« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA


Tóm tắt Xem thử

- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LÊ THỊ THỦY HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH HJC VINA Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Nguyễn Thị Mai Chi Hà nội – Năm 2015 2 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ có đề tài “ Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- 9 Chƣơng 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP.
- 12 1.1 Khái quát về kế toán quản trị.
- 12 1.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị.
- 12 1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị.
- 12 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán quản trị.
- 13 1.2 Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Khái niệm kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.
- 13 1.2.2 Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.
- 14 1.2.2.1 Phân loại chi phí trong kế toán quản trị chi phí.
- 14 1.2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí.
- 18 1.2.2.3 Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh.
- 21 1.2.2.5 Phân tích, đánh giá tình hình biến động chi phí.
- 28 1.2.2.6 Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho các quyết định kinh doanh.
- 32 1.3 Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.
- 37 1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 37 1.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí.
- 39 1.3.3 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán quản trị chi phí.
- 40 1.3.4 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán quản trị chi phí.
- 40 4 1.3.5 Tổ chức sổ kế toán quản trị chi phí.
- 40 1.3.6 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí.
- 42 Chƣơng 2 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH HJC VINA.
- 49 2.2 Công tác tổ chức kế toán tại Công ty HJC VINA.
- 50 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
- 50 2.2.2 Chế độ kế toán.
- 52 2.3 Kế toán quản trị chi phí tại Công ty HJC VINA.
- 54 2.3.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.
- 54 2.3.2 Công tác lập dự toán chi phí.
- 57 2.3.3 Phương pháp tập hợp chi phí và xác định giá phí đơn vị sản phẩm.
- 59 2.3.3.1 Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung Phương pháp tập hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
- 62 2.3.4 Công tác phân tích biến động chi phí.
- 65 2.4 Đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty HJC VINA.
- 65 2.4.1 Ưu điểm của công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty HJC VINA.
- 65 2.4.2 Nhược điểm của công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty HJC VINA.
- 66 5 2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty HJC VINA Kết luận chương 2.
- 68 Chƣơng 3 - HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH HJC VINA.
- 69 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiệncông tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty HJC VINA.
- 69 3.2 Yêu cầu, nguyên tắc và điều kiện cơ bản để hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty HJC VINA.
- 70 3.2.1 Yêu cầu cơ bản để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí.
- 70 3.2.2 Nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí.
- 71 3.2.3 Điều kiện cơ bản để hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí.
- 71 3.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty HJC VINA Giải pháp hoàn thiện về công tác phân loại chi phí.
- 72 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện về công tác tập hợp chi phí và cung cấp thông tin chi phí.
- .75 3.3.3 Giải pháp hoàn thiện về công tác lập dự toán chi phí Giải pháp hoàn thiện về công tác phân tích biến động chi phí và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng sản phẩm, từng bộ phận Kết luận chương 3.
- 101 6 Danh mục các chữ viết tắt Tên viết tắt Diễn giải BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BPSX Bộ phận sản xuất BTC Bộ tài chính CCDC Công cụ dụng cụ CN Công nhân CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CPSXKDDD Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Công ty HJC VINA Công ty TNHH HJC VINA ĐM Định mức DN Doanh nghiệp GVHB Giá vốn hàng bán HCNS Hành chính nhân sự KPCĐ Kinh phí công đoàn KTQT Kế toán quản trị MBH Mũ bảo hiểm NVL Nguyên vật liệu QĐ Quyết định TP Thành phẩm TSCĐ Tài sản cố định TT Thực tế XNK Xuất nhập khẩu 7 Danh mục các bảng Số bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Báo cáo kết quả kinh doanh theo bộ phận 37 Bảng 2.1 Tổng hợp chi phí Công ty HJC VINA theo nội dung kinh tế 55 Bảng 2.2 Tổng hợp chi phí Công ty HJC VINA theo chức năng hoạt động 57 Bảng 2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ 6 tháng cuối năm 2013 63 Bảng 3.1 Bảng tiêu chuẩn phân loại chi phí tại Công ty HJC VINA 73 Bảng 3.2 Phiếu xuất kho theo định mức 76 Bảng 3.3 Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành 78 Bảng 3.4 Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 82 Bảng 3.5 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 83 Bảng 3.6 Báo cáo giá thành sản xuất theo từng sản phẩm 84 Bảng 3.7 Định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm 86 Bảng 3.8 Phân tích tình hình thực hiện định mức CPNVLTT 91 Bảng 3.9 Báo cáo kết quả kinh doanh theo sản phẩm 95 Bảng 3.10 Báo cáo kết quả kinh doanh theo bộ phận sản xuất 96 Bảng 3.11 Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng địa điểm bán hàng 97 8 Danh mục các sơ đồ Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp chi phí thông thường 23 Sơ đồ 1.2 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp xác định chi phí theo công việc 24 Sơ đồ 1.3 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất 25 Sơ đồ 1.4 Phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm 27 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty HJC VINA 46 Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty HJC VINA 49 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty HJC VINA 51 Sơ đồ 3.1 Phân tích biến động khoản mục CPNVLTT 91 Sơ đồ 3.2 Phân tích biến động khoản mục CPNCTT 92 Sơ đồ 3.3 Phân tích biến động khoản mục biến phí CPSXC 93 Sơ đồ 3.4 Phân tích biến động khoản mục định phí CPSXC 94 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Để đáp ứng được yêu cầu này kế toán phân thành kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Kế toán quản trị là một hệ thống của kế toán, ra đời trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Thông qua việc cung cấp thông tin, kế toán quản trị giúp các nhà quản trị trong việc hoạch định, kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và đưa ra các quyết định kinh doanh.
- Thông tin chi phí do kế toán quản trị cung cấp chủ yếu phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Có sự hiểu biết về chi phí sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các các quyết định tối ưu để phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp.
- Hiện nay Công ty đã và đang tổ chức kế toán quản trị tuy nhiên Công ty ưu tiên nhiều hơn vào kế toán quản trị chi phí nhằm mục đích cung cấp thông tin hữu ích về chi phí cho các nhà quản trị.
- Tuy nhiên hiện nay việc tổ chức kế toán quản trị tại Công ty HJC VINA nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng chưa được khoa học, còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có hệ thống, nội dung của kế toán quản trị còn bị ảnh hưởng 10 nặng nề bởi nội dung của kế toán tài chính nên chưa khai thác được hết lợi ích mà kế toán quản trị mang lại.
- Việc hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí là xu hướng tất yếu trong quản lý doanh nghiệp và là mong muốn của các nhà quản trị Công ty.
- Xuất phát từ yêu cầu mang tính khách quan và thực tiễn tác giả chọn đề tài: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA làm đề tài nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu hệ thống hoá lý luận về kế toán quản trị chi phí phục vụ hiệu quả cho quản trị nội bộ doanh nghiệp, đồng thời qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng và nguyên nhân những vấn đề tồn tại trong tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA, nhằm thông qua kế toán quản trị chi phí có thể cung cấp thông tin hữu ích giúp các nhà quản lý Công ty trong quá trình quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã xác định: Đối tượng nghiên cứu là: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA Phạm vi nghiên cứu: là thực tế công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA.
- Phƣơng pháp nghiên cứu Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như điều tra, phỏng vấn trực tiếp, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu giữa thực tiễn với lý thuyết về KTQT chi phí để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cụ thể.
- Những đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: luận văn hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận chung về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.
- 11 - Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu mô hình kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA.
- Về tính ứng dụng vào thực tiễn: Luận văn đã đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các bảng, sơ đồ và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA Chƣơng 3: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH HJC VINA 12 Chƣơng 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về kế toán quản trị 1.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị Theo luật kế toán Việt Nam số 03/2003/QH ngày 17/06/2003.
- Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kinh tế.
- Năm 2006 Bộ tài chính ban hành công văn số 53/2006/TT-BTC ngày hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Ngoài việc nhắc lại định nghĩa về kế toán quản trị của Luật kế toán, thông tư còn chi tiết: “Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm.
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận.
- 1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị Do nhiệm vụ của kế toán quản trị doanh nghiệp là ra các quyết định nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục bền vững của doanh nghiệp.
- Để làm tốt được nhiệm vụ này các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải được cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích, các thông tin này do kế toán quản trị cung cấp.
- Bởi vậy, trong hệ thống quản lý doanh nghiệp, kế toán quản trị có những vai trò chủ yếu sau đây.
- 13 - Kế toán quản trị cung cấp những thông tin cần thiết giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng.
- Đặc biệt giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá kết quả của từng trung tâm trách nhiệm về chi phí trong doanh nghiệp.
- 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán quản trị Để đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho các cấp quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp, kế toán quản trị có những nhiệm vụ cơ quản sau đây.
- Thu thập, xử lý thông tin theo phạm vi, nội dung của kế toán quản trị đã được xác định trong từng thời kỳ, phản ánh được từng thành phần chi phí bằng cách chia doanh nghiệp thành nhiều trung tâm trách nhiệm chi phí.
- Tính toán và tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từng loại công trình dịch vụ.
- Kiểm soát việc thực hiện và giải trình các nguyên nhân làm chênh lệch giữa chi phí theo dự toán và chi phí theo thực tế.
- Tổ chức phân tích và cung cấp các thông tin cần thiết bằng hệ thống báo cáo kế toán quản trị, giúp nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết định kinh doanh hợp lý và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- 1.2 Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 14 Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý và cung cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định.
- 1.2.2 Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 1.2.2.1 Phân loại chi phí trong kế toán quản trị chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Trong kế toán tài chính, chi phí được coi là những khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
- Trong kế toán quản trị, chi phí có thể được coi là những khoản phí tổn ước tính để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cũng có thể được coi là những khoản chi phí mất đi khi lựa chọn phương án này thay cho một phương án khác, hoặc là những khoản chi phí chênh lệch khi so sánh hai phương án với nhau để lựa chọn một phương án tối ưu.
- Song dù đứng trên góc độ nghiên cứu nào đi chăng nữa, chi phí sản xuất cũng có thể hiểu một cách tổng quát là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho sản xuất trong một kỳ kinh doanh nhất định và được biểu hiện bằng tiền.
- Trong kế toán quản trị, chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại nhiều cách khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng thông tin của nhà quản trị trong từng doanh nghiệp.
- Thông thường, các loại chi phí phát sinh và cách phân loại chi phí phụ thuộc vào loại hình tổ chức doanh nghiệp.
- Do vậy, thấu hiểu cách phân loại chi phí và ứng xử của từng loại chi phí là chìa khóa đưa ra những quyết định đúng cho sự thành công của quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.
- Bởi vậy, việc phân loại chi phí trong kế toán quản trị có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau như: Theo nội dung kinh tế của chi phí, theo cách ứng xử của chi phí, theo công dụng kinh tế của chi phí hay mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh với chi phí hoặc cũng có thể phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp, phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoặc theo nhiều tiêu thức phân loại chi phí khác.
- 15 Căn cứ theo mục đích sử dụng thông tin khác nhau, chi phí trong kế toán quản trị có thể phân loại theo ba cách sau đây.
- Phân loại chi phí để đánh giá hàng tồn kho và đo lường lợi nhuận - Phân loại chi phí để ra các quyết định kinh doanh - Phân loại chi phí để kiểm tra, đánh giá chi phí a) Phân loại chi phí để đánh giá hàng tồn kho và đo lƣờng lợi nhuận Để đánh giá hàng tồn kho và đo lường lợi nhuận kế toán quản trị chia chi phí sản xuất kinh doanh thành hai loai.
- Chi phí chưa kết thúc - Chi phí đã kết thúc + Chi phí chƣa kết thúc Chi phí chưa kết thúc hay còn gọi là chi phí chưa hết hiệu lực: Là loại chi phí tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và sẽ tạo ra thu nhập trong tương lai cho doanh nghiệp.
- Những khoản chi phí này được phản ánh trên bảng cân đối kế toán doanh nghiệp.
- Chi phí này thực chất là các chi phí sản phẩm bao gồm các loại: Chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung + Chi phí đã kết thúc Là loại chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ hiện tại, không có khả năng tạo ra thu nhập trong tương lai cho doanh nghiệp.
- Những khoản chi phí này được phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định lãi (lỗ) trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những khoản chi phí này bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp b) Phân loại chi phí để ra các quyết định kinh doanh Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị của các cấp quản lý trong nội bộ doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí.
- Bởi vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Do vậy, việc cung cấp những thông tin hữu ích về chi phí phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong công tác cải tiến quản lý 16 kinh tế của doanh nghiệp.
- Để phục vụ thông tin cho việc ra các quyết định, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức sau: b1) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất - Chi phí sản xuất: Là loại chi phí chế tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm ba khoản mục chi phí cơ bản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( TK 621) Dưới góc độ của kế toán quản trị, chi phí nguyên vật liệu được chia thành hai loại: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay còn gọi là chi phí tách biệt, loại chi phí này chỉ liên quan đến một loại sản phẩm nào đó.
- Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp là loại chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, không thể tách trực tiếp cho từng sản phẩm hoặc cho từng loại sản phẩm.
- Do đó, phải tập hợp vào chi phí sản xuất chung để phân bổ.
- Chi phí nhân công trực tiếp ( TK 622) Dưới góc độ của kế toán quản trị, chi phí nhân công của doanh nghiệp cũng chia thành hai loại: Chi phí nhân công trực tiếp là loại chi phí có thể tách biệt cho từng loại sản phẩm.
- Chi phí nhân công gián tiếp là loại chi phí không trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng nó lại không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí nhân công gián tiếp không thể tách trực tiếp cho một sản phẩm nào đó.
- Vì vậy, nó cũng phải tập hợp vào tài khoản chi phí sản xuất chung để phân bổ.
- Chi phí sản xuất chung ( TK 627) Dưới góc độ của kế toán quản trị, chi phí sản xuất chung cũng bao gồm rất nhiều loại chi phí mà không liên quan trực tiếp đến một sản phẩm hay một loại sản phẩm, hay một công việc cụ thể nào

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt