« Home « Kết quả tìm kiếm

GIẤC MỘNG TRUNG HOA” VÀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN, TOÀN VẸN LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- “GIẤC MỘNG TRUNG HOA” VÀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN, TOÀN VẸN LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM Nguyễn Thị Mai Hoa Trong tiến trình phát triển, Trung Quốc luôn đưa ra các luận thuyết làm bệ đỡ và phương châm hành động.
- Những chủ thuyết phát triển ấy không chỉ tác động trực tiếp nội tình Trung Quốc mà còn có ảnh hưởng tới các nước lân bang, trong đó có Việt Nam.
- Ở thời điểm hiện tại, cụm từ "giấc mộng Trung Hoa" đang dần trở nên quen thuộc với người Trung Quốc và thế giới.
- Giấc mộng ấy khơi lên niềm hứng khởi của người Trung Quốc gắn với sự trào dâng của làn sóng dân tộc chủ nghĩa, khiến các nước láng giềng và đối thủ của Trung Quốc không khỏi quan ngại.
- Xuất hiện câu hỏi liệu "giấc mộng Trung Hoa" có thành “cơn ác mộng Trung Hoa”, nhất là hiện nay, khi cả thế giới đang “chết dưới bàn tay Trung Quốc”.
- Sau một chặng đường phát triển ngoạn mục nhờ cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên thành “gã khổng lồ” với những chỉ số phản ánh sức mạnh quốc gia khá ấn tượng2.
- Tuy nhiên, để trở thành một cường quốc toàn cầu với đúng nghĩa của nó, Trung Quốc còn phải đi một chặng đường khá dài.
- Phát triển “nóng”, phát triển “nghiêng lệch”2, Trung Quốc đang phải đối diện với những thách thức, mâu thuẫn, khó khăn chưa từng có, tích tụ qua thời gian dài chỉ chờ cơ hội bùng phát.
- Về đối nội, thách thức to lớn nhất đối với Trung Quốc là hệ thống chính trị - xã hội bất ổn, khủng hoảng lòng tin, đạo đức suy vi, xã hội phân rẽ, bùng nổ đấu tranh sắc tộc ở Tân Cương, Tây Tạng.
- 1 Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia, là thành viên của hơn 150 tổ chức quốc tế và một bên tham gia của hơn ba trăm hiệp định đa phương.
- Trung Quốc thành viên của G-20 và nhiều tổ chức quan trọng khác trên toàn cầu và một bên tham gia tất cả các hội nghị thượng đỉnh quốc tế quan trọng, tham gia giải quyết khủng hoảng tại Libya, Syria, vấn đề Bắc Triều Tiên, Ukraine… [David Shambaugh: The Illusion of Chinese Power, Ibid].
- Từ năm 2000 đến năm 2012, Trung Quốc đã xử tử vì tội tham nhũng khoảng 10.000 cán bộ, bỏ tù 120.000 người khác từ 10-20 năm [Опыт успешной борьбы с коррупцией в Китае.
- Giữa thành phố và nông thôn, giữa các vùng miền của Trung Quốc có sự phân hoá, khác biệt cao nhất thế giới4.
- Xã hội Trung Quốc hình thành 10 tầng lớp5 1 David Shambaugh: The Coming Chinese Crackup, Ibid.
- nếu xem các vùng miền của Trung Quốc như những nước khác nhau, thì Quảng Đông về quy mô kinh tế được xếp vào loại 30 nước hàng đầu, vượt cả Argentina, trong khi đó, Tây Tạng đứng vào hàng 130 - 140 thuộc nhóm nước Nigiêria, Malawi, Tadjikistan [Александр Храмчихин: Почему Китай сломает весь мир, Агенство политических новостей .
- Người nông dân Trung Quốc dường như “bị bỏ quên”, thậm chí bị “hy sinh”, trở thành quần thể dễ bị tổn thương.
- Trung Quốc đang biến “từ một hình mẫu bình đẳng kiểu cộng sản sang một xã hội phức tạp, đa tầng, vô cùng bất bình đẳng, không có giá trị xã hội rõ ràng giúp con người trong ứng xử với xã hội và môi trường”3.
- năm 2013, số lượng đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc giảm 25% so với năm 2012 6.
- Bất chấp sự cấm đoán của chính quyền, các tổ chức xã hội dân sự tăng lên nhanh chóng7, làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trong xã hội Trung Quốc.
- Đảng 1 Chưa đầy 1% dân số Trung Quốc kiểm soát hơn 70% giá trị tài sản của cả nước.
- 2% dân số Trung Quốc tiêu thụ 1/3 hàng xa xỉ phẩm thế giới [Hồ Quang Lợi: Về “giấc mơ Trung Hoa”, Nhandan online.
- 7 Nếu như vào năm 1989, Trung Quốc có 1.800 tổ chức xã hội dân sự, thì năm 2005 số lượng các tổ chức này là 279.263 [Чэнь Цзяган: Развитие гражданского общества и реформа социально-управленческой системы в Китае, Theory China .
- Về đối ngoại, sức mạnh tổng hợp ấn tượng chưa đủ làm nên tầm ảnh hưởng, khả năng chi phối của Trung Quốc trên trên vũ đài thế giới.
- Trung Quốc không phải là nước đang thực sự ảnh hưởng tới nước khác, có thể thiết lập các quy tắc, chuẩn mực hay định hình những giá trị, xu hướng toàn cầu.
- Trung Quốc không có chính sách định hướng ngoại giao quốc tế, thúc đẩy sự đồng thuận toàn cầu, thiết lập kênh hợp tác giải quyết vấn đề.
- Trung Quốc chỉ “là một bên tham gia thụ động và hoàn toàn là miễn cưỡng trong những nỗ lực đa phương do những nước khác khởi xướng”3.
- Xét trên nhiều phương diện và tiến trình giải quyết xung đột khu vực, thế giới, Trung Quốc không đáp ứng một cách hiệu quả các yêu cầu, đứng bên lề một số chuyển biến chuyển chính trị hoặc mới chỉ tham gia ở mức độ biểu tượng hơn là thực chất.
- Trung Quốc chưa đóng góp vào lợi ích chung một cách tương xứng với năng lực tổng thể của quốc gia cả về những nỗ lực vật chất và văn hóa.
- Trong các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc, hợp tác an ninh phi truyền thống, không phổ biến hạt nhân…, Trung Quốc không chiếm ngôi vị cao như những chỉ số kinh tế của nó.
- 5 biến, rất ít nước sao chép lại mô hình kinh tế Trung Quốc, các phát minh của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học chưa lọt vào top thế giới … Như David Shambaugh đánh giá thì Trung Quốc “thiếu sức hút mang tính phổ quát vượt ra ngoài biên giới của mình hoặc cộng đồng người Hoa”1.
- đồng thời, ưu tiên giải quyết những bất ổn, căng thẳng nội bộ, chính sách, chiến lược của Trung Quốc là “chuyển lửa” ra bên ngoài, mạnh mẽ hướng ra thế giới, đạt và củng cố ngôi vị toàn cầu.
- Lưu ý thêm rằng, truyền cảm hứng về “giấc mộng Trung Hoa”, Tập Cận Bình cũng đồng thời kêu gọi xây dựng một quân đội hùng mạnh khiến người ta không thể không nghĩ đến “sự trỗi dậy không hòa bình” như Trung Quốc vẫn trấn an thế giới.
- 2- Việt Nam và áp lực “lời nguyền địa lý” "Giấc mộng Trung Hoa" của người Trung Quốc được viết bằng nỗi vinh nhục trải dài 5.000 năm lịch sử.
- 6 truyền thống được ưa chuộng, giới lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn để “con rồng Trung Hoa” bung ra khỏi đường biên giới hiện tại vốn từ rất lâu đã trở nên chật hẹp đối với chính nó.
- Dân số Trung Quốc chiếm 21,2% dân số trái đất1 - hiện dân số đang là một vấn đề phức tạp của Trung Quốc khi mức tăng dân số tỉ lệ nghịch với nhịp độ phát triển của đất nước.
- Ở thời điểm hiện tại, dân số khổng lồ của Trung Quốc đã vượt quá khả năng đáp ứng của tự nhiên.
- Diện tích đất khô hạn và bán khô hạn của Trung Quốc chiếm 31% và 22% (53%) tổng diện tích đất đai3.
- Trong một tương lai không xa, Trung Quốc sẽ thiếu hụt trầm trọng diện tích đất sinh kế.
- Một trong những dạng thức phá hủy môi trường thường gặp ở Trung Quốc là xói mòn, xâm thực và sa mạc hóa đất đai.
- Đến những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, diện tích đất bị xói mòn ở Trung Quốc vào khoảng 1,6 triệu km2 (chiếm 1/6 diện tích cả nước).
- A.Khramchilin phân tích: “Trung Quốc phải có không gian sống lớn hơn rất nhiều nếu như không muốn trở thành nhỏ đi rất nhiều.
- Căn tính “bành trướng để chiếm đoạt” của Trung Quốc nhất quán từ lịch sử đến hiện tại.
- 5 Александр Храмчихин: Китай против России: Победа будет не за нами, Newsland Có quan hệ địa - chính trị lâu đời nhất trên thế giới với Trung Quốc, trong suốt chiều dài tồn tại, Việt Nam luôn bị Trung Quốc luôn đối xử theo tinh thần nước lớn và tham vọng đối với lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam chưa bao giờ nguội lạnh.
- Để thỏa mãn “cơn khát đất” vắt ngang nhiều thế kỷ, chiến lược của Trung Quốc với Việt Nam là nhất quán với hai điểm mấu chốt: 1- Lấn chiếm, đánh chiếm đất đai, sông biển.
- Thực hiện chiến lược thứ nhất, Trung Quốc kết hợp hai chiến thuật: Xâm lấn, lấn dần và lựa chọn thời điểm đánh những trận quyết định, nhằm tranh đoạt đất đai, sông biển của Việt Nam.
- Từ khi nước Trung Hoa mới ra đời cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã tiến đánh Việt Nam ba trận quyết định cả từ trên bộ và trên hướng biển: Hoàng Sa (1974), Biên giới phía Bắc (1979), Trường Sa (1988).
- Tiến hành cuộc đột kích đẫm máu năm 1974, Trung Quốc không chỉ lấy trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà còn mở rộng cương vực hoạt động, từng bước thực hiện mục tiêu trở thành một đế chế biển rộng lớn.
- Năm 1979, tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, tuyên bố không tham vọng dù "chỉ một tấc đất của Việt Nam”, song trên thực tế, Trung Quốc đã chiếm giữ một số điểm cao có ưu thế quân sự, lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
- cuộc đụng độ hải quân trầm trọng nhất ở khu vực Trường Sa kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai”1, Trung Quốc chiếm 6 đảo của Việt Nam, mở rộng khu vực hoạt động của tàu thuyền Hải quân Trung Quốc phủ khắp các đảo đá ngầm Việt Nam.
- Nhằm “gặm dần” lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc tích cực lấn chiếm từ hai hướng.
- Trên bộ, năm 1979, sau khi rút quân khỏi Việt Nam, Trung Quốc thường xuyên duy trì một lực lượng quân đội áp sát biên giới, pháo kích và lấn chiếm một số điểm ở biên giới.
- Đến tháng 3-1983, Trung Quốc còn chiếm giữ 89 điểm của Việt Nam2.
- 8 Từ tháng 11-1991, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tuy đã được bình thường hóa, song Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm biên giới Việt Nam ở 395 điểm với tổng diện tích 23.000 ha, hàng năm tổ chức hàng chục vụ xâm canh, xâm cư, sử dụng cả lực lượng vũ trang gây xô xát nghiêm trọng.
- Đối với vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc cho tàu thuyền sang đánh bắt cá ở khu vực biển của Việt Nam, cho các dàn khoan ra hoạt động ở khu vực giữa Vịnh, lấn sang phía Tây đường kinh tuyến hàng chục hải lý, gây căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động khai thác hải sản của ngư thủy Việt Nam.
- Trên biển Đông, chiếm một số đảo và bãi đá của Việt Nam năm 1988, Trung Quốc chính thức đặt chân vào Trường sa.
- từ đó, Trung Quốc liên tục có các hành động lấn dần như: Đặt bia chủ quyền trên các đảo đã chiếm được.
- Trung Quốc không do dự khi tạo ra những cuộc chiến cỡ nhỏ trong vùng, các chiến thuật như "vết dầu loang", “tằm thực”, “cắt lát salami”, “bóc cải”… để đạt mục tiêu.
- Trung Quốc thường ra tay trước để tạo nên hiện trạng không thể đảo ngược.
- đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp nhằm kiểm soát thực tế, theo hướng chính thức các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền.
- Xây dựng các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự ở Trường Sa (Gạc Ma và Chữ Thập), Trung Quốc nhằm kết nối những đảo này với căn cứ hải quân Du Lâm (Hải Nam) và Tam Sa (Hoàng Sa) (căn cứ Du Lâm chỉ cách đặc khu kinh tế Vũng Áng hơn 350km, nơi có hơn 7.000 công nhân Trung Quốc làm việc).
- 9 Thực hiện chiến lược thứ hai, Trung Quốc chủ trương sử dụng thuyết "biên giới mềm", biến Việt Nam thành thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, đồng thời tăng cường ảnh hưởng về văn hóa, kinh tế lên xã hội Việt Nam.
- Mặt khác, Trung Quốc gây ảnh hưởng đối với giới lãnh đạo Việt Nam, gây sức ép đối với bộ máy hoạch định chính sách, sử dụng các thỏa thuận cấp cao ("16 chữ vàng", "bốn tốt") ép Việt Nam trong đàm phán biên giới, lãnh thổ.
- Trung Quốc chủ động gây ra các vụ việc căng thẳng vào các dịp có những đoàn thăm viếng cấp cao, hoặc kỷ niệm quan trọng để hạn chế phản ứng của Việt Nam và phân hóa nội bộ Việt Nam.
- Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, tỷ lệ nhập siêu tăng mạnh qua từng năm: 4,4 tỉ năm 2006.
- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 50% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
- Trung Quốc trúng thầu tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… của các dự án kinh tế Việt Nam trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia và an ninh năng lượng.
- Với 90% các công trình trúng thầu, tại các địa 1 Giật mình cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Nhập siêu tăng 100 lần trong 10 năm, Dân trí .
- 3 Trung Quốc trúng thầu 90% công trình thượng nguồn của Việt Nam, Vieetnam Economic Forum, 32-7-2010.
- Trung Quốc họn thuê đất chủ 10 bàn xung yếu về quốc phòng – an ninh (Quảng Ninh, Vũng Áng, Cửa Việt, Tây Nguyên.
- người lao động Trung Quốc sang Việt Nam lập làng, thâm nhập sâu, thậm chí lấy vợ, sinh con, đồng hóa dân tộc.
- Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam – Trung Quốc sửa đổi ngày đã mở rộng phạm vi di chuyển, hoạt động các phương tiện vận tải giữa hai nước, cho phép phương tiện vận tải Trung Quốc qua lại 7 cặp cửa khẩu, hoạt động trên 26 tuyến vận tải hành khách và hàng hóa (gồm 17 tuyến giáp biên giới và 9 tuyến vào sâu nội địa)1.
- Từ tháng 8-2012, các tuyến lần lượt được khai thông, có điều, mang tiếng là vận tải hai chiều, song trên thực tế, do Trung Quốc đưa ra quá nhiều quy định khắt khe, nên các doanh nghiệp Việt Nam đành chấp nhận đứng nhìn.
- Cuối cùng, chỉ có các doanh nghiệp Trung Quốc vận tải được hành khách, hàng hóa vào sâu trong lãnh thổ của Việt Nam, biến tuyến vận tải hai chiều thành tuyến một chiều.
- Trung Quốc còn thò tay vào công việc các nước láng giềng của Việt Nam, vào quan hệ Việt Nam với láng giềng, nhất là Lào, Campuchia – hai nước đồng minh truyền thống, nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam.
- Đối với Campuchia, Trung Quốc là nhà đầu tư và tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất.
- Trung Quốc cam kết cung cấp những khoản tài chính lớn mà không bắt Campuchia phải bị bó buộc bởi bất cứ điều kiện nào2, trong khi phương Tây luôn đòi hỏi những cải cách chính trị.
- Với Lào, trong vòng một thập kỷ trở lại đây, vốn của Trung Quốc đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình kinh tế - xã hội của Lào ở cả khu vực thành thị và nông thôn, nhất là khu vực phía bắc Lào.
- 2 Xong thực tế, Trung Quốc là người được tiếp cận và khai thác nguồn tài nguyên béo bở của Campuchia (khoáng sản, dầu, gỗ), thuê đất đai, rừng…[ J.D.Ciorciari: China and Cambodia: Patron and clientt? Gerald R.
- Như vậy, Trung Quốc dần hình thành thế bao vây, khống chế Việt Nam cả từ trên bộ, từ hướng biển rồi từ phía các nước láng giềng và dùng sức mạnh mềm lũng đoạn, làm yếu Việt Nam từ bên trong.
- Trung Quốc đã từng chinh phục, đồng hóa nhiều nước láng giềng khác, đã từng cai trị Việt Nam trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc và trong lịch sử chưa bao giờ từ bỏ ý định, tham vọng thống trị hoặc khống chế Việt Nam.
- Để làm được điều đó trước tiên phải hiểu Trung Quốc và nắm vững những xoay vần, biến đổi trong tình hình khu vực, trong các quan hệ quốc tế tại khu vực.
- Trong các tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc luôn có các hành động khó lường và yêu sách lấn dần không định rõ.
- Chiến lược của Trung Quốc dường như đồng thời: Củng cố khả năng hải quân, mở rộng khả năng hiện diện hiện thực, từ đó hợp thức hóa việc chiếm đóng, tuyên bố chủ quyền trên các vùng tranh chấp.
- Trung Quốc luôn tìm cách bác bỏ thương lượng đa quốc gia, không chấp nhận mô thức giao kèo tập thể (Group Bargaining), phản đối các tổ chức đa quốc gia được thành lập để quản lý các tài nguyên – yếu tố hạn chế đáng kể phạm vi thao túng của Trung Quốc.
- Thay vào đó, Trung Quốc khăng khăng đòi giải quyết song phương với lý do vấn đề chủ quyền là phải do hai bên thương lượng.
- Trung Quốc chỉ ủng hộ các cuộc đàm phán song phương mà họ có thể chiếm ưu thế và với việc khai thác chung song phương - chỉ khi cần thiết.
- Với Hoàng Sa, Trung Quốc coi như mọi sự đã an bài, còn với quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đang phát triển một chính sách ba không để giải quyết vấn đề: Không định rõ yêu sách.
- đó là một trong những cách thức Trung Quốc đang viết nên 12 luật lệ của mình cho thế giới, thay vì tuân thủ các nguyên tắc chung công bằng, hợp lý và phổ quát.
- Trung Quốc cũng sẽ mở rộng các hoạt động đánh bắt cá bằng các đội tàu lớn đi kèm với tàu chấp pháp, đe dọa các tàu hải cảnh của các nước trong khu vực, làm gia tăng đối đầu trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển.
- Trung Quốc cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động đóng mới thêm các giàn khoan và đưa vào hoạt động với sự hộ tống của các tàu quân sự, chấp pháp cỡ lớn.
- Cùng với việc không ngừng hiện đại hóa hải quân, Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận quy mô lớn trong vùng tranh chấp.
- Đối phó với một Trung Quốc đầy tham vọng là hết sức khó khăn – Trung Quốc không chỉ là một quốc gia khó lường mà còn là quốc gia luôn kiên định trong thực hiện mục đích, đặc biệt là mục đích về lãnh thổ, lãnh hải, coi đó là phương tiện phát triển và cách thức khẳng định sức mạnh.
- Trung Quốc sẽ luôn lấn tới, sẽ không bao giờ lùi bước nếu Việt Nam không có những chiến lược, sách lược, biện pháp đối phó kịp thời, hiệu quả.
- Không bao giờ được được ảo tưởng trước những khẩu hiệu “bốn tốt”, “16 chữ vàng” mà Trung Quốc đưa ra ra.
- Những lần Trung Quốc chèn ép Việt Nam trên biển Đông, thái độ của các nước ASEAN là thờ ơ và thiếu tương trợ.
- Gần đây nhất, liên kết lỏng lẻo giữa các nước Đông Nam Á khiến Trung Quốc yên tâm và bình thản với “con bài” HYSY- 981, biết trước rằng sẽ không có những hành động thực tế mạnh mẽ từ ASEAN.
- Do vậy, Việt Nam cần coi trọng cải thiện, phát triển mạnh mẽ quan hệ song phương, đa phương với các nước khác ở châu Á – Thái Bình Dương, nhất là các nước có chung lợi ích ngăn chặn, đối phó với Trung Quốc như Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines… đặt mục tiêu vươn ra khu vực, tham dự một cách mạnh mẽ vào các tiến trình của khu vực.
- Cần bước qua những mắc mớ quá khứ và gạt bỏ ám ảnh “diễn biến hòa bình” để nhìn thấy ở Mỹ một đối tác có chung lợi ích cùng ngăn cản một Trung Quốc đang trong “cơn khát” đất, khát lãnh hải.
- Campuchia có quan hệ kinh tế - chính trị gắn bó với Trung Quốc.
- Malaysia, Brunei tuy có yêu sách nhưng không bị Trung Quốc đe dọa trực tiếp trên biển, có quan hệ gần gũi với Trung Quốc