« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiến hành " Nghiên cứu tổng quan " -Phương pháp và công cụ hỗ trợ


Tóm tắt Xem thử

- Tiến hành „Nghiên cứu tổng quan.
- Phương pháp và công cụ hỗ trợ Phạm Quang Trí * Nghiên cứu tổng quan là một phần công việc quan trọng, cơ bản mà bất kỳ một nhà nghiên cứu nào cũng cần phải nắm vững và vận dụng trong khi tiến hành nghiên cứu của mình.
- Hiểu rõ về bản chất nghiên cứu tổng quan, yêu cầu của nghiên cứu tổng quan, phương pháp và công cụ hỗ trợ thực hiện nghiên cứu tổng quan và các quy định hướng dẫn hiện hành là nhiệm vụ của một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, và ngược lại những yếu tố này hỗ trợ tích cực cho hoạt động của nhà nghiên cứu .
- „Nghiên cứu tổng quan“ là gì ? „Nghiên cứu tổng quan”, hay „Tổng quan tài liệu“, „Lược khảo tài liệu.
- được biên dịch từ thuật ngữ tiếng anh „literature review“1, là một phần quan trọng cơ bản hàng đầu của một nghiên cứu (trong mọi lĩnh vực khoa học, nhất là lĩnh vực khoa học xã hội).
- Thực hiện „Literature review“ là một phần công việc quan trọng, cơ bản mà bất kỳ một nhà nghiên cứu (khoa học xã hội) nào cũng cần phải nắm vững và vận dụng trong khi tiến hành nghiên cứu của mình.
- Về cơ bản có thể hiểu „nghiên cứu tổng quan“ của một chủ đề nghiên cứu là quá trình tìm kiếm, phân tích thông tin (thông tin, số liệu, khái niệm, học thuyết, lý thuyết, kết quả, kết luận) đã được thực hiện có liên quan đến chủ đề nghiên cứu nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát đã được các nghiên cứu đi trước đề cập, và hơn hết là biết được xuất phát điểm của nhiệm vụ nghiên cứu sẽ tiến hành.
- „Nghiên cứu tổng quan“ luôn luôn „gắn liền“ với một chủ đề nghiên cứu cụ thể và không thể tách rời chủ đề nghiên cứu.
- Việc „gắn liền“ này thể hiện lô gíc „chỉ tìm hiểu những vấn đề và nghiên cứu có liên quan“ mà không chệch sang các chủ đề khác.
- Trong quá trình tổng quan tài liệu, không nhất thiết phải đề cập tới tất cả các thông tin, tài liệu và nghiên cứu có liên quan, song phải đề cập được các „nghiên cứu quan trọng“ và cập nhật các thông tin quan trọng mới theo xu hướng phát triển.
- Đặt ra giả thuyết là khi các ngành/lĩnh vực khoa học đã có một mức độ phát triển nhất định, có nghĩa là các chủ đề nghiên cứu đã được khai phá và tìm hiểu ở một mức độ nhất định thì khi dự định tổ chức một nghiên cứu mới, cần phải thực hiện „nghiên cứu tổng quan“ để định vị được nghiên cứu mới này trong tiến trình phát triển.
- Với điều kiện như vậy, một „nghiên cứu tổng quan“ được coi là „kỹ“, hay „sâu“, hay „sơ sài“, hay „nông“ sẽ phần lớn phụ thuộc vào khả năng thực hiện của nhà nghiên cứu, hơn là phụ thuộc vào chủ đề nghiên cứu.
- Tóm lại, chất lượng của „nghiên cứu tổng quan“ sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính: mức độ phát triển của ngành khoa học mà chủ đề nghiên cứu đó thuộc về, và (2) trình độ và khả năng thực hiện * Ban Thông tin và Đào tạo sau đại học, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN – Bộ KH&CN, 38 Ngô Quyền, Hà Nội, Tel.
- 1 của nhà nghiên cứu khi tiến hành thực hiện chủ đề nghiên cứu đó, mà trong bối cảnh của lĩnh vực khoa học xã hội ngày nay, yếu tố 2 dường như có trọng số cao hơn nhiều yếu tố 1.
- Trong giới nghiên cứu ngày nay, không phân biệt lĩnh vực/ngành, „nghiên cứu tổng quan“ đã trở thành một yêu cầu như là một kỹ năng cơ bản đối với nhà nghiên cứu.
- Để đạt được kỹ năng này phải thông qua quá trình học tập (thụ động – được người khác dạy cho biết), tự học hỏi (chủ động tìm hiểu và chủ động nắm vững kỹ năng) và ý thức chủ động của nhà nghiên cứu.
- So sánh lĩnh vực khoa học xã hội với các lĩnh vực khác, ranh giới giữa một nghiên cứu mới (dự định sẽ tiến hành) và các nghiên cứu cũ có liên quan (đã được thực hiện) dường như dễ bị xóa nhòa bởi chính nhà nghiên cứu hơn.
- Như vậy, để một phân tích thuộc về „nghiên cứu tổng quan“ dễ được nhận ra và thể hiện chính xác thì rất cần ý thức chủ động và nghiêm túc trong thực hiện của nhà nghiên cứu.
- Thực hiện „nghiên cứu tổng quan“ 2.1.
- Theo quan sát của tôi, rất nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam ở giai đoạn bắt đầu bước vào nghiên cứu thường mắc phải lỗi cơ bản này, là chỉ thực hiện vế thứ nhất, có nghĩa là chỉ thống kê một số tài liệu liên quan tới chủ đề nghiên cứu của mình, mà thường quên đi vế thứ hai, đó là phân tích và thảo luận các tài liệu mà mình đã thống kê.
- Nhà nghiên cứu tiến hành „Nghiên cứu tổng quan“ nhằm làm rõ (xác định) vị trí, vai trò của nghiên cứu của họ trong bối cảnh những tri thức nào có liên quan đã được tìm ra, thực hiện đến đâu và như thế nào, từ bao giờ.
- (2) Làm rõ nghiên cứu này tập trung vào vấn đề gì.
- và (3) Lý luận về sự cần thiết của việc thực hiện nghiên cứu này.
- mà các nghiên cứu trước đã đưa ra, và phân tích ngắn gọn – thảo luận ngắn gọn các thông tin này (thực hiện đến đâu, như thế nào và từ bao giờ, giải quyết được yêu cầu khoa học gì), nhằm đáp ứng được 3 mục tiêu như vừa đề cập ở đoạn trước.
- Cụ thể hóa các yêu cầu mà „nghiên cứu tổng quan“ cần đạt được, Hoàng Hà (2011), Phạm Lê 2 Hoàng Hà (TS.
- Một cách thực hiện „nghiên cứu tổng quan“ đúng Nguồn: Phạm Lê Thông (2014).
- Hoàng Hà, (2011) và Phạm Lê Thông, (2014) lưu ý: „Nghiên cứu tổng quan không phải để.
- Liệt kê (thống kê đơn thuần) từng nghiên cứu trong cùng lĩnh vực, theo kiểu từng cái một, từng đoạn một.
- Trình bày các nghiên cứu liên quan như kiểu liệt kê các sự kiện lịch sử liên quan đến chủ đề nghiên cứu“.
- Minh họa về lỗi trong khi tiến hành „nghiên cứu tổng quan“ Nguồn: Phạm Lê Thông (2014).
- „Nghiên cứu tổng quan“ có thể là một phần viết, hoặc một chương viết, hoặc nhiều chương viết, thường đặt ngay sau phần giới thiệu nghiên cứu (Phạm Lê Thông, 2014.
- Điều này nói lên một lô gic, ngay sau phần giới thiệu về nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu đã cần phải tìm hiểu và định vị nghiên cứu của mình nằm ở đâu trong tiến trình phát triển của lĩnh vực nghiên cứu.
- Tùy vào thể loại nghiên cứu mà „nghiên cứu tổng quan“ được thể hiện dưới các hình thức khác nhau.
- Ví dụ, đối với luận án, luận văn thì „nghiên cứu tổng quan“ được thể hiện dưới hình thức chương, hoặc đối với một đề cương nghiên cứu thì „nghiên cứu tổng quan“ thể hiện dưới hình thức mục/phần.
- Hình thức của „nghiên cứu tổng quan“ trong các nghiên cứu Nguồn: Phạm Lê Thông (2014).
- Thực hiện nghiên cứu tổng quan phải được tiến hành trong một quá trình, về cơ bản sẽ phải kéo dài trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu, từ khi phát kiến ý tưởng nghiên cứu cho tới ngay trước khi đóng gói sản phẩm cuối cùng.
- Bảng tổng hợp sau đây đề cập sơ lược các hoạt động nghiên cứu tổng quan.
- Điều này cần quán triệt để tránh hiểu sai cho rằng chỉ thực hiện 4 „nghiên cứu tổng quan“ ở các bước trước của nghiên cứu, mà các bước sau thì không cần phải thực hiện nó.
- Các mức thể hiện hàm lượng của „Nghiên cứu tổng quan“ trong các hoạt động của chu trình nghiên cứu Nguồn: Sưu tầm.
- Chú thích: mức độ „đậm - nhạt“ của màu sắc thể hiện hàm lượng „cao – thấp“ tương ứng của „nghiên cứu tổng quan“ trong các hoạt động của chu trình nghiên cứu.
- Các bước tiến hành nghiên cứu tổng quan cơ bản Sau đây là giới thiệu về các hoạt động trong khi thực hiện nghiên cứu tổng quan.
- Trên thực tế, việc thực hiện nghiên cứu tổng quan gồm nhiều vòng như thế này và các vòng chồng lấn lên nhau.
- Nếu thực hiện tốt và quản lý tốt các vòng tổ chức, khi đó việc thực hiện nghiên cứu tổng quan sẽ trở thành kỹ năng của nhà nghiên cứu.
- Và đây không phải là một điều khó khăn đối với nhà nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu liên quan - Xem xét và phân tích chủ đề nghiên cứu một cách sơ bộ, hình dung về nội dung nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu để từ đó xác định chủ đề và từ khóa (keywords) của các tài liệu cần tìm kiếm.
- Việc xem xét danh mục tài liệu tham khảo của các tài liệu thu thập được sẽ cho phép nhà nghiên cứu biết được các nghiên cứu khác có liên quan, đồng thời giúp đánh giá sơ bộ về chất lượng của tài liệu này, từ đó có các quyết định đánh giá ban đầu.
- Từ danh mục tài liệu tham 5 khảo của các tài liệu thu thập được, nhà nghiên cứu còn có thể nhận ra các nghiên cứu kinh điển, nghiên cứu quan trọng, nghiên cứu tiên phong, nghiên cứu có tính „bước ngoặt.
- được trích dẫn dựa vào phân tích tần suất trích dẫn và từ đó dẫn tới một loạt các nghiên cứu ở danh mục tài liệu nghiên cứu tiếp theo.
- Tổng hợp các tài liệu thành danh mục và đặt ra mục tiêu phải thu thập đầy đủ Trong quá trình thu thập tài liệu, nhà nghiên cứu phải tận dụng mọi nguồn thông tin, không chỉ có các nguồn từ thư viện, internet, cơ sở dữ liệu mà còn tham khảo đồng nghiệp, chuyên gia để có được các tài liệu phù hợp nhất.
- Trong trường hợp nếu các phần này được viết chuẩn mực, nhà nghiên cứu sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức để tóm tắt và hiểu nhanh tài liệu đọc.
- Nhà nghiên cứu có thể nắm bắt ý tứ của tác giả tài liệu để chuyển đổi sang thành ý đánh giá nhận xét của mình, song cũng có thể trích dẫn nguyên văn của tác giả trước.
- Xem xét phạm vi, nội dung của các vấn đề mà nghiên cứu tổng quan cần đề cập, và mức độ ưu tiên (dựa trên tính kinh điển, quan trọng, đột phá.
- Điều này sẽ giúp các vấn đề tham khảo và trích dẫn phù hợp với nội dung nghiên cứu, không chệch hướng nghiên cứu.
- Viết nghiên cứu tổng quan Trong quá trình viết, các luận điểm nghiên cứu sẽ được đưa ra.
- Nhà nghiên cứu cần kết nối luận điểm của mình và luận điểm của các tác giả khác từ các tài liệu đã tổng hợp và phân tích nhằm làm rõ câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.
- để phân tích và xem xét trong bối cảnh nghiên cứu hiện tại, từ đó rút ra các nhận định khoa học và kết luận khoa học để sử dụng cho nghiên cứu hiện tại.
- Nhà nghiên cứu lưu ý một số kỹ thuật khi viết là (Phạm Huy Thông, 2014.
- Đánh giá tính đúng đắn của các nghiên cứu trước đây, xác định những ưu điểm, nhược điểm của những nghiên cứu trước.
- Từ các nhận xét khoa học, xác định giới hạn và chỗ trống cho những nghiên cứu tiếp theo.
- Ví dụ những nghiên cứu tiếp theo có thể tìm hiểu vấn đề gì sau nghiên cứu này.
- Bổ sung thông tin vào nghiên cứu tổng quan Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu tổng quan là một quá trình đi cùng với việc thực hiện các hoạt động của nghiên cứu hiện tại.
- Trong quá trình đó luôn diễn ra hoạt động bổ sung và cập 7 nhật vào nghiên cứu tổng quan, nhằm làm rõ hơn các luận điểm khoa học của nhà nghiên cứu.
- Điều này giúp cho nghiên cứu hiện tại luôn trên cùng một xu hướng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu.
- Việc thực hiện bổ sung vào nghiên cứu tổng quan cũng thực hiện qua các bước từ 1-3 như đã đề cập ở trên, tuy nhiên với tốc độ nhanh hơn bởi các kỹ năng đã được thực hiện nhuần nhuyễn và rõ ràng hơn.
- Một nghiên cứu tổng quan chỉ được kết thúc khi mà nghiên cứu hiện tại đã đến giai đoạn cuối cùng là giai đoạn đóng gói sản phẩm và kết thúc.
- Trong khi tiến hành nghiên cứu tổng quan, một kỹ thuật thường được thể hiện nhiều nhất và rõ nhất trên mặt bài viết là kỹ thuật trích dẫn tài liệu.
- Hiện tại, có rất nhiều hướng dẫn và quy định về trích dẫn4 do cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức đào tạo, tổ chức nghiên cứu.
- Quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện trích dẫn trong nghiên cứu khoa học HÌNH THỨC THỂ HIỆN TRÍCH DẪN TRONG BÁO CÁO – CÁCH THÚ NHẤT Bất cứ dẫn chứng nào cũng phải kèm tên tác giả và thời điểm công bố (xuất bản).
- Quy trình trích dẫn tài liệu trong quá trình thực hiện “nghiên cứu tổng quan”.
- Đối với tài liệu được viết bởi hai tác giả * Dùng từ và trong nếu đặt trích dẫn trong câu Ví dụ: Khi Glick và Metah (1991) báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Ví dụ: Qua nhiều nghiên cứu (Canin, 1989.
- Đối với tài liệu dựa trên một nguồn khác: Bổ sung thêm thông tin trích dẫn tài liệu gốc Ví dụ: Nghiên cứu của Seidenberg và McClelland (được trích dẫn bởi Coltheart, Curtis, Atkins & Haller, 1993) cho rằng.
- Với nhiều kiểu trích dẫn như vậy, khi sử dụng nhà nghiên cứu cần phải lưu ý những gì.
- Chỉ sử dụng một kiểu trích dẫn duy nhất và thống nhất cho toàn bộ bài viết/ công trình nghiên cứu (tùy theo yêu cầu của tổ chức chủ trì nghiên cứu).
- Thông thường, trước khi viết báo cáo, nhà nghiên cứu đã phải tìm hiểu yêu cầu của tổ chức chủ trì về quy định và hướng dẫn trích dẫn tài liệu để đảm bảo yêu cầu khoa học và quản lý.
- Đây là lỗi rất cơ bản của nhà nghiên cứu Việt Nam.
- Phương pháp và công cụ hỗ trợ thực hiện „nghiên cứu tổng quan“ và trích dẫn tài liệu Tùy theo nhu cầu của nhà nghiên cứu khi làm „nghiên cứu tổng quan“ mà giới học giả đã tổng hợp nên rất nhiều phương pháp thực hiện.
- Phương pháp hỗ trợ thực hiện „nghiên cứu tổng quan“ đầu tiên cần được nhắc tới là phương pháp đọc hiểu nhanh và tổng hợp tài liệu.
- Một số tổ chức giáo dục còn phát triển các chương trình riêng theo đặc thù của trường nhằm hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu và học viên của trường.
- Đặc điểm chung của các chương trình này, cũng như phương pháp này là ghi lại mọi thông tin liên quan, phù hợp với chủ đề nghiên cứu và tổ chức các thông tin này một cách khoa học nhằm tái tổ hợp và sử dụng sau này.
- Theo Phạm Viết Thông (2014), trong khi ghi chép lại thông tin để trích dẫn, nhà nghiên cứu cần lưu ý.
- Nhóm các nghiên cứu theo chủ đề nghiên cứu.
- Nhóm các nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm các nghiên cứu theo phạm vi số liệu, vùng nghiên cứu.
- Nhóm các nghiên cứu theo kết quả nghiên cứu.
- Trong mỗi nhóm, bình luận những đồng thuận và bất đồng giữa các nghiên cứu.
- Phương pháp viết nghiên cứu tổng quan: Thời gian để xây dựng tổng quan tài liệu rất dài, chiếm khoảng 30% thời gian thực hiện nghiên cứu (Hoàng Hà, 2011).
- Trong khi viết, nhà nghiên cứu cần.
- Các đề mục thể hiện nội dung cơ sở lý luận một cách khoa học, lô gic và đối chiếu tương thích với mục tiêu nghiên cứu đã vạch ra.
- Phần tổng quan cần trình bày khái quát hiện trạng của vấn đề nghiên cứu qua thông tin thông báo của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan.
- „Việc trình bày này hoàn toàn không phải chỉ đơn thuần là liệt kê, điểm tài liệu theo một trình tự nào đó, mà cần phải phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với nghiên cứu dự định tiến hành.
- Trình bày tóm tắt trong những đoạn cuối của bài tổng quan những số liệu và kết quả có giá trị nhất và gợi ý những hướng nghiên cứu cho các công trình trong tương lai.
- Xem xét cụ thể các hướng nghiên cứu nào, vấn đề đặc trưng của mỗi hướng là gì, các kết quả đã đạt được, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của các hướng nghiên cứu đó“ (Hoàng Hà, 2011).
- Cũng theo Hoàng Hà (2011), nhà nghiên cứu cần „Vạch rõ vấn đề đã được nghiên cứu đến đâu, những gì còn chưa được xem xét, còn bỏ ngỏ, nếu có thể thì chỉ ra nguyên nhân của hiện trạng vấn đề.
- Chẳng hạn cũng về phương pháp nghiên cứu thì đã được áp dụng ở trong nước chưa, những khó khăn khi áp dụng, những hạn chế cần khắc phục.
- Trong quá trình viết „nghiên cứu tổng quan“, nhà nghiên cứu phải tuyệt đối tránh các lỗi như đã nêu ở các phần trước, bao gồm cả lỗi trình bày và lỗi trích dẫn sai.
- Kết luận „Nghiên cứu tổng quan“ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với một nghiên cứu, và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là phải nắm vững „nghiên cứu tổng quan“ và thực hiện „nghiên cứu tổng quan“ như một kỹ năng nghề nghiệp.
- Với mục tiêu như vậy, tác giả bài viết này đã tổng hợp 16 các thông tin và xây dựng một cái nhìn tổng quan, trực diện nhất về „nghiên cứu tổng quan“, các phương pháp tiến hành và công cụ hỗ trợ.
- Hy vọng sẽ là một tài liệu tham khảo tốt giúp ích cho hoạt động nghiên cứu của bạn đọc.
- Tổng quan tài liệu nghiên cứu