsvn.net

49
Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự
hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt
hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa
chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ.

Một đoạn tường thành nội.

Nguồn: Redsvn.net

50
Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại.
Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một
vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh. Bên trong thành ngoại
là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc – Nam dài 870,5m, chiều
Đông – Tây dài 883,5m.

Cận cảnh một đoạn tượng thành nội còn nguyên vẹn.

Nguồn: Redsvn.net

51
Thành nhà Hồ thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời
bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với
nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào.
Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành và cổng thành vẫn đứng
vững.

Phía trên một vòm cổng của thành nhà Hồ.

Nguồn: Redsvn.net

52
Mặt trên của tường thành nội.

Nguồn: Redsvn.net

53
Một trong hai tượng rồng đá ở chính điện dài 3,62 m

Nguồn: Redsvn.net

54
Hiện vật được các nhà khảo cổ tìm thấy trong Thành

Nguồn: Redsvn.net

55
Câu 5:

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao Bằng khen cho các giáo viên và học sinh đạt
giải cao trong các kỳ thi Olympic Quốc tế.
Nguồn: Văn hóa và đời sống.

56
Ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn
ĐBQH tỉnh và lãnh đạo Sở GD&ĐT trao Bằng khen của Chủ tịch UBND
tỉnh cho các em học sinh đạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực.
Nguồn: báo Dân Trí.

57
Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở GD&ĐT trao
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các giáo viên có học sinh đạt giải
tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực.
Nguồn: báo Dân Trí.

58
-HẾT-

59

You might also like