« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu cho Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.


Tóm tắt Xem thử

- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý - trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Xuân Hồi là thầy giáo trực tiếp hướng dẫn cùng các thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý - trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và trong quá trình thực hiện luận văn.
- Tác giả cũng xin được cảm ơn tới ban lãnh đạo Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này.
- Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2015 Tác giả luận văn Trần Trọng Nghĩa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những ý tưởng, nội dung và đề xuất trong luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, tiếp thu các kiến thức từ Giảng viên hướng dẫn và các Thầy, Cô trong Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU.
- 3 1.3 Các vấn đề lý thuyết về thuế nhập khẩu.
- 5 1.4 Các nội dung của công tác quản lý thuế nhập khẩu.
- Công tác lập kế hoạch về thuế nhập khẩu: Công tác lập kế hoạch về thuế nhập khẩu được thực hiện theo trình tự gồm các bước sau.
- Công tác thực hiện kế hoạch về thuế nhập khẩu.
- Kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch thuế nhập khẩu.
- 17 1.5 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế nhập khẩu.
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu thu thuế nhập khẩu về số lượng được giao:20 1.5.2.
- Mức độ hoàn thuế nhập khẩu do thu sai quy định.
- 21 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng công tác Quản lý thuế nhập khẩu.
- 27 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH.
- Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Cục Hải quan Quảng Ninh.
- 31 2.2 Phân tích đánh giá hiện trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục HQQN 32 2.2.1.
- Đánh giá công tác quản lý thuế nhập khẩu qua các chỉ tiêu.
- Phân tích công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục HQQN theo các nội dung quản lý.
- 60 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH.
- 3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục HQQN.
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch số thu thuế nhập khẩu.
- Hoàn thiện công tác quản lý nợ đọng và cưỡng chế thuế nhập khẩu.
- Hoàn thiện công tác kiểm tra quản lý nợ đọng và cưỡng chế thuế nhập khẩu.
- 84 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Mức độ hoàn thành chỉ tiêu thu thuế nhập khẩu về số lượng được giao.
- 33 Bảng 2: Kết quả kiểm tra, ấn định thuế nhập khẩu.
- 35 Bảng 4: Mức độ hoàn thuế nhập khẩu do thu sai quy định.
- 36 Bảng 6: Dự kiến Số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu trong từng năm.
- 39 Bảng 8: Dự kiến số thu thuế nhập khẩu trong từng năm.
- 40 Bảng 9: Dự kiến bố trí công chức quản lý thuế nhập khẩu tại các chi cục.
- Tính cấp thiết của đề tài Thuế nhập khẩu là nguồn thu chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu thu của Ngân sách nhà nước, vì vậy quản lý nguồn thu từ thuế nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
- Ngoài ra, thuế nhập khẩu là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nền sản xuất trong nước, vì vậy công tác quản lý thuế nhập khẩu càng phải thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
- Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu luôn là một vấn đề khó khăn của ngành hải quan nói chung và Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong điều kiện hiện đại hóa hải quan hiện nay.
- Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý thuế nhập khẩu là phải đảm bảo tiến trình hiện đại hóa hải quan.
- Với kiến thức học tập kết hợp với thực tế nơi đang công tác, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu cho Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn của mình.
- Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Mục đích: Vận dụng những kiến thức đã học, liên hệ với thực tế để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.
- từ đó tìm ra những hạn chế trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.
- Trên cơ sở những hạn chế đó, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Việc triển khai thực hiện các nội dung quản lý thuế nhập khẩu trong ba năm từ 2011 đến 2013 tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp dùng để thu thập, tổng hợp số liệu có liên quan đến công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh trong ba năm liên tục từ năm 2011 đến năm 2013.
- Bằng phương pháp này, tác giả có được số liệu chi tiết, đầy đủ phục vụ cho các bước phân tích, đánh giá đối với công tác quản lý thuế nhập khẩu tiếp theo.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp dùng để tìm hiểu sự giống và khác nhau, mức độ hơn, kém đối với cùng một chỉ tiêu đánh giá giữa hai thời kỳ (cụ thể là chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu thực hiện) về công tác quản lý thuế nhập khẩu.
- Khi sử dụng phương pháp này, tác giả tìm được những điểm hơn và kém đối với từng tiêu chí đánh giá về công tác quản lý thuế nhập khẩu.
- Trong từng năm, thực hiện so sánh kết quả thực hiện thu thuế nói chung và thuế nhập khẩu với kế hoạch thu đặt ra từ đầu năm.
- từ đó thực hiện phân tích chi tiết từng hoạt động nghiệp vụ tìm kiếm yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân của việc đạt hay không đạt kế hoạch đề ra.
- từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp phân tích chi tiết: Phương pháp này phân tích chuyên sâu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc hơn và kém đối với từng tiêu chí đánh giá công tác quản lý thuế giữa lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
- Kết quả khi sử dụng phương pháp này, tác giả có được hệ thống yếu tố ảnh hưởng đến từng chỉ tiêu đánh giá.
- Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thuế và công tác quản lý thuế nhập khẩu Chương 2: Phân tích hiện trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Quảng Ninh Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Quảng Ninh 3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU 1.1 Khái niệm về thuế Sự ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước.
- Nhà nước muốn duy trì sự tồn tại của mình và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng.
- Việc huy động các nguồn lực vật chất được Nhà nước thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó chủ yếu là hình thức đóng góp bắt buộc thể hiện dưới dạng thuế.
- Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước.
- Không có nguồn thu nào của ngân sách nhà nước đa dạng phong phú như thuế.
- Với 1 TS Nguyễn Thị Bất và TS Vũ Duy Hào: Giáo trình quản lý thuế, Nhà xuất bản thống kê, năm 2002, Trang 6 2 PGS TS Nguyễn Văn Hiệu: Giáo trình Thuế, Nhà xuất bản tài chính, năm 2012, Trang 5 4 hàng loạt các sắc thuế khác nhau đánh trên thu nhập của cá nhân, tổ chức kinh tế, hay kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay khối tài sản, sẽ là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước.
- Trong quá trình can thiệp đó, Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp, nhiều công cụ khác nhau, cùng với việc mở rộng chức năng của Nhà nước, thuế trở thành một công cụ quan trọng để thực hiện điều tiết nền kinh tế quốc dân.
- Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện chính sách ngoại thương và bảo hộ nền sản xuất trong nước.
- Thông qua điều chỉnh mức thu thuế xuất khẩu nhập khẩu mà gián tiếp ảnh hưởng tương ứng đến mức giá bán của hàng xuất khẩu nhập khẩu.
- theo định hướng khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nói chung, hàng hóa xuất khẩu hầu hết có mức thuế xuất khẩu bằng 0%.
- ngược lại hàng hóa nhập khẩu - đặc biệt là hàng hóa trong nước sản xuất được có mức thuế cao từ 20% đến 40%.
- Việc điều hoà thu nhập giửa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần thông qua thuế gián thu, mà điển hình là thuế tiêu thụ đặc biệt.
- 1.3 Các vấn đề lý thuyết về thuế nhập khẩu 1.3.1.1 Khái niệm thuế nhập khẩu Nhờ phát triển khoa học kỹ thuật làm cho quy mô sản xuất hàng hoá ngày càng tăng, đồng thời do phát huy lợi thế so sánh và chuyên môn hóa sản xuất tại từng quốc gia đã dẫn đến nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng phát 6 triển.
- Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mang lại thì chính sách tự do thương mại quốc tế cũng có những tác hại nhất định: sản xuất trong nước đối với các mặt hàng có ít lợi thế so sánh có khả năng bị đổ vỡ, nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực… vì thế các quốc gia dù ít hay nhiều đều thực hiện một hoặc một số biện pháp nhằm hạn chế mậu dịch tự do.
- Một trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Thuế nhập khẩu.
- Thuế nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế.3 Thuế nhập khẩu là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết, kiểm soát hoạt động nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
- Mặt khác, thuế nhập khẩu còn là biện pháp kinh tế để nhà nước điều tiết trực tiếp đối với quá trình sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi của mỗi quốc gia và chi phối một cách gián tiếp đối với hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
- 1.3.1.2 Phương pháp tính thuế nhập khẩu Phương pháp tính thuế nhập khẩu: Trên thế giới hiện đang duy trì hai phương pháp tính thuế nhập khẩu: Tính thuế theo tỷ lệ phần trăm trị giá hàng hóa nhập khẩu và tính thuế tuyệt đối theo số lượng hàng hóa.
- Tại Việt Nam, căn cứ Luật thuế nhập khẩu hiện hành, có hai phương pháp tính thuế nhập khẩu, cụ thể: Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng - thực hiện theo công thức sau: Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan X Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng 3 PGS TS Nguyễn Văn Hiệu: Giáo trình Thuế, Nhà xuất bản tài chính, năm 2012, Trang 111 7 - Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
- Việc xác định trị giá tính thuế được thực hiện tuần tự theo sáu phương pháp: a.
- Phương pháp trị giá giao dịch: Là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, phương pháp này được áp dụng nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau.
- Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu + Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế + Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hoá nhập khẩu mang lại + Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt: Là phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt với hàng hóa đang xác định trị giá tính thuế, với điều kiện hàng hoá nhập khẩu giống hệt đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu.
- Phương pháp này được áp dụng khi khi không áp dụng được phương pháp trị giá giao dịch nêu tại điểm a ở trên.
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự: Là phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự với hàng hóa đang xác định trị giá tính thuế, với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời 8 gian xuất khẩu.
- Phương pháp này được áp dụng khi khi không áp dụng được phương pháp nêu tại điểm a, b ở trên.
- Phương pháp trị giá khấu trừ: Là phương pháp xác định trị giá tính thuế bằng cách căn cứ vào đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam và trừ.
- các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu.
- Phương pháp này được áp dụng khi khi không áp dụng được phương pháp nêu tại điểm a, b, c ở trên.
- Phương pháp trị giá tính toán: Là phương pháp xác định trị giá tính thuế dựa trên việc thu thập số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất để xác định trị giá tính thuế.
- Phương pháp này được áp dụng khi khi không áp dụng được phương pháp nêu tại điểm a, b, c, d ở trên.
- Phương pháp suy luận: Là phương pháp xác định trị giá tính thuế bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế nêu tại điểm a, b, c, d, e nêu trên và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế.4 - Thuế suất thuế nhập khẩu quy định cụ thể cho từng mặt hàng.
- căn cứ xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu được chia ra thành ba loại: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Loại thuế suất này được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công thương công bố.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới.
- Loại thuế suất này được quy định cụ thể 4 PGS TS Nguyễn Văn Hiệu: Giáo trình Thuế, Nhà xuất bản tài chính, năm 2012, từ trang 122 đến 136 9 cho từng mặt hàng tại các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với riêng từng nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ - do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
- Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.5 - Đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối: Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa - thực hiện theo công thức sau: Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan X Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá 6 1.4 Các nội dung của công tác quản lý thuế nhập khẩu Nói chung, để thực hiện công tác quản lý thuế nhập khẩu thì các quốc gia trên thế giới cần xây dựng các quy định riêng có liên quan đến công tác quản lý thuế nhập khẩu, các quy định này được thực hiện một cách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
- Tại Việt Nam, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về thuế nhập khẩu để quy định việc phát sinh nghĩa vụ thuế nhập khẩu, cách xác định nghĩa vụ thuế nhập khẩu, trường hợp được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu và đối tượng nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước.
- Các quy định về thuế nhập khẩu được gọi chung là chính sách thuế nhập khẩu.
- Quản lý thuế nhập khẩu là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của Nhà nước nhằm đảm bảo người nộp thuế nhập khẩu chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào 5 PGS TS Nguyễn Văn Hiệu: Giáo trình Thuế, Nhà xuất bản tài chính, năm 2012, Trang PGS TS Nguyễn Văn Hiệu: Giáo trình Thuế, Nhà xuất bản tài chính, năm 2012, Trang 141 10 Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Theo quy định tại Luật Quản lý thuế hiện hành, cơ quan quản lý thuế nhập khẩu là cơ quan hải quan, bao gồm.
- Tổng cục hải quan quản lý thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
- Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh (Cục hải quan cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương) quản lý thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp có trụ sở trong phạm vi địa bàn tỉnh, liên tỉnh đó hoặc có thực hiện nhập khẩu qua địa bàn tỉnh liên tỉnh đó.
- Chi cục hải quan quản lý thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp có trụ sở trên một địa bàn xác định trước hoặc có thực hiện nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn đó (địa bàn là khu vực biên giới, cửa khẩu, khu công nghiệp, khu chế xuất).
- Theo các chức năng về quản lý thì với đối tượng là thuế nhập khẩu, quản lý thuế nhập khẩu bao gồm các nội dung sau.
- Công tác lập kế hoạch về thuế nhập khẩu - Công tác thực hiện kế hoạch về thuế nhập khẩu - Kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch thuế nhập khẩu 1.4.1.
- Công tác lập kế hoạch về thuế nhập khẩu: Công tác lập kế hoạch về thuế nhập khẩu được thực hiện theo trình tự gồm các bước sau Bước 1: Xác định số lượng, trị giá hàng hóa nhập khẩu trong vòng 01 năm tiếp theo: Trước hết, cơ quan hải quan thực hiện thống kê chi tiết số lượng, trị giá hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan tại địa bàn quản lý (thường là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) trong vòng 01 năm tính từ thời điểm thống kê trở về trước.
- Đồng thời, để rút gọn danh mục hàng hóa nhập khẩu thì trong quá trình thống kê cần gộp các mặt hàng gần giống nhau thành các nhóm hàng hóa (Ví dụ nhóm hàng xăng dầu gồm xăng, dầu hỏa, dầu diesel

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt