You are on page 1of 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2007-2008

Câu 1: Viết PTHH thực hiện chuyển hóa, ghi rõ điều kiện:
CO2 
(1)
Na2CO3 
(2)
NaOH 
( 3)
Fe(OH)3 
( 4)
Fe2O3 
( 5)
Fe 
(6)
FeCl3
Câu 2
a) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các mẫu phân kali sau: K2SO4, K2CO3 và
KCl. VIết PTHH.
b) Nêu phương pháp loại Cu ra khỏi hỗn hợp Cu và Ag.
Câu 3
Cho 8,4 gam bột Fe vào 100 ml dd CuSO4 1M (d= 1,08 g/ml) đến khi phản ứng kết thúc thu
được chất rắn X và dd Y. Hòa tan X trong dd HCl dư thấy còn lại a gam chất rắn không tan.
Viết PTHH, tính a và nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch Y.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2008-2009


Câu 1
a) Viết PTHH thực hiện chuyển hóa, ghi rõ điều kiện:
S 
(1)
SO2 
(2)
Na2SO3 
( 3)
CaSO3 
( 4)
SO2
b) Để làm khô khí SO2 bị ẩm, người ta dùng hóa chất nào trong các hóa chất sau: CaO,
H2SO4 đậm đặc? Vì sao?
Câu 2
a) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch H2SO4 và HCl.
b) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các phân bón NH4Cl và K2SO3.
c) Từ các nguyên liệu NaCl, FeCl3, H2O, viết PTHH điều chế NaOH, Fe(OH)3.
Câu 3
a) So sánh độ hoạt động hóa học của Na, Al và Ag. Viết PTHH minh họa.
b) Trình bày phương pháp hóa học làm sạch muối MgSO4 có lẫn FeSO4.
Câu 4
a) Từ 1 tấn quặng hematit chứa 60% Fe2O3 người ta sản xuất được bao nhiêu tấn gang chứa
95% Fe với hiệu suất 80%?
b) Trình bày phương pháp bảo vệ dao kéo làm bằng thép, thường được sử dụng trong công
việc nội trợ.
Câu 5:
a) Cho a gam hỗn hợp Fe, Cu có khối lượng bằng nhau vào dd H2SO4 loãng dư thu được
2,24 lít khí H2 (ở đktc). Chất rắn không tan đem hòa tan hết trong H2SO4 đặc nóng thu được
V lít SO2 (ở đktc). Tính V.
b) Ngâm a gam hỗn hợp trên vào dd CuSO4 dư, tính khối lượng chất rắn thu được sau phản
ứng.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010


Câu 1 (2 điểm)
Viết PTHH thực hiện chuyển hóa, ghi rõ điều kiện:
HCl 
(1)
Cl2 
(2)
NaCl 
( 3)
NaOH 
( 4)
Na2SO3
Câu 2 (2 điểm)
a) Xếp các kim loại Mg, Ag, Fe, Al theo chiều độ hoạt động tăng dần.
b) Hòa tan Cu vào H2SO4 đậm đặc nóng. Nêu hiện tượng và viết PTHH minh họa.
Câu 3 (3 điểm)
a) Trình bày phương pháp phân biệt hai dung dịch K2SO4 và KCl. Viết PTHH minh họa.
b) Để làm sạch Cu có lẫn Fe, Al bằng một hóa chất, người ta nên dùng dung dịch NaOH dư
hay dung dịch H2SO4 loãng dư. Vì sao? (Không yêu cầu viết PTHH minh họa).
c) Viết PTHH điều chế Al từ Al2O3 và tính khối lượng Al2O3 cần dùng để sản xuất 2,7 tấn
Al với hiệu suất 80%.
Câu 4 (3 điểm)
a) Cho 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được
2,24 lít H2 ở điều kiện chuẩn. Viết PTHH xảy ra và tính % khối lượng của Fe trong hỗn hợp
A.
b) Thối khí CO qua hỗn hợp A nung nóng một thời gian, thu được chất rắn B và 4,4 gam
CO2. Tính khối lượng chất rắn B.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011


Câu 1 (2 điểm)
a) Viết PTHH thực hiện chuyển hóa, ghi rõ điều kiện:
CaCO3 (1)
CaO 
(2)
Ca(OH)2 
( 3)
Ca(NO3)2 
( 4)
KNO3
b) Nêu ứng dụng của KNO3 trong công nghiệp.
Câu 2 (3 điểm)
a) Viết PTHH nếu có xảy ra khi cho Fe lần lượt tác dụng với Cl2, dd HCl, dd Cu(NO3)2
b) Làm thế nào để tinh chế dd muối Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3? Viết PTHH minh họa.
Câu 3 (2 điểm)
a) Trình bày phương pháp phân biệt 2 dung dịch NaOH và Ba(OH)2. Viết PTHH minh họa.
b) Thế nào là gang? Viết PTHH chính xảy ra trong quá trình luyện gang (không viết quá
trình tạo xỉ).
Câu 4 (2,5 điểm)
a) Tính khối lượng NaOH và khối lượng nước cần lấy để pha được 200 gam dung dịch
NaOH 10%.
b) Dung dịch NaOH trên trung hòa vừa đủ với 200ml dd H2SO4. Tính nồng độ mol của dd
H2SO4 .
Câu 5 (2 điểm)
Hòa tan 8 gam Cu trong một lượng vừa đủ V ml dd H2SO4 98% (đậm đặc) thu được V1 lít
SO2 ở đktc. Tính V1 và V, biết khối lượng riêng dd H2SO4 là 1,84 g/ml.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013


Câu 1 (2,5 điểm)
a) Viết PTHH thực hiện chuyển hóa, ghi rõ điều kiện:
FeCl2 
(1)
Fe2(SO4)3 
(2)
FeCl3 
( 3)
Fe(OH)3 
( 4)
Fe2O3
b) Viết 1 PTHH để chứng tỏ Al hoạt động hóa học mạnh hơn Fe.
Câu 2 (2,5 điểm)
a) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: H2SO4, Na2SO4 và
NaCl. Viết PTHH minh họa.
b) Trình bày phương pháp hóa học để làm sạch CO lẫn CO2 và SO2. Viết các PTHH của
phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 3 (2,5 điểm)
Ngâm bột kẽm trong 80 gam dung dịch muối đồng sunfat 30%. Sauk hi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch và 16,1 gam hỗn hợp kim loại (A)
a) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng và nồng độ % chất tan trong dung dịch thu được.
b) Cho 16,1 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí thoát ra ở
đktc. Tính V.
Câu 4 (2,5 điểm)
a) Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy 1 ví dụ về đồ vật bị ăn mòn kim loại xung quanh ta và
nêu biện pháp chống ăn mòn đồ vật đó.
b) Để sản xuất 4 tấn gang chứa 95,2% Fe người ta cho 10 tấn quặng hematit chứa 68%
Fe2O3 tác dụng với khí CO ở nhiệt độ cao. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014-2015


Câu 1 (3 điểm)
a) Viết PTHH thực hiện chuyển hóa, ghi rõ điều kiện:
H2SO4 
(1)
CO2 
(2)
Na2CO3 
( 3)
NaCl 
( 4)
NaOH
(5) (6) (7)
FeSO4 Fe FeCl3
b) Phản ứng (3) thuộc loại phản ứng gì?
Câu 2 (2 điểm)
a) Nêu hiện tượng, viết PTHH xảy ra khi:
- Ngâm một dây đồng Cu trong dung dịch AgNO3.
- Cho một mẩu Na nhỏ vào cốc nước có nhỏ thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein.
b) Nên căn cứ để xét mức độ hoạt động của phi kim. Cho ví dụ minh họa.
Câu 3 (2 điểm)
a) Trình bày phương pháp phân biệt hai mẫu phân bón ở thể rắn riêng biệt sau: K2CO3,
K2SO4. Viết PTHH.
b) Nêu các biện pháp chính chống ăn mòn kim loại.
Câu 4 (3 điểm)
a) Nêu cách pha loãng H2SO4 đặc.
b) Tính khối lượng dung dịch NaOH 8% cần dùng để trung hòa vừa đủ 200ml dung dịch
H2SO4 1M.
c) Hòa tan hết m gam một kim loại R trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 6,72
lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 26,7 gam muối. Xác định R.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016


Câu 1 (3 điểm)
a) Cho Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Viết PTHH của phản
ứng xảy ra.
b) Viết PTHH của phản ứng xảy ra (nếu có) giữa các cặp chất sau:
Na + Cl2; Ca + O2; Fe + HCl; Fe + Cl2
Câu 2 (3 điểm)
a) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 3 kim loại: Al, Fe, Cu. Viết PTHH minh
họa.
b) Cho đinh sắt đã được làm sạch bề mặt vào dung dịch CuSO4. Nêu hiện tượng và Viết
PTHH của phản ứng xảy ra.
Câu 3 (3 điểm)
Cho m gam Na tác dụng với H2O chỉ thu được dung dịch X và 2,24 lít khí (đktc).
a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính m.
b) Tính khối lượng chất tan trong X.
c) Toàn bộ lượng X hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) thu được 200ml dung dịch Y.
Tính nồng độ mol các chất tan trong Y.
Câu 4 (1 điểm)
Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng cách điện phân có màng ngăn dung dịch
NaCl bão hòa. Viết PTHH của phản ứng điện phân và tính khối lượng NaOH thu được khi
điện phân dung dịch chứa 23,4 gam NaCl, biết hiệu suất quá trình điện phân là 80%?

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016-2017


Câu 1 (3 điểm)
a) Viết PTHH thực hiện chuyển hóa, ghi rõ điều kiện:
Na 
(1)
NaCl 
(2)
NaOH 
( 3)
Fe(OH)3 
( 4)
Fe2O3 
( 5)
Fe
b) Ngâm một đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch
CuSO4 khoảng 2-3 phút. Nêu hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên.
Câu 2 (3 điểm)
a) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt
sau: Ca(OH)2, NaOH, H2SO4. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b) Có thể dùng hóa chất nào để loại bỏ CO2, SO2 trong khí thải công nghiệp? Viết PTHH
của các phản ứng xảy ra.
c) Xác định khoảng pH của 2 mẫu nước sau: nước tinh khiết (nước cất) và nước để lâu trong
không khí.
Câu 3 (1,5 điểm)
a) Hòa tan hoàn toàn 8,1 gam một kim loại R (hóa trị III) bằng dung dịch HCl loãng, dư.
Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí (đktc). Xác định R.
b) Trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp nào để điều chế R từ oxit của R?
Câu 4 (2,5 điểm)
Trộn 300 gam dung dịch H2SO4 9,8% với 200 gam dung dịch BaCl2 26% thu được a gam
kết tủa và dung dịch X.
a) Viết PTHH xảy ra và tính a.
b) Xác định nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch X.
c) Toàn bộ dung dịch X được trung hòa bằng V lít dung dịch NaOH 1M. Tính V.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017-2018
Câu 1 (2 điểm)
Viết PTHH của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phản ứng,
ghi rõ điều kiện nếu có)
CaO (1)
Ca(OH)2 
(2)
CaCl2 
( 3)
Ca(NO3)2 
( 4)
CaCO3
Câu 2 (2 điểm) Cho các kim loại: Mg, Cu, Na, Al.
a) Những kim loại nào trên đây, trong thực tế được sử dụng làm dây dẫn điện?
b) Sắp xếp các lim loại trên theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hóa học.
c) Cho dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và MgSO4, dùng kim loại nào trong 4 kim loại trên
để thu được dung dịch chỉ chứa MgSO4? Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
Câu 3 (2 điểm)
a) Nêu phương pháp sản xuất natri hidroxit từ muối ăn, viết PTHH minh họa.
b) Trình bày phương pháp phân biệt 3 chất rắn sau: CaCO3, KNO3 và K2SO4. Viết PTHH
của phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 4 (2 điểm)
a) Để hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe, cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Tính V.
b) Đề xuất các biện pháp thích hợp để hạn chế sự gỉ sét của các khung cửa bằng sắt trong
quá trình sử dụng.
Câu 5 (2 điểm)
Cho 50 gam dung dịch H2SO4 19,6% vào cốc chứa 200 gam dung dịch Ba(OH)2 1,71%. Sau
phản ứng thu được chất rắn A và dung dịch B.
a) Tính khối lượng chất rắn A và nồng độ phần trăm của dung dịch B.
b) Dung dịch B có thể phản ứng được với hóa chất nào sau đây: dung dịch Na2CO3, dung
dịch HNO3, Zn? Viết PTHH của các phản ứng.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018-2019


Câu 1 (2 điểm) Viết PTHH thực hiện chuyển hóa, ghi rõ điều kiện:
Al 
(1)
Al2O3 
(2)
Al2(SO4)3 
( 3)
AlCl3 
( 4)
Al(OH)3
Câu 2 (3 điểm) Cho các hóa chất sau: H2SO4, NaOH, CaO, NaCl.
a) Hóa chất nào trên đây:
- Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường? Nêu hiện tượng của phản ứng và viết PTHH.
- Ứng dụng làm xà phòng, bột giặt?
- Là nguyên liệu sản xuất khí Clo trong công nghiệp? Viết PTHH.
b) Bạn An cho rằng trong các chất trên, chỉ có H2SO4 dùng để làm khô khí SO2 bị ẩm. Em
có đồng ý với An không? Giải thích và viết PTHH để bảo vệ ý kiến của mình.
Câu 3 (2 điểm)
a) Phân bón ure có công thức hóa học là CO(NH2)2, cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho
cây trồng? Tính thành phần % của nguyên tố dinh dưỡng đó có trong phân ure.
b) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 4 dung dịch không màu sau: HCl, NaNO 3,
Ba(OH)2 và NaOH. Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
Câu 4 (1 điểm)
Dẫn khí CO2 vào 200 ml dung dịch KOH 1,5M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chỉ
chứa chất tan duy nhất là K2CO3. Tính thể tích khí CO2 (đã dùng).
Câu 5 (2 điểm)
Chia 22,6 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dd H2SO4
loãng dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc).
a) Tính thành phần phần tram về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
b) Cho phần 2 vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng thu được x (g) chất rắn. Tìm x.

You might also like