You are on page 1of 89

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Họ và tên sinh viên : Võ Hoàng Anh


Mã sinh viên : 1511110061
Lớp : Anh 16 – Khối 5 – Kinh tế
Khóa : 54
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Đào Ngọc Tiến

Hà Nội, tháng 12 năm 2018


1

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.........................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1:.......... KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI CÂY
TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU.....................................................................................................
............5
1.1. Giới thiệu chung về thị trường Trung Quốc.....................................5
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...............................................5
1.1.2. Điều kiện kinh tế.........................................................................6
1.1.3. Điều kiện dân số và xã hội..........................................................9
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu dùng trái cây tại thị trường Trung
Quốc................................................................................................................
10
1.2.1. Tình hình sản xuất....................................................................10
1.2.2. Tiêu dùng trái cây tại Trung Quốc............................................13
1.3. Tình hình nhập khẩu trái cây của Trung Quốc..............................16
1.3.1. Kết quả nhập khẩu trái cây của Trung Quốc trong những năm
gần đây ..................................................................................................16
1.3.2. Các quy định chung về nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc. . .20
1.3.3. Kênh phân phối nhập khẩu.......................................................25
1.4. Một số tiêu chí đánh giá tình hình xuất khẩu.................................28
1.4.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu...........................................28
1.4.2. Giá cả xuất khẩu.......................................................................29
1.4.3. Cơ cấu xuất khẩu......................................................................29
2

1.4.4. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu................................................30


CHƯƠNG 2: ..........THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT
NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC..............................................32
2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu trái cây của Việt
Nam.............................................................................................................32
2.1.1. Giới thiệu về trái cây Việt Nam................................................32
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước................................36
2.1.3. Xuất khẩu..................................................................................40
2.2. Thực trạng xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc...42
2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc....................................................................42
2.2.2. Giá cả xuất khẩu.......................................................................44
2.2.3. Cơ cấu xuất khẩu......................................................................46
2.2.4. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu................................................49
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc.....................................................................51
2.3.1. Kết quả đạt được......................................................................51
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân................................................53
CHƯƠNG 3:...... MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÁI
CÂY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC.................58
3.1. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu trái cây
Việt Nam trong thời gian tới.....................................................................58
3.1.1. Hoạt động sản xuất...................................................................58
3.1.2. Hoạt động xuất khẩu.................................................................60
3.2. Bài học từ việc xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc của Thái Lan
và Chile.......................................................................................................61
3.2.1. Bài học của Thái Lan................................................................61
3

3.2.2. Bài học của Chile.....................................................................64


3.3. Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trái cây của
Việt Nam sang Trung Quốc.......................................................................67
3.3.1. Giải pháp đối với Nhà nước.....................................................67
3.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp và người nông dân...............71
KẾT LUẬN....................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................78
4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


Asia - Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế
APEC
Cooperation Châu Á - Thái Bình Dương
General Administration of
Quality Supervision, Tổng Cục kiểm nghiệm kiểm
AQSIQ Inspection and Quarantine of dịch và giám sát chất lượng
the People's Republic of quốc gia Trung Quốc
China
Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông
ASEAN
Asian Nations Nam Á
The Chilean Fresh Fruit Hiệp hội xuất khẩu trái cây tươi
ASOEX
Exporters Association Chile
China Chamber of
Phòng thương mại thực phẩm và
CFNA Commerce of Foodstuffs and
sản xuất bản địa Trung Quốc
Native Produce
CIA Central Intelligence Agency Cơ quan Tình báo Trung ương
China International Capital Ngân hàng đầu tư tài chính
CICC
Corporation Trung Quốc
China Inspection and Cục Thanh tra và kiểm dịch
CIQ
Quarantine Trung Quốc
China Entry-Exit Inspection Hiệp hội kiểm tra và kiểm dịch
CIQA
and Quarantine Association xuất nhập cảnh Trung Quốc
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
ES Chỉ số chuyên môn hóa xuất
Export Specialization
khẩu
Food and Agriculture
Tổ chức lương thực và
FAO Organisation of the United
nông nghiệp thế giới
Nations
China's General Tổng cục Hải quan của Cộng
GACC
Administration of Customs hòa Nhân dân Trung Hoa
Quy trình thực hành sản xuất
GAP Good Agricultural Practices
nông nghiệp tốt
GIZ German Society for Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức
International Cooperation
(tiếng Đức: Deutsche
5

Gesellschaft für
Internationale
Zusammenarbeit)
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Nông nghiệp và phát triển nông
NN&PTNT
thôn
QMS Quality management system Hệ thống quản lý chất lượng
RCA Revealed Comparative
Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu
Advantage
United States Department of
USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Agriculture
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organnization Tổ chức Thương mại Thế giới
6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Danh mục bảng biểu

Bảng 1.1. Danh sách 10 quốc gia có GDP (PPP) cao nhất thế giới năm 2017...........7
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất trái cây của Trung Quốc............................................12
Bảng 2.1. Diện tích cây ăn quả của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017......................32
Bảng 2.2. Sản lượng trái cây tươi Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam so với tổng
sản lượng trái cây tươi nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2017..............43
Bảng 2.3. Kim ngạch trái cây tươi Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam so với tổng
kim ngạch trái cây tươi nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2017.............44
Bảng 2.4. Giá xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc của một số quốc gia giai
đoạn 2013 – 2016....................................................................................................45
Bảng 2.5. Cơ cấu mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giai
đoạn 2013 – 2016....................................................................................................46
Bảng 2.6. Chỉ số RCA đối với trái cây của một số quốc gia (2013 – 2016).............50
Bảng 2.7. Chỉ số ES về mặt hàng trái cây của Việt Nam đối với Trung Quốc (2013 –
2016)....................................................................................................................... 51
Danh mục hình vẽ

Hình 1.1. Sản lượng trái cây tại Trung Quốc theo vùng năm 2016..........................11
Hình 1.2. Lượng tiêu thụ trái cây bình quân đầu người tại Trung Quốc..................14
Hình 1.3. Tỷ lệ mua trái cây qua các kênh phân phối chính tại Trung Quốc...........16
Hình 1.4. Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc giai
đoạn 2013 - 2017.....................................................................................................17
Hình 1.5. Tỷ trọng nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc năm 2017 theo quốc gia
................................................................................................................................. 19
Hình 1.6. Mô hình phân phối trái cây tươi nhập khẩu của Trung Quốc...................26
Hình 2.1. Diện tích trồng một số loại trái cây giai đoạn 2015 - 2018......................33
Hình 2.2. Diện tích trồng một số loại trái cây giai đoạn 2015 - 2018......................37
Hình 2.3. Kênh phân phối tiêu thụ quả vùng ĐBSCL..............................................38
Hình 3.1. Chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu của Thái Lan.....................................62
1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng phát triển và lớn mạnh như hiện
nay, mỗi quốc gia đều tìm cách đẩy mạnh hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa
dịch vụ với các quốc gia khác. Xuất khẩu chính vì vậy mà đóng một vai trò rất quan
trọng đối với nền kinh tế của mỗi đất nước. Không chỉ thúc đẩy hoạt động sản xuất,
giúp thu về một lượng ngoại tệ lớn phục vụ cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, xuất khẩu còn tác động tích cực đến việc giải quyết nhu cầu việc làm của
người dân và cải thiện đời sống xã hội. Ngoài ra, nhờ có xuất khẩu, quan hệ kinh tế
đối ngoại của các quốc gia cũng được cải thiện rõ rệt.
Đối với Việt Nam, thiết bị linh kiện điện tử, sản phẩm dệt may hay gạo thường
được nhắc đến như những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của nước ta. Tuy nhiên
trong 3 năm trở lại đây, sản phẩm trái cây ngày càng phát triển và trở thành ngôi sao
sáng trong cuộc đua xuất khẩu. Tính đến tháng 8 năm 2018, trái cây Việt đã có mặt
ở 180 quốc gia trên thế giới. Các thị trường có yêu cầu khắt khe nhất thế giới về
kiểm dịch thực vật như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đều
mở cửa cho trái cây tươi của Việt Nam. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, ông
Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN& PTNT nhận định, triển vọng kim ngạch xuất
khẩu trái cây đạt 10 tỷ USD sẽ không còn xa. Vì thế, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu
trái cây của Việt Nam là rất lớn.
Trái cây của Việt Nam thâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường thế giới đó là
nhờ người trồng trái cây trong nước đã đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị
trường nhập khẩu. Tuy vậy không phải là không còn tồn tại những bất cập và hạn
chế, đó là vấn đề chi phí vận chuyển, chiếu xạ, đóng gói để đáp ứng yêu cầu xuất
khẩu, bảo quản là khoản chi phí đáng kể với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính
những đòi hỏi khắt khe về chất lượng của nước nhập khẩu cũng trở thành bài toán
khó mà trái cây Việt Nam cần phải vượt qua.
Trong các đối tác nước ngoài, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu lớn và
tiềm năng của trái cây Việt Nam. Trung Quốc chiếm tới khoảng 70% thị phần nhập
khẩu trái cây của chúng ta. Nhờ những lợi thế về vị trí địa lý gần, nhu cầu tiêu thụ,
tập quán và thị hiếu tiêu dùng tương đồng với Trung Quốc mà trái cây Việt Nam
ngày càng khẳng định chỗ đứng tại thị trường đông dân nhất thế giới này. Tuy nhiên
2

thâm nhập một thị trường hấp dẫn như vậy, trái cây Việt Nam phải đối mặt với
nhiều đối thủ cạnh tranh khác, cả trong lẫn ngoài khu vực lân cận. Chính ngay cả
Trung Quốc cũng đã bắt đầu tự trồng một số loại quả mà vốn là thế mạnh của Việt
Nam, điều này cũng gây ra không ít khó khăn cho trái cây của chúng ta. Ngoài ra,
cùng với xu hướng chung của thế giới, yêu cầu về chất lượng hàng hóa tại thị
trường Trung Quốc càng ngày càng cao, điển hình là từ ngày 1/5/2018, Trung Quốc
đã chính thức siết chặt chính sách bắt buộc đối với tất cả lô hàng trái cây nhập khẩu
vào đất nước này phải đóng gói, bao bì có dán tem, có đầy đủ các thông tin để truy
xuất nguồn gốc. Những rào cản này càng là động lực để trái cây Việt Nam phải tìm
lối đi đúng đắn để có thể phát triển bền vững ở thị trường Trung Quốc.
Trước tính cấp thiết của vấn đề này, người viết lựa chọn đề tài “Thực trạng và
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” để
nghiên cứu, nhằm tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây Việt Nam sang
Trung Quốc trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường trái cây
Trung Quốc cũng như tình hình sản xuất và xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang
thị trường này, đề tài sẽ đưa ra những khuyến nghị tới Nhà nước và giải pháp đề
xuất cho các doanh nghiệp để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu trái cây của
Việt Nam vào Trung Quốc trong thời gian tới.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm
vụ cụ thể sau:

 Phân tích và đánh giá cụ thể về đặc điểm thị trường, nhu cầu thị hiếu và tình
hình nhập khẩu cũng như những quy định về nhập khẩu trái cây của Trung Quốc
 Phân tích những đặc điểm của trái cây Việt Nam, tình hình sản xuất trong
nước và xuất khẩu ra nước ngoài
 Phân tích và đánh giá những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm và nhược điểm
của hoạt động xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
 Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trái
cây của Việt Nam sang Trung Quốc
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt
Nam (mã HS: 08 – Biểu thuế xuất khẩu 2018, trừ quả khô)
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
 Về mặt không gian: xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc.
 Về mặt thời gian: thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam giai đoạn 2013 –
2018 và định hướng trong tương lai
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính:
 Thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, suy diễn để lập luận và
giải thích tìm ra xu hướng, đặc điểm biến động của đối tượng nghiên cứu.
 Sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phù hợp, tiến hành lập bảng biểu, đồ
thị để có thể so sánh và đánh giá nội dung cần nghiên cứu.
 Tham khảo các báo cáo, phân tích của các chuyên gia kinh tế, các nhà báo,
cũng như số liệu từ các tài liệu chuyên ngành, sách báo và internet.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung của khóa luận gồm
có 3 chương chính:
Chương 1: Khái quát chung về thị trường trái cây Trung Quốc
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào thị trường Trung
Quốc
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào
thị trường Trung Quốc
Người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên,
PGS.TS Đào Ngọc Tiến đã tận tình hướng dẫn, góp ý và tạo điều kiện cho người
viết Hoàn thành khóa luận này. Ngoài ra người viết cũng xin cảm ơn tất cả các thầy
cô giáo và bạn bè ở Trường ĐH Ngoại thương vì đã truyền dạy cũng như giúp đỡ
trong 4 năm học vừa qua.
Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do hạn chế về khả năng và kiến thức, người viết
không thể tránh khỏi những sai sót khi thực hiện đề tài này. Kính mong nhận được
những phản hồi đóng ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài có thể Hoàn thiện
và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện
4

Võ Hoàng Anh
5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG


TRÁI CÂY TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU

1.1. Giới thiệu chung về thị trường Trung Quốc


1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Trung Quốc có tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là
một quốc gia nằm ở phía Đông của Châu Á. Tổng diện tích lãnh thổ của Trung
Quốc là 9,6 triệu km², đứng thứ tư thế giới. Trung Quốc mở rộng từ Bắc xuống
Nam khoảng 5,5 nghìn km và từ Đông sang Tây khoảng 5, 25 nghìn km. Quốc gia
này có đường biên giới khoảng 20 nghìn km và đường bờ biển khoảng 14 nghìn km.
Về phía Bắc, Trung Quốc giáp Mông Cổ; phía Đông Bắc giáp Nga và Bắc Hàn;
phía Đông giáp biển Hoàng Hải, biển Đông Trung Quốc; Đông Nam giáp biển Nam
Trung Quốc; phía Nam giáp Ấn Độ, Butan, Nepal, Việt Nam, Lào và Myanmar, Tây
Nam giáp Pakistan; phía Tây giáp Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan.
Toàn Trung Quốc có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 2
đặc khu hành chính, trong đó thủ đô là thành phố Bắc Kinh Thành còn thành phố -
trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất là Thượng Hải.

Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô, cảnh
quan cũng rất đa dạng. Theo chu kì thời gian trong năm, quốc gia này có 4 mùa rõ
rệt: mùa xuân bắt đầu từ tháng 2, kéo dài đến tháng 4, nhiệt độ từ 10 đến khoảng 15
độ, trời ấm và trong lành; mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, trời nóng hơn với
nhiệt độ có khi lên đến 35 độ C; mùa thu có thời tiết dễ chịu với nhiệt độ trung bình
từ khoảng 22 đến 28 độ C, thời gian từ tháng 8 đến tháng 10; còn mùa đông kéo dài
từ tháng 11 đến tháng 1, nhiệt độ thấp có khi xuống dưới 0 độ C. Thông thường,
tháng giêng là tháng lạnh nhất và tháng bảy là nóng nhất trong năm ở Trung Quốc.
Theo địa hình, nhiệt độ từ Bắc tới Nam có xu hướng tăng dần. Ở phía cực Bắc, Hắc
Long Giang là khu vực lạnh nhất với nhiệt độ trung bình năm dưới 0 độ C. Nó tăng
lên 5 độ C ở khu vực phía Nam của vùng Đông Bắc, vùng phía Bắc Tân Cương, và
các nơi gần Vạn lý Trường thành; đến khoảng 10 độ C ở Bắc Trung Quốc và một
phần phía Nam của Tân Cương. Nhiệt độ tiếp tục tăng từ 15 đến 20 độ C ở vùng
6

trung và hạ lưu của sông Dương Tử và cho đến vùng trong thung lũng sông Châu
Giang, nhiệt độ trung bình hàng năm là trên 20 độ C. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến
lượng mưa, lượng mưa giảm dần từ Đông Nam đến Tây Bắc, trong đó tổng lượng
hàng năm của khu vực dọc theo bờ biển phía Đông Nam chiếm tới hơn 2.000 mm.
Xa hơn về phía Bắc, trong thung lũng sông Hoài, lượng mưa hàng năm giảm
khoảng 880 mm. Vùng hạ lưu của Hoàng Hà, chỉ 500-650 mm/ năm.

Về địa hình, Trung Quốc nhìn chung cao ở phía Tây và thấp ở phía Đông, do
đó hướng chảy của các sông chính thường về phía Đông. Quốc gia này có rất nhiều
dãy núi và cao nguyên đồ sộ, ước tính khoảng 1/3 diện tích Trung Quốc là đồi núi,
ngoài ra nơi này cũng có những đồng bằng châu thổ rộng lớn. Trên cơ sở của cấu
trúc địa chất, điều kiện khí hậu, và sự khác biệt trong sự phát triển về địa mạo, địa
hình Trung Quốc có thể chia thành ba khu vực chính: khu vực phía Đông, khu vực
Tây Bắc, và khu vực Tây Nam. Khu vực phía Đông được hình thành bởi mạng lưới
các con sông mà đã xói mòn địa hình ở một số nơi và đã bồi tụ phù sa ở những nơi
khác. Khu vực Tây Bắc là vùng khô hạn bị xói mòn bởi gió; nó tạo thành một lưu
vực thoát nước nội địa. Khu vực Tây Nam là miền núi cao và lạnh lẽo, giữa núi là
các cao nguyên và hồ nội địa.

Mạng lưới sông ngòi ở Trung Quốc cũng khá dày đặc với hơn 50.000 sông có
lưu vực rộng hơn 100km2. Hàng năm sông đem ra biển khoảng 95% lượng nước và
5% biến mất trong đất liền. Tuy nhiên sự phân bố dòng chảy bề mặt ở Trung Quốc
lại không đồng đều: chỉ một phần nhỏ lãnh thổ có đủ số lượng nước còn vùng rộng
lớn ở phía Tây Bắc lại thiếu nước quanh năm. Trong khi đây lại là vùng nông
nghiệp chính của Trung Quốc, chiếm đến 2/3 diện tích đất canh tác nhưng dòng
chảy trung bình hàng năm lại chỉ chiếm khoảng một phần sáu so với toàn lãnh thổ.
Ba con sông chính của Trung Quốc, tất cả đều chảy từ Tây sang Đông, ra biển ở
phía Đông, là Hoàng Hà, sông Dương Tử, và sông Tây Giang.

1.1.2. Điều kiện kinh tế

Về kinh tế, năm 1978, Trung Quốc tiến hành mở cửa cải cách kinh tế, kể từ đó
trở thành một trong các nền kinh kế có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014,
nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương
7

đương (IMF, 2014). Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương có
thể kể đến như AIIB, G-20, WTO, APEC, BRICS, PECC, ESCAP… Tuy những
năm gần đây, Trung Quốc phải đối mặt với việc giảm tốc độ tăng trưởng GDP, đây
vẫn là một trong những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh trên thế giới. Theo thống
kê từ Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF công bố, Trung Quốc đứng đầu thế giới năm 2017 về
tổng sản phẩm nội địa (GDP) quy đổi theo sức mua tương đương (PPP), và dự kiến
vẫn sẽ giữ vững ngôi vị này trong năm 2018.

Bảng 2.1. Danh sách 10 quốc gia có GDP (PPP) cao nhất thế giới năm 2017

ST Quốc gia GDP năm 2017 GDP năm 2018 Tỷ lệ tăng


T (triệu USD) (triệu USD) trưởng (%)
1 Trung Quốc 23.159.107 25.238.563 8,97%
2 Hoa Kỳ 19.390.600 20.412.870 5,27%
3 Ấn Độ 9.459.002 10.385.432 9,79%
4 Nhật Bản 5.428.813 5.619.492 3,51%
5 Đức 4.170.790 4.373.951 4,87%
6 Nga 4.007.831 4.168.884 4,02%
7 Indonesia 3.242.771 3.492.208 7,69%
8 Brazil 3.240.319 3.388.962 4,59%
9 Vương quốc Anh 2.914.042 3.028.566 3,93%
10 Pháp 2.835.746 2.960.251 4,39%
(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF)

Kể từ cuối thập niên 70, Trung Quốc đã phát triển từ một nền kinh tế nông
nghiệp truyền thống thành một xã hội công nghiệp hiện đại. Năm 2017, ngành nông
nghiệp đóng góp 8%, công nghiệp là 41% và ngành dịch vụ chiếm tới 52% tỷ trọng
GDP của Trung Quốc (The National Bureau of Statistics, 2017). Tuy chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ nhất trong GDP quốc gia, ngành nông nghiệp Trung Quốc vẫn có tầm ảnh
hưởng không hề nhỏ đến nền kinh tế. Quốc gia này nằm trong nhóm các quốc gia
sản xuất hàng đầu về lúa gạo, khoai tây, lúa miến, kê, lạc và thịt lợn. Các sản phẩm
phi thực phẩm khác có: bông vải, các loại sợi khác, hạt có dầu cũng giúp Trung
Quốc có được một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu ngoại thương. Hiện nay Trung Quốc
đang nỗ lực hiện đại hóa nền nông nghiệp, hướng tới mô hình nông nghiệp bền
vững, đồng thời đẩy mạnh việc mua đất nông nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á,
châu Mỹ Latinh và châu Phi, vài năm trở lại đây còn có ở cả Mỹ, Australia và Pháp,
nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực khổng lồ ở đất nước tỷ dân này. Về công
8

nghiệp và xây dựng, ngành này chiếm khoảng 48% GDP của Trung Quốc. Khoảng
8% tổng số đầu ra hàng chế tạo trên thế giới đến từ Trung Quốc. Trung Quốc xếp
thứ 3 trên thế giới về hàng đầu ra công nghiệp, trong đó chế tạo máy móc và công
nghiệp luyện kim nhận được nhiều ưu tiên cao nhất. Hai khu vực này chiếm đến 20-
30% tổng giá trị của đầu ra công nghiệp Trung Quốc. Trong những năm gần đây,
Trung Quốc đang nỗ lực tập trung phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cũng như
tự chủ về công nghệ, với tham vọng trở thành nhà kiến tạo ra nhiều sản phẩm và ý
tưởng lớn trên thế giới. Ngoài ra, dịch vụ cũng là một ngành kinh tế lớn của Trung
Quốc. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc, năm 2016, ngành
dịch vụ đóng góp đến 51,5% GDP cho Trung Quốc, đây cũng là lần đầu tiên mà tỷ
trọng lĩnh vực dịch vụ trong GDP của Trung Quốc vượt ngưỡng 50%. Các loại hình
kinh tế dịch vụ về tài chính, tiền tệ, thương mại, chuyển giao công nghệ, du lịch…
đã hình thành và phát triển theo yêu cầu mở rộng của kinh tế thị trường cũng như
quá trình hội nhập và mở cửa. Về đầu tư nước ngoài, Trung Quốc ngày càng mở cửa
cho các nhà đầu tư qua các thời kì cải cách. Điều này đã góp phần không nhỏ vào sự
phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng như tạo việc làm cho người dân. Theo Bộ
Thương mại Trung Quốc, trong 11 tháng đầu năm 2018, tình hình đầu tư nước ngoài
vào Trung Quốc khá ổn định, đạt hơn 121 tỷ USD, tăng hơn 1% so với cùng kỳ năm
2017; có 54.700 công ty do nước ngoài mới đầu tư được thành lập ở Trung Quốc,
tăng 77,5% so với năm 2017. Lượng vốn đầu tư đặc biệt tăng mạnh trong các lĩnh
vực sản xuất thiết bị y tế và dụng cụ chính xác, máy tính và thiết bị văn phòng, điện
tử và viễn thông. Các nhà đầu tư chính vào Trung Quốc trong thời gian này là Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đức và Singapore. Quốc gia có mức vốn đầu tư tăng mạnh nhất
vào Trung Quốc là Vương quốc Anh.

Về ngoại thương, Trung Quốc là một quốc gia xuất siêu. Tuy vậy, kim ngạch
nhập khẩu của Trung Quốc cũng không hề nhỏ, là nhà nhập khẩu đứng thứ 2 thế
giới chỉ sau Hoa Kỳ (CIA, 2017) và được dự đoán sớm sẽ vươn lên dẫn đầu vào
năm 2022 (CICC, 2017). Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cho biết kim
ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 10,8%, đạt 15.330 tỉ nhân dân tệ trong khi
kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh 18,7%, lên 12.460 tỉ nhân dân tệ trong năm 2017.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc là dầu mỏ, khí đốt, thiết bị điện
9

máy, ô tô...từ EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc...Tuy nhiên từ ngày 22 tháng 3 năm
2018, cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc bùng nổ, kéo theo một
loạt hệ lụy ảnh hưởng đến hai cường quốc kinh tế này.

1.1.3. Điều kiện dân số và xã hội

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với dân số tính đến tháng
11 năm 2018 là khoảng 1,42 tỷ người, chiếm tới gần 1/5 dân số của thế giới (CIA,
2018). Về tình hình dân cư, Trung Quốc có 56 dân tộc riêng biệt, dân tộc đông dân
nhất là người Hán, chiếm khoảng 91,51% tổng dân số.

Trung Quốc có 292 ngôn ngữ đang tồn tại. Các ngôn ngữ phổ biến nhất thuộc
nhánh Hán của ngữ hệ Hán - Tạng, gồm có Quan thoại (bản ngữ của 70% dân số),
và các ngôn ngữ Hán khác: Ngô, Việt (hay Quảng Đông), Mân, Tương, Cám, và
Khách Gia. Tiếng phổ thông là một dạng của Quan thoại dựa trên phương ngôn Bắc
Kinh, là quốc ngữ chính thức của Trung Quốc và được sử dụng làm một ngôn ngữ
thông dụng trong nước giữa những cá nhân có bối cảnh ngôn ngữ khác biệt. Chữ
Hán được sử dụng làm văn tự cho các ngôn ngữ Hán từ hàng nghìn năm, tạo điều
kiện cho người nói các ngôn ngữ và phương ngôn Hán không hiểu lẫn nhau có thể
giao tiếp thông qua văn tự. Hiện nay, người dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng chữ
giản thể, được chính phủ Trung Quốc đưa ra năm 1956 thay thế cho chữ phồn thể
trước đó. Về tôn giáo, văn minh Trung Hoa chịu ảnh hưởng từ nhiều phong trào tôn
giáo khác nhau, trong đó lâu đời và phổ biến nhất là Nho giáo do Khổng Tử sáng
lập nên còn gọi là Khổng giáo, ngoài ra Phật giáo và Đạo giáo là hai tôn giáo khác
nằm trong tam giáo của Trung Hoa. Các yếu tố của Tam giáo thường được kết hợp
vào các truyền thống tôn giáo quần chúng hoặc dân gian, có tác động lớn đến đời
sống của nhân dân Trung Quốc.

Về quá trình đô thị hóa, Trung Quốc có đến 7 siêu đô thị, năm 2017 tỷ lệ dân
thành thị đạt 59,1% và được dự báo sẽ tăng lên con số 70,6% vào năm 2030 (Liên
Hợp Quốc, 2018). Nhờ dân số đông mà Trung Quốc có nguồn nhân lực vô cùng dồi
dào, cũng là một trong những thị trường rộng nhất trên thế giới. Theo số liệu của
WB tính theo đồng giá sức mua, thu nhập bình quân đầu người của người dân Trung
Quốc tăng không ngừng từ khi cải cách đến nay, và đạt 16.760 USD vào năm 2017,
10

chỉ còn chưa đầy 2% dân số Trung Quốc sống dưới chuẩn nghèo của thế giới. Tuy
nhiên một vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt hiện nay là xu hướng già đi của dân
số, ảnh hưởng tiêu cực lên tỷ lệ lao động và xu hướng tiêu dùng của quốc gia này.

1.2. Tình hình sản xuất và tiêu dùng trái cây tại thị trường Trung Quốc
1.1.1. Tình hình sản xuất

Trung Quốc đã từ lâu là một quốc gia có nền nông nghiệp lớn mạnh, vì vậy mà
ngành trái cây ở quốc gia này cũng rất tiềm năng. Những năm trở lại đây, ngành trái
cây của Trung Quốc, bao gồm trồng trọt và gia công chế biến có sự phát triển mạnh
mẽ, giá trị xuất nhập khẩu trái cây tăng trưởng liên tục. Ngành trái cây của Trung
Quốc được dự báo sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới với tốc độ nhanh chóng.

Trung Quốc vừa là quốc gia sản xuất nhiều nhất vừa là nơi tiêu thụ trái cây
nhiều nhất trên thế giới. Quốc gia này đồng thời có diện tích đất trồng trái cây lớn
nhất với rất nhiều loại trái cây khác nhau. Sau lương thực và rau xanh, trồng trọt là
lĩnh vực nông nghiệp lớn thứ 3 tại Trung Quốc. Theo số liệu thống kê đến cuối năm
2015, tổng diện tích trồng trái cây của Trung Quốc đạt gần 15,4 triệu ha, chủ yếu
phân bố tại 04 địa phương gồm tỉnh Thiểm Tây, Quảng Tây, Quảng Đông và Hà
Bắc (GIZ, 2018).

Về sản lượng, lượng trái cây sản xuất hàng năm tại Trung Quốc cũng tiếp tục
tăng trưởng. Theo FAO, năm 2016, tổng sản lượng trái cây của Trung Quốc đạt 259
triệu tấn, tăng 3,8% so với 2015, với các loại quả đứng đầu là dưa hấu, táo và lê. Ta
có biểu đồ biểu thị sản lượng trái cây theo vùng tại Trung Quốc như sau:
11

Hình 2.1. Sản lượng trái cây tại Trung Quốc theo vùng năm 2016

Column1
Các tỉnh còn lại 23.69

Giang Tây 6.17

Chiết Giang 7.24

Cam Túc 7.38

Vân Nam 7.59

Liêu Ninh 8.02

Sơn Tây 8.41

Phúc Kiến 8.54

Giang Tô 8.93

Tứ Xuyên 9.79

Hồ Bắc 10.1

An Huy 10.44

Hồ Nam 10.48

Quảng Đông 17.17

Tân Cương 17.91

Quảng Tây 18.83

Thiểm Tây 20.18

Hà Bắc 21.39

Hà Nam 28.71

Sơn Đông 32.55


0 5 10 15 20 25 30 35

(Nguồn: Fruit production in China in 2016, by region, Statista)

Qua hình 1.1. có thể thấy, các tỉnh có sản lượng trồng trái cây nhiều áp đảo tại
Trung Quốc lần lượt là Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Thiểm Tây, Quảng Tây, Tân
Cương và Quảng Đông. Trừ Tân Cương thì các tỉnh này đều nằm tập trung ở nửa
phía Đông của Trung Quốc, đây là khu vực có địa hình bằng phẳng tập trung nhiều
12

loại đất nông nghiệp, dân cư đông đúc, khí hậu ưu đãi dễ chịu tạo điều kiện cho cây
trồng phất triển.

Về chủng loại, Trung Quốc sản xuất chủ yếu là trái cây ôn đới và cận nhiệt
đới, như, táo, lê, mận, đào, cam, chuối… Tuy vậy bên cạnh đó Trung Quốc cũng có
thể trồng được một số loại trái cây nhiệt đới như dưa hấu, xoài, nhãn, vải, dứa…tại
các tỉnh Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến và Vân Nam.

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất trái cây của Trung Quốc
Loại quả Diện tích trồng/ Vùng trồng Sản lượng Mùa vụ
Dưa hấu 1,84 triệu ha (2015) 79,2 triệu tấn Tháng 5 –
Đồng bằng châu thổ của sông Dương (2018) Tháng 8
Tử - Hoa Đông và khu vực các tỉnh (nhiều nhất
miền Trung, Nam Trung Quốc thế giới)
Táo Diện tích: 2,32 triệu ha (2017) 44,5 triệu tấn Quanh năm
Sơn Đông, Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà (t7/2017 –
Nam, Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam Túc t6/2018)
Lê 924.000 ha 6.415 triệu Mùa thu
Bắc Trung Quốc, Hà Bắc, Sơn Đông, tấn
Liêu Ninh, Tân Cương (lê cát)
Đào 685.000 ha 12,45 triệu
Sơn Đông, Hà Bắc, Thiểm Tây, Hà tấn (2014)
Nam, Hồ Bắc, lưu vực sông Dương
Tử
Nhãn 389.773 ha (2010) 1,28 triệu tấn Cuối tháng 7
Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, (2010) – Cuối tháng
Hải Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam 9
Vải 354.728 vạn ha 1,55 triệu tấn Cuối tháng 4
Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, – Cuối tháng
Hải Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu 8
Thanh 35.555 ha Tháng 5 –
long Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu Tháng 11
(Nguồn: Tổng hợp từ Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu trái cây sang thị trường
Trung Quốc – GIZ và Báo cáo của USDA)

Quá trình sản xuất trái cây của Trung Quốc, bên cạnh những ưu điểm về lực
lượng lao động dồi dào, đầu tư trang thiết bị hiện đại thì vẫn có những vấn đề còn
tồn tại như:
13

Một là, các sản phẩm không thể bán được: đây là một vấn đề định kỳ trong
ngành công nghiệp trái cây Trung Quốc. Hàng năm đều có những tin tức báo cáo về
trái cây không tiêu thụ được ở nước này, lý do chính là sự liên kết giữa nhà sản xuất
và kênh bán lẻ không được suôn sẻ, sản xuất dư thừa gây ra tình trạng tồn đọng sản
phẩm.
Hai là, mối đe dọa của trái cây nhập khẩu: trong những năm gần đây khối
lượng trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều. Sự đa dạng về mẫu
mã và chất lượng của trái cây nhập khẩu đã tạo nên một sự cạnh tranh lớn cho các
nhà sản xuất nội địa.
Ba là, thiếu tiêu chuẩn hóa: con đường từ sản xuất đến thị trường bao gồm
nhiều công đoạn, từ nông trại của người nông dân và qua nhiều công đoạn xử lí để
đến được tay người tiêu dùng cuối cùng. Mỗi phân đoạn của dây chuyền sản xuất
này đều cần các quy định tiêu chuẩn có liên quan. Tuy vậy cho đến hiện nay, các
điều kiện khá là phức tạp và tiêu chuẩn thống nhất rất khó đạt được.
Bốn là, nguồn trái cây chất lượng cao khó xác định: Trung Quốc rộng lớn và
có nguồn tài nguyên dồi dào cũng như nhiều khu vực sản xuất trái cây. Tuy nhiên,
các đại lý trái cây bị hạn chế về kinh nghiệm, thời gian và tiềm lực. Họ khó có thể
tìm kiếm được cũng như kiểm soát các nguồn trái cây chất lượng cao.
Năm là, hạn chế trong việc cấp lạnh trái cây: trái cây là một sản phẩm tươi
sống, rất khó để tránh được sự thiệt hại trong quá trình vận chuyển. Trái cây phải
trải qua một quá trình dài từ nơi sản xuất qua các nhà trung gian và tới được tay
người tiêu dùng, và trong hành trình đó chúng cần phải được làm lạnh để giữ được
chất lượng tốt nhất tại đầu ra cuối cùng.
1.1.1. Tiêu dùng trái cây tại Trung Quốc

a. Dung lượng thị trường

Trung Quốc là một quốc gia có thị trường tiêu dùng trái cây rất tiềm năng. Một
đặc điểm độc đáo của hệ thống sản xuất trái cây tại Trung Quốc đó là sản phẩm gần
như được tiêu thụ Hoàn toàn ở trong nước, trái ngược với hệ thống sản xuất đồ tươi
của các quốc gia khác. Với dân số 1,4 tỷ người, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm
từ 6,7 – 7,7%1(World Bank), đây có thể coi là một thị trường tiêu thụ khổng lồ.
1 Tốc độ tăng trưởng GDP các năm của Trung Quốc từ 2013 – 2017 lần lượt là 7,76; 7,3; 6,9; 6,7; 6,9 (%)
14

Người Trung Quốc có nhu cầu rất lớn đối với thực phẩm, trong đó có nhu cầu về
trái cây. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đang là một trong những quốc gia có tốc
độ đô thị hóa nhanh nhất trên thế giới. Khoảng gần 4 thập kỷ trước, tỷ lệ dân số
sống ở các thành thị của nước này mới chỉ đạt gần 30%, và giờ đây theo thống kê
của Chính phủ Trung Quốc thì nó đã tăng lên tới 59%, ở một số tỉnh lớn như Quảng
Đông tỷ lệ đô thị hóa đã đạt tới trên 70%. Số dân thành thị tăng lên, thu nhập và lối
sống ngày càng cải thiện cũng khiến nhu cầu tiêu thụ trái cây của quốc gia này biến
đổi, đặc biệt là với các loại trái cây chất lượng cao.

Hình 2.2. Lượng tiêu thụ trái cây bình quân đầu người tại Trung Quốc
giai đoạn 2013 - 2016

60
52.6
48.1 49.9
47.6
50
43.9
40.5
37.8 38.6
40
33.8
28 29.7
27.1
30
Đơn vị: Kg

20

10

0
2013 2014 2015 2016
Khu vực nông thôn Khu vực thành thị Toàn quốc

(Nguồn: China Statistical Year book 2017)

Từ năm 2013 đến năm 2016, lượng tiêu thụ trái cây bình quân đầu người của
Trung Quốc luôn tăng ổn định. Năm 2013, mỗi người dân Trung Quốc tiêu thụ
trung bình 37,8 kg trái cây tươi, các năm sau đó tăng lên lần lượt là 38,6; 40,5 và
43,9 kg vào năm 2016, mức tăng trưởng đạt 2,1%, 4,9% rồi lên đến 8,4%. Đây là
những con số rất ấn tượng, cho thấy tiềm năng của ngành rau quả ở thị trường tỷ
dân này. Theo khu vực, lượng tiêu thụ trái cây bình quân ở khu vực thành thị của
Trung Quốc luôn cao hơn, thậm chí gấp gần 1,5 lần so với khu vực nông thôn. Điều
15

này càng cho thấy, khi thu nhập tăng cao, người dân Trung Quốc lại càng có xu
hướng tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng trái cây tươi.

b. Tập quán tiêu dùng

Trái cây là một loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của
người Trung Quốc. Bên cạnh nhu cầu cho các bữa ăn nhẹ, trái cây còn xuất hiện
trong các mâm cỗ vào những ngày lễ lớn tại Trung Quốc, hay thậm chí là trong các
món quà biếu hàng ngày. Người Trung Quốc cũng ngày càng có nhận thức cao về
phong cách sống lành mạnh cũng như chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, thay vì ăn
những thực phẩm dầu mỡ nhiều chất béo thì họ chuyển sang quan tâm nhiều hơn tới
rau xanh và trái cây. Kể từ khi Trung Quốc tham gia WTO và các tổ chức quốc tế
khác, hội nhập sâu rộng hơn, người Trung Quốc dần thay đổi tập quán tiêu dùng từ
mua hàng giá rẻ, chất lượng thấp sang các sản phẩm có bao bì đẹp, chất lượng cao
và an toàn. Bên cạnh thị trường cũ vẫn còn tồn tại gồm các loại trái cây có chi phí
và chất lượng thấp (chủ yếu là táo và quýt), thì thị trường các sản phẩm cao cấp
ngày càng xuất hiện ở nhiều thành phố của Trung Quốc và tăng trưởng khá đều đặn.
Sự xuất hiện của hàng loạt chuỗi siêu thị lớn có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung
Quốc cũng là một minh chứng cho việc thị hiếu của người dân Trung Quốc ngày
càng tăng cao. Bên cạnh đó, cũng có một thị trường cho các loại trái cây từ các
trang trại nông nghiệp hữu cơ. Thị trường này đang bùng nổ ở các thành phố lớn
như Bắc Kinh hay Thượng Hải, nơi giá có thể cao gấp 3 hoặc 4 lần so với các loại
trái cây khác.

Vì Trung Quốc là một quốc gia đông dân, nhiều vùng miền khác nhau nên thị
hiếu ở mỗi vùng cũng có những sự khác biệt nhất định. Ví dụ như người Quảng Tây
thích ăn thanh long ruột đỏ, nhãn vải loại trái vừa phải, vị ngọt đậm thì người miền
Bắc lại thích ăn thanh long trái phải to, dưa hấu cỡ vừa 3-4 kg/quả, vị ngọt đậm,
người Trùng Khánh thì đặc biệt yêu thích ăn chuối…

c. Kênh phân phối


16

Hình 2.3. Tỷ lệ mua trái cây qua các kênh phân phối chính tại Trung Quốc

Đơn vị: %

Cửa hàng tạp hóa 13

Cửa hàng tiện lợi 24

Chợ bán buôn 33

Chợ / Quầy bán đồ ăn 40

Thương mại điện tử 51

Cửa hàng chuyên bán hoa quả 73

Siêu thị / Trung tâm thương mại 87

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

(Nguồn: Neilsen, 2015, biên soạn bởi Fung Business Intelligence Centre)

Qua một điều tra của Neilsen năm 2015 tại Trung Quốc (cho phép người trả
lời chọn nhiều phương án), người tiêu dùng nước này chủ yếu mua trái cây tại các
siêu thị và trung tâm thương mại lớn. Có đến 87% số người được hỏi lựa chọn kênh
phân phối này. Việc phân phối trái cây cũng cho thấy một số thay đổi ở Trung Quốc.
Ở các thành phố lớn, chuỗi bán lẻ cũng chiếm tới hơn một nửa thị trường. Ngoài ra,
thị trường trái cây còn chứng kiến sự bùng nổ của các cửa hàng chuyên bán trái cây
và thương mại điện tử. Điển hình như chuỗi Bai Lao Yen đã mở hơn 400 cửa hàng
trong thập kỷ qua để đạt doanh thu hơn 2 tỷ NDT mỗi năm. Thương mại điện tử thì
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thành phố lớn nhất như Thượng Hải hay Bắc
Kinh. Các nhà bán lẻ trực tuyến chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao
và phát triển một dịch vụ giao hàng vượt trội. Nhìn chung, thương mại điện tử ở
Trung Quốc tăng trưởng 70% mỗi năm và sẽ sớm trở thành thị trường trực tuyến lớn
nhất trên thế giới.

1.3. Tình hình nhập khẩu trái cây của Trung Quốc
1.1.1. Kết quả nhập khẩu trái cây của Trung Quốc trong những năm gần đây

a. Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu


17

Hình 2.4. Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc
giai đoạn 2013 - 2017

6 5000

4500
5
4000

3500
4
Đơn vị: nghìn tấn

3000

Đơn vị: tỷ USD


3 2500

2000
2
1500

1000
1
500

0 0
2013 2014 2015 2016 2017

(Nguồn: Jan Kees Boon, Factsheet China, December 2017 và CFNA, Produce
Report, 2018)

Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu quả tươi của Trung Quốc khá lớn, chiếm
khoảng 5% sản lượng nhập khẩu trái cây của thế giới. Từ năm 2013 đến năm 2017,
tình hình nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc biến động không quá lớn, cả sản
lượng và kim ngạch chủ yếu là tăng dần qua các năm, đến năm 2016 sụt giảm nhẹ
và lại phục hồi vào năm 2017. Năm 2013, sản lượng nhập khẩu đạt 2,7 triệu tấn,
kim ngạch là 2,61 tỷ USD. Đến năm 2017, các con số này đã lần lượt là 4,4 triệu tấn
và 5,59 tỷ USD. Sản lượng tăng mạnh nhất là vào năm 2017, tăng 24,7%; còn kim
ngạch tăng mạnh nhất là vào năm 2015, đạt 38,9%. 2016 là năm duy nhất tình hình
nhập khẩu trái cây của Trung Quốc có sự đổi chiều, giảm nhẹ 8,03% đối với sản
lượng và 1,97% đối với kim ngạch.

Nhập khẩu trái cây của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm
qua, là nhờ vào việc dân số thuộc tầng lớp trung lưu của quốc gia này ngày càng
tăng, kèm theo đó là sự xuất hiện của một lớp người tiêu dùng mới sẵn sàng chi tiêu
nhiều hơn cho những thực phẩm lành mạnh, điển hình như trái cây từ các quốc gia
láng giềng. Nguyên nhân cho sự sụt giảm nhẹ trong năm 2016 là do sự suy giảm
18

kinh tế trên toàn thế giới, kéo theo sự thụt lùi của nhiều nền kinh tế trong đó có
Trung Quốc. Ngoài ra còn do nhập khẩu từ các nước thuộc Đông Nam Á – khu vực
xuất khẩu vào Trung Quốc giảm mạnh: nhập khẩu trái cây tươi từ Việt Nam giảm
hơn 30%, từ 861 triệu USD năm 2015 xuống còn 597 triệu USD năm 2016, Thái
Lan rơi khỏi sự tăng trưởng năm 2015 và giảm 5,3% chỉ còn hơn 1 tỷ USD, và nhập
khẩu từ Phi-líp-pin tiếp tục giảm, giảm 14,6% xuống còn 597,9 triệu USD
(Producereport, 2017). Năm 2017 lại chứng kiến sự phục hồi mạnh về sản lượng
quả tươi nhập khẩu tại Trung Quốc, ngoài do sự thay đổi của thói quen tiêu dùng
chú trọng vào sức khỏe và sự tiện lợi của người dân, còn do hệ thống thương mại
điện tử phát triển của nước này, đã đưa một lượng lớn trái cây từ nước ngoài đến với
người tiêu dùng Trung Quốc.

b. Cơ cấu nhập khẩu

Trung Quốc là một quốc gia chủ yếu trồng trái cây ôn đới và cận nhiệt, vì thế
nhập khẩu chủ yếu các loại trái cây nhiệt đới như chuối, sầu riêng, nhãn, thanh
long… Tuy nhiên theo xu thế phát triển của xã hội Trung Quốc, đời sống người dân
ngày càng phát triển, thu nhập càng cao họ càng muốn tiêu dùng nhiều hơn các loại
trái cây đắt tiền như anh đào, kiwi, nho…

Về sản lượng, chuối vẫn luôn là loại quả có khối lượng nhập khẩu nhiều nhất,
năm 2014 từng đạt tới con số nhập khẩu là 1,13 triệu tấn. Tuy nhiên về sau, lượng
nhập khẩu loại trái cây này lại sụt giảm mạnh, năm 2016 chỉ đạt 887 nghìn tấn,
giảm 17,4% so với năm 2015 trước đó. Ngược lại, các loại quả như kiwi hay anh
đào lại có sản lượng tăng đáng kể, lần lượt tăng 39,7% và 19,2% (Tổng cục Hải
quan Trung Quốc).

Về kim ngạch, ba loại trái cây có giá trị nhập khẩu cao nhất trong tháng 1 năm
2018 là anh đào tươi (giá trị nhập khẩu 550 triệu USD, tăng 70% so với cùng kỳ
năm trước), nhãn tươi (giá trị nhập khẩu 70 triệu USD, giảm 41% so với cùng kỳ
năm trước), chuối (giá trị nhập khẩu 50 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm
trước) (Freshplaza, 2018). Ngoài ra, các loại trái cây khác cũng đạt kim ngạch lớn
trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc là sầu riêng, nho, cam, thanh long
và kiwi. 5 hay 10 năm trước đây, anh đào xuất khẩu sang Trung Quốc còn khá hạn
19

chế. Khách hàng không biết nhiều về sản phẩm này và có rất ít nhu cầu. Tiêu thụ tập
trung ở các thành phố ven biển và các nhóm người tiêu dùng trung lưu hoặc cao cấp
(Giám đốc điều hành Frutacloud, George Liu, 2018). Tuy nhiên trong những năm
trở lại đây, loại quả này ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong lễ mừng năm mới ở
đây. Điều này đã cho thấy thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân quốc
gia này, họ hướng tới những loại trái cây cao cấp và chất lượng hơn.

c. Thị trường nhập khẩu

Phần lớn trái cây của Trung Quốc nhập khẩu tử Đông Nam Á. Khu vực này
cung cấp đến hơn một nửa lượng trái cây nhập vào quốc gia tỷ dân này.

Hình 2.5. Tỷ trọng nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc năm 2017 theo
quốc gia

11.00%

21.00%
Thái La n
2.00% Chi l e
4.00% 4.00% Vi ệt Nam
Phi l i ppi nes
5.00% Hoa Kỳ
New Zea la nd
Úc
6.00% Nam Phi
18.00%
Peru
Ecuador
8.00% Các nước khá c

9.00% 12.00%

(Nguồn: CFNA, Produce Report, 2018)

Nhìn chung, trong năm 2017, các nước trong danh sách 10 nhà xuất khẩu trái
cây tươi hàng đầu sang Trung Quốc vẫn giữ nguyên so với năm 2016. Thái Lan đã
giành lại vị thế là nước xuất khẩu hàng đầu trái cây tươi sang Trung Quốc tính theo
kim ngạch, sau khi mất vị trí số một vào Chile trong năm 2016 do giảm nhập khẩu
trái cây tươi vào Trung Quốc từ Đông Nam Á. Xuất khẩu trái cây tươi của Thái Lan
sang Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 21% tổng giá trị nhập khẩu. Nhập khẩu trái
20

cây Chile sang Trung Quốc giảm nhẹ từ 1,18 tỷ USD (24% tổng số) trong năm 2016
xuống còn hơn 1 tỷ USD trong năm 2017, đưa Chile vào vị trí thứ hai về giá trị trái
cây tươi nhập khẩu vào Trung Quốc. Đứng trong top 10 là Việt Nam (658 triệu
USD), Phi-líp-pin (531 triệu USD), Hoa Kỳ (420 triệu USD), New Zealand (354
triệu USD), Australia (276 triệu USD), Nam Phi (227 triệu USD) ), Peru (220 triệu
USD) và Ecuador (100 triệu USD). Cùng với đó, mười quốc gia hàng đầu này cũng
chiếm tới 89% tổng nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc trong năm 2017.

Các mặt hàng mà Trung Quốc nhập từ các thị trường chủ yếu có thể kể đến là:
sầu riêng, xoài, roi, măng cụt từ Thái Lan; Kiwi, táo, nho, mận, anh đào từ Chile;
thanh long, nhãn, vải từ Việt Nam; dứa, chuối, đu đủ từ Phi-líp-pin; anh đào, cam,
nho, chanh từ Mỹ; quất, anh đào, lê, mơ, táo từ New Zealand; bưởi, xoài, chanh từ
Úc; quất, cam, bưởi, nho từ Nam Phi; nho, xoài, cam quýt từ Peru và chuối từ
Ecuador.

1.1.1. Các quy định chung về nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc
đối với các nhà xuất khẩu trái cây tươi là xác định xem sản phẩm và quốc gia xuất
xứ có nằm trong danh sách quả được phép nhập khẩu vào Trung Quốc hay không.
Tính đến tháng 2 năm 2016, 39 quốc gia đã được cấp quyền tiếp cận thị trường này
để nhập khẩu các mặt hàng rau quả tươi. Danh sách chính thức về các loại trái cây
cũng như các quốc gia được phép nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc được công bố
và cập nhật thường xuyên trên trang web của AQSIQ.

a. Các cơ quan thẩm quyền

 Tổng Cục kiểm nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia Trung Quốc
(AQSIQ)

Theo Luật kiểm nghiệm kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu, Tổng Cục
kiểm nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia Trung Quốc (AQSIQ), là
cơ quan quản lý chung về công tác kiểm tra kiểm dịch trái cây nhập khẩu của Trung
Quốc, ban hành các Lệnh/ biện pháp quản lý kiểm dịch các mặt hàng trái cây nhập
khẩu. Các Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm và giám sát chất lượng quốc gia của các
21

địa phương/ các Cơ quan/Chi nhánh/Văn phòng đại diện của các Chi cục này tại các
cửa khẩu chỉ định nhập khẩu phụ trách công tác giám sát và kiểm dịch trái cây nhập
khẩu tại nơi địa phương được giao quản lý. Đối với cơ quan nhập khẩu Trung Quốc,
mối quan tâm lớn nhất trong việc cấp quyền thâm nhập thị trường là kiểm soát dịch
hại và kiểm dịch bệnh, với mục tiêu chính là bảo vệ ngành sản xuất trong nước của
Trung Quốc. Việc một loại trái cây ngoại nào đó tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ
dựa trên sự tuân thủ các tiêu chí cụ thể do AQSIQ quy định và mức độ liên lạc
thường xuyên giữa các bên liên quan.

Khi đánh giá và xác định tính khả thi để cấp phép cho sản phẩm vào thị
trường, AQSIQ hoạt động theo các tiêu chí sau:

 Tất cả các nước đều có cơ hội bình đẳng để đăng ký tiếp cận thị trường, mỗi
quốc gia dù chỉ một kiện hàng cũng được xử lí bất cứ lúc nào
 Ưu tiên các loại trái cây có nguy cơ mang dịch bệnh thấp. Nhập khẩu trái cây
từ các nước có nguy cơ cao hoặc các vấn đề dịch hại liên tục, chẳng hạn như Địa
Trung Hải trong thời kì bùng nổ ruồi giấm, sẽ khó khăn và chậm hơn trong việc tiếp
cận thị trường Trung Quốc.
 Sản phẩm của người nộp đơn phải tuân thủ các yêu cầu AQSIQ hiện có về
các sản phẩm tương tự hoặc tương đương từ các vùng và khu vực khác
 Sản phẩm xuất khẩu phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về các biện
pháp kiểm dịch thực vật (ISPMs) để tiến hành đánh giá rủi ro dịch hại và quản lý rủi
ro dịch hại.
 Cục Thanh tra và kiểm dịch (CIQ)

Trực tiếp hoạt động dưới sự quản lý của AQSIQ là Cục Thanh tra và kiểm dịch
(CIQ). AQSIQ đã thành lập 35 CIQ tại 31 tỉnh của Trung Quốc, với 300 chi nhánh
và hơn 200 văn phòng địa phương trên cả nước để thực thi việc kiểm tra, kiểm dịch
hàng hóa xuất nhập khẩu. Chức năng chính của CIQ là:

 Duy trì liên lạc với các phòng thí nghiệm và các văn phòng địa phương để
đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng nhập khẩu được duy trì
 Có chức năng như cơ quan thanh tra nhập cảnh / xuất cảnh để nắm bắt được
hàng hóa từ các nhà xuất khẩu nước ngoài bị thiếu chứng nhận hoặc chứng từ không
chính xác
22

 Đảm bảo rằng nhãn CIQ được gắn kèm một số loại hàng hoá nhập khẩu nhất
định trước khi vào thị trường Trung Quốc
 Hiệp hội kiểm tra và kiểm dịch xuất nhập cảnh Trung Quốc (CIQA)

Hiệp hội kiểm tra và kiểm dịch xuất nhập cảnh Trung Quốc (CIQA) là một tổ
chức phi chính phủ xã hội phi lợi nhuận thuộc Bộ Nội vụ Trung Quốc và AQSIQ,
bao gồm các doanh nghiệp Trung Quốc, các tổ chức, xã hội và cá nhân hoạt động
trên cơ sở tình nguyện. CIQA hoạt động như một cầu nối giữa chính phủ và doanh
nghiệp / xã hội dân sự trong lĩnh vực kiểm dịch và kiểm tra nhập cảnh / xuất cảnh,
hỗ trợ quy định khi cần thiết. Thường xuyên hoạt động thay mặt cho AQSIQ ở nước
ngoài, CIQA cũng làm việc song phương với các cơ quan nước ngoài trong việc
phát triển các khuôn khổ để phối hợp và hợp tác. Ngoài ra, CIQA còn tài trợ các hội
thảo kỹ thuật, hội thảo và thuyết trình về tăng cường hợp tác liên ngành, và có thẩm
quyền ký Biên bản Ghi nhớ (MoU) với các đối tác song phương để tạo điều kiện
tham gia cùng có lợi cho các vấn đề nhập khẩu, xuất khẩu và quốc tế buôn bán.

 Tổng cục Hải quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (GACC)

Ngoài AQSIQ, một cơ quan khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhập
khẩu và xuất khẩu các sản phẩm vào và ra khỏi Trung Quốc là Tổng cục Hải quan
của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (GACC). GACC là trụ sở của Hải quan Trung
Quốc và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc. Cơ
quan này sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu Trung Quốc thu thập và nộp các tài liệu sau cho
Hải quan Trung Quốc: vận đơn, hóa đơn, danh sách vận chuyển, tờ khai hải quan,
đơn bảo hiểm, hợp đồng mua bán và giấy phép xuất nhập khẩu, chứng nhận kiểm
định (nếu có). Trách nhiệm chính của GACC về mặt xuất nhập khẩu như sau:

 Tiến hành thu tất cả các loại thuế và nghĩa vụ nợ liên quan, bao gồm thuế giá
trị gia tăng, thuế hải quan, các loại thuế khác
 Đảm bảo việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) thông qua việc tịch thu tất cả
các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giả mạo, buôn lậu.
 Quản lý và thực hiện các biện pháp chống buôn lậu thông qua việc sử dụng
vũ lực của lực lượng cảnh sát chống buôn lậu Hải quan Trung Quốc.
23

 Kiểm tra và xác minh tất cả các tài liệu xuất nhập khẩu có liên quan, bao
gồm kiểm tra sự khác biệt giữa giá trị hóa đơn được trích dẫn của hàng hóa và giá
trị thực tế.
 Biên soạn, ghi chép và phân tích thống kê thương mại, bao gồm giá trị, xuất
xứ, điểm đến và phương thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
b. Các bước kiểm dịch trái cây trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc:

Chủ hàng hoặc người được uỷ quyền trước khi hoặc khi nhập khẩu trái cây
phải tiến hành khai báo kiểm dịch với Chi cục Kiểm dịch kiểm nghiệm nơi cửa
khẩu nhập khẩu, đồng thời điền vào Đơn xin phép kiểm dịch động thực vật nhập
khẩu quốc gia nước cộng Hòa nhân dân Trung Hoa và nộp cho Cục/Chi cục kiểm
nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia tại cửa khẩu nhập khẩu. Ngoài
đơn trên, chủ hàng hoặc người được uỷ quyền phải nộp kèm các giấy tờ khác như
hoá đơn, hợp đồng thương mại, giấy chứng nhận xuât xứ, Chứng thư/giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch động thực vật của
nước (khu vực) xuất khẩu cấp. Cục/Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm và giám sát
chất lượng quốc gia tại cửa khẩu kiểm tra, đánh giá, xem xét nếu đạt yêu cầu kiểm
dịch sẽ cấp "Giấy phép nhập khẩu động thực vật" của Tổng Cục kiểm nghiệm kiểm
dịch và giám sát chất lượng quốc gia nước cộng Hòa nhân dân Trung Hoa. Trong
quá trình kiểm dịch nếu phát hiện các loại thực vật mang tính nguy hiểm hoặc sâu
bệnh vượt quá quy định cho phép sẽ phải diệt trừ, loại bỏ sâu bệnh trên. Xử lý đạt
tiêu chuẩn mới cho phép nhập khẩu, kiểm dịch không đạt tiêu chuẩn hoặc không có
biện pháp xử lý sâu bệnh phát hiện sẽ trả lại hàng hoặc tiêu huỷ. Trường hợp không
phù hợp với yêu cầu sẽ không được cấp giấy phép và được thông báo rõ nguyên
nhân. Sau khi đã Hoàn tất thủ tục xin kiểm dịch nhập khẩu và được cấp phép, nếu
chủ hàng hoặc người được uỷ quyền thuộc một trong những trường hợp sau thì phải
tiến hành lại các thủ tục xin kiểm dịch:

 Tăng số lượng hoặc thay đổi loại trái cây nhập khẩu.
 Thay đổi nước hoặc khu vực xuất khẩu
 Thay đổi cửa khẩu nhập khẩu
 Vượt quá thời hạn có giá trị sử dụng của giấy phép kiểm dịch

c. Quy định về bao bì và nhãn dán


24

Trung Quốc có nhiều yêu cầu về bao bì và nhãn dán, đặc biệt là với các loại
thực phẩm. Thực phẩm cần được dán nhãn tiếng Trung Quốc để được tiêu thụ trong
thị trường nội địa, ghi rõ tên phân loại, thương hiệu, địa chỉ nhà sản xuất, nguồn gốc
xuất xứ, thành phần, ngày chế biến và ngày hết hạn. Cả sản phẩm sản xuất trong
nước và thực phẩm nhập khẩu, trong đó có trái cây tươi đều phải tuân thủ theo quy
định này.

Ngoài ra, từ ngày 1/5/2018, Trung Quốc đã áp dụng bắt buộc truy xuất nguồn
gốc đối với nông sản của Thái Lan và Việt Nam. Theo đó, trái cây của 2 nước này
muốn nhập khẩu qua cửa khẩu thuộc Quảng Tây, Trung Quốc phải có bao bì chứa
thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm dưới dạng mã vạch hoặc QR
code. Thông tin gồm có tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà
xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.

d. Quy định thuế quan

Hiện nay theo xu hướng chung của thế giới, hầu hết các quốc gia đều tiến tới
lộ trình cắt hoặc miễn giảm hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc
biệt là với các đối tác đã kí FTA. Trung Quốc cũng bắt kịp với xu hướng đó, quốc
gia này đã ban hành một loạt biện pháp nhằm tạo ra một môi trường đầu tư công
bằng, minh bạch và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
trong đó có việc nới lỏng khả năng tiếp cận thị trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn
nữa cho hoạt động đầu tư, và bảo vệ các lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nước
ngoài tốt hơn. Chính vì vậy duy trì mối quan hệ song phương tốt là rất quan trọng
trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc. Các quốc gia đã ký Hiệp định thương
mại tự do (FTA) với Trung Quốc được hưởng lợi thế cạnh tranh lớn dưới hình thức
miễn thuế; phần lớn các quốc gia này hưởng chế độ miễn thuế hoặc đang trong lộ
trình hướng tới miễn thuế đối với hàng nhập khẩu trái cây, chỉ còn lại thuế VAT
13%. Tám quốc gia ở Đông Nam Á, nổi bật nhất là Thái Lan và Việt Nam, được
miễn thuế nhập khẩu trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc, ngoài ra Chile và Peru ở
Nam Mỹ cũng được hưởng xuất khẩu trái cây miễn thuế sang Trung Quốc. Tỷ lệ
giảm thuế thay đổi theo từng quốc gia và dựa trên cả hai yếu tố chính trị và kỹ thuật.
Thuế quan đối với nhập khẩu trái cây từ Úc dự kiến sẽ giảm xuống 0% trong thời
25

gian 5 năm, trong khi trái nho từ Hàn Quốc sẽ mất tới mười năm để đạt được mức
thuế 0% khi xuất sang Trung Quốc. Những nhà xuất khẩu từ các quốc gia chưa ký
FTA với Trung Quốc có sức cạnh tranh kém hơn nhiều và phải đối mặt với những
thách thức đáng kể về giá tại thị trường này so với các nhà xuất khẩu đang tìm cách
mở rộng sang thị trường Trung Quốc với lợi ích là đã có FTA. Để được hưởng ưu
đãi này, các nhà xuất khẩu chỉ cần cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ từ quốc gia
của mình để chứng minh cho nguồn gốc sản phẩm.

e. Các quy định khác

Cư dân biên giới sống trong phạm vi cách đường biên giới phía Trung Quốc
20 km được tiến hành trao đổi hàng hóa theo quy định và không vượt quá số tiền
(8000 NDT/ngày), số lượng quy định tại các cặp chợ biên giới hoặc lối mở biên giới
được công nhận. Cư dân biên giới phía Trung Quốc khi mang trái cây nhập cảnh
theo hình thức trao đổi cư dân phải chấp hành sự kiểm tra và giám sát của hải quan
sở tại; đồng thời điền tờ khai hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu cư dân biên giới.

1.1.1. Kênh phân phối nhập khẩu


26

Nhà xuất khẩu nước ngoài

Cảng nhập khẩu Trung


Nhà nhập khẩu
Quốc nội địa (Thượng
Hồng Kông
Hải, Quảng Châu)

Hình 2.6. Mô hình phân phối trái cây tươi nhập khẩu của Trung Quốc
Nhà
(Nguồn: Báo cáo phân nhập
tích khẩuTrung
ngành Trung tâm
QuốcSME của EU: Thị trường thực phẩm

và đồ uống tại Trung Quốc, 2015 và Báo cáo bán lẻ, USDA, 2014)
Nhà phân phối
chung / Tổng
Theo mô hình truyền thống, kinh
hai phương pháp phổ biến nhất cho các nhà xuất
tiêu
khẩu trái cây tươi để tiếp cận với thị trường Trung Quốc là xuất khẩu sang Trung
Chợ bán buôn /
TổngHồng
Quốc đại lục qua kinh tiêu
Kông hoặc xuất khẩu trực tiếp sang các cảng của Trung
Quốc như Thượng Hải và Quảng Châu. Tùy thuộc vào kênh phân phối được chọn,
các đối tác
NhàTrung Quốcđịacủa
phân phối nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ thay đổi. Tuy nhiên, các
phương
nhà xuất khẩu nhỏ hơn nên bắt đầu hoạt động thông qua các nhà nhập khẩu Trung
Quốc có uy tín, được lựa chọn cẩn thận, bất kể kênh phân phối và phương pháp
phân bán Sau Siêu
Chợphối. thị vànhập
khi nhà cửa khẩu có
Đại Chuỗi
siêu trái cây
hàng, đượccửa hàng
vận Thương
chuyển đến các chợ
đồ tươi hàng tiện lợi thị trái cây tươi mại điện tử

Người tiêu dùng


27

bán buôn lớn dọc theo bờ biển Trung Quốc, sau đó phân phối cho cho các chợ bán
đồ tươi, siêu thị và các cửa hàng lớn khác tại Trung Quốc. Mô hình phân phối này
được đặc trưng bởi nhiều thành phần, nhà cung cấp và nhà phân phối, thu lợi nhuận
từ nhà xuất khẩu và giảm giá trị của người tiêu dùng. Tuy nhiên, mô hình này đang
dần phát triển lên thành mô hình phân phối trực tiếp hơn, chuyển từ các đại lý và
nhà phân phối bên thứ ba thành phương thức thương mại điện tử hay nhập khẩu
thẳng vào các chuỗi cửa hàng chuyên bán quả tươi.

Về hình thức nhập khẩu thông qua Hồng Kông, từ lâu đây đã được coi như là
một khu kinh tế tự do, và như vậy các nhà xuất khẩu sẽ được hưởng ưu đãi thuế
quan, thuế giá trị gia tăng và các nghĩa vụ khác, được bảo đảm bởi Tuyên bố chung
Trung - Anh, ít nhất là đến năm 2047 2. Hình thức này hay được sử dụng để đưa vào
thị trường Trung Quốc các loại trái cây dể hỏng, trốn các loại thuế, tránh các thủ tục
kiểm tra và kiểm dịch ngặt nghèo hoặc để các nhà xuất khẩu đến từ các quốc gia
chưa được AQSIQ cấp phép thâm nhập thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên hình thức
này tồn tại khá nhiều rủi ro, và chính quyền Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều
biện pháp cứng rắn để thu hồi lại phần doanh thu bị thất thoát do các nhà xuất khẩu
trốn thuế. Việc nhập khẩu qua Hồng Kông đã giảm trong những năm gần đây không
chỉ do các cơ quan hải quan Trung Quốc thực hiện gắt gao hơn mà còn vì thuế nhập
khẩu của Trung Quốc ngày càng thấp, nhờ việc Trung Quốc dần thực hiện các tiêu
chuẩn WTO về nhập khẩu, hay miễn thuế cho các nước đã ký FTA với Trung Quốc.
Do đó, các nhà xuất khẩu nước ngoài rất được khuyến khích tránh sử dụng con
đường nhập khẩu qua Hồng Kông trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc đại lục.

Xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc đại lục đã trở thành phương thức phân
phối hàng đầu cho các nhà xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường này. Đây là
phương pháp tiếp cận thị trường hiệu quả nhất, khi mà việc sử dụng kho lạnh và
phương tiện vận chuyển ở Hồng Kông bị hạn chế. Hơn nữa, chính quyền Trung
Quốc đã thành lập các khu thương mại tự do tại Thượng Hải (2013), Thiên Tân,
Quảng Đông và Phúc Kiến (2015), các cảng này được kiểm dịch và kiểm tra tích

2 Hiệp ước song phương quốc tế được ký kết giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Vương quốc Anh ngày
19 tháng 12 năm 1984 tại Bắc Kinh, Chính phủ Anh tuyên bố sẽ giao Hồng Kông cho Trung Quốc từ ngày 1
tháng 7 năm 1997, thực thi nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống", Hồng Kông vẫn theo chế độ tư bản
trong thời gian 50 năm đến năm 2047.
28

hợp, với thời gian quay vòng từ 6 đến 48 giờ (khu vực ngoại quan Dương Sơn của
Thượng Hải), không chỉ cắt giảm chi phí cho nhà nhập khẩu mà còn giữ được độ
tươi của sản phẩm và đảm bảo giao hàng nhanh chóng cho khách hàng. Trong các
cảng nhập khẩu, Thượng Hải vẫn là địa điểm được tin dùng nhất, vì các cảng chính
khác có tuyến vận chuyển dài hơn và ít thuận tiện hơn trong vấn đề kiểm dịch.

1.4. Một số tiêu chí đánh giá tình hình xuất khẩu
1.4.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

a. Kim ngạch xuất khẩu

Theo hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia của Tổng cục thống kê, kim
ngạch xuất khẩu một mặt hàng là trị giá hàng hóa xuất khẩu mặt hàng đó được quy
đổi về USD. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng theo vùng lãnh thổ là trị giá hàng hóa
đó được xuất khẩu vào một vùng lãnh thổ nhất định và đó là nơi hàng đến cuối
cùng, không tính quốc gia/vùng lãnh thổ trung gian. Số liệu về kim ngạch xuất khẩu
được tính theo một chu kì nhất định, thường là một năm. Công thức tính là:

M (USD)=P . Q

 M: Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng


 P: Giá bán mặt hàng đó tại thị trường xuất khẩu
 Q: Sản lượng hàng hóa xuất khẩu

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của một
quốc gia về một mặt hàng nhất định. Ngoài ra để biểu diễn sự thay đổi về quy mô
của mặt hàng xuất khẩu đó còn có chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ sự thay đổi trong quy mô xuất khẩu càng cao.

∆M M t−M 0
gM ( )= .100 = .100
M0 M0

 gM: tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu


 Mt: kim ngạch xuất khẩu của năm t
 M0: kim ngạch xuất khẩu của năm gốc
 ∆M: sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu
b. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu
29

Đây là chỉ tiêu định lượng phản ánh khối lượng một mặt hàng được xuất khẩu
sang thị trường nước ngoài của một quốc gia. Sản lượng xuất khẩu thể hiện cho
năng lực sản xuất của quốc gia đó. Sản lượng xuất khẩu càng lớn thì năng lực sản
xuất của quốc gia về mặt hàng đó càng cao. Để đánh giá sự thay đổi sản lượng của
một mặt hàng xuất khẩu có thể dựa vào mức thay đổi tuyệt đối của sản lượng và tốc
độ tăng trưởng sản lượng của mặt hàng đó. Tốc độ tăng trưởng càng nhanh thì thể
hiện sự bứt phá của phát triển ngành hàng đó càng lớn.

∆Q Q −Q 0
gQ ( )= .100 = t .100
Q0 Q

 gQ: tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu


 Qt: sản lượng xuất khẩu của năm t
 Q0: sản lượng xuất khẩu của năm gốc
 ∆Q: sự thay đổi sản lượng xuất khẩu
1.4.2. Giá cả xuất khẩu

Giá cả xuất khẩu của một mặt hàng là giá bán sản phẩm đó từ nước sản xuất
(nước xuất khẩu) sang nước nhập khẩu. Giá cả được tính bằng tổng kim ngạch xuất
khẩu của mặt hàng chia cho sản lượng của mặt hàng đó.

1.4.3. Cơ cấu xuất khẩu

Cơ cấu xuất khẩu là tổng thể các bộ phận giá trị hàng hoá xuất khẩu hợp thành
tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia cùng với những mối quan hệ ổn định và
phát triển giữa các bộ phận hợp thành đó trong một điều kiện kinh tế - xã hội cho
trước tương ứng với một thời kỳ xác định.

Có hai loại cơ cấu xuất khẩu là cơ cấu thị trường xuất khẩu và cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường là sự phân bổ giá trị kim ngạch
xuất khẩu theo nước, nền kinh tế và khu vực lãnh thổ thế giới, với tư cách là thị
trường tiêu thụ. Loại cơ cấu này phản ánh sự mở rộng quan hệ buôn bán với các
nước trên thế giới và mức độ tham gia vào phân công lao động quốc tế. Do đặc
điểm kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống khác nhau nên các thị trường có
những đặc điểm không giống nhau về cung, cầu, giá cả và đặc biệt là những quy
định về chất lượng, do đó, khi thâm nhập vào những thị trường khác nhau cần tìm
30

hiểu những điều kiện riêng nhất định của họ. Còn cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ
tương quan giữa các ngành, mặt hàng xuất khẩu hoặc tỷ lệ tương quan giữa các thị
trường xuất khẩu. Sự biến đổi cơ cấu xuất khẩu qua các năm sẽ cho thấy xu hướng
phát triển của ngành xuất khẩu đó chuyên môn hơn hay đa dạng hóa hơn.

1.4.4. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu


a. Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu

Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) được đưa ra bởi Balassa vào năm 1965,
sử dụng mô hình thương mại để xác định các lĩnh vực hay mặt hàng mà một nền
kinh tế có lợi thế so sánh, bằng cách so sánh giá trị xuất khẩu của một nước với mức
trung bình của thế giới. Chỉ số này được biểu thị dưới dạng một phân số mà tử số là
tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một loại hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
một quốc gia, còn mẫu số là tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng đó của thế giới trên tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới, khoảng thời gian đo lường thường là một
năm.

E xs / E c
RCA=
Exw / E w

Trong đó:

 Exs: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng x của quốc gia s
 Ec: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia s
 Exw: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng x của toàn thế giới
 Ew: Tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới
(Nguồn: ESCAP, 2008, tr.65)
Chỉ số RCA được phân các mức sau để đánh giá tiềm năng xuất khẩu của một
sản phẩm của một quốc gia:
 RCA < 1: quốc gia s không có lợi thế so sánh trong xuất khẩu mặt hàng x
 RCA > 1: quốc gia s có lợi thế so sánh trong xuất khẩu mặt hàng x
 RCA > 2,5: quốc gia s có lợi thế so sánh rất cao trong xuất khẩu mặt hàng x
Như vậy, nếu mặt hàng trái cây của Việt Nam có chỉ số RCA càng cao thì có
thể nói rằng Việt Nam có lợi thế so sánh tương đối trong xuất khẩu trái cây càng
cao, ngoài ra cũng cần xét tới sự biến đổi của chỉ số này qua từng năm.
b. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu

Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) thể hiện tỷ trọng xuất khẩu của một
nước có tiềm năng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của một nước khác trong một mặt
31

hàng hay không. Chỉ số này được đo bằng cách so sánh tỷ trọng xuất khẩu ngành
hàng trong cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng nhập khẩu ngành hàng đó
trong cơ cấu nhập khẩu của một nước khác. Công thức tính chỉ số là:

E xs / Ec
ES=
I xd /I d

Trong đó:

 Exs: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng x của quốc gia s
 Ec: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia s
 Ixd: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng x của quốc gia d
 Id: Tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia d
(Nguồn: Worldbank, 2010)

Chỉ số ES cho biết thị trường đang xem xét liệu có phải là thị trường tiềm
năng hay không:

 ES > 1: quốc gia s có cơ hội lớn để chuyên môn hóa ở thị trường d
 ES < 1: quốc gia s không có lợi thế so sánh ở thị trường d đối tác với sản
phẩm x

Như vậy việc tính ra được ES của mặt hàng trái cây Việt Nam so với Trung
Quốc sẽ chỉ ra Trung Quốc có phải là thị trường tiềm năng cho mặt hàng hay không.
32

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA


VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu trái cây của Việt Nam
1.1.1. Giới thiệu về trái cây Việt Nam

Việt Nam nằm ở Đông Nam Á, là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và khí
hậu thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả, nên ngành sản xuất trái cây ở nước ta khá
phát triển và là việc làm chính của rất nhiều hộ gia đình. Việt Nam cũng là nhà sản
xuất trái cây tươi lớn thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Ấn Độ. (FAOSTAT data)

 Diện tích và chủng loại

Bảng 2.3. Diện tích cây ăn quả của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Diện tích
706,9 799,1 824,4 869,1 925,1
(nghìn ha)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam chiếm tỷ lệ khá lớn trong diện tích
đất trồng trọt và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2013, diện tích trồng trái
cây chỉ là 706,9 nghìn ha, thì đến năm 2017 đã tăng 30,87% lên đến 925,1 nghìn ha.
Tỷ lệ tăng trưởng khoảng 3 - 13% mỗi năm, trong đó năm 2014 có tỷ lệ tăng diện
tích đất trồng cao nhất, đạt 13,04%. Đây là năm mà nước ta tiến hành nhiều chính
sách liên quan đến trồng trọt, tăng diện tích đất trồng, trồng rải vụ một số loại trái
cây chủ lực ở Nam Bộ như thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn, để có
được sản lượng ổn định phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; đồng thời tăng
thêm thu nhập cho người nông dân, tránh tình trạng được mùa rớt giá do sản lượng
quá lớn vào chính vụ. Cây ăn quả Việt Nam có ưu thế phát triển tại các vùng như
Đồng Bằng Sông Cửu Long, trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam bộ, Đồng
Bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đến
nay, ĐBSCL vẫn là vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực, chiếm 38% diện tích của cả
nước. Tiền Giang là tỉnh được quy hoạch diện tích trồng tập trung cây ăn quả lớn
nhất, với 51.500 ha. Đây cũng là tỉnh có nhiều loại cây ăn quả chủ lực nhất, trong
33

12 loại trái cây chủ lực, chỉ có mãng cầu là không có diện tích trồng tập trung ở tỉnh
này.

Hình 2.7. Diện tích trồng một số loại trái cây giai đoạn 2015 - 2018

Bưởi

Vải, chôm chôm

Nhãn

Xoài

Chuối

Dứa

Cam, quýt

0 20 40 60 80 100 120 140 160


2015 2016 2017 2018
Đơn vị: 1000 ha

(Nguồn: Bộ NN&PTNT)

Các loại cây ăn quả đều có xu hướng tăng diện tích trồng qua các năm. Nhóm
cây ăn quả phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại
cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả. Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng
19%. Trong những năm gần đây, các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi phát triển
34

nóng, có diện tích đất trồng tăng vượt bậc. Cam, quýt từ năm 2015 đến năm 2018 đã
tăng diện tích đất trồng lên gần gấp 2 lần, 66,8 nghìn ha lên tới 120 nghìn ha. Diện
tích trồng bưởi cũng tăng đáng kể từ 51,7 nghìn ha năm 2015 lên 64 nghìn ha vào
năm 2018. Đặc biệt là ở miền Bắc, các cây có múi luôn được ưu tiên gây trồng, như
Yên Bái đã và đang tiến tới xây dựng nhãn hiệu tập thể cho cam Văn Chấn, bưởi
Đại Minh và cam Lục Yên; tỉnh Tuyên Quang cũng có nhiều chính sách khuyến
khích phát triển cây ăn quả có múi (chủ yếu là cam sành) tại những vùng sinh thái
có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp như Hàm Yên, Chiêm Hóa…Vì lợi nhuận
của những loại quả này khá cao nên nhiều người dân đã bỏ trồng lúa, các loại trái
cây khác để chuyển sang trồng cây có múi. Tuy nhiên trước việc cây có múi phát
triển một cách ồ ạt nhưng lại không có quy hoạch đã dẫn đến tình trạng dư thừa, lây
lan dịch bệnh, cuối tháng 3 năm 2018, Cục Trồng trọt cũng đã có văn bản khuyến
cáo các địa phương cần phát triển cơ cấu cây trồng hợp lý, trong đó có diện tích
trồng cây có múi, giảm tối đa tình trạng được mùa mất giá, thị trường phải tham gia
giải cứu nông sản.

Việt Nam với sự đa dạng sinh thái cao nên chủng loại cây ăn quả của nước ta
rất phong phú, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả
nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận,
lê…). Miền Bắc có các loại trái cây nổi bật là đào (Sa Pa), táo mèo (Sơn La), mơ
Hương Sơn (Hà Nội), vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), vải thiều Lục Ngạn (Bắc
Giang), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), cam Canh (Hà Nội), nhãn lồng (Hưng Yên), ổi
bo (Thái Bình), chuối ngự (Hà Nam), dứa Đồng Giao (Ninh Bình)....Miền Trung có
các loại trái cây đặc sản như bưởi Thanh Trà (Thừa Thiên-Huế), nho (Ninh Thuận),
xoài tượng (Bình Định), sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa), thanh long (Bình
Thuận).... Miền Nam cũng không hề kém với dưa hấu Gò Công (Tiền Giang), măng
cụt Lái Thiêu, (Bình Dương), bưởi Biên Hòa, chôm chôm Long Khánh (Đồng Nai),
mãng cầu Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), nhãn xuồng cơm vàng (Bà Rịa - Vũng Tàu),
sơ ri Gò Công, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, , bưởi Năm Roi (Vĩnh Long)...
(Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, 2012).

 Đặc điểm mặt hàng trái cây Việt Nam:


35

Thứ nhất, các mặt hàng trái cây chịu tác động rõ rệt từ các điều kiện tự nhiên
như khí hậu thời tiết, nguồn nước, điều kiện về đất đai, địa hình,... Các yếu tố này
ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, từ đó ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng cũng như đến giá cả, nguồn hàng cho xuất khẩu. Việt
Nam may mắn khi được thiên nhiên ưu đãi với các đặc điểm thuận lợi về thiên
nhiên, đó là điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới có pha trộn tính chất ôn đới rất
thuận lợi cho nhiều loại cây ăn quả ở nước ta phát triển. Sự đa dạng lớn về tài
nguyên đất ở Việt Nam được phân thành các nhóm khác nhau như đất phù sa ở vùng
đồng bằng, đất bazan ở Tây Nguyên, đất cát dọc theo các vùng ven biển, đất xám ở
vùng núi thấp. Tùy từng loại địa hình mà sẽ có loại trái cây trồng phù hợp.

Thứ hai, trái cây mang tính phân tán và tính địa phương: với đặc điểm địa hình
phức tạp, nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau, phần lớn mang tính chất nhiệt đới, một
phần mang tính chất nhiệt đới và ôn đới, đã hình thành vùng sinh thái nông nghiệp
khác nhau với những sản phẩm cây ăn quả đa dạng được trồng khắp cả nước:

 Cây ăn quả có tính thích ứng rộng thường phân bố khắp cả nước: chuối, quả
có múi, mít, na, dứa, đu đủ, táo, nhãn, hồng xiêm…
 Cây ăn quả có nguồn gốc á nhiệt đới thường trồng ở vùng Đồng bằng sông
Hồng trở lên các vùi núi phía Bắc: mơ, vải, hồng, đào, mận...
 Cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới thường phân bổ chủ yếu từ Bình Định trở
vào Đồng bằng sông Cửu Long: măng cụt, chôm chôm, sầu riêng, mít tố nữ, xoài…
 Cây ăn quả có tính thích ứng hẹp, chỉ phân bổ ở một số địa phương nhất
định, hình thành các loại đặc sản: nho Ninh Thuận, dâu tây Đà Lạt…

Thứ ba, trái cây mang tính thời vụ: việc sản xuất và thu hoạch trái cây thường
được tiến hành theo mùa vụ rõ ràng cụ thể với từng loại cây và từng khu vực nhằm
đảm bảo phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc
trồng, chăm sóc của con người cũng như sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng,
do đó chất lượng, giá cả có sự biến động nhất định với từng loại rau quả theo từng
mùa vụ. Trái cây khi vào đúng vụ sẽ có số lượng nhiều, chất lượng cao và giá thành
cũng rẻ hơn so với khi trái vụ hay khan hiếm hàng. Tại Việt Nam, một số loại trái
cây có vụ mùa quanh năm có thể kể đến là: chuối ngự, xoài cát Hòa Lộc, dưa hấu
Bến Lức…
36

Thứ tư, trái cây gồm nhiều chủng loại và chất lượng của từng loại là khác
nhau. Mỗi loại hàng khác nhau có tính chất, đặc điểm khác nhau, sinh trưởng và
phát triển trong các điều kiện không giống nhau thu hoạch và chế biến theo những
cách thức riêng nên chất lượng cũng khó đồng đều, ngay trong mỗi mặt hàng thì
chất lượng cũng đã được quy định thành rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, điều
này cũng dẫn đến hiện tượng mặt hàng trái cây không mang tính đồng đều và hàng
loạt bằng các sản phẩm công nghiệp. Do đó, người sản xuất cần quan tâm đến vấn
đề quản lý chất lượng sản phẩm.

1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước


 Tình hình sản xuất

Năm 2013, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực
trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến 2020. Theo
đó, Bộ đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó, 5 loại cây được bố trí rải vụ để
thu hoạch. 12 cây ăn quả chủ lực gồm sầu riêng, vú sữa, thanh long, xoài, cam,
mãng cầu, chôm chôm, bưởi, nhãn, chuối, dứa, và quýt. Tổng diện tích cây ăn quả
chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000 ha, chiếm 52% tổng diện tích quy
hoạch cây ăn quả ở Nam Bộ.

Năm 2017, xu hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, hợp tác liên kết theo
chuỗi giá trị cũng tiếp tục được nhân rộng. Cho tới thời điểm này, hầu hết các địa
phương đã quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô từ vài chục ha đến
vài trăm ha với nhiều loại giống cây ăn quả khác nhau. Tại Việt Nam, các quy trình
sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường (VietGAP, Global GAP...) ngày càng
được mở rộng và phát triển trong trồng trọt. Cho đến cuối năm 2017, đã có rất nhiều
cơ sở sản xuất cây ăn quả được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, với diện tích đạt
13.119,3 ha. Ở nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phát triển sản xuất
nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và
đảm bảo an toàn thực phẩm… Nhờ có sự rà soát quy hoạch, quản lý chặt chất lượng
giống cây ăn quả, đảm bảo nguồn giống tốt phục vụ sản xuất; sự chuyển biến cơ cấu
cây trồng tái canh, thay thế diện tích cây ăn quả giống cũ, năng suất chất lượng thấp
bằng các giống mới, phù hợp thị trường, có hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh sản xuất
37

theo hướng GAP, đảm bảo an toàn thực phẩm và thực hiện rải vụ thu hoạch trái cây,
đặc biệt là 5 loại trái cây chủ lực vùng Nam bộ (thanh long, xoài, sầu riêng, chôm
chôm, nhãn) làm cho diện tích canh tác cây ăn quả tăng 52,5 nghìn ha và sản lượng
tăng 555,9 nghìn tấn (6,2%) so với năm 2016.

Hình 2.8. Diện tích trồng một số loại trái cây giai đoạn 2015 - 2018

Bưởi

Vải, chôm chôm

Nhãn

Xoài

Chuối

Dứa

Cam, quýt

0 500 1000 1500 2000 2500


2015 2016 2017 Dự kiến 2018
Đơn vị: 1000 tấn

(Nguồn: Bộ NN&PTNT)

Các loại trái cây chính đều có sản lượng tăng lên theo các năm có thị trường
tiêu thụ sản phẩm ổn định, chỉ riêng nhóm cây chôm chôm và vải, nhãn là có sự sụt
giảm trong vòng 3 năm gần đây. Có sản lượng cao vượt trội so với các loại quả khác
là chuối, trung bình khoảng 2 triệu tấn chuối được sản xuất hàng năm trong giai
đoạn vừa qua. Nhóm các cây có múi cũng có sản lượng tăng trưởng đều. Năm 2017,
sản lượng cam đạt 772,6 nghìn tấn, tăng 20,4% so với năm trước; quýt đạt 175,5
38

nghìn tấn, tăng 6,3%; bưởi đạt 571,3 nghìn tấn, tăng 13,4%. Tốc độ và tỷ lệ tăng
trưởng đã thể hiện khá rõ ưu thế và xu hướng thị trường của các loại cây cam, bưởi,
quýt. Tuy nhiên, tổng sản lượng quả có múi cả nước mới đạt thấp, khoảng
1.519.400 tấn; tính bình quân đầu người năm 2017 mới đạt trung bình khoảng 16kg
(tính trên dân số khoảng 95 triệu người). Xoài và dứa có sự biến động về sản lượng
qua các năm không quá lớn. Sản lượng xoài tăng từ 3 - 8%, sản lượng dứa dao động
trong khoảng 1% từ năm 2015 đến năm 2017. Riêng sản lượng nhãn, vải đạt thấp do
nhiều cây trồng không mang lại hiệu quả bị chặt bỏ ở miền Bắc và chịu ảnh hưởng
của sâu bệnh tại các tỉnh phía Nam. Trong những năm gần đây tại vùng đồng bằng
sông Cửu Long, xuất hiện bệnh chổi rồng, xoắn đọt xâm hại mạnh trên cây nhãn.
Việc phòng, trị bệnh hiệu quả chưa cao nên nhiều nhà vườn chặt bỏ cây nhãn
chuyển đổi trồng cây khác đã ảnh hưởng mạnh đến sản lượng nhãn.

 Thị trường trong nước


Hình 2.9. Kênh phân phối tiêu thụ quả vùng ĐBSCL
3%
Tự bán lẻ
85-90%
Người tiêu dùng
35% 5%
nội địa
Thương lái nhỏ
70-75%
Người
Nông dân / Người
30%
bán lẻ /
Hợp tác xã bán buôn siêu thị

Thương lái lớn 80%


50% 5-10%
Xuất khẩu

2%
7% Doanh nghiệp / Công ty
kinh doanh
5%

(Nguồn: Nghiên cứu về thị trường rau quả miền Nam, SCAP)

Trong số các thành viên của chuỗi cung ứng trái cây, khâu đầu tiên là người
nông dân được xác định dưới hình thức kinh tế hộ hoặc doanh nghiệp chuyên sản
xuất và chế biến trái cây được xây dựng tại các vùng nguyên liệu trái cây, hoặc là
tham gia vào một số hợp tác xã nông nghiệp, trong đó hộ gia đình đóng vai trò chủ
lực chính trong sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn nông dân chưa được tập huấn kỹ thuật
39

về thu hoạch, sơ chế, bảo quản, việc sản xuất cũng còn manh mún chưa được tập
trung nên hình thức, chất lượng trái cây chưa hoàn toàn đáp ứng được hết yêu cầu
của thị trường. Tiếp đến phải kể đến là các thương lái, hợp tác xã, nhà bán buôn các
mặt hàng rau quả; đóng vai trò quan trọng từ lúc sản xuất, thu mua đến cả tiêu thụ
trái cây. Theo số liệu của Viện Cây ăn quả miền Nam, có tới 97% sản lượng trái cây
tiêu thụ qua thương lái, trung gian (Trương Đức Lực, 2014), chính thành viên này
đã góp phần quan trọng cho dòng chảy của sản phẩm rau quả đến với doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu để rồi đến với người tiêu dùng cuối cùng. Thành viên cuối cùng
trong chuỗi cung ứng là khách hàng tiêu dùng. Hiện nay, trái cây Việt Nam tiêu thụ
chủ yếu dạng quả tươi, thị trường trong nước chiếm 80% sản lượng sản xuất.
(Vietnambiz, 2017). Vì vậy mà người tiêu dùng nội địa nắm một vai trò rất quan
trọng trong chuỗi tiêu thụ mặt hàng trái cây. Họ cũng chính là những người đầu tiên
quyết định và đặt ra các yêu cầu đối với các khâu phía trước của chuỗi cung ứng
như nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu, nhà chế biến cũng như các nhà sản xuất nông
nghiệp. Lượng tiêu thụ trái cây bình quân của người dân Việt Nam chưa cao, còn
thấp hơn lượng tiêu thụ trung bình trên thế giới. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế
thế giới, mỗi người nên ăn 400gr rau xanh và trái cây mỗi ngày, tuy nhiên, người
Việt Nam chỉ đạt bình quân 200gr. Điều này gây nên những chứng bệnh về tim
mạch và ung thư, vì thế người dân đang được khuyến cáo nên tăng cường ăn rau
xanh và quả nhiều hơn.

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm trái cây, tại Việt Nam, kênh truyền thống là
chiếm ưu thế nhất, được người tiêu dùng sử dụng để mua các sản phẩm trái cây
khác nhau ở tất cả các thành phố. Đó có thể là các khu chợ bán đồ thực phẩm, chợ
tạm, các cửa hàng bán trái cây cố định hoặc những người bán hàng rong vỉa hè. Các
kênh hiện đại như siêu thị, đại siêu thị, thương mại điện tử hầu như chỉ phát triển ở
các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, người dân thường chọn
mua trái cây nhập khẩu hoặc trái cây hữu cơ từ những địa điểm này.

Cũng như các thị trường khác, ở Việt Nam, sự thay đổi thu nhập của người dân
sẽ dẫn đến sự thay đổi trong tiêu dùng của họ, đối với mặt hàng quả cũng vậy. Khi
thu nhập tăng, người dân chuyển dần sang mua nhiều trái cây đắt tiền hơn, họ cũng
40

quan tâm hơn đến những vấn đề về nguồn gốc chất lượng của sản phẩm, thay vì giá
cả hàng hóa như trước kia.

1.1.1. Xuất khẩu

Theo Tổ chức Lương nông của Liên Hiệp Quốc, nhu cầu tiêu thụ trái cây tươi
trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ mới đạt 2,8%. Đây là
thị trường nhiều tiềm năng cho các nước có thế mạnh nông nghiệp. Việt Nam lại
nằm trong số những quốc gia có thể hưởng lợi từ xuất khẩu trái cây, nhất là với các
Hiệp định thương mại được ký kết gần đây, vì vậy đây là cơ hội lớn để chúng ta
phát triển kinh tế nước nhà. Theo thống kê của FAO, đến năm 2017 tuy Việt Nam
chỉ đứng thứ 12 trong số những nhà xuất khẩu rau quả lớn nhưng đã tăng 1 đến 3
bậc so với những năm trước đó, đối thủ của chúng ta là các quốc gia có nền nông
nghiệp phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia…

Xuất khẩu trái cây của Việt Nam những năm qua tạo được những dấu ấn mạnh
mẽ, vươn lên trở thành một trong những ngành triển vọng của xuất khẩu Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê trong năm 2018, chỉ 5 tháng đầu năm đã ghi nhận kim
ngạch xuất khẩu nhóm quả và quả hạch đạt 1,277 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng
kỳ năm 2017. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành sản xuất trái cây của nước ta,
động lực để toàn ngành nỗ lực hơn nữa trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam.

Về thị trường xuất khẩu, tới nay, trái cây Việt đã có mặt ở 180 quốc gia trên
thế giới. Tốp 5 thị trường xuất khẩu trái cây chủ lực của Việt Nam là Trung Quốc,
Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của
Việt Nam là Trung Quốc, chiếm khoảng ba phần tư tổng xuất khẩu cả nước. Việt
Nam có 8 loại trái cây tươi được phép xuất khẩu vào Trung Quốc (gồm thanh long,
dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm), trong đó có 4 loại chiếm thị phần
gần như tuyệt đối (từ 85-98%) tại thị trường này. Tuy nhiên vẫn còn một số loại trái
cây có khả năng sản xuất nhưng lại chưa được phép xuất khẩu vào thị trường này
gồm bưởi da xanh, măng cụt, chanh leo… và vẫn đang trong quá trình đàm phán
mở cửa thị trường. Đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản, Việt Nam xuất khẩu hơn 100
triệu USD trái cây sang Nhật Bản nhưng chỉ chiếm thị phần 0,8% tại thị trường này.
41

Hiện Việt Nam đã được phép xuất khẩu thanh long, chuối, dừa, xoài sang Nhật Bản.
Trừ thanh long có khả năng tăng trưởng tốt do đáp ứng tốt về thị hiếu và chất lượng,
các loại trái cây tươi khác đều kém cạnh tranh so với các nước về giá do cước phí
vận chuyển hàng không và chi phí bảo quản lạnh của Việt Nam cao hơn. Đây cũng
là một bài toán khó mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối đầu nếu muốn tiếp cận
sâu hơn với thị trường này. EU là thị trường lớn thứ 3, xuất khẩu năm 2017 đạt
106,4 triệu USD, tăng 14,2% so với năm 2016. Trái cây tươi Việt Nam đã tiếp cận
được thị trường EU nhưng số lượng lại không đáng kể do các nguyên nhân như
không cạnh tranh được với các đối thủ có khoảng cách địa lý gần với EU (các nước
ở Nam Mỹ và châu Phi), các đối thủ trong khu vực ASEAN có mức giá, chất lượng
và thời gian giao hàng cạnh tranh hơn chúng ta, ngoài ra EU cũng thường xuyên rà
soát, điều chỉnh chặt chẽ quy định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần suất kiểm
tra đối với quả của Việt Nam do phát hiện nhiều lô hàng không phù hợp với quy
định của EU, gây bất lợi đến tiến độ xuất khẩu vào thị trường này. Hoa Kỳ hiện
đang là thị trường lớn thứ 4, xuất khẩu năm 2017 đạt 102,1 triệu USD, tăng 20,9%.
Có 5 loại trái cây tươi của Việt Nam được xuất khẩu vào Hoa Kỳ là vải, nhãn, chôm
chôm, thanh long và cuối năm 2017 là vú sữa, nhưng chiếm thị phần rất nhỏ với
khoảng 3% tổng nhập khẩu trái cây của Hoa Kỳ do các chi phí như vận chuyển, bảo
quản, kiểm dịch, xử lý chiếu xạ liên quan đến xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam
cao, kém cạnh tranh so với các nước có địa lý gần hơn. Trong nửa cuối năm 2018,
Việt Nam cũng mới Hoàn tất việc đàm phán với Hoa Kỳ để đưa trái xoài cập bến
đất nước này.

Ngoài các thị trường này, Việt Nam cũng đã dần thâm nhập vào một số thị
trường mới khác, có tiềm năng măng lại giá trị xuất khẩu cao cho trái cây nước ta.
Vào tháng 4 năm 2018, Việt Nam là quốc gia đầu tiên được phép xuất khẩu chôm
chôm vào New Zealand. Trước đó, năm 2011 và 2014, xoài và thanh long Việt Nam
lần lượt tiếp cận thị trường cao cấp này. Việt Nam còn chuẩn bị đưa trái bưởi sang
quốc gia này. Điều đó phần nào khẳng định vị thế trái cây Việt. Một thị trường khó
tính khác cũng đã chấp nhận trái cây Việt Nam đó là nước Úc. Sau 12 năm đàm
phán, ngày 17/4/2015, Úc đã cấp giấp phép nhập trái vải của Việt Nam, trái cây tươi
đầu tiên của nước ta được nhập vào Úc. Tiếp theo, tháng 8/2016, Úc cấp phép nhập
42

xoài Việt Nam và ngày 24/8/2017, cấp phép cho trái thanh long sau 7 năm đàm
phán. Các trái cây khác như nhãn, vú sữa, chôm chôm và chanh dây sẽ là những
nông sản ưu tiên của Việt Nam đến Úc trong thời gian tới. Và mới đây, Bộ Nông
nghiệp và Nguồn nước Australia đánh giá quả nhãn của Việt Nam cũng có khả năng
được cấp phép xuất sang thị trường này từ đầu năm 2019 sau chuyến công tác tới
tỉnh Bến Tre và Hưng Yên.

Như vậy, mặc dù tăng trưởng tốt nhưng ngành trái cây vẫn đang phải đối mặt
với một số vấn đề: tỷ lệ hao hụt lớn, sản xuất phân tán, giá thành sản phẩm cao, khó
kiểm soát, dễ bị cảnh báo, công nghệ chế biến bảo quản còn hạn chế nên chất lượng
không đồng đều; gặp cạnh tranh cao từ các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan,
Indonesia, Myanmar,... thậm chí ngay tại thị trường trong nước; công tác mở cửa thị
trường phức tạp, mất nhiều thời gian (thường mất từ 5-8 năm và phải đánh đổi
tương đương).

Về chủng loại sản phẩm, Việt Nam có khá nhiều loại trái cây được xuất khẩu
đi các nước trên thế giới. Cả nước có 12 loại trái cây xuất khẩu chủ lực, trong đó,
loại quả chiếm ưu thế nhất là trái thanh long. Việt Nam là nước có diện tích và sản
lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu
thế giới. Việt Nam hiện là nước có thị phần xuất khẩu cao nhất ở châu Á (đặc biệt là
thị trường Trung Quốc), châu Âu và một số thời điểm tại Mỹ. Trái thanh long thu về
cho Việt Nam gần một nửa kim ngạch xuất khẩu trái cây ra nước ngoài. Ngoài ra,
các mặt hàng trái cây chủ lực được thị trường xuất khẩu ưa chuộng gồm có 6 nhóm
cây ăn quả chính là chuối, xoài, nhãn, vải-chôm chôm, quả có múi (bưởi, cam, quýt,
chanh) và dứa

2.2. Thực trạng xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc
1.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc

a. Sản lượng xuất khẩu

Trung Quốc là đối tác hàng đầu, là thị trường tiêu thụ lớn nhất sản phẩm trái
cây xuất khẩu của Việt Nam. Do thị trường lớn, khoảng cách địa lý gần gũi và sự
tương đồng về văn hóa mà Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng của quả
43

Việt. Đã nhiều năm kể từ khi Việt Nam xuất khẩu trái cây, Trung Quốc luôn chiếm
tỷ trọng khoảng ba phần tư sản lượng mà Việt Nam xuất ra nước ngoài.

Bảng 2.4. Sản lượng trái cây tươi Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam so với
tổng sản lượng trái cây tươi nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2017

6 tháng đầu
2013 2014 2015 2016
năm 2017
Sản lượng
916.256 1.011.642 1.274.462 1.070.490 629.948
(tấn)
Tỷ trọng
33,1 29,8 33,2 30,3 29,1
(%)
(Nguồn: Fruit & Vegetable Facts China, Jan Kees Boon, 2017)

Từ năm 2013 đến năm 2017, Việt Nam luôn giữ một tỷ trọng lớn trong tổng
sản lượng nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc. Lượng nhập khẩu này dao động
không nhiều, chủ yếu là theo chiều hướng tăng. Năm 2013, khối lượng quả Việt
Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là 916.256 tấn (chiếm tỷ trọng 33,1%), sau đó
tăng nhẹ 10,4% lên 1.011.642 tấn vào năm 2014 (chiếm 19,8%). Năm 2015, giá trị
này tăng lên cao nhất 25,98% đạt 1.274.462 tấn (chiếm 33,2%), tuy vậy lại sụt giảm
chỉ còn 1.070.490 tấn vào năm 2016 (chiếm 30,3%). Nhìn chung, Việt Nam là một
nhà cung cấp trái cây chủ lực cho thị trường Trung Quốc, thậm chí với tỷ trọng
chiếm tới khoảng gần 1/3, Việt Nam còn đứng thứ nhất về sản lượng nhập khẩu tại
quốc gia tỷ dân này. Năm 2016 chứng kiến sự giảm 16% trong khối lượng trái cây
nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam, một phần do sự vươn lên mạnh mẽ của
Chile, đẩy mạnh xuất khẩu quả tươi khiến hai quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan và
Việt Nam có phần lép vế hơn. Ngoài ra còn do nguyên nhân đây là năm mà các nhà
vườn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta phải hứng chịu tình cảnh khô
hạn kéo dài kèm với xâm nhập mặn, khiến tình trạng mất mùa xảy ra, cung không
đủ đáp ứng cầu.

b. Kim ngạch xuất khẩu


44

Bảng 2.5. Kim ngạch trái cây tươi Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam so với
tổng kim ngạch trái cây tươi nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2017

2013 2014 2015 2016


Kim ngạch
546,3 682,2 861,4 628,3
(triệu USD)
Tỷ trọng (%) 20,9 20,7 18,8 11,24
(Nguồn: Exporting Fresh Fruit and Vegetables to China, PMA, 2016)

Tuy sản lượng đứng thứ nhất, nhưng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt
Nam sang Trung Quốc lại không tương xứng với vị trí đó. Từ năm 2013 đến năm
2016, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng dần, tuy nhiên cũng như sản lượng, số
liệu về kim ngạch có sự sụt giảm mạnh trong năm 2016. Năm 2013, Trung Quốc
nhập khẩu từ Việt Nam 546,3 triệu USD quả tươi. Sang đến năm 2014, con số này
tăng 24,9% để lên 682,2 triệu USD và tiếp tục đạt đỉnh vào năm 2015 khi tăng đến
26,3%, đạt 861,4 triệu USD. Trong năm này, trái cây được mùa, nguồn cung dồi
dào, chất lượng sản phẩm cao khiến cho kim ngạch đạt thành tựu lớn khi tiền gần
hơn với cột mốc tỷ đô. Tuy nhiên sang đến năm 2016, tình trạng mất mùa kéo dài
ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng mà còn cả chất lượng sản phẩm trái cây khi
mang đi xuất khẩu, kim ngạch trong năm nay tụt xuống 27% chỉ còn 628,3 triệu
USD. Một tín hiệu cũng không mấy khả quan khi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trái
cây của Việt Nam sang Trung Quốc so với tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây của
Trung Quốc lại đi xuống theo thời gian. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng
nhưng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc còn tăng nhanh hơn thế, do quốc gia
này đã bắt đầu tăng nhập khẩu những loại trái cây cao cấp từ các nước Nam Mỹ và
châu Úc, còn Việt Nam tuy sản xuất nhiều nhưng các loại quả của nước ta lại chưa
thực sự có sức cạnh tranh cao với các đối thủ khác trong và ngoài khu vực.

1.1.1. Giá cả xuất khẩu

Bảng 2.6. Giá xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc của một số quốc gia
giai đoạn 2013 – 2016
Đơn vị: USD/tấn
45

2013 2014 2015 2016


Việt Nam 596,2 674,3 675,9 576,4
Thái Lan 1351,1 1724 1816,1 1939,5
Chile 3283,8 4308,4 4125,0 3905,5
Phi-líp-pin 721,2 725,2 752,7 788,4
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Fruit & Vegetable Facts China, Jan Kees Boon, 2017
và Exporting Fresh Fruit and Vegetables to China, PMA, 2016)
Giá xuất khẩu trái cây của Việt Nam dao động bình quân từ 600 đến 700
USD/tấn, và có xu hướng tăng dần qua các năm, ngoại trừ năm 2016 do chất lượng
quả giảm sút nên giá bán xuất khẩu không bằng các năm trước đó. So với giá các
mặt hàng nông sản khác như gạo và rau thì đây không phải một mức giá thấp, tuy
nhiên so với mặt bằng chung của các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia
cũng nằm trong nhóm các nước xuất khẩu trái cây chính của Trung Quốc thì mức
giá của Việt Nam thấp hơn rất nhiều lần. So với Thái Lan, Chile hay thậm chí Phi-
líp-pin, giá trái cây của chúng ta đều thấp hơn hẳn. Trong các quốc gia này, sản
lượng và kim ngạch của Việt Nam chỉ cao hơn Phi-líp-pin, còn kim ngạch luôn thấp
hơn Thái Lan và Chile. Như vậy, tuy giá cả thấp hơn nhưng sức cạnh tranh của trái
cây Việt Nam vẫn không thể bằng các quốc gia láng giềng. Nguyên nhân là các mặt
hàng của nước ta chưa đa dạng phong phú cũng như chất lượng chưa được cao bằng
trái cây của các quốc gia đó. Ví dụ như Thái Lan có trái sầu riêng Monthoong rất
nổi tiếng và có giá trị kinh tế cao, giá bán một kg có thể đạt tầm 5 đến 6 USD, Chile
xuất khẩu trái anh đào sang Trung Quốc với mức giá 8 USD/kg, trong khi đó trái
cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc là thanh long, loại 1 cũng chỉ
bán được với mức giá khoảng 1,3 USD/kg. Đây cũng là một bài toán đối với người
nông dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm cách để nâng cao chất
lượng sản phẩm hơn nữa và tạo được sản phẩm có danh tiếng trên trường quốc tế.
46

1.1.2. Cơ cấu xuất khẩu

Việt Nam có khá nhiều loại trái cây được xuất khẩu sang Trung Quốc bằng cả
hai con đường chính ngạch hay tiểu ngạch, tuy vậy chỉ có 8 loại trái cây được Trung
Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch là: thanh long, nhãn, vải, xoài, chuối, dưa
hấu, chôm chôm, mít; trong số đó, thanh long là loại quả xuất khẩu nhiều nhất sang
Trung Quốc cả về lượng và kim ngạch. Do hạn chế về mặt số liệu và thông tin
không được cập nhật đầy đủ nên người viết chỉ phân tích một số loại trái cây tiêu
biểu đó là thanh long, dưa hấu, nhãn và vải.

Bảng 2.7. Cơ cấu mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung
Quốc giai đoạn 2013 – 2016
Đơn vị: tấn, %
Cơ cấu 2013 2014 2015 2016
Thanh Khối lượng 538.542 603.638 813.273 526.520
long Tỷ trọng 58,78 59,67 63,81 49,19
Khối lượng 198.966 204.167 188.659 193.288
Dưa hấu
Tỷ trọng 21,72 20,18 14,80 18,06
Khối lượng 124.207 170.639 209.107 253.477
Nhãn
Tỷ trọng 13,56 16,87 16,41 23,68
Khối lượng 35.199 19.102 47.959 65.285
Vải
Tỷ trọng 3,84 1,89 3,76 6,10
Khối
896.914 997546 1258998 1038570
Tổng cộng lượng
Tỷ trọng 97,89 98,61 98,79 97,02
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Fruit & Vegetable Facts China, Jan Kees Boon, 2017)

Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, thanh long vẫn giữ vững vị trí là
loại quả được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc trong số các loại trái cây của
Việt Nam. Ngoại trừ năm 2016, xuất khẩu thanh long từ Việt Nam sang Trung Quốc
luôn chiếm hơn một nửa tổng sản lượng quả tươi của Việt Nam xuất sang Trung
Quốc, con số này cũng chiếm khoảng 99% sản lượng nhập khẩu thanh long của
Trung Quốc. Một loại quả tuy Trung Quốc sản xuất được nhưng vẫn nhập khẩu
nhiều và nhập chủ yếu từ Việt Nam là trái dưa hấu. Nhập khẩu dưa hấu từ Việt Nam
chiếm tới 94% về sản lượng và 97% về giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ thế
giới. Sản lượng dưa hấu xuất khẩu chiếm khoảng 1/5 sản lượng quả mà Việt Nam
xuất sang Trung Quốc. Lượng dưa hấu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tập
47

trung nhiều vào các tháng đầu năm và giảm trong các tháng tiếp theo. Về cửa khẩu
nhập khẩu, hiện dưa hấu của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu qua cửa khẩu Tân
Thanh - Pò Chài vào Trung Quốc và thường được làm thủ tục nhập khẩu theo hình
thức là sản phẩm mua bán trao đổi của cư dân biên giới và được miễn thuế nhập
khẩu. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu vải thiều chính của Việt Nam. Sản
lượng xuất khẩu vải từ Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng tăng qua các năm,
tới năm 2016 tăng đột biến lên 65 triệu tấn và chiếm khoảng 6,1% tổng sản lượng
trái cây Trung Quốc nhập từ Việt Nam, chiếm tới 94,93% tổng lượng nhập khẩu vải
tươi của Trung Quốc từ thế giới. Trong các loại vải của Việt Nam thì vải thiều trồng
theo công nghệ GAP được thương nhân Trung Quốc ưa chuộng hơn cả. Vải Lục
Ngạn có quả to, vỏ dày dễ bảo quản, cùi dày, hạt nhỏ, ngọt thơm, màu sắc lại đỏ
hồng rất phù hợp với thị hiếu người Trung Quốc, hơn hẳn vải trồng ở Trung Quốc
quả nhỏ, hạt to, màu sắc không đẹp và kém ngọt thơm. Vải thiều Việt Nam không
chỉ phủ khắp ở thị trường các tỉnh phía nam Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng
Đông, mà đã thâm nhập rất sâu vào các tỉnh và thành phố nội địa khác như Hồ Bắc,
Hồ Nam..., thậm chí tận các hệ thống siêu thị xa xôi ở Tân Cương cách biên giới
Việt Nam hơn 7.000 km. Ngoài vải, nhãn cũng là một loại quả khá được ưa chuộng
của Việt Nam tại Trung Quốc. Sản lượng nhập khẩu nhãn của Trung Quốc từ Việt
Nam tăng trưởng đều với mức tăng từ 20 đến 30% một năm, cao nhất là năm 2016
với hơn 253 triệu tấn được nhập khẩu. Sang đến năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 190
triệu USD nhãn sang Trung Quốc, đưa Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu
nhãn đứng thứ hai vào Trung Quốc, chỉ sau Thái Lan (Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán kinh
tế thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam).

Qua số liệu từ bảng 2.5 có thể thấy, bốn loại quả này chiếm sản lượng rất cao
trong tổng sản lượng xuất khẩu trái cây từ Việt Nam sang Trung Quốc, lên tới hơn
97% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Nguyên nhân cho việc này vì sản xuất
các loại quả này trong nước đã chuyên môn hóa hơn, chất lượng sản phẩm tăng lên
và có nhiều loại quả càng ngày càng thu hút được sự yêu thích của người dân Trung
Quốc như nhãn lồng Hưng Yên hay vải Lục Ngạn được trồng theo công nghệ
VietGAP. Năm 2016, do tình trạng hạn hán kéo dài xảy ra ở miền Nam, khu vực
trồng chính của trái thanh long nên sản lượng của loại quả này cũng bị ảnh hưởng
48

không nhỏ, kéo theo tỷ trọng xuất khẩu của nhóm quả trên giảm sút. Ngoài ra, trong
năm nay các mặt hàng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam được đa
dạng hóa hơn, ngoài bốn loại quả chính ở trên thì chuối, mít, dừa, sầu riêng…với
chất lượng tốt cũng đã được các thương lái Trung Quốc tìm mua nhiều hơn.

Theo phương thức xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc
qua hai con đường là buôn bán chính ngạch và buôn bán qua biên giới. Buôn bán
chính ngạch trái cây là việc các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam ký hợp đồng xuất
khẩu với đối tác tại Trung Quốc theo Hiệp định được ký kết (hoặc cam kết) giữa hai
nước hoặc được hai nước tham gia theo thông lệ quốc tế để xuất khẩu trái cây sang
Trung Quốc. Mặt hàng trái cây xuất khẩu chính ngạch được kiểm duyệt kĩ lưỡng về
chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành
và phải Hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông
quan. Thông thường với hình thức xuất khẩu chính ngạch, trái cây được vận chuyển
qua biên giới thông qua các cửa khẩu với số lượng lớn. Buôn bán qua biên giới bao
gồm hàng hoá xuất nhập khẩu biên giới (hàng tiểu ngạch), hàng hoá mua bán, trao
đổi của cư dân biên giới, hàng hoá đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong
khu kinh tế cửa khẩu. Xuất khẩu tiểu ngạch đối với trái cây là việc các doanh
nghiệp, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc mà không cần hợp đồng
ngoại thương, hóa đơn, chứng từ thanh toán như qua đường chính ngạch, chỉ cần tờ
khai tiểu ngạch và chịu phí biên mậu. Khi xuất khẩu tiểu ngạch, đơn vị xuất khẩu
không nhất thiết phải tiến hành đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu cũng như
chuẩn bị điều kiện thanh toán và thanh lý hợp đồng như các bước xuất khẩu chính
ngạch, nhưng vẫn phải đóng thuế và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng
hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn bởi các
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan. Ngoài ra, cư dân hai
nước cũng có thể trao đổi hàng hóa phi mậu dịch qua biên giới, qua lại giữa hai
đường biên để mua bán, trao đổi hàng hóa mà không cần phải đăng ký kinh doanh
với hải quan hay với chính quyền của hai nước. Theo quy định hiện hành của Việt
Nam, cư dân biên giới khi mua bán, trao đổi hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và
các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2 triệu đồng/người/ngày/lượt và
không quá 4 lượt/tháng. Về phía Trung Quốc, quốc gia này cũng thực hiện chính
49

sách khuyến khích biên mậu như phía Việt Nam, theo đó cư dân biên giới Trung
Quốc được mua hàng miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng với mức 8.000
Nhân dân tệ/người/ngày (khoảng 28 triệu VNĐ) và số hàng này người dân được
quyền bán lại cho doanh nghiệp. Chính sách này tuy mục đích là để hỗ trợ, tạo điều
kiện về kinh tế cho người dân sống ở vùng biên của chính quyền Trung ương và địa
phương phía Trung Quốc, nhưng lại bị thương nhân Trung Quốc lợi dụng để gom
trái cây Việt Nam thông qua những cư dân vùng biên mà không phải chịu thuế như
khi nhập khẩu chính ngạch.
Hiện nay xuất khẩu tiểu ngạch chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng số
sản lượng và kim ngạch trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, khoảng 2/3
lượng trái cây Việt Nam đưa sang Trung Quốc bằng hình thức này. Do thủ tục đơn
giản gọn nhẹ, không cần hợp đồng mua bán và có thể thực hiện thanh toán bằng tiền
mặt nên hình thức xuất khẩu tiểu ngạch rất được ưa thích sử dụng. Tuy vậy, người
dân phụ thuộc quá nhiều vào phương thức này sẽ dẫn đến những rủi ro khó lường.
Ví dụ như hàng đến nơi không bán được, tắc nghẽn ở các cửa khẩu khiến người dân
lao đao, cũng không thể đưa hàng quay về vì chi phí vận tải lớn chỉ còn cách là tiêu
hủy, chịu thiệt hại lớn. Ngoài ra do xuất khẩu tiểu ngạch không có hợp đồng, nên
người dân rất dễ lâm vào cảnh bị thương lái Trung Quốc ép giá, thậm chí khi nhập
đủ rồi thì họ không mua nữa, tình trạng được mùa mất giá lại xảy ra và cả nước lại
phải giải cứu hàng loạt trái cây. Điển hình là trong những năm gần đây, năm nào
kịch bản dưa hấu bị ép giá khi xuất sang Trung Quốc cũng diễn ra. Tháng 4, tháng 5
năm 2018, thương nhân Trung Quốc đột ngột không mua dưa hấu khiến dưa bị tồn
đọng nhiều, từ 5000 – 6000 đồng/kg chỉ còn 1.500- 2.000 đồng/kg, lượng dưa phải
giải cứu lên đến gần 4000 tấn. Nếu không có biện pháp điều chỉnh đề tình trạng
xuất khẩu tiểu ngạch lỏng lẻo như hiện nay, thì không chỉ bà con nông dân mà nền
kinh tế đất nước cũng sẽ bị ảnh hưởng.
1.1.3. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu

a. Chỉ số về lợi thế so sánh hiện hữu

RCA đối với mặt hàng trái cây của Việt Nam là tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu trái cây của Việt Nam so trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trái cây của thể giới trong cơ cấu tổng
50

kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới. Phân tích chỉ số này qua các năm sẽ
giúp xác định lợi thế so sánh hiện hữu trong xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

Bảng 2.8. Chỉ số RCA đối với trái cây của một số quốc gia (2013 – 2016)
2013 2014 2015 2016
Việt Nam 0,76 0,91 1,18 1,94
Chile 15,67 15,86 15,94 17,04
Thái Lan 1,14 1,32 1,32 1,39
Phi-líp-pin 6,08 6,47 2,92 3,80
(Nguồn: Người viết tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu Trademap, ITC)

Từ bảng trên cho thấy rằng, Việt Nam, Chile, Thái Lan và Phi-líp-pin nhìn
chung đều có RCA lớn hơn 1; đặc biệt Chile và Phi-líp-pin còn có RCA lớn hơn
nhiều so với mốc 2,5. Chile là quốc gia có RCA cao nhất trong nhóm các nước này,
đây cũng là quốc gia đứng thứ 4 trong các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu trái cây
lớn nhất thế giới năm 2016. RCA của Việt Nam trong năm 2013 và 2014 nhỏ hơn 1,
chứng tỏ khi đó nước ta không có lợi thế trong xuất khẩu trái cây, tuy nhiên 2 năm
sau là 2015 và 2016, RCA tăng trên 1 mà tiến dần hơn với mốc 2,5 chứng tỏ rằng
trái cây của Việt Nam đang dần tham gia sâu và có vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị
trái cây của thế giới. Đây là tín hiệu tích cực cho việc sản xuất và xuất khẩu trái cây
tươi của nước ta. Diễn biến chỉ số RCA của trái cây Việt Nam tăng cho thấy hai khả
năng: (i) tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm trái cây trong cơ cấu xuất khẩu thế giới giảm;
hoặc (ii) tỷ trọng xuất khẩu trái cây trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tăng lên.
Giai đoạn 2013 – 2016, khả năng thứ (ii) diễn ra cho thấy xuất khẩu trái cây ngày
càng đóng vai trò to lớn đối với thương mại của Việt Nam. Do vậy, lợi thế và cơ hội
thị trường của sản phẩm trái cây Việt Nam cần sự kết hợp giữa RCA với các chỉ số
thương mại khác để có bức tranh rõ rệt hơn.

b. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu

Chỉ số ES về mặt hàng trái cây của Việt Nam với thị trường Trung Quốc sẽ
giúp xem xét tiềm năng xuất khẩu trái cây của Việt Nam với nhu cầu nhập khẩu trái
cây của thị trường này để xác định đây có phải là thị trường tiềm năng hay không.
Nó được đo bằng tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam
trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với tỷ trọng kim
51

ngạch nhập khẩu trái cây của Trung Quốc trong cơ cấu tổng kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa của thị trường đó.

Bảng 2.9. Chỉ số ES về mặt hàng trái cây của Việt Nam đối với Trung Quốc
(2013 – 2016)
2013 2014 2015 2016
Tỷ trọng các sản phẩm
trái cây trong cơ cấu xuất 0,00308 0,00384 0,00547 0,01011
khẩu của Việt Nam
Tỷ trọng các sản phẩm
trái cây trong cơ cấu nhập 0,00189 0,00235 0,00316 0,00329
khẩu của Trung Quốc
ES 1,63 1,63 1,73 3,08
(Nguồn: Người viết tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu Trademap, ITC)

Khi xem xét tiềm năng thương mại Việt Nam với Trung Quốc qua các năm,
chỉ số ES đều cho kết quả lớn hơn 1, điều này cho thấy các Trung Quốc luôn là đối
tác thương mại tiềm năng về mặt hàng trái cây xuất khẩu từ Việt Nam. Tương tự chỉ
số RCA, bảng 2.7 cho thấy chỉ số ES trên tăng do tỷ trọng các sản phẩm trái cây
trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tăng, hoặc do tỷ trọng các sản phẩm trái cây
trong cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc giảm. Và số liệu trên bảng đã cho thấy ES
tăng là do tỷ trọng các sản phẩm trái cây trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tăng.
Chỉ số ES tăng qua các năm cho thấy, trong những năm vừa qua, Việt Nam đều đẩy
mạnh thương mại với Trung Quốc. Tuy vậy, hiệu quả đẩy mạnh thương mại và mức
độ thương mại tương ứng so với thị trường Trung Quốc cần được kết hợp so sánh
với các chỉ số khác.

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc
1.1.1. Kết quả đạt được

Trải qua nhiều năm, hoạt động xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc
của Việt Nam đã đạt được một số thành tích nhất định.

Thứ nhất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung
Quốc luôn đạt mức cao và nằm trong tốp các quốc gia xuất khẩu trái cây hàng đầu
sang Trung Quốc. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp biên giới với hệ thống cửa
khẩu tại các tỉnh phía Bắc mà chúng ta có được lợi thế lớn khi đưa sản phẩm sang
52

Trung Quốc. Ngoài ra, dưới sự kí kết Hiệp định thương mại tự do Asean – Trung
Quốc cùng lộ trình miễn thuế nhiều loại hàng hóa trong đó có trái cây, trái cây của
Việt Nam có thể vượt qua rào cản thuế quan của Trung Quốc khi được hưởng mức
thuế nhập khẩu vào thị trường này là 0%.

Thứ hai, chất lượng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc đã dần được cải thiện
đáng kể qua các năm. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và trồng các giống cây ăn
quả mới chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta đã tạo
điều kiện nâng cao các ưu điểm của sản phẩm trái cây, mức độ chống dịch bệnh,
thời gian sử dụng và bảo quản của quả, giúp hạn chế việc nhập khẩu giống từ nước
ngoài. Một số lớn doanh nghiệp chế biến hàng trái xuất khẩu đã sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP, Globalgap… tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt
xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
đều đã nhận thức được tầm quan trọng về quản lý chất lượng sản phẩm an toàn, vệ
sinh thực phẩm, có các yêu cầu nhất định về nguồn hàng cung cấp từ người nông
dân và các doanh nghiệp chế biến, bảo quản và đã nâng cao chất lượng hoạt động
vận chuyển trái cây sang Trung Quốc.

Thứ ba, hoạt động xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc mang lại lợi
ích kinh tế, xã hội khá lớn, vì vậy Nhà nước đã đẩy mạnh các chính sách, dự án hỗ
trợ sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp nói chung và cụ thể là trái cây nói riêng và có
tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của người nông dân, doanh
nghiệp. Nhờ đó, tốc độ phát triển ngành rau quả tăng nhanh, hệ thống cơ cấu hạ
tầng phục vụ cho nông nghiệp cũng có những cải thiện đáng kể. Tốc độ phát triển
của ngành đặc biệt tăng rất nhanh ở những vùng trọng điểm: Đông Nam Bộ,
ĐBSCL và Tây Nguyên, nhờ tận dụng các điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu
(nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc) với nhiều chủng loại trái cây đặc
trưng, có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới phối hợp với
chính sách khuyến nông, hỗ trợ về vay vốn, xúc tiến thương mại. Kết cấu hạ tầng
nông thôn cũng không ngừng được Hoàn thiện nhằm phục vụ cho nông nghiệp.

1.1.1. Những hạn chế và nguyên nhân


53

Thứ nhất, hoạt động sản xuất, thu hoạch và bảo quản trái cây vẫn còn hạn chế.
Việt Nam đang thiếu các vùng chuyên canh trái cây tập trung và các cơ sở chế biến
đạt chuẩn đảm bảo về sản lượng, chất lượng cũng như điều kiện vệ sinh an toàn
thực phẩm. Sản xuất trái cây của Việt Nam vẫn còn mang tính tự phát, chưa theo
quy hoạch. Đặc biệt là chưa phát triển sản xuất cây ăn trái theo định hướng thị
trường, kể cả tín hiệu của thị trường cũng không được chú ý. Do đó khi vào mùa thu
hoạch rộ, sản lượng cung ứng cho thị trường quá lớn nên thường xảy ra ứ đọng, giá
cả giảm mạnh, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của nhà vườn. Cũng chính vì sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, quy mô sản xuất chủ yếu hộ gia đình... nên chưa
thống nhất được quy trình chăm sóc, kỹ thuật canh tác, thời gian thu hoạch... Từ đó
dẫn đến chất lượng trái cây trên cùng một loại không đồng đều, sản lượng cung ứng
thấp, không ổn định.

Các chuyên gia Viện Cây ăn quả Miền Nam cho biết đa số các loại trái cây
chưa xây dựng được vùng chuyên canh có diện tích lớn, dẫn đến năng suất thấp,
mức độ đầu tư và giá thành sản phẩm cao, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh thị
trường. Chưa có vùng sản xuất chuyên canh nên một số loại trái cây ngon như xoài
cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng, măng cụt, nhãn xuồng cơm vàng, quýt đường,
chuối cau... cho sản lượng cung ứng thấp nên có mức giá quá cao. Công nghệ thu
hoạch, chế biến chưa theo kịp thị trường; thu hoạch, phân loại, đóng gói, bao bì, bảo
quản chủ yếu còn thủ công... từ đó dẫn đến tỉ lệ hư hỏng do dập nát, hư thối quá
cao.

Cũng theo các chuyên gia, hiện nay, nhiều nhà vườn vẫn chưa thật sự chú
trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng trái cây trong quá trình sản
xuất; chưa tuân thủ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 3 đúng
(đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian cách ly); thu hoạch trái cây sớm khi
chưa đủ độ già làm ảnh hưởng đến chất lượng. Chưa tạo được mối liên kết 4 nhà
(nông dân - nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp) trong sản xuất và tiêu thụ trái
cây trên cơ sở tự nguyện. Nhà vườn chưa chú trọng đến mối liên kết với các doanh
nghiệp, cơ sở kinh doanh trong việc tiêu thụ sản phẩm. Một vấn đề khác không kém
phần quan trọng là cơ sở hạ tầng ở vùng trồng cây ăn trái còn yếu kém nên thời gian
54

vận chuyển trái cây bị kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng. Hệ thống nhà đóng gói,
sơ chế, kho lạnh chưa được đầu tư đúng mức..

Thứ hai đó là người xuất khẩu vẫn chưa thật sự hiểu rõ được thị trường Trung
Quốc. Trước đây trong tiềm thức của mọi người, thị trường Trung Quốc luôn được
đánh giá là dễ tính hơn so với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ…nên
chúng ta chỉ ồ ạt sản xuất để mở rộng về lượng xuất khẩu chứ chưa chú trọng đến
chất lượng. Tuy nhiên, theo xu hướng chung của thế giới, yêu cầu về chất lượng
hàng hóa tại thị trường Trung Quốc cũng ngày càng nâng lên, đòi hỏi sản phẩm xuất
khẩu cũng ngày càng phải cải tiến. Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm,
doanh nghiệp xuất khẩu cần chú trọng tới việc tìm hiểu vụ mùa tại Trung Quốc để
trồng các mặt hàng trái cây phù hợp và không trùng đúng vụ mùa của họ, tránh
trường hợp “được mùa mất giá”. Nhưng công tác nghiên cứu phân tích thị trường
của chúng ta chưa thực sự có hiệu quả, tuyên truyền cho bà con chưa đến nơi đến
chốn nên vẫn còn tình trạng trong trồng trọt, nhiều nông dân còn sử dụng các giống
cũ, dễ bị sâu bệnh, các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học một cách tùy tiện, vượt
quá mức an toàn. Hơn nữa, hoạt động thu hoạch và sau thu hoạch chưa đạt hiệu quả
đã làm giảm chất lượng, sản phẩm và làm tăng thêm các rủi ro an toàn thực phẩm,
khiến sản phẩm không bán được phải mang về.

Thứ ba là chủng loại trái cây xuất khẩu chưa phong phú. Tính đến nay chỉ có 8
loại trái cây của Việt Nam gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và
chôm chôm được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đối với một thị trường
sát vách như vậy mà Việt Nam chỉ đàm phán được 8 loại nông sản xuất chính ngạch
sang Trung Quốc là quá ít. Hậu quả là nhiều loại nông sản thế mạnh của Việt Nam
như bơ, sầu riêng, dừa, khoai lang… muốn vào thị trường nước này đều phải qua
con đường tiểu ngạch nhiều rủi ro. Nguyên nhân là trái cây của Việt Nam chất
lượng chưa thật sự cao, năng lực cạnh tranh còn thấp không đạt đủ tiêu chuẩn an
toàn mà bên phía Trung Quốc đề ra để xuất khẩu chính ngạch. Mặc dù bên phía Việt
Nam đang rất nỗ lực để đàm phán mở của cho các loại trái cây khác nữa, nhưng nếu
người dân vẫn tiếp tục sử dụng những biện pháp trồng trọt không đảm bảo an toàn
thì tình hình sẽ rất khó khăn cho chúng ta, thậm chí là cả các loại quả đã được xuất
khẩu. Hiện nay, Trung Quốc đã nghiên cứu và có các loại phân bón đặc biệt dành
55

cho cây ăn quả, chúng vừa là phân bón, nhưng đồng thời cũng là thuốc phòng trị
bệnh. Nghiên cứu trên mía và một số cây ăn quả ở Trung Quốc cho thấy chỉ cần bón
loại phân này, cây ăn quả sẽ Hoàn toàn sạch bệnh, năng suất tăng từ 30 - 50%, độ
ngọt tăng 2 - 3 độ. Trong khi đó tại Việt Nam, nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật vẫn là một bài toán rất đáng ngại cho các nhà nhập khẩu trái cây của Trung
Quốc.

Thứ tư là xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều
vào con đường tiểu ngạch. Khoảng 74% rau quả của Việt Nam là xuất sang thị
trường Trung Quốc, trong đó tiểu ngạch chiếm phần không nhỏ. Hình thức này gây
nhiều bất lợi cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân Việt Nam vì phải bán giá thấp, ví dụ
như quả bưởi da xanh cũng phải bán tiểu ngạch với mức giá thấp, chưa kể tốn nhiều
chi phí vận chuyển vì phải thuê từng xe tải và rủi ro trong thanh toán nếu phía
thương lái Trung Quốc xù hàng. Thậm chí, khi phía thương lái Trung Quốc đột ngột
dừng nhập tiểu ngạch hay mua ít, nông sản Việt Nam sẽ có nguy cơ cao bị chất
đống ở biên giới, rơi vào cảnh được mùa mất giá và phải giải cứu.

Theo Thương hội Xuất nhập khẩu trái cây Trung Quốc - ASEAN, sản lượng
nhập khẩu trái cây của Trung Quốc mỗi năm là hơn 4 triệu tấn, tương đương khoảng
100 tỉ nhân dân tệ. Con đường nhập khẩu trái cây chính ngạch là 80% sản lượng và
chỉ có khoảng 20% là nhập qua đường biên mậu (tiểu ngạch), vì thế nếu Việt Nam
cứ mãi đi con đường tiểu ngạch thì sẽ không tranh thủ được phần thị phần chính
ngạch rất tiềm năng kia.

Ngoài ra cho tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc cũng đã bắt đầu siết chặt tiêu
chuẩn an toàn đối với trái cây nhập khẩu bằng con đường tiểu ngạch. Tháng 5 năm
2018, trái cây nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam vào Quảng Tây, Trung Quốc bắt
buộc phải tuân quy tắc về truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó lâu nay trái cây Việt
Nam quen cách buôn bán tiểu ngạch với thương lái Trung Quốc, hàng nào cũng có
thể bán, không quan trọng mẫu mã, chất lượng ra sao, việc đàm phán mở cửa thêm
thì chưa ngã ngũ. Đến khi Trung Quốc siết chặt biên mậu, truy xuất nguồn gốc thì
muốn xuất khẩu chính ngạch, nhiều loại trái cây lại gặp khó vì chưa được cấp phép.
56

Thứ năm đó là chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu của chúng ta còn thiếu sự
liên kết, lỏng lẻo và chưa được quan tâm đúng mực. Liên kết 4 nhà (nông dân,
doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước) chưa chặt chẽ, nên hiệu quả sản xuất chưa
cao. Đa phần hộ sản xuất của Việt Nam là các hộ nhỏ lẻ, đặc biệt nông nghiệp chủ
yếu theo mô hình nông hộ nên quá trình từ đầu vào đến đầu ra, tiêu thụ không theo
quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm, ảnh hưởng lớn tới nền sản xuất nông nghiệp
sạch. Nhược điểm lớn nhất trong việc tổ chức các chuỗi liên kết của ta hiện nay còn
rất yếu và lỏng lẻo, chưa cho nông dân thấy rõ được lợi ích khi tham gia vào chuỗi.
Do vậy, việc tiêu thụ các mặt hàng trái cây vẫn chủ yếu buôn bán trôi nổi trên thị
trường nên bị tư thương ép giá và nông dân phải chịu thiệt thòi. Việc thực hiện liên
kết chưa bền vững, chặt chẽ và chưa có những cơ chế để thực hiện tốt sự liên kết
giữa doanh nghiệp với người sản xuất. Thực tế, doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở
việc liên kết thu mua sản phẩm, còn chưa quan tâm nhiều đến việc sản xuất. Hơn
nữa, việc cam kết trách nhiệm trong hợp đồng giữa hai bên còn chưa đảm bảo tính
pháp lý chặt chẽ. Các mô hình hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp để có điều kiện
tiếp cận với công nghệ và có cơ hội cung ứng ra thị trường sản phẩm chất lượng đã
xuất hiện ở nhiều địa phương, tuy nhiên vẫn có một bộ phận người nông dân chưa
biết đến mô hình này, vì vậy việc tuyên truyền và phổ biến cho bà con là rất cần
thiết.

Cuối cùng đó là xuất khẩu trái cây của Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối
thủ mạnh không chỉ trong khu vực mà còn ở những vùng có vị trí địa lý cách xa
Trung Quốc. Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam thì Thái Lan, Malaysia,
Philippins cũng là những quốc gia xuất khẩu trái cây rất mạnh sang Trung Quốc.
Đặc biệt là Thái Lan, quốc gia này có nguồn trái cây dồi dào phong phú, chất lượng
cao và hoạt động sản xuất trái cây tại đây được Chính phủ hỗ trợ rất hiệu quả. Hàng
năm, Thái Lan đều đàm phán thành công để mở cửa sang Trung Quốc thêm một loại
trái cây mới, số trái cây được xuất khẩu chính ngạch của họ gấp gần 3 lần so với
Việt Nam. Các quốc gia ở khu vực Nam Mỹ như Chile, Peru, Ecuado cũng đang
tích cực đưa trái cây vượt đại dương đến với thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng.
Họ có những loại trái cây có giá trị kinh tế cao nên kim ngạch xuất khẩu thường đạt
giá trị lớn hơn so với các loại trái cây của chúng ta. Thậm chí, giờ đây trái cây Việt
57

Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với chính trái cây nội địa của Trung Quốc khi mà loại
quả thế mạnh của Việt Nam là thanh long, hiện nay Trung Quốc cũng đã phát triển
tự trồng ở một số địa phương và thuê đất trồng ở nước ngoài. Nếu nền sản xuất trái
cây của Việt Nam không thay đổi theo hướng tích cực, nghiên cứu cho ra những
loại trái cây tốt đạt yêu cầu xuất khẩu, xây dựng các thương hiệu trái cây có tiếng
tăm mà chỉ quanh quẩn với những loại trái cây hiện tại thì tương lai rất dễ bị tụt lại
tại thị trường chính này.
58

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT


KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC

3.1. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt
Nam trong thời gian tới
3.1.1. Hoạt động sản xuất

Hiện nay, với triển vọng là một ngành không chỉ đem lại cơ hội việc làm cho
người nông dân mà còn mang về lợi ích kinh tế lớn cho quốc gia, ngành sản xuất
trái cây nên được định hướng và có hướng đi rõ ràng trong tương lai để có thể phát
huy hơn nữa những tiềm năng của mình. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn đã cùng với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trái cây nghiên
cứu, đề ra những chiến lược cũng như các giải pháp cụ thể cho trái cây Việt Nam,
nhằm củng cố nền sản xuất trong nước và tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng này
trên các thị trường quốc tế, trong đó bao gồm cả thị trường Trung Quốc.

Thông qua Quyết định số 124/QĐ-TTg/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030, trồng trọt và sản xuất cây ăn quả sẽ được thực hiện theo
các định hướng như sau:

Về bố trí sản xuất, hướng tới sản xuất các loại cây ăn quả thực hiện quy trình
sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng
nhu cầu trong nước cũng như nhu cầu lớn cho xuất khẩu. Diện tích bố trí khoảng
900 ngàn ha, trong đó 810 ngàn ha các loại cây ăn quả chủ lực như vải 140 ngàn ha,
nhãn 140 ngàn ha, chuối 145 ngàn ha, xoài 110 ngàn ha, cam quýt 115 ngàn ha, dứa
55 ngàn ha, các loại cây ăn quả khác 290 ngàn ha. Phân bổ theo các vùng như sau:
Trung Du Miền Núi Phía Bắc 200 ngàn ha; Đồng Bằng Sông Hồng 80 ngàn ha,
Duyên Hải Bắc Trung Bộ 70 ngàn ha, Duyên Hải Nam Trung Bộ 35 ngàn ha; Tây
Nguyên 30 ngàn ha; Đông Nam Bộ 145 ngàn ha; Đồng Bằng Sông Cửu Long 350
ngàn ha. Ngoài ra, cần phải tiến hành nghiên cứu tiếp thu khoa học công nghệ để
hình thành tập đoàn giống và hệ thống biện pháp kỹ thuật để tạo bước đột phá mở
59

rộng sản xuất các loại cây ăn quả đặc sản của Việt Nam và một số giống tốt của
quốc tế, nâng sản lượng quả đạt 10 triệu tấn năm 2020. Bên cạnh đó là áp dụng các
quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn, áp dụng tiêu chuẩn giám sát xuất xứ sản
xuất; tổ chức chế biến, xây dựng hệ thống tiếp thị hiệu quả để phát triển mạnh thị
trường cây ăn quả trong nước và phục vụ xuất khẩu, phấn đấu đạt sản lượng xuất
khẩu quả các loại từ 600 - 800 ngàn tấn/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ
sở quy hoạch cân đối lại diện tích, chúng ta khuyến khích chuyển những vùng sản
xuất lúa kém hiệu quả ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long sang phát triển các cây trồng có giá trị cao như rau
quả. Hệ thống chợ bán buôn, bán đấu giá, các kênh tiếp thị hiệu quả được hình
thành để gắn kết sản xuất với thị trường. Cuối cùng là xây dựng và Hoàn thiện hệ
thống kết cấu hạ tầng phục vụ tiếp thị, nhất là giao thông vận tải để giảm chi phí
giao dịch đến mức thấp nhất.

Về chế biến trái cây, cần phải nâng cao công suất và hiệu quả của các nhà máy
chế biến hiện có (hiện mới đạt khoảng 30% thiết kế toàn ngành) và tăng cường năng
lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng xuống dưới
15% trong các năm tới. Áp dụng khoa học công nghệ kéo dài thời vụ của các loại
trái cây, các biện pháp bảo quản tiên tiến, các phương pháp chiếu xạ, khử trùng
bằng nước nóng để xuất khẩu tươi các loại trái cây chủ lực (thanh long, vải, xoài,
nhãn, bưởi, chôm chôm…).

Cũng theo Quyết định trên, tầm nhìn đến năm 2030 đối với cây ăn quả là phát
triển theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các vùng sản xuất
cây ăn quả hàng hóa an toàn, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần
tăng kim ngạch xuất khẩu. Mỗi địa phương (huyện, thị xã, tỉnh) phân tích, lựa chọn,
ưu tiên phát triển bền vững từ 1 đến 2 hoặc 3 cây ăn quả chủ lực tạo sản phẩm hàng
hóa gắn với thị trường - chế biến và bảo quản có sức cạnh tranh cao đặt trong bối
cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Dự kiến diện tích ổn định khoảng 1,1
triệu ha căn cứ vào quỹ đất và thị trường tiêu thụ, sản lượng 12 – 13 triệu tấn.

Bộ NN&PTNT đã có khuyến cáo các địa phương trong quá trình chuyển đổi
đất lúa kém hiệu quả, cần ưu tiên cho cây ăn quả. Bởi gần như vùng nào chúng ta
60

cũng có thể phát triển được cây ăn quả. Những năm vừa qua, cũng đã có hàng chục
nghìn hecta đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi, chủ yếu là sang cây ăn quả. Ở
ĐBSCL, những tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh... đã chuyển lúa kém hiệu quả sang
những mô hình cây ăn quả với quy mô vài nghìn ha/vùng, với các loại cây ăn quả có
múi, thanh long... Ở phía Bắc là vùng bán sơn địa, điển hình như Bắc Giang đã
chuyển đổi lúa sang cây ăn quả rất căn cơ, hiệu quả, chuyển tới đâu chắc tới đó, áp
dụng khoa học – kỹ thuật và có doanh nghiệp hợp tác chế biến, bao tiêu. Tuy nhiên
quá trình chuyển đổi phải theo quy hoạch, kế hoạch, không được ồ ạt, phải cẩn
trọng và chắc chắn, trước hết là chuyển đổi trên đất lúa kém hiệu quả, trên cơ sở lựa
chọn đối tượng cây ăn quả có lợi thế cho từng địa phương, từng vùng chứ không
được tùy tiện. Ví dụ Tây Nguyên là vùng hiện đang phát triển cây ăn quả khá mạnh,
với các đối tượng như bơ, sầu riêng, chanh leo... Mặc dù vậy đây cũng là vùng đã có
nhiều loại cây trồng khác đứng chân như cà phê, hồ tiêu. Vì vậy bên cạnh việc rà lại
quy hoạch, Bộ NN&PTNT xác định vùng này vẫn có tiềm năng để trồng xen cây ăn
quả vào vườn cà phê. Vấn đề lớn nhất là phải có gói kỹ thuật trồng xen thế nào cho
phù hợp nhất. Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã giao các đơn vị khoa học nghiên cứu, Hoàn
thiện kỹ thuật trồng xen cây ăn quả cho vùng này để hướng dẫn cho nông dân làm
sao vừa phát huy hiệu quả cây ăn quả, lại vừa không làm ảnh hưởng tới cà phê...

3.1.2. Hoạt động xuất khẩu

Về định hướng cho xuất khẩu trái cây, tại Hội nghị Thúc đẩy phát triển sản
xuất, xuất khẩu trái cây (6/12/2017), Ông Lê Văn Thiệt, Cục phó Cục Bảo vệ thực
vật đã nêu ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất cây ăn quả an toàn, bền vững;
trong đó, nhấn mạnh việc phải đặt yêu cầu sản xuất an toàn, bền vững lên hàng đầu,
ứng dụng phòng chống sâu bệnh tổng hợp theo phương châm phòng là chính nên
cần chỉ đạo sản xuất theo quy trình đồng bộ từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ thực
vật đến thu hoạch. Đặc biệt, cần quan tâm tổ chức liên kết doanh nghiệp cung cấp
vật tư đầu vào và doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu với nông dân hoặc đại diện nông
dân để đảm bảo sản phẩm an toàn, truy xuất được nguồn gốc… Từ đó, hình thành
vùng sản xuất an toàn phục vụ xuất khẩu theo từng thị trường để đáp ứng các yêu
cầu của nước nhập khẩu. Ngoài ra, các địa phương rà soát, quy hoạch vùng trồng
cây có múi hàng hóa, vùng xuất khẩu để cấp mã số vùng trồng. Tại các vùng này sẽ
61

sản xuất theo qui trình tiêu chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP, xác định thị trường
xuất khẩu để xây dựng qui trình và tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu của nước
nhập khẩu.

Cụ thể đối với xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ
NN&PTNT) cho biết hiện đang đàm phán để mở cửa chính ngạch các loại trái
chanh, dừa, măng cụt, mận, bưởi, chanh dây, mãng cầu ta...bên cạnh 8 lại trái cây
hiện tại, để đa dạng hóa chủng loại trái cây được xuất khẩu.

3.2. Bài học từ việc xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc của Thái Lan và Chile
1.1.1. Bài học của Thái Lan

a. Lý do lựa chọn:

Thái Lan là một quốc gia cùng nằm ở trong khu vực Đông Nam Á như Việt
Nam, nổi tiếng với các loại trái cây nhiệt đới có chất lượng cao cũng như chủng loại
đa dạng. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu trái cây và số loại trái cây được phép xuất
khẩu vào Trung Quốc của Thái Lan lớn hơn rất nhiều so với chúng ta. Thái Lan
đứng đầu thế giới về sản xuất sầu riêng, chỉ trong tháng 4 năm 2018, Thái Lan xuất
khẩu 120.000 tấn sầu riêng, tăng 135% so với một năm trước đó. Lượng xuất khẩu
đạt 220 triệu USD, tăng 207% so với một năm trước đó. Xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc lên tới 56.000 tấn, với mức tăng ấn tượng 700%. Thái Lan cũng là một
trong những nhà sản xuất măng cụt hàng tốp thế giới, năm 2012, 89% sản lượng
được xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc, Việt Nam và Hồng
Kông. Ngoài ra, còn có nhãn và xoài cũng là các mặt hàng xuất khẩu mạnh của Thái
Lan.

Tính đến năm 2018, số loại trái cây được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu của
Việt Nam chỉ là 8 loại thì con số của Thái Lan là gấp gần 3 lần với 23 loại trái cây
(Giz, 2018). Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ bằng
một nửa kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan. Năm 2017, Thái Lan chiếm tới 21% thị
trường trái cây nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam chỉ là 12%.

b. Kinh nghiệm phát triển ngành trái cây của Thái Lan
62

Một trong những nguyên nhân cho thành công của Thái Lan là quốc gia này
rất nỗ lực trong việc phát triển ngành công nghiệp trái cây. Thái Lan chú trọng vào
từng mắt xích của chuỗi cung ứng trái cây tại quốc gia này, đầu tư trang thiết bị dây
chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo điều kiện kĩ thuật đóng gói hiện đại
và quan trọng là, thỏa mãn được những yêu cầu về chất lượng ngặt nghèo của các
thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ.

Hình 3.10. Chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu của Thái Lan

Nhà Người
Nhà
Công Công nhập tiêu
Nông bán lẻ
ty thu Nhà ty xuất khẩu dùng
dân nước
mua máy khẩu nước nước
ngoài
chế ngoài ngoài
biến

(Nguồn: Narong Chomchalow, Prempree Na Songkhla và Songpol Somsri, 2008)

Chuỗi cung ứng trái cây này của Thái Lan có rất nhiều ưu điểm đáng để học
tập. Đầu tiên là mắt xích cơ bản nhất, người nông dân. Nông dân của Thái Lan khi
tham gia sản xuất trái cây luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Điểm mạnh
của họ còn là biết cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kiến thức về khoa học kỹ
thuật công nghệ mới với kỹ năng có được từ kinh nghiệm canh tác truyền thống.
Một số trường đại học tốp đầu của Thái Lan hiện tại cũng đầu tư các ngành nghề
phát triển trình độ nhân lực nông nghiệp, mời chuyên gia từ nước ngoài về giảng
dạy để nâng cao chất lượng trong nước.

Thứ hai là hệ thống đo lường kiểm soát chất lượng trước và sau khi thu hoạch.
Hệ thống trước thu hoạch là QMS, quản lý từ khâu chọn giống, gieo trồng cho tới
khi sản phẩm được thu hoạch. Các chuyên gia kết hợp với người nông dân giúp họ
được đào tạo, kiểm tra đánh giá và cuối cùng mới được cấp giấy chứng nhận chất
lượng. Sự chặt chẽ của hệ thống này giúp sản phẩm trái cây của Thái Lan luôn đạt
được chất lượng tốt nhất tại thời điểm thu hoạch. Hệ thống sau thu hoạch như các
kho hàng lạnh được xây dựng để đảm bảo trái cây luôn tươi ngon, giữ được chất
lượng từ 3 – 4 tháng phù hợp để xuất khẩu ra nước ngoài.
63

Thứ ba đó là sự liên kết, chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng. Các mắt xích
đều được cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động chính của mình, không hề
xảy ra tình trạng vì thiếu thông tin mà bị gián đoạn ở một khâu nào đó giữa chừng.

Nguyên nhân thứ hai cho sự thành công của Thái Lan là tận dụng được nền
tảng thương mại điện tử vào việc xuất khẩu sản phẩm nổi tiếng của quốc gia này -
sầu riêng Monthoong. Hiện nay, một số nền tảng thương mại điện tử chủ đạo chính
ở Trung Quốc đã thực hiện mua trực tiếp sầu riêng ở Thái Lan và bán trực tiếp tại
Trung Quốc. Vào tháng Tư, Alibaba đã ký một loạt cam kết với chính phủ Thái Lan
tại Bangkok để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông dân ở Thái Lan tìm kiếm
cơ hội phát triển thông qua nền tảng Alibaba. Hai bên đã ký một đơn đặt hàng 3 tỷ
Nhân dân tệ (USD 468.6 triệu). Sau khi đổ bộ vào nền tảng Tmall vào ngày 17
tháng 4, số lượng sầu riêng của Thái Lan bán ra lên đến 200 tấn. Sầu riêng Thái Lan
cũng được bán thông qua các kênh bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến của tập đoàn
Alibaba, bao gồm TMall, Box Horse và RT-MART (Producereport, 2018).

Bên cạnh đó không thể không kể đến sự hỗ trợ của Nhà nước Thái Lan, bằng
việc ban hành các chính sách đầu tư hỗ trợ sản xuất đã có tác dụng khuyến khích
phát triển sản xuất đáng kể, có thể kể đến như Chính sách công nghiệp nông thôn,
Chính sách trợ giá nông sản, Chính sách mở cửa thị trường. Vào tháng Hai, chính
phủ Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch phát triển trái cây chiến lược nhằm biến Thái
Lan trở thành một quốc gia kinh doanh trái cây nhiệt đới lớn và đã phê duyệt một
dự án xây dựng hành lang trái cây ở khu vực phía Đông. Chính phủ đã quyết định
bắt đầu với sầu riêng, dừa và măng cụt, và Trung Quốc là một trong những thị
trường mục tiêu chính của kế hoạch này. Bộ trưởng thương mại Thái Lan cho biết
đất nước này sẽ xây dựng thương hiệu riêng của mình, phát triển ngành sản xuất và
chế biến trái cây của riêng mình, thúc đẩy sự công nhận quốc tế về tiêu chuẩn chất
lượng và tăng giá quả cao cấp từ 10-20%. Để đảm bảo chất lượng sầu riêng, chính
phủ Thái Lan cũng đã trang bị cho sầu riêng mã QR để theo dõi tăng trưởng và
doanh thu, có thể chiếm khoảng 30% sản lượng trong năm nay và sẽ đạt 100% trong
tương lai. Đặc biệt, Chính phủ Thái Lan còn rất khôn ngoan khi nhanh chóng kí kết
các thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc nhằm lấy được các lợi thế
cho mặt hàng trái cây của quốc gia mình. Như đối với hiệp định thương mại tự do
64

Asean – Trung Quốc, lộ trình loại bỏ thuế trong khuôn khổ chương trình của EHP là
tới năm 2005, tuy nhiên trước đó tận 2 năm, vào tháng 6 năm 2003, Trung Quốc và
Thái Lan đã ký Hiệp định thúc đẩy loại bỏ thuế đối với rau quả, để từ ngày
1/10/2003, thuế xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả, trong đó có trái cây giữa hai
nước giảm xuống chỉ còn 0%. Điều này là một đòn thúc đẩy rất lớn đối với việc
xuất khẩu trái cây của Thái Lan sang Trung Quốc và giữ ngôi vương ở quốc gia này.

Như vậy, qua phân tích bài học kinh nghiệm của quốc gia láng giềng Thái Lan
có thể thấy, sự thành công trong việc xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc là nhờ vào
các yếu tố Chính phủ, vốn đầu tư, khoa học – công nghệ và thị trường. Chính phủ
nên có những chính sách vĩ mô phù hợp cho phát triển ngành, ban hành các hệ tiêu
chuẩn xuất khẩu trái cây chất lượng, hình thành hiệp hội trồng trái cây nhằm tăng
cường liên kết giữa các thành phần kinh tế và đầu tư hợp lý cho phát triển giống cây
trồng; ngoài ra nên tăng cường đẩy mạnh hệ thống tiếp thị, sản xuất, phát triển
chuỗi cung ứng khoa học; nắm rõ và tìm cách thâm nhập thị trường mục tiêu phù
hợp.

1.1.1. Bài học của Chile

a. Lý do lựa chọn

Những năm gần đây, Chile nổi lên như là một đại diện Nam Mỹ hàng đầu về
xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc. Tuy chủng loại chưa đa dạng, chỉ bao gồm
các loại như kiwi, nho, mận, anh đào, việt quất... nhưng đây đều là các loại trái cây
có giá trị kinh tế cao. Anh đào Chile là một trong những loại trái cây bán chạy nhất
tại Trung Quốc, doanh số bán bơ luôn tăng cao, nhiều loại quả khác cũng chứng
kiến những sự tăng trưởng tích cực. Thậm chí, năm 2016, Chile đã vượt qua Thái
Lan và Việt Nam, trở thành quốc gia có kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi vào
Trung Quốc lớn nhất. Trong vòng 10 năm, xuất khẩu trái cây từ Chile sang Trung
Quốc đã tăng gấp 18 lần, từ 65 triệu USD năm 2007 lên 1,2 tỷ USD trong năm
2016.

b. Kinh nghiệm của Chile


65

Chile đã có mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc trong một thời gian dài. Năm
2005, hai quốc gia này kí kết với nhau Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc –
Chile, có hiệu lực từ ngày 1/10/2005, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với
quan hệ kinh tế của hai bên. Đây cũng là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên của
Trung Quốc với một quốc gia Mỹ latinh, và điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Hiệp định đã giúp Chile tranh thủ được các ưu đãi từ phía Trung Quốc để đưa các
sản phẩm của mình vào thị trường tỷ dân này. Các quốc gia khu vực Mỹ latinh có
thể đều có những nguồn trái cây phong phú như nhau, nhưng nhờ sự chuẩn bị sớm
để nhanh chóng kí được hiệp định với Trung Quốc, Chile đã giành được lợi thế hơn
hẳn về phía mình.

Ngoài ra, điều cốt lõi trong sự thành công của Chile khi xuất khẩu trái cây
sang Trung Quốc đó là các điều kiện về vệ sinh và kiểm dịch thực vật của quốc gia
này. Trên thực tế, Chile khá may mắn khi có vị trí địa lý thuận lợi để đảm bảo cho ra
những loại quả an toàn không độc hại. Quốc gia Mỹ latinh này có dãy núi Andes
khổng lồ ở phía đông; sa mạc khô nhất trên thế giới, Atacama, ở phía bắc; một khối
băng ở phía nam và Thái Bình Dương ở phía tây. Các rào cản tự nhiên này bao xung
quanh đất nước Chile, làm cho nó trở thành một hòn đảo thực vật, giúp đảm bảo các
sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc là an toàn và không chứa mầm bệnh hay sâu
mọt nào. Điều này đã giúp trái cây của Chile dễ dàng vượt qua được tiêu chuẩn SPS
của thị trường Trung Quốc, vốn là trở ngại lớn trong việc thâm nhập thị trường này.

Thứ ba, đó là Chile phát triển mạnh ở những loại quả có giá trị cao, lại đánh
trúng vào thị hiếu của người dân Trung Quốc, một trong số đó là quả anh đào. Anh
đào Chi lê có vỏ ngoài khá bắt mắt, bóng mượt và đỏ tươi hấp dẫn. Loại quả này
không những đẹp mà còn rất tốt cho sức khỏe, hàm lượng vitamin trong anh đào cao
hơn rất nhiều so với việt quất hay dâu tây, giúp sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch.
Chính vì lợi thế của loại quả này như vậy nên Chile rất tập trung phát triển nó, và
quả anh đào đã trở thành loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Chile sang thị trường
Trung Quốc. Mùa thu hoạch quả anh đào Chile là từ tháng mười năm nay tới tháng
tư năm sau, phù hợp để cung cấp được cho dịp tết cổ truyền của Trung Quốc – ngày
lễ quan trọng nhất của quốc gia này, mà giá của anh đào Chile lại rẻ hơn so với anh
đào Mỹ hay Úc, điều này càng làm tăng sức cạnh tranh của loại quả này.
66

Thứ tư, không thể không kể đến mối quan hệ chặt chẽ của khu vực chính phủ
và khu vực tư nhân, cụ thể là Phòng xúc tiến xuất khẩu của chính phủ Chile
(ProChile) và Hiệp hội các nhà xuất khẩu trái cây tươi Chile (Asoex). ProChile thúc
đẩy thương mại và hỗ trợ cho Asoex. Cơ quan này có chức năng chính là cải thiện,
củng cố quan hệ với chính phủ Trung Quốc trong việc hỗ trợ đưa trái cây Chile tiếp
cận gần hơn với thị trường Trung Quốc. Để xây dựng niềm tin, từ 5 đến 10 năm về
trước, họ đã phát triển một trang trại chỉ cách Bắc Kinh 45 phút đi đường, chuyển
giao bí quyết cho người Trung Quốc về cách phát triển táo cũng như các loại quả
khác ở Chile, và hiện tại Trung Quốc cũng đã phát triển một trang trại tương tự như
vậy tại Chile. Bằng cách này, mối quan hệ giữa hai quốc gia này đã trở nên thân
thiết và tăng kết nối hơn. Khi mở cửa cho một sản phẩm cụ thể, Prochile có vai trò
hỗ trợ trong việc quảng bá sản phẩm đó, ngoài ra còn tìm kiếm và đẩy mạnh tiếp
cận các thị trường mới ở Trung Quốc. Họ có bốn văn phòng thương mại ở Trung
Quốc, đó là Thượng Hải, Quảng Châu, Bắc Kinh và Hồng Kông. Họ tổ chức các
cuộc gặp gỡ trao đổi kinh doanh, hội thảo đầu tư, phát triển tiếp thị về nông nghiệp
để tăng sự hiện diện và độ nhận biết về trái cây Chile tại Trung Quốc.

Tuy vậy, Chile không hề ngủ quên trên chiến thắng, mỗi khi thành công xuất
khẩu một loại quả nào là họ lại tiếp tục phát triển tiếp thị thêm một loại trái cây
khác để mở rộng thị trường và tăng độ phủ sóng của mình tại thị trường Trung
Quốc. Sau anh đào và việt quất, trái xuân đào là loại quả tiếp theo được kì vọng sẽ
giúp Chile tiếp tục đứng vững tại thị trường tỷ dân. Ngoài ra, ProChile cũng nhận
thức rất rõ vai trò của việc theo kịp tiến bộ của khoa học công nghệ. Họ đã nghiên
cứu nhiều về thương mại điện tử và có thỏa thuận hợp tác với Alibaba cũng như các
nền tảng khác. Hơn thế họ cũng đào tạo rất nhiều SME ở Chile sử dụng các trang
web để giao dịch với Trung Quốc, vì họ đã nhận thấy tiềm năng của loại hình kinh
doanh này.

Như vậy, sự thành công của Chile xuất phát từ nhiều yếu tố. Từ thành công đó,
có thể rút ra bài học cho sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt Nam là cần phải tận
dụng được những ưu đãi từ những hiệp định thương mại kí kết với Trung Quốc, chú
trọng đến công tác vệ sinh và an toàn kiểm dịch, phát triển các giống cây trồng có
67

chất lượng cao và các cơ quan xúc tiến phải thực hiện tốt vai trò quảng bá và thúc
đẩy của mình.

3.3. Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt
Nam sang Trung Quốc
3.3.1. Giải pháp đối với Nhà nước
Về đất đai và trồng trọt
Trong sản xuất nông sản nói chung và rau quả nói riêng, đất đai là một yếu tố
rất quan trọng và có ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sản phẩm. Nhà nước ta
cũng đã chú trọng tới quá trình quу hоạch vùng sản xuất tậр trung, hình thành các
vùng chuуên trồng cây ăn quả, chuуển đổi cơ cấu câу trồng ở một số nơi, chuyển từ
các cây trồng năng suất thấp sang trồng cây ăn quả. Tuу vậy để có thể phù hợp với
nhu cầu tiêu thụ trong nước và cả xuất khẩu ngày càng lớn và đa dạng, các chính
sách cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung hơn nữa sao cho có hiệu quả. Ví dụ như
quyền sử dụng đất của người dân nên được chuyển thành quyền sở hữu đất; bỏ thời
hạn sử dụng đất là 20 năm, chỉ quy định trách nhiệm giao đất của nông dân khi Nhà
nước cần và phải có đền bù thỏa đáng; quy hoạch mỗi vùng chuyên biệt từng loại
cây thế mạnh riêng của vùng đó, theo hướng thực hiện “dồn điền đổi thửa” dựa trên
nguyện vọng muốn đổi thửa trong khu vực trồng cây nào của người dân; xây dựng
hệ thống cho đăng ký công khai thửa đất mình có và nguyện vọng đổi, cơ quan hành
chính cấp xã, huyện sau khi tập hợp đủ thông tin tiến hành sắp xếp và thực hiện dồn
điền đổi thửa, phải có sự đồng thuận của người dân và công khai mô hình sắp xếp
của cơ quan hành chính. Nếu trong trường hợp quyền sử dụng đất của người dân
vẫn giữ nguyên, thì chính quyền ban ngành các cấp cần tạo điều kiện để quá trình
cấp quyền cho người nông dân được tiến hành nhanh chóng, đơn giản hóa tránh các
thủ tục rườm rà gây mất thời gian cho cả hai bên. Ngoài ra, tổ chức và các cá nhân
có tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm trong sản xuất trái cây nên được cho phép xâу
dựng các trаng trại với quу mô lớn giúp cho việc sản xuất trái cây với năng suất
cаo, đầu tư ứng dụng tiến bộ khоа học công nghệ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Để
khuyến khích người nông dân sản xuất tốt, Chính phủ nên đầu tư hơn vào phát triển
cơ sở hạ tầng, đường sá đi lại thuận tiện, nâng cao hiểu quả trồng trọt ở các vùng.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy mạnh công tác thực hiện an toàn về chất lượng sản
68

phẩm, quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích, bảo quản rau
quả, huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng, xã hội. Đồng thời, khuyến khích
người dân chủ động báo cáo về tình hình hoạt động, trình bày các khó khăn để Bộ
ngành đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp khắc phục, nhất là các khó khăn về
giống, đất đai bị bạc màu, thiếu nguồn nước tưới tiêu... Bộ NN&PTNT cũng cần
nâng cao ý thức của người dân, trình bày các ảnh hưởng của việc sử dụng nhiều
thuốc bảo vệ thực vật và các loại chất kích thích thông qua các tài liệu có chỉ dẫn
chi tiết, như là sử dụng chất kích thích nhiều sẽ làm trái cây bị giảm trọng lượng
trong quá trình bảo quản, mau bị hư và chất lượng lại không cao, ảnh hưởng đến
hoạt động chế biến và xuất khẩu, từ đó trái cây Việt Nam bị mất thương hiệu trong
thị trường Trung Quốc. Các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp cần
nghiên cứu các loại phân hữu cơ, thuốc vi sinh có giá thành rẻ, giúp người dân nâng
cao chất lượng, sản lượng, hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có nồng độ
mạnh. Ngoài ra, một vấn đề quan trọng nữa là Bộ NN&PTNT nên đẩy mạnh
khuyến khích người dân tăng cường áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP và GlobalGAP nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm nghiệm kiểm
dịch ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ Trung Quốc. Trong những năm đầu, nếu
chi phí đăng kí và chi trả cho các chứng nhận này quá cao so với khả năng của
người nông dân, chính quyền nên có chính sách hỗ trợ và cho vay vốn với lãi suất
thấp hoặc không lãi suất để họ yên tâm sản xuất trồng trọt. Qua các mùa vụ, Bộ
NN&PTNT cần tổng kết lại các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP,
GlobalGAP đã xuất khẩu trái cây thành công để phổ biến cho người trồng trên khắp
cả nước học tập.
Về hỗ trợ xuất khẩu
Chính phủ nên có những biện pháp kịp thời, toàn diện để hỗ trợ doanh nghiệp
và người dân xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc. Đầu tiên đó là phải chủ động nắm
bắt được thị trường Trung Quốc. Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt
Nam sang Trung Quốc diễn ra thuận lợi và tiếp tục tăng trưởng cả về kim ngạch và
sản lượng, mở rộng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thì việc nắm bắt tình hình về sự thay
đổi chính sách, quy định tiêu chuẩn đối với trái cây nhập khẩu từ các nước và từ
Việt Nam của Trung Quốc, các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội của thị trường
69

này cũng như xu hướng thay đổi nguồn cung trái cây, nhu cầu và thị hiếu của Trung
Quốc phải luôn được thực hiện thường xuyên. Bộ NN&PTNT cần phối hợp với
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại thường
xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc
như quy định nồng độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các thuốc bảo vệ thực vật
cấm sử dụng trên trái cây nhập khẩu, quy định về bao bì, điều kiện bảo quản… và
phổ biến đến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thông qua trang web của các Bộ
ngành liên quan. Ngoài ra, các cơ quan này cũng nên tăng cường công tác dự báo,
nghiên cứu về các xu hướng liên quan đến các hàng rào kỹ thuật thương mại trên
thế giới nói chung hay của Trung Quốc nói riêng để sớm có sự chuẩn bị, định hướng
đúng đắn phương pháp gieo trồng cho người nông dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, các Bộ ban ngành cũng cần tăng cường xúc tiến thương mại với thị
trường Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc là thị trường quan trọng và chiếm tỷ lệ
cao nhất đối với trái cây xuất khẩu của nước ta, nên công tác đẩy mạnh quảng bá ở
thị trường này lại càng quan trọng hơn. Bộ Công thương cần phát huy vai trò trong
việc tổ chức các hội chợ giới thiệu trái cây của Việt Nam, kêu gọi các nhà nhập
khẩu trái cây thế giới và Trung Quốc tham gia nhằm thu hút các nhà nhập khẩu trái
cây mới; phối hợp với các Bộ ngành của Trung Quốc giao lưu, hợp tác trao đổi về
giới thiệu thành tựu trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho Việt Nam ứng dụng các
thành tựu của Trung Quốc về cách thức khuyến nông, tổ chức trồng trọt. Cục Xúc
tiến thương mại cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến hoạt động xuất khẩu trái
cây đến thị trường Trung Quốc thông qua các hoạt động đa dạng khác nhau. Ví dụ
như tạo điều kiện đưa các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc thực hiện
các chương trình giao dịch thương mại, hoặc là tham gia các hội chợ triển lãm
chuyên ngành để tiếp cận các khách hàng tiềm năng một cách trực tiếp. Quảng
Đông, Quảng Châu, Quảng Tây… là những thị trường nhập khẩu và trung chuyển
trái cây lớn của Trung Quốc, hàng năm ở đây thường tổ chức các Hội chợ trái cây
khu vực và quốc tế với quy mô lớn, thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh
nghiệp đến từ Trung Quốc và nhiều vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Nếu Cục Xúc
tiến Thương mại của Việt Nam có thể đưa các doanh nghiệp nước nhà tham gia các
hội chợ này thì đây là cơ hội rất tốt để các nhà doanh nghiệp, sản xuất cung ứng trái
70

cây trưng bày và quảng bá sản phẩm của mình, tìm kiếm bạn hàng đối tác, và quan
trọng nhất là thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch.
Để hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc được diễn ra
thuận lợi và phát triển hơn nữa, vấn đề xây dựng thương hiệu và bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ đối với các trái cây đặc sản của Việt Nam cũng cần được quan tâm.
Nhiều loại trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc không có gắn tên nhãn
hiệu khiến người tiêu dùng khó mà nhớ tới, chưa kể có trường hợp trái thanh long
xuất sang Trung Quốc bị đánh tráo thương hiệu, mang nhãn quả của Campuchia hay
Thái Lan, đây là một bất lợi đối với trái cây của chúng ta. Do đó, việc xây dựng và
bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa cần được đầu tư đặc biệt là sản phẩm có tính đặc sản của
các địa phương như thanh long Bình Thuận, nhãn lồng Hưng Yên, xoài Hòa Lộc,
vải thiều Bắc Giang…Việc đăng ký nhãn hiệu sớm sẽ giúр các doаnh nghiệр xuất
khẩu trái cây tránh được tình trạng trái cây của Việt Nam bị nước khác đăng ký
nhãn hiệu trước. Đồng thời, khi sản рhẩm có thương hiệu riêng, thị trường tiêu thụ
của nó sẽ ổn định. Người tiêu dùng Trung Quốc khi ăn một loại trái cây có nhãn
hiệu cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn và có cơ sở cho những lần tiêu dùng tiếp theo. Và
để việc đăng kí này được diễn ra thuận lợi, Nhà nước nên hỗ trợ thủ tục cũng như
trang bị kiến thức đầy đủ cho các doanh nghiệp.
Về hỗ trợ đầu tư
Nhà nước nên tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư cho khoa học – công
nghệ phát triển giống cây trồng cũng như thu hút kêu gọi đầu tư vốn nước ngoài.
Về cơ sở hạ tầng, đây là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất gieo trồng cũng như quá trình xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc. Cụ
thể, nên nâng cấp và mở rộng qui mô các nhà máy chế biến trái cây hiện tại đã
xuống cấp hoặc không còn hoạt động được nữa. Ngoài ra để tránh lãng phí và tận
dụng công suất của các cơ sở chế biến và nhà máy, nên chú ý tới khả năng chế biến
các sản phẩm trái vụ. Công tác đầu tư cho công nghệ bảo quản trái cây tươi cũng là
một vấn đề cần được lưu tâm. Có thể áp dụng xử lý bảo quản sản phẩm ngау tại
vùng nguуên liệu hoặc các cơ sở chế biến gần đó, giúp giá thành sản рhẩm giảm đi
một cách đáng kể, đồng thời tỷ lệ hаo hụt và hư hại cũng không cаo. Các biện рháр,
kinh nghiệm truуền thống và tiến bộ khoa học công nghệ nên được kết hợp nhuần
71

nhuyễn với nhau trong quá trình bảo quả rаu quả. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần
đặc biệt đầu tư tới рhát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất trồng trái cây. Cụ
thể, hệ thống đường sá, cầu cống, hệ thống tưới tiêu, các рhương tiện vận chuуển
cần được quаn tâm thường xuуên và nâng cấр, đặc biệt tại các vùng trọng điểm
trồng cây ăn quả như vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đồng bằng sông
Hồng.
Nhà nước cũng nên đầu tư cho khoa học công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực
chọn giống vì để cạnh tranh được tại thị trường Trung Quốc, trái cây của Việt Nam
cần phải phát triển thêm nhiều loại quả khác nữa phù hợp với thị hiếu của người dân
nước này, 8 loại quả như hiện tại là một con số hết sức khiêm tốn. Chúng ta có thể
học tập các công nghệ chọn giống cây trồng từ các nước láng giềng như Thái Lan,
Đài Loan…và dựa vào chính đặc điểm của các giống cây trồng có sẵn tại Việt Nam
để nghiên cứu cho ra các loại quả phù hợp với điều kiện gieo trồng của nước ta mà
vẫn đáp ứng được thị hiếu của Trung Quốc. Ví dụ như Việt Nam có các loại bưởi có
chất lượng rất tốt, nhưng ruột hầu như là màu trắng hoặc nghiêng vàng, trong khi
người Trung Quốc lại thích trái bưởi có ruột đỏ, nếu chúng ta nghiên cứu tạo ra
được giống bưởi phù hợp thì sẽ rất thuận lợi trong việc mở cửa đàm phán cho loại
trái cây này xuất khẩu chính ngạch. Để làm được điều này, các cấр, các ngành và
địа рhương cần tăng cường рhổ biến kiến thức về cách thức gieo trồng và chăm sóc
tới người dân để quá trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả.
Nhà nước nên đưа rа các chính sách khuyến khích các thành рhần kinh tế
trong xã hội thаm giа đầu tư vàо hoạt động sản xuất, kinh doаnh và xuất khẩu trái
cây. Bên cạnh đó là tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài hay các doanh
nghiệp nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, điều này sẽ giúp
dоаnh nghiệр Việt Nаm được hỗ trợ vốn, từ đó tăng cường đầu tư trong việc bảo
quản, xử lý trái cây. Ngoài ra, chính quyền các tỉnh cũng có thể hỗ trợ tạo điều kiện
cho doanh nghiệp tại tỉnh hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc để hình thành
các kênh phân phối, lưu thông đưa trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc thuận
tiện hơn. Điển hình như trong tháng 4 năm 2018, tại Quảng Ngãi, gần 100 doanh
nghiệp địa phương và Trung Quốc đã tiến hành kí kết thỏa thuận hợp tác tiêu thụ
72

dưa hấu và một số nông sản đặc trưng của tỉnh, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông
sản vào thị trường này.
3.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp và người nông dân

Giải pháp đảm bảo về chất lượng và sản lượng đầu ra

Các doanh nghiệp và người nông dân dưới sự hỗ trợ từ các cơ quan của Nhà
nước, cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao chẩt lượng cho sản
phẩm. Các doanh nghiệp cần chú ý ngay từ khâu chọn giống đầu vào, phân bón và
phương thức gieo trồng sao cho phù hợp và đảm bảo tuân thủ các quy định về vệ
sinh an toàn, đặc biệt là nên phát triển các sản phẩm theo dây chuyền đạt tiêu chuẩn
VietGAP hay Globalgap. Người nông dân cũng cần thay đổi cách suy nghĩ cũng
như phương thức canh tác manh mún, nhỏ lẻ không tạo được sự đồng bộ trong sản
xuất mà nên áp dụng các kỹ thuật chăm sóc trái cây ngày càng được cập nhật để hạn
chế tối đa sự phụ thuộc vào thiên nhiên, tránh tình trạng mất mùa.

Ngoài ra, Việt Nam cần phải có các hiệp hội trồng và xuất khẩu về mặt hàng
trái cây hoạt động hiệu quả. Hiệp hội phải quy tụ được tất cả các doanh nghiệp xuất
khẩu trong ngành hàng trái cây để có tiếng nói chung, thông qua hiệp hội này, các
doanh nghiệp phía Trung Quốc mới có thể làm việc, đàm phán, bàn bạc để đưa ra kế
hoạch sản xuất và tiêu thụ một cách có kế hoạch cho từng mặt hàng trái cây của Việt
Nam. Chỉ có hiệp hội mới có thể “đặt hàng” cho bên sản xuất mỗi vụ cần trồng diện
tích, sản lượng bao nhiêu là vừa; lịch thu hoạch ra sao; chủng loại, mẫu mã, yêu cầu
kiểm soát chất lượng thế nào... để thống nhất về giá cả ngay từ đầu vụ, tránh việc
“người trồng cứ trồng”, dẫn tới tình trạng ứ đọng cục bộ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam, các cơ sở thu mua xuất khẩu trái
cây cho doanh nghiệp Trung Quốc cần phải thay đổi tư duy, tránh cách làm ăn chụp
giật thiếu uy tín. Ví dụ như với quả thanh long, hiện nay, để hạn chế tối đa chi phí
khâu trung gian, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đặt hàng doanh nghiệp thu mua
phía Việt Nam, cung cấp bao bì, sơ chế phân loại và đóng thùng ngay tại vùng trồng
để vận chuyển thẳng sang Trung Quốc. Tuy nhiên, tình trạng các cơ sở thu mua
không thực hiện đúng theo yêu cầu về chất lượng lô hàng xảy ra không ít. Có lô quả
to lẫn quả bé, quả xanh lẫn quả chín, quả lành lẫn quả hỏng, thậm chí lúc khan hàng
73

thì thanh long chưa chín cũng cho thu hoạch... Điều này khiến uy tín của doanh
nghiệp Việt Nam mất dần và thậm chí có thể ảnh hưởng đến đầu ra xuất khẩu sau
này.

Doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam cần phải cải thiện hơn nữa về kỹ
thuật trong sản xuất, bộ giống và nhất là điều chỉnh lịch thời vụ thu hoạch làm sao
để có tính cạnh tranh cao nhất tại thị trường Trung Quốc. Khâu bảo quản sau thu
hoạch đối với trái cây xuất khẩu cũng cần nhanh chóng Hoàn thiện. Bởi hiện nay,
do không có giải pháp bảo quản đúng quy cách nên tình trạng trái cây bị dập nát khi
chuyển hàng sang Trung Quốc rất phổ biến. Trong đó, dưa hấu chính là mặt hàng
điển hình cho vấn đề này ở Việt Nam. Nhiều lô hàng dưa hấu được đưa thẳng từ
ruộng lên biên giới, sau đó các doanh nghiệp phía Trung Quốc lại phải phân loại, xử
lí, đóng gói ngay tại cửa khẩu, trong khi chất lượng dưa hấu đã giảm đi rất nhiều.
Để hạn chế tình trạng này, người nông dân cần phải sơ chế, xử lí, đóng thùng, dán
nhãn mác truy xuất nguồn gốc đầy đủ cho trái cây trước khi chở đi xuất khẩu, có
như vậy thì mới tạo được mối quan hệ buôn bán hiệu quả dài lâu.

Giải pháp Hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu trái cây

Chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc yếu nhất
chính là sự rời rạc, thiếu liên kết giữa các thành phần. Tuy vậy lại có quá nhiều
thương lái, giá trị họ đem lại thấp nhưng lại thu lợi nhiều, trong khi người nông dân
thì Hoàn toàn ngược lại. Nông dân và doanh nghiệp không có liên kết chặt chẽ với
nhau mà lại thông qua các thương lái trung gian, điều này làm cho nguồn cung và
cầu nhiều lúc không được xác định đúng, gây hệ quả là doanh nghiệp không có đủ
thông tin để dự báo và lập kế hoạch cung ứng hiệu quả, ảnh hưởng đến phân phối và
xuất khẩu. Vì vậy hoạt động thu mua cần giảm thiểu các đối tượng trung gian, mở
rộng các hình thức mua thay vì chỉ mua theo hình thức nhỏ lẻ, không đảm bảo về
sản lượng. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ký hợp đồng trực tiếp với
các hộ nông dân sản xuất với quy mô lớn hoặc ký hợp đồng với đại diện của bên
sản xuất (hợp tác xã, tổ chức dịch vụ…), từ đó tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và
tiêu thụ. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hơn trong nguồn
hàng, hạ giá thành trái cây do loại bỏ được các trung gian mua bán, đảm bảo được
74

chất lượng, sản lượng trái cây do không phải vận chuyển nhiều. Dựa vào nội dung
của hợp đồng thỏa thuận hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ với nông dân, doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu có thể ứng trước các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ
sâu hoặc hỗ trợ vốn, kỹ thuật canh tác trong suốt quá trình trồng trọt trái cây để tạo
sự ràng buộc giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và nông dân. Đến vụ thu
hoạch, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ mua toàn bộ trái cây theo thỏa thuận
hợp đồng. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đóng vai trò chủ động trong việc định
hướng nguồn hàng thông qua các hợp đồng với nông dân, đặc biệt doanh nghiệp
xuất khẩu có thể chủ động về nguồn hàng trái cây chế biến, bảo quản bằng cách xây
dựng các cơ sở chế biến hoặc có hợp đồng chế biến lâu dài với cơ sở chế biến có uy
tín với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lượng cho trái
cây. Ngoài ra, một nhân tố hiện nay cũng nên phát triển mạnh để nâng cao chất
lượng cho chuỗi giá trị đó là hợp tác xã. Mô hình liên kết, hợp tác, trao đổi giữa các
hợp tác xã trên cả nước được cho là biện pháp hữu hiệu để tăng sức cạnh tranh,
nâng cao thương hiệu sản phẩm Việt. Các hợp tác xã này đã vận động, tổ chức cho
các hộ nông dân chuyển ghép ruộng đất, thực hiện dồn điền đổi thửa, khắc phục
được hạn chế về đất đai manh mún chia cắt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, gia
tăng giá trị sản phẩm thu hoạch và thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, các hợp tác
xã nông nghiệp thường tổ chức cung ứng một số dịch vụ đầu vào cho sản xuất của
các hộ xã viên (cung ứng vật tư, giống, phân bón, tư vấn hỗ trợ chuyển giao quy
trình kỹ thuật, vay vốn...), một số hợp tác xã còn tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hoặc
trực tiếp làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm không phải thông qua trung gian là tư
thương, đầu nậu. Nhờ vậy, người sản xuất nhỏ chẳng những tránh được tình trạng bị
ép giá, mà giá trị sản phẩm, lợi nhuận và hiệu quả sản xuất được tăng lên, nhất là
đối với những hộ nông dân nghèo thiếu kinh nghiệm và thiếu vốn đầu tư.

Giải pháp nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại

Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ thị trường Trung Quốc trước khi
thực sự xuất khẩu trái cây trái cây sang thị trường này. Không nên giữ thói quen sản
xuất hàng hóa rồi mới đi nghiên cứu thị trường. Xu hướng tiêu dùng hiện nay của
người dân Trung Quốc ra sao, các rào cản kĩ thuật thương mại thay đổi như thế
75

nào…tất cả các vấn đề liên quan đến thị trường doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật
kĩ lưỡng, đặc biệt là nếu muốn xuất khẩu theo con đường chính ngạch. Có rất nhiều
nơi để doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về thị trường như trên các trang web,
thông qua tham gia hội chợ triển lãm hay các buổi hội thảo do Cục Xúc tiến thương
mại tổ chức…Ngoài ra, thực hiện xây dựng thương hiệu trái cây song song với xây
dựng thương hiệu của doanh nghiệp xuất khẩu cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp
cần lưu tâm. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công góp phần nâng cao
giá trị thương hiệu cho rau quả xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu trước tiên
cần xây dựng các website sinh động, bắt mắt, thông tin được cập nhật thường
xuyên. Các thông tin về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu, các mặt
hàng trái cây chuyên xuất khẩu cần được cập nhật đầy đủ, rõ ràng trên website để
thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu, tạo tính chuyên
nghiệp và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu đòi hỏi phải có
đội ngũ duy trì, cập nhật nội dung thông tin của trang web, giải đáp, trả lời các thắc
mắc, các yêu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu đến từ Trung Quốc. Ngôn ngữ trên
các website này ngoài tiếng Việt, tiếng Anh phổ thông thì tiếng Trung cũng là cần
thiết để đối tác hứng thú hơn với website của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp xuất khẩu cần chủ động đẩy mạnh tham gia các hội chợ, triển lãm trái cây
được tổ chức trong khu vực và ở Trung Quốc để mở rộng quan hệ với các đối tác
nhập khẩu của nước bạn cũng như tranh thủ quáng bá cho sản phẩm của mình.

Nhóm các giải pháp khác

Doanh nghiệp nên chuyển dần sang kinh doanh theo hình thức chính ngạch,
giảm xuất khẩu tiểu ngạch nhằm hạn chế tối đa hiện tượng ép cấp, ép giá hoặc các
rủi ro khác trong thanh toán. Ngoài ra, trái cây nên được phân loại rõ ràng phẩm
cấp, quy cách của từng loại hàng cụ thể trước khi xuất khẩu.

Bao bì cho sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc cũng rất quan trọng. Nó có
chức năng bảo quản cho trái cây khỏi dập nát, bảo vệ khỏi bụi bẩn, côn trùng cũng
như thể hiện được thông tin về sản phẩm và truy xuất nguồn gốc trên đó. Không chỉ
vậy, trái cây có bao bì cũng giúp cho khách hàng có sự tin cậy hơn là những loại trái
cây chỉ có quả không. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên nghiên cứu thiết kế bao bì
76

riêng cho thị trường Trung Quốc, trong đó nên ưu tiên các thông tin trên bao bì bằng
tiếng Trung.

Ngoài ra, một đặc điểm của người Trung Quốc đó là thích giao tiếp bằng ngôn
ngữ của mình hơn là sử dụng tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác. Do đó doanh
nghiệp nên chủ động tuyển dụng nhân viên thông thạo tiếng Trung để có thể giao
dịch trực tiếp và tìm hiểu thông tin thị trường cũng như các quy định liên quan của
phía Trung Quốc để chủ động hơn trong kinh doanh với thị trường này. Hạn chế tối
đa các sai sót không đáng có trong quá trình xuất khẩu trái cây, cụ thể như thông tin
trên giấy chứng nhận kiểm dịch, trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần khớp
với thực tế lô hàng xuất khẩu, tránh việc các cơ quan liên quan phía Trung Quốc
không cho phép thông quan do vướng phải các sai sót nêu trên, trong khi thực tế
hàng xuất khẩu đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phía Trung Quốc.

Hiện nay thương mại điện tử đang rất phát triển, đặc biệt ở Trung Quốc có
những nền tảng thương mại điện tử được nhiều người biết đến như Alibaba,
Aliexpress… cho phép trao đổi buôn bán sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài ở
trên đó. Thái Lan đã tận dụng rất thành công và bán được hàng triệu tấn sầu riêng
sang Trung Quốc nhờ Alibaba. Doanh nghiệp Việt Nam có thể nghiên cứu khả năng
hợp tác với một số doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử của phía Trung
Quốc để tận dụng nền tảng này tiêu thụ trái cây sang thị trường thị dân này.
77

KẾT LUẬN

Trung Quốc hiện nay là thị trường xuất khẩu trái cây hàng đầu của Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc trong những năm qua đã đạt được
những thành tựu nhất định, cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đều có xu hướng
tăng dần qua các năm. Chất lượng trái cây xuất khẩu đi cũng ngày càng được cải
thiện, đem về lợi ích kinh tế lớn cho quốc gia. Các thành công này càng tạo động
lực cho hoạt động trồng trọt, chế biến và xuất khẩu trái cây của chúng ta, cũng phần
nào khẳng định được chất lượng của trái cây Việt Nam.

Tuy nhiên, với những điều kiện tự nhiên, địa lý và bổ trợ thuận lợi khác thì
xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn chưa thực sự phát huy được
hết tiềm năm của mình. Giá trị xuất khẩu vẫn còn thấp hơn so với quốc gia láng
giềng như Thái Lan hay Chile, chủng loại xuất khẩu chưa phong phú khi mới chỉ có
8 loại quả của chúng ta được xuất khẩu chính ngạch, trong khi nhiều loại trái cây
đặc sản khác chỉ đành ngậm ngùi xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch đầy rủi ro
mà giá bán lại thấp. Ngoài ra khi mà Trung Quốc ngày càng siết chặt thủ tục an toàn
kiểm dịch, đặc biệt ở khu vực biên giới với yêu cầu truy xuất nguồn gốc trái cây thì
tìm cách mở cửa xuất khẩu chính ngạch mới là con đường để phát triển dài lâu.

Qua tìm hiểu phân tích thực trạng của hoạt động xuất khẩu trái cây từ Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc, người viết xin được đề xuất một số kiến nghị đối
với Nhà nước và giải pháp đối với doanh nghiệp cũng như người nông dân để thúc
đẩy, hỗ trợ cho hoạt động này như Chính phủ nên hỗ trợ cho doanh nghiệp về đất
đai, vốn cũng như có các chính sách xúc tiến, đầu tư, khuyến khích người nông dân
trồng cây an toàn, phù hợp với yêu cầu của thị trường Trung Quốc; về phía doanh
nghiệp và người nông dân cũng không chỉ ỷ lại vào chính quyền mà cũng cần chủ
động cải tiến, nâng cao hiệu quả trồng trọt, chủ động tìm hiểu nghiên cứu về thị
trường Trung Quốc và tận dụng hợp lí những ưu đãi từ các chính sách của Chính
phủ. Những kiến nghị và giải pháp này hi vọng sẽ góp phần giúp hoạt động xuất
khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang Trung Quốc có hiệu quả hơn, trái cây của Việt
Nam củng cố vị trí và phấn đấu tiến tới chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.
78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban Quan hệ quốc tế, 2016, Hồ sơ thị trường Trung Quốc [pdf],
<http://vcci.com.vn/uploads/HSTT_Trung_Quoc_8.2016.pdf>, [truy cập ngày
23/10/2018]
2. Bộ Công Thương, 2018, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017 [pdf],
<http://www.moit.gov.vn/documents/36315/0/bc+xnk+2017.pdf/894ffcf3-8663-
4ee5-ab74-635e330ebb06>, [truy cập ngày 17/11/2018]
3. GIZ, 2018, Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung
Quốc
4. Võ Thị Phương Nhung, 2017, Xuất khẩu rau quả Việt Nam – Thực trạng và
giải pháp, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp, số tháng 10/2017
5. SCAP-IPSARD, 2017, Thị trường rau quả Việt Nam [pdf], <https://ali-
sea.org/wp-content/uploads/1.-VN_Tong-quan-ng%C3%A0nh-rau-
qua_HNnov14_IPSARD.pdf>, [truy cập ngày 11/11/2018]
6. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
2/12/2012, Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành
nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030
7. Tổng cục Thống kê, 2012, Một số khái niệm, phương pháp tính [pdf],
<http://gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=12516>, [truy cập ngày
19/12/2018]
8. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịch tỉnh Tiền Giang, 2018,
Thông tin thị trường xuất nhập khẩu tháng 6/2018 trái cây - rau - củ [pdf],
<http://ttxtdt.tiengiang.gov.vn/documents/1116920/9864828/Trai+cay.pdf/5e9fb8d4
-a702-4260-8a17-c804265a7602>, [truy cập ngày 17/11/2018]

Tiếng Anh

1. Adelaide, 2017, The Vietnam urban food consumption and expenditure study
[pdf], <https://www.adelaide.edu.au/global-food/research/international-
development/vietnam-consumer-
survey/Urban_Consumer_Survey_Factsheet_10.pdf>, [truy cập ngày 15/11/2018]
79

2. C. Pongpanich & P. Phitya-Isarakul, 2008, Enhancing the Competitiveness of


Thai Fruit Exports: an Empirical Study in China [pdf], <http://www.cmr-
journal.org/article/download/708/2046/>, [truy cập ngày 5/12/2018]
3. ESCAP, 2008, Trade Statistics in Policymaking [pdf],
<http://artnet.unescap.org/artnet_app/Handbook2.pdf>, [truy cập ngày 20/12/2018]
4. Jan Kees Boon, 2017, Factsheet China [pdf],
<http://www.fruitandvegetablefacts.com/sites/default/files/Factsheet
%20CHINA_0.pdf>, [truy cập ngày 4/11/2018]
5. Narong Chomchalow & Songpol Somsri & Prempree Na Songkhla, 2008,
Marketing and Export of Major Tropical Fruits from Thailand
6. Produce Marketing Association, 2016, Exporting Fresh Fruit and Vegetables
to China. A Market Overview and Guide for Foreign Suppliers [pdf],
<https://www.pma.com/~/media/pma-files/research-and-development/exporting-
fresh-fruit-and-vegetables-to-china.pdf>, [truy cập ngày 3/11/2018]
7. United States Department of Agriculture, 2015, China - Peoples Republic of
Fresh Deciduous Fruit [pdf], <https://gain.fas.usda.gov/Recent%20GAIN
%20Publications/Fresh%20Deciduous%20Fruit%20Annual_Beijing_China%20-
%20Peoples%20Republic%20of_11-1-2017.pdf>, [truy cập ngày 1/11/2018]
8. Winnie Lo & Gordon Lam, 2015, China’s Fresh Produce Industry - From
Farm to Fork [pdf], <https://www.fbicgroup.com/sites/default/files/China%27s
%20fresh%20produce%20industry%20I.pdf>, [truy cập ngày 4/11/2018]

Website

1. Báo Công Luận, 2018, Trái cây Việt Nam vào thị trường Trung Quốc: Bài
toán của giá trị thương hiệu sạch, <http://congluan.vn/kinh-te/doanh-nghiep-doanh-
nhan/trai-cay-viet-nam-vao-thi-truong-trung-quoc-bai-toan-cua-gia-tri-thuong-hieu-
sach-35943>, [truy cập ngày 22/12/2018]
2. Báo Mới, 2018, Từ 1.4, xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc phải truy xuất
nguồn gốc, <https://baomoi.com/tu-1-4-xuat-khau-trai-cay-sang-trung-quoc-phai-
truy-xuat-nguon-goc/c/25459451.epi>, [truy cập ngày 20/10/2018]
3. Bộ NN&PTNT, 2018, Báo cáo thống kê năm 2017,
<https://www.mard.gov.vn/Pages/bao-cao-thong-ke.aspx#>, [truy cập ngày
10/11/2018]
80

4. Central Intelligence Agency, 2018, The World Factbook,


<https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/ch.html>, [truy
cập ngày 21/10/2018]
5. Direct China Chamber of Commerce, 2017, China’s fruit and vegetable
market – distribution & consumer trends,
<https://www.dccchina.org/2017/06/chinas-fruit-and-vegetable-market-distribution-
consumer-trends/>, [truy cập ngày 3/11/2018]
6. Enternews, 2018, Khắc nghiệt cuộc đua xuất khẩu trái cây,
<http://enternews.vn/khac-nghiet-cuoc-dua-xuat-khau-trai-cay-131212.html>, [truy
cập ngày 20/11/2018]
7. FAO, 2010, Deciduous fruit production in China,
<http://www.fao.org/docrep/004/ab985e/ab985e06.htm>,
[truy cập ngày 29/10/2018]
8. Fresh Plaza, 2018, China: Summary of fresh fruit import and export in
January 2018, <https://www.freshplaza.com/article/190562/China-Summary-of-
fresh-fruit-import-and-export-in-January-2018/>, [truy cập ngày 6/11/2018]
9. Fruit Service Center, 2018, China: analysis of current fruit market
conditions, <https://www.freshplaza.com/article/190057/China-analysis-of-current-
fruit-market-conditions/>, [truy cập ngày 1/11/2018]
10. International Monetary Fund, 2018, Real GDP growth,
<https://www.imf.org/external/datamapper/NGDP_RPCH@WEO/OEMDC/ADVE
C/WEOWORLD>, [truy cập ngày 20/10/2018]
11. ITC, 2018, Cơ sở dữ liệu Trademap, <http://www.trademap.org/Index.aspx>,
[truy cập ngày 23/12/2018]
12. Kinh tế Việt Nam, 2018, Trái cây sạch cho thị trường nội địa: Động lực phát
triển thị trường, <http://kinhtevn.com.vn/trai-cay-sach-cho-thi-truong-noi-dia-dong-
luc-phat-trien-thi-truong-35125.html>, [truy cập ngày 25/11/2018]
13. National Bureau of Statistics of China, 2018, China Statistical Yearbook
2017, <http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2017/indexeh.html>, [truy cập ngày
23/10/2018]
14. Nikkei Asian Review, 2018, Thai exports of 'the king of fruits' surge to
China, <https://asia.nikkei.com/Business/Business-Trends/Thai-exports-of-the-
king-of-fruits-surge-to-China>, [truy cập ngày 30/11/2018]
81

15. Nông Nghiệp Việt Nam, 2017, Thị trường trái cây Việt Nam đang rất rộng
mở,
<https://nongnghiep.vn/thi-truong-trai-cay-viet-nam-dang-rat-rong-mo-
post208515.html>, [truy cập ngày 11/11/2018]
16. Produce Marketing Association, 2018, Changes to importing fruit into
China, <https://www.pma.com/Content/Articles/2018/05/Importing-Fruit-Into-
China>, [truy cập ngày 23/10/2018]
17. Produce Report, 2017, The Recipe for Chile's Fruit Exporting Success,
<https://www.producereport.com/article/recipe-chiles-fruit-exporting-success>,
[truy cập ngày 27/11/2018]
18. Produce Report, 2018, 2017 China Fresh Fruit Import and Export Statistics
Released, <https://www.producereport.com/article/2017-china-fresh-fruit-import-
export-statistics-released>, [truy cập ngày 4/11/2018]
19. Statista, 2018, Fruit production in China in 2017, by region (in million tons),
<https://www.statista.com/statistics/242932/fruit-production-in-china-by-
province/>, [truy cập ngày 31/10/2018]
20. Tổng cục Thống kê, 2018, Số liệu thống kê diện tích các loại cây trồng phân
theo nhóm cây, <https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717>,
[truy cập ngày 7/11/2018]
21. United Nation, 2018, Revision of World Urbanization Prospects,
<https://www.un.org/development/desa/publications/2018-revision-of-world-
urbanization-prospects.html#content>, [truy cập ngày 27/10/2018]
22. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2016, Chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020,
<http://www.niapp.org.vn/info/vi/dtcl/giaidoan3/chien-luoc-phat-trien-nong-nghiep-
nong-thon-giai-doan-2011-2020/54227>, [truy cập ngày 27/11/2018]
23. Vietnambiz, 2018, 2017 - Năm của ngành rau quả,
<https://vietnambiz.vn/2017-nam-cua-nganh-rau-qua-41868.html>,
[truy cập ngày 27/11/2018]
24. Vietnambiz, 2018, Đẩy mạnh xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc, <https://vietnambiz.vn/day-manh-xuat-khau-trai-cay-viet-nam-sang-
thi-truong-trung-quoc-58235.html>, [truy cập ngày 18/11/2018]
25. WorldBank, 2018, GDP growth (annual %),
<https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG>,
[truy cập ngày 1/11/2018]
82

26. WorldBank, 2018, GDP per capita, PPP,


<https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD?locations=CN>, [truy
cập ngày 27/10/2018]

You might also like