« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư mua sắm tài sản cố định và thiết lập Quy trình quản lý đầu tư mua sắm tài sản cố định tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KĨ THUẬT Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư mua sắm tài sản cố định và thiết lập Quy trình quản lý đầu tư mua sắm tài sản cố định tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”.
- Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động.
- Việc đầu tư trang thiết bị và tổ chức quản lý, sử dụng tài sản cố định là một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó có biện pháp tăng khả năng cạnh tranh của những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất và cung ứng.
- Đối với các Ngân hàng Thương mại tài sản cố định là cơ sở vật chất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về đầu tư đổi mới tài sản cố định, thay thế cho những tài sản cũ, lạc hậu trở thành vấn đề sống còn trong sự vận động phát triển nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
- Công tác đầu tư, mua sắm tài sản ở các doanh nghiệp hiện nay đã có sự đổi mới và đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phản ánh đúng đắn, hợp lý và đáp ứng được tình hình thực tế.
- Một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý đầu tư, mua sắm tài sản là phải xây dựng được quy trình thống nhất quản lý công tác mua sắm tài sản trong doanh nghiệp tuân theo đúng các quy định chung của nhà nước về mua sắm tài sản.
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.
- Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng thương mại có nguồn vốn nhà nước hơn 50%.
- Nhiệm vụ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà nước.
- Nhằm đáp ứng thực hiện quá trình đầu tư, quản lý, thực hiện mua sắm tài sản đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch, tuân thủ các quy định của nhà nước và pháp luật ban hành và thuận tiện, thống nhất trong toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần đưa ra quy trình quản lý đầu tư mua sắm tài sản cố định nội bộ và bổ sung sửa đổi theo khung pháp lý của Nhà nước.
- Trước thực trạng đó tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu của mình với nội dung “Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư mua sắm tài sản cố định và thiết lập Quy trình quản lý đầu tư mua sắm tài sản cố định tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”.
- Cơ sở lý thuyết về quản lý mua sắm tài sản cố định Chương 2.
- Thực trạng công tác đầu tư, quản lý mua sắm tài sản cố định tại ngân hàng Vietinbank Chương 3.
- Hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư, mua sắm tài sản cố định tại ngân hàng TMCP Vietinbank.
- Phạm vi và đối tượng, mục đích nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam gồm Trụ sở chính và các đơn vị khác (chi nhánh, văn phòng đại diện, các công ty con).
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản lý đầu tư, mua sắm tài sản cố định thông thường, dự án đầu tư mua sắm tài sản cố định.
- mua sắm tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và các loại tài sản cố định khác theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá thực hiện công tác quản lý đầu tư, mua sắm tài sản tại ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- Đánh giá quy trình quản lý đầu tư mua sắm tài sản hiện hành và đề xuất quy trình quản lý đầu tư, mua sắm tài sản mới đến năm 2020.
- Nghiên cứu các thông tư, nghị định, luật của nhà nước - Nghiên cứu các văn bản quy định nội bộ về tài chính và quy định mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Hồ sơ kiểm soát trình tự thực hiện quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Điều tra thực tế hoạt động mua sắm tài sản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt