« Home « Kết quả tìm kiếm

Cac khai niem an ninh Khoa QHQT


Tóm tắt Xem thử

- ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÀO MINH HỒNG – LÊ HỒNG HIỆP (Chủ biên) TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ QUAN HỆ QUỐC TẾ HOÀNG THANH HẰNG – NGUYỄN VĨNH HẰNG - LÊ HỒNG HIỆP - ĐÀO MINH HỒNG – TRẦN THANH HUYỀN – LÊ THÀNH LÂM - CHU DUY LY – TRƯƠNG THANH NHÃ - NGUYỄN THỊ TỐ NGA – NGUYỄN THỊ TÂM – HOÀNG CẨM THANH - NGUYỄN HỒNG BẢO THI – PHẠM THỦY TIÊN – TRẦN NAM TIẾN - NGUYỄN THÀNH TRUNG - LỤC MINH TUẤN - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN - TRƯƠNG MINH HUY VŨ Mục lục Lời nói đầu AN NINH (SECURITY AN NINH CON NGƯỜI (HUMAN SECURITY AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (NON-TRADITIONAL SECURITY AN NINH TẬP THỂ (COLLECTIVE SECURITY A-PAC-THAI [CHẾ ĐỘ] (APARTHEID BÁ QUYỀN (HEGEMONY BANCĂNG HÓA (BALKANIZATION BỐN HIỆN ĐẠI HÓA (FOUR MODERNIZATIONS BỨC TƯỜNG BERLIN (BERLIN WALL CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL REVOLUTION CÁCH MẠNG VĂN HÓA (CULTURAL REVOLUTION CAN THIỆP NHÂN ĐẠO (HUMANITARIAN INTERVENTION CÂN BẰNG QUYỀN LỰC (BALANCE OF POWER CẤP ĐỘ PHÂN TÍCH (LEVELS OF ANALYSIS CHẠY ĐUA VŨ TRANG (ARMS RACE CHIẾN TRANH (WAR CHIẾN TRANH LẠNH (COLD WAR CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI (FOREIGN POLICY CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN (COMMUNISM CHỦ NGHĨA DÂN TỘC (NATIONALISM CHỦ NGHĨA DÂN TỘC KINH TẾ (ECONOMIC NATIONALISM CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC (IMPERIALISM CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC (REALISM CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ (TERRORISM CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO (CONSTRUCTIVISM CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG (MERCANTILISM CHỦ NGHĨA TÂN TỰ DO (NEO-LIBERALISM CHỦ NGHĨA TỰ DO (LIBERALISM CHỦ QUYỀN (SOVEREIGNTY i TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ QUAN HỆ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH 14 ĐIỂM (FOURTEEN POINTS CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (MULTINATIONAL CORPORATION CỘNG ĐỒNG CÁC QUỐC GIA ĐỘC LẬP (COMMONWEALTH OF INDEPENDENT STATES DIỆT CHỦNG (GENOCIDE ĐẠI NHẢY VỌT (GREAT LEAP FORWARD ĐỊA CHÍNH TRỊ (GEOPOLITICS ĐỔI MỚI [CHÍNH SÁCH] (RENOVATION POLICY G-20 (GROUP OF G-77 (GROUP OF GIẢI TRỪ QUÂN BỊ (DISARMAMENT HIẾN CHƯƠNG LIÊN HIỆP QUỐC (UNITED NATIONS CHARTER HIỆP ƯỚC KHÔNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN (NUCLEAR NON-PROLIFERATION TREATY HIỆP ƯỚC NAM CỰC (ANTARCTIC TREATY HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS HÒA BÌNH NHỜ DÂN CHỦ (DEMOCRATIC PEACE HÒA HOÃN (DÉTENTE HÒA ƯỚC WESTPHALIA (THE PEACE OF WESTPHALIA HỌC THUYẾT BREZHNEV (BREZHNEV DOCTRINE HỌC THUYẾT BUSH (BUSH DOCTRINE HỌC THUYẾT MONROE (MONROE DOCTRINE HỌC THUYẾT TRUMAN (TRUMAN DOCTRINE HỘI CHỨNG VIỆT NAM (VIETNAM SYNDROME HỘI NGHỊ YALTA (YALTA CONFERENCE HỘI QUỐC LIÊN (LEAGUE OF NATIONS HỢP TÁC (COOPERATION KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL POLITICAL ECONOMY KHỦNG HOẢNG TÊN LỬA CUBA (CUBAN MISSILE CRISIS LIÊN HIỆP QUỐC (THE UNITED NATIONS LIÊN MINH (ALLIANCE LÝ THUYẾT QUAN HỆ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL RELATIONS THEORIES LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (GAME THEORY MỞ CỬA [CHÍNH SÁCH] (OPEN DOOR POLICY NĂM NGUYÊN TẮC CHUNG SỐNG HÒA BÌNH (FIVE PRINCIPLES OF PEACEFUL CO- EXISTENCE NGĂN CHẶN [CHÍNH SÁCH] (CONTAINMENT POLICY NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WORLD BANK NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO (KYOTO PROTOCOL ii KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ - ĐHKHXH&NV TPHCM NGOẠI GIAO (DIPLOMACY NGOẠI GIAO CON THOI (SHUTTLE DIPLOMACY NGOẠI GIAO KINH TẾ (ECONOMIC DIPLOMACY NGOẠI GIAO PHÁO HẠM (GUNBOAT DIPLOMACY NGOẠI GIAO VĂN HÓA (CULTURAL DIPLOMACY NGƯỜI TỊ NẠN (REFUGEE NHÂN TỐ CNN (CNN FACTOR NƯỚC MỚI CÔNG NGHIỆP HÓA (NEWLY INDUSTRIALIZED COUNTRIES PHONG TỎA (BLOCKADE PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT (NON-ALIGNED MOVEMENT PHỤ THUỘC LẪN NHAU (INTERDEPENDENCE PHƯƠNG THỨC ASEAN (ASEAN WAY QUAN HỆ BẮC – NAM (NORTH – SOUTH RELATIONS QUẢN TRỊ TOÀN CẦU (GLOBAL GOVERNANCE QUỐC GIA THẤT BẠI (FAILED STATES QUỐC HỮU HÓA (NATIONALIZATION QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL MONETARY FUND QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT (SELF-DETERMINATION QUYỀN LỰC (POWER QUYỀN LỰC MỀM (SOFT POWER RĂN ĐE (DETERRENCE SIÊU CƯỜNG (SUPERPOWER SỰ KIỆN 11/9 (SEPTEMBER 11th ATTACKS THỂ CHẾ (INSTITUTION THUYẾT BA ĐẠI DIỆN (THREE REPRESENTS THEORY THUYẾT CHUYỂN ĐỔI QUYỀN LỰC (POWER TRANSITION THEORY THUYẾT ỔN ĐỊNH NHỜ BÁ QUYỀN (HEGEMONIC STABILITY THEORY TÍNH CHÍNH ĐÁNG (LEGITIMACY TOÀN CẦU HÓA (GLOBALIZATION TỔ CHỨC CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU DẦU LỬA (ORGANIZATION OF PETROLEUM EXPORTING COUNTRIES TỔ CHỨC HIỆP ƯỚC BẮC ĐẠI TÂY DƯƠNG (NORTH ALANTIC TREATY ORGANIZATION TỔ CHỨC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (ORGANIZATION FOR ECONOMIC COOPERATION AND DEVELOPMENT TỔ CHỨC LIÊN CHÍNH PHỦ (INTER-GOVERMENTAL ORGANIZATION TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ (NON-GOVERNMENTAL ORGANIZATIONS TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WORLD TRADE ORGANIZATION TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ (RESPONSIBILITY TO PROTECT TRỤC ÁC QUỶ (AXIS OF EVIL iii TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ QUAN HỆ QUỐC TẾ TRỪNG PHẠT KINH TẾ (ECONOMIC SANCTIONS TRƯỜNG PHÁI ANH QUỐC (ENGLISH SCHOOL TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐÔNG (DECLARATION ON THE CONDUCT OF PARTIES IN THE SOUTH CHINA SEA TƯ TƯỞNG MAO TRẠCH ĐÔNG (MAO ZEDONG THOUGHT VẬN ĐỘNG HÀNH LANG (LOBBYING VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI (FOREIGN AID VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT (WEAPONS OF MASS DESTRUCTION XÃ HỘI DÂN SỰ TOÀN CẦU (GLOBAL CIVIL SOCIETY Tài liệu tham khảo Bảng tra cứu iv Lời nói đầu Hiện nay ngành nghiên cứu quan hệ quốc tế đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam.
- Chỉ riêng ở trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM, hiện mỗi năm có hơn 200 sinh viên bậc cử nhân và cao học tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế của Trường.
- Xuất phát từ thực tiễn trên, tập thể các giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế đã quyết định biên soạn cuốn Từ điển Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế này dưới hình thức là một Dự án nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia TPHCM.
- Đào Minh Hồng 2 KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ - ĐHKHXH&NV TPHCM A AN NINH (SECURITY) An ninh, hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất, là khả năng giữ vững sự an toàn trước các mối đe dọa.
- Tuy nhiên, an ninh không phải là một khái niệm tĩnh mà là một khái niệm động và trải qua nhiều thay đổi về cách hiểu, cũng như cách tiếp cận.
- Từ một ý niệm truyền thống xoay quanh các chủ đề quân sự, chiến tranh và bạo lực, khái niệm an ninh với những kết nối mới đã mở ra những chiều kích xuất phát từ nhiều lãnh vực khác nhau.
- Từ góc nhìn ban đầu tập trung vào Nhà nước “An ninh hóa” (với vai trò vừa là chủ thể, vừa là cấp độ phân tích) các học giả đang nói về những “hình thái Cùng với sự chuyển dịch về cách hiểu an ninh” mới, với sự thay đổi về chủ thể lẫn trong khái niệm “an ninh” là sự tư duy khách thể, cũng như phạm vi hoạt động và ảnh lại về chính sách và chiến lược an ninh.
- Dựa trên một cách hiểu đa phương diện về “an ninh”, trường phái Copenhagen Quay ngược lại chiều dài lịch sử thế kỷ 20, khái lập luận rằng “an ninh” không phải tự niệm “an ninh” trong chính trị quốc tế thường nhiên có hay tồn tại sẵn, mà được kiến gắn liền với bối cảnh các cuộc xung đột vũ tạo thông qua “an ninh hóa”.
- An ninh trang: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thứ hai hóa có nghĩa là các tác nhân cố gắng và Chiến tranh Lạnh.
- Quá trình này có thể trong lý thuyết quan hệ quốc tế - mà chủ nghĩa được dẫn dắt bởi nhiều tác nhân khác nhau, như nhà nước, các nhóm dân sự, hiện thực là đại diện tiêu biểu nhất - đồng hóa học giả, giới trí thức, doanh nghiệp… an ninh với sự bảo vệ hay đảm bảo chủ quyền Trong thời gian qua, quá trình an ninh của mỗi nước trước sự tấn công hay ảnh hưởng hóa các vấn đề như biến đổi khí hậu hay của các nước khác.
- Từ những hiện thực đó đòi hỏi một cách tiếp cận khác trong nghiên cứu về an ninh.
- Các học giả chia là hai loại: an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
- Trong khi an ninh truyền thống –như đã trình bày ở trên- chủ yếu nhấn mạnh về đe doạ quân sự và bảo vệ quốc phòng, cùng với những biện pháp đảm bảo an ninh mà chính phủ quốc gia cần làm để đương đầu trước các nguy cơ đó, thì giá trị cơ bản của an ninh phi truyền thống xoay quanh tất cả vấn đề khác có khả năng trở thành một mối đe dọa đối với cuộc sống của một quốc gia hay một cộng đồng.
- những vấn đề thuộc chủ đề thuộc về “chính trị cấp thấp” trong góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực - bỗng trở nên sống động, trở thành tiêu điểm chính trong các vấn đề an ninh phi truyền thống.
- Từ chỗ tập trung vào cấp độ quốc gia và hệ thống quốc tế, khái niệm “an ninh“ cũng đã chuyển động theo hướng tập trung vào cả cấp độ cá nhân, mà khái niệm an ninh con người là một trong những cách tiếp cận nổi bật nhất trong những thập kỷ gần đây.
- Điều này cho thấy một sự thay đổi cả về chủ thể, lẫn khách thể: Cá nhân con người vừa chính là tâm điểm nghiên cứu của các vấn đề an ninh, vừa là động lực để thúc đẩy những biện pháp đảm bảo an ninh của mình.
- Khía cạnh cuối cùng của phần mở rộng của khái niệm an ninh liên quan đến cách thức mà con người định lượng và xử lý các vấn đề an ninh.
- Nếu trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đảm bảo an ninh trước các đe dọa tấn công đồng nghĩa với việc xây dựng các hệ thống tên lửa, nâng cao khả năng quốc phòng, cùng duy trì các liên minh, thì trong thời 4 KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ - ĐHKHXH&NV TPHCM đại ngày nay ứng xử với vấn đề an ninh trở nên đa diện hơn, bao gồm ít nhất ba mức độ: (i) triệt tiêu các mối đe dọa, (ii) giảm thiểu mức độ tổn thương và (iii) đánh giá các khả năng rủi ro.
- Cho dù khái niệm an ninh đã có nhiều biến đổi theo thời gian, nhưng có một điều hầu như không đổi, đó chính là việc đảm bảo an ninh vẫn là một mục tiêu tối thượng của mỗi quốc gia cũng như mọi cá nhân con người.
- Một hệ thống quốc tế vô chính phủ cùng với những mối đe dọa “phi truyền thống” xuất hiện ngày càng nhiều khiến cho an ninh trở thành một vấn đề đa chiều, đa diện và là một mục tiêu khó có thể đảm bảo hơn bao giờ hết.
- TRƯƠNG MINH HUY VŨ Xem thêm: Anh ninh con người, An ninh phi truyền thống, An ninh tập thể, Chiến tranh Lạnh, Chủ nghĩa hiện thực, Chủ quyền, Quyền lực, Toàn cầu hóa.
- AN NINH CON NGƯỜI (HUMAN SECURITY) Khái niệm an ninh con người xuất hiện vào giai đoạn chứng kiến nhiều thay đổi lớn của thế giới – sự sụp đổ của Liên Xô, kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự xuất hiện những khuynh hướng trong việc xem xét và nghiên cứu khái niệm an ninh.
- Ngay từ đầu những năm 1990, các mối đe doạ và xung đột mới nảy sinh đi cùng với xu hướng toàn cầu hoá cũng như sự xuất hiện mạnh mẽ của các chủ thể phi quốc gia đã gây nên những bất ổn an ninh mới cho từng quốc gia cũng như cộng đồng thế giới.
- Trong hoàn cảnh ấy, câu hỏi về vai trò của quốc gia dân tộc và khái niệm quyền lực, sức mạnh – đối tượng hàng đầu của an ninh - được xem xét lại.
- Theo đó, lý thuyết về “an ninh lấy con người làm trung tâm”, hay an ninh con người, đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu và phát triển.
- Khái niệm "an ninh con người" lầu đầu tiên được nêu lên trong Báo cáo Phát triển Con người của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) năm 1994.
- Theo UNDP, khái niệm an ninh từ lâu được các nước hiểu theo nghĩa hẹp là an ninh quốc gia, đóng gói trong phạm vi các mối đe dọa đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hay các vấn đề gắn liền với sự sinh tồn của một quốc gia như chiến tranh, chạy đua vũ trang, phổ biến vũ khí hạt nhân… UNDP cho rằng trong nhận thức về an ninh của mình, các quốc gia đã không lưu tâm tới những mối lo lắng chính đáng về an ninh của những người dân bình thường trong cuộc sống thường nhật của họ.
- Chính vì vậy tổ chức này đã đề ra khái niệm "an ninh con người", bao gồm 7 thành tố chính: an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng, và an ninh chính trị.
- 5 TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ QUAN HỆ QUỐC TẾ • An ninh kinh tế: bảo đảm mức thu nhập cơ bản của con người (thông qua các công việc trong khu vực kinh tế tư nhân hay nhà nước, công việc làm công ăn lương hay từ phúc lợi xã hội của chính phủ).
- Mối đe doạ chính của an ninh kinh tế chính là tình trạng đói nghèo.
- An ninh lương thực: đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận nguồn lương thực cơ bản để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho một cuộc sống hiệu quả và khoẻ mạnh.
- Nguồn lương thực sẵn có để cung cấp là điều cần thiết nhưng chưa phải là một điều kiện đủ để đảm bảo an ninh lương thực vì con người vẫn có thể chết đói vì không có khả năng tiếp cận đến nguồn lương thực do hệ thống phân phối không hiệu quả hay con người thiếu khả năng mua hàng và sản xuất cho chính bản thân họ sử dụng.
- An ninh y tế: đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân.
- Sức khoẻ là một trong những nhân tố quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh.
- An ninh môi trường: bảo vệ con người trước các mối đe doạ từ môi trường.
- An ninh cá nhân: bảo vệ các cá nhân trước các hành vi bạo lực.
- Ở các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển, cuộc sống con người đều bị đe doạ bởi các hành vi bạo lực không thể dự đoán trước được.
- đe dọa từ các quốc gia khác (chiến tranh, xung đột vũ trang giữa các nhóm xuyên biên giới).
- An ninh cộng đồng: Con người cảm thấy an toàn hơn khi họ là thành viên của một nhóm nào đó – như trong một gia đình, cộng đồng, tổ chức, nhóm sắc tộc hay dân tộc.
- Nếu một nhóm hay cộng đồng được an toàn thì tạo nên an ninh của 6 KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ - ĐHKHXH&NV TPHCM thành viên trong cộng đồng ấy.
- Mối đe doạ đến an ninh cộng đồng xuất phát từ các tập quán đàn áp, trọng nam khinh nữ hay phân biệt sắc tộc, xung đột vũ trang, hay các tổ chức phiến quân.
- An ninh chính trị: Một trong những khía cạnh quan trọng của an ninh con người gắn liền với sự đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của con người khi họ sinh sống trong một xã hội.
- Đảm bảo an ninh chính trị là bảo vệ con người không phải chịu sự đàn áp, ngược đãi, đe doạ hay xâm hại của các lực lượng chính trị nhà nước hay của các nhà cầm quyền.
- Có thể nói chính sự ra đời của khái niệm an ninh con người đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong nhận thức của nhiều quốc gia về khái niệm "an ninh".
- Trong đó quan trọng nhất chính là nhận thức về hai khía cạnh: an ninh cho ai và an ninh trước các mối đe dọa nào? Nếu như theo cách hiểu truyền thống, an ninh đồng nghĩa với an ninh quốc gia, trong đó quốc gia là chủ thể cần được bảo vệ về mặt an ninh, thì theo cách hiểu mới, con người nổi lên trở thành chủ thể chính của an ninh và cần được ưu tiên bảo vệ.
- Bên cạnh đó, nếu như an ninh truyền thống (hay an ninh quốc gia) đề cao mối đe dọa đến từ ngoại xâm đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia thì an ninh con người tập trung vào các mối đe dọa thuộc "chính trị cấp thấp", như nghèo đói, kém phát triển, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch… Phân biệt an ninh con người và an ninh quốc gia An ninh con người An ninh quốc gia Lợi ích Phục vụ con người, lấy con người Phục vụ nhà nước và những người làm trung tâm.
- Mặc dù an ninh quốc gia và an ninh con người có cách tiếp cận khác nhau, nhưng chúng không hoàn toàn đối nghịch, mà ngược lại có mối liên hệ nhất định.
- Trong báo cáo công bố năm 2003 của mình, Ủy ban về An ninh Con người cho rằng nếu không có an ninh con người thì an ninh quốc gia sẽ không được bảo đảm và ngược lại.
- 7 TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ QUAN HỆ QUỐC TẾ Theo đó, nếu người dân của một nước phải chịu đựng các vấn đề như nghèo đói, kém phát triển, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… thì sức mạnh của quốc gia đó sẽ suy giảm, làm ảnh hưởng tới khả năng tự vệ của quốc gia đó trước các nguy cơ xâm lược.
- Ngược lại, nếu một quốcgia bị xâm lược thì quốc gia đó cũng không thể có điều kiện đảm bảo an ninh của từng cá nhân người dân trong các vấn đề liên quan đến cuộc sống thường nhật của họ.
- Chính vì vậy, có thể nói nâng cao an ninh con người chính là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và ngược lại.
- Mặc dù còn một số tranh cãi đối với việc đưa an ninh con người vào chương trình nghị sự về an ninh của từng quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế, nhưng trên thực tế khái niệm "an ninh con người" đã được nhiều quốc gia tiếp nhận và áp dụng vào các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình.
- Ví dụ như Nhật Bản, bên cạnh các chương trình nhằm nâng cao an ninh con người của người dân trong nước như các chính sách về phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường…, Nhật Bản cũng đã đưa an ninh con người trở thành một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình.
- Theo đó, chính sách ODA của Nhật Bản ưu tiên tài trợ cho các dự án, chương trình giúp nâng cao an ninh con người của người dân ở các nước mà Nhật Bản quan tâm.
- AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (NON-TRADITIONAL SECURITY) Trong quan hệ quốc tế, khi phân loại khái niệm an ninh theo chủ thể quốc gia và yếu tố thời gian người ta chia thành an ninh truyền thống (ANTT) và an ninh phi truyền thống (ANPTT).
- Trường phái thứ nhất quan niệm ANPTT là an Tác động của toàn cầu hóa đối với an ninh tổng hợp bao gồm an ninh quân sự, chính ninh phi truyền thống trị, kinh tế và xã hội.
- Trường phái này cho rằng ANPTT là một khái niệm mở rộng nội hàm của Toàn cầu hóa góp phần hình thành nên khái niệm ANTT – quan niệm lấy an ninh quân đặc tính quốc tế - xuyên quốc gia của sự là trung tâm.
- bao gồm an ninh con người (cá nhân) và an Quá trình công nghiệp hóa là nguồn gốc ninh cộng đồng.
- Theo đó, các quốc gia cũng xã hội, chính trị và văn hóa.
- Các vấn đề ANPTT cũng dần ANPTT không bao gồm an ninh quân sự.
- Đó là dần có những tác động mang tính quốc những nguy cơ an ninh mới như khủng hoảng tế.
- Các học giả này quan niệm ANPTT là một vấn đề đối lập với ANTT – tức là những vấn đề an ninh không liên quan đến quân sự.
- Về thuật ngữ, ANPTT là một thuật ngữ mới và xuất hiện chính thức trong “Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống" thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6, giữa các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia) ngày 01-11-2002.
- Trong bản tuyên bố này các nhà lãnh đạo của ASEAN và Trung quốc bày tỏ "sự quan ngại về những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng như buôn lậu, ma túy, 9 TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ QUAN HỆ QUỐC TẾ buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao".
- Ngoài ra từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2003, gần 30 các vấn đề ANPTT được nêu lên trong các bài viết trong Hội thảo “An ninh Phi truyền thống và Trung Quốc” được tổ chức bởi Tạp chí Kinh tế và Chính trị Thế giới.
- Thêm vào đó ngày càng nhiều các vấn đề ANPTT được nêu lên trong các hội nghị an ninh khác như sự thiếu hụt tài nguyên nước, xung đột công nghiệp thủy sản, tắc nghẽn giao thông, sự tuyệt chủng nhiều loại động vật, đói nghèo, vv… Có vẻ như mọi vấn đề đều có liên quan đến ANPTT một khi các vấn đề đó được coi là đủ nghiêm trọng.
- Thứ năm ANPTT ít liên quan đến chủ quyền quốc gia còn ANTT gắn liền với chủ quyền quốc gia.
- Các mối đe dọa quân sự là nguồn gốc của sự mất an ninh và các xung đột quân sự là kết quả của sự mất an ninh.
- Hầu hết các quan niệm về ANPTT đều dựa vào nguốn gốc của sự mất an ninh.
- Tuy nhiên, nó chưa bao giờ được coi là một vấn đề an ninh.
- Như vậy, để có được một định nghĩa rõ ràng về ANPTT cần phân biệt nó với ANTT bằng cách xem xét kết quả của sự mất an ninh hơn là nguồn gốc của nó.
- Theo đó, có thể 10 KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ - ĐHKHXH&NV TPHCM nói rằng ANPTT là những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia mà không xảy ra những xung đột quân sự giữa các lực lượng quân đội.
- CHU DUY LY Xem thêm: An ninh, An ninh con người, Chạy đua vũ trang, Giải trừ quân bị, Hợp tác, Liên Hiệp Quốc, Quốc gia thất bại, Tổ chức liên chính phủ, Tổ chức phi chính phủ.
- AN NINH TẬP THỂ (COLLECTIVE SECURITY) Khái niệm an ninh tập thể nổi lên sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 khi chứng kiến nỗi kinh hoàng của chiến tranh và phản ứng trước sự yếu kém của chính sách cân bằng quyền lực và cơ chế tự cứu (self-help) của các quốc gia Châu Âu – được xem là nguyên nhân gây nên Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.
- Tổng thống Woodrow Wilson, một người theo trường phái tự do cổ điển, chủ trương thay đổi hệ thống quốc tế đang vận hành theo cơ chế cân bằng quyền lực sang cơ chế an ninh tập thể thông qua Tuyên bố 14 điểm của ông và “Hội Quốc Liên” là sản phẩm từ tư tưởng này.
- Nền tảng cơ bản của an ninh tập thể là việc thông qua một thể chế trong đó các nước tham gia sẽ cùng cam kết chống lại bất kì quốc gia nào thách thức đe doạ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
- Tuy nhiên, ý tưởng an ninh là trách nhiệm của “tập thể” đã xuất hiện lâu đời, từ thời kì các quốc gia thành bang của Hy Lạp cổ đại.
- Kant cho rằng thông qua việc thành lập một liên bang (hay liên minh) bao gồm các quốc gia trên thế giới, các nước lớn sẽ liên kết để có thể trừng phạt bất cứ quốc gia nào có ý định gây hấn với các nước khác.
- Liên minh này có khả năng đảm bảo lợi ích tập thể của tất cả các quốc gia để cùng chống lại lợi ích “cá nhân” của một quốc gia nào đó mưu toan tư lợi từ hành động gây hấn trên.
- Nội dung cơ bản của một hệ thống an ninh tập thể dựa trên ba yếu tố.
- Thông qua thiết lập cơ chế pháp lý ngăn chặn và kiềm chế hành 11 TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ QUAN HỆ QUỐC TẾ động xâm lược của quốc gia này đối với quốc gia khác, các biện pháp răn đe những kẻ gân hấn sẽ được tiến hành như tẩy chay ngoại giao, áp dụng lệnh trừng phạt và thậm chí sử dụng vũ lực.
- Điều này bắt nguồn từ lập luận rằng không một quốc gia nào mạnh đến mức vượt qua được sức mạnh vượt trội của liên minh của tất cả các quốc gia còn lại.
- Với lý tưởng tốt đẹp như vậy, an ninh tập thể nhận được rất nhiều sự ủng hộ.
- Các quốc gia khó mà từ chối tham gia một tổ chức như vậy bởi lẽ họ đều có nguy cơ bị xâm lược và an ninh tập thể đưa ra cam kết bảo vệ an ninh cho tất cả các quốc gia bất kể lớn nhỏ.
- Đồng thời, an ninh tập thể cũng tạo nên trật tự ổn định trong quan hệ quốc tế khi đưa ra ý tưởng rõ ràng là cùng chia sẻ trách nhiệm trước các vấn đề xung đột, đặc biệt là xung đột có nguy cơ dẫn đến bạo lực hay sử dụng biện pháp quân sự đe doạ chủ quyền quốc gia.
- Cơ chế an ninh tập thể có các hình thức sau: Thứ nhất, an ninh tập thể lý tưởng có sự tham gia của tất cả các nước thông qua thoả thuận thiết lập cơ chế pháp lý nhằm trừng phạt hành động xâm lược hoặc chiến tranh.
- Theo Inis Claude, hệ thống an ninh tập thể này dựa trên việc quyết định công khai giữa tất cả các quốc gia thông qua áp dụng các công cụ cần thiết như ngoại giao, kinh tế và quân sự để chống lại hành động xâm lược.
- Như vậy, an ninh tập thể lý tưởng đảm bảo ngay cả quốc gia mạnh nhất cũng không thể đe doạ đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác thông qua hệ thống pháp lý chung và bất cứ thành viên nào cũng sẽ bị trừng phạt nếu như phạm luật.
- Hình thức thứ hai thì ngược lại, hệ thống này cũng dựa trên ý tưởng an ninh tập thể như trên nhưng không phải tất cả các quốc gia thành viên đều cùng tham gia mà dựa trên sự thoả thuận giữa các cường quốc để duy trì ổn định và thi hành các luật lệ phục vụ lợi ích của những nước này.
- Thông qua các thể chế chính trị, các cường quốc duy trì an ninh quốc tế, đồng thời, bảo vệ lợi ích của họ.
- Chẳng hạn như nếu các nước lớn chỉ chú trọng phối hợp hành động với nhau mà xem nhẹ các nước thành viên khác, thì sẽ dẫn đến nguy cơ tan vỡ của cơ chế đang tồn tại, ngược lại nếu tất cả các thành viên đều mong muốn hành động như hệ thống an ninh lý tưởng lại giới hạn khả năng hoạt động của các nước lớn trong việc đảm bảo an ninh quốc tế.
- Tuy nhiên, an ninh tập thể cũng có nhiều điểm bất cập và gây tranh cãi.
- Nếu chúng ta xem an ninh tập thể thật sự là khái niệm phổ quát thì vẫn xảy ra bất bình đẳng giữa các thành viên tham gia cơ chế an ninh, thể hiện rõ nhất ở chỗ quyền lợi và sức mạnh của các nước lớn, các cường quốc khó mà đánh đồng với các nước nhỏ hơn.
- Trong bối cảnh đó, an ninh tập thể không thể phát huy hết hiệu quả bởi khi tất cả cùng chia sẻ ý tưởng rằng hoà bình là không thể chia cắt, không thể bị phá vỡ thì việc ngăn chặn hay trừng phạt hành động gây hấn hay xâm lược của bất kỳ một quốc gia nào đối với một quốc gia khác cũng cần được xem như là trách nhiệm chung của tất cả các nước bất chấp các yếu tố 12 KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ - ĐHKHXH&NV TPHCM khác như địa lý, lợi ích quốc gia hay bản chất của hành động ấy.
- Ngoài ra, nếu một xung đột xảy ra giữa hai quốc gia không tham gia hệ thống hoặc trong nội bộ các quốc gia diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột nội bộ thì cơ chế an ninh tập thể cũng khó có thể đưa ra giải pháp thích hợp.
- Ngày nay, khái niệm an ninh tập thể thường bị nhầm lẫn với thuật ngữ “phòng vệ tập thể”.
- Mục đích của hệ thống an ninh tập thể là duy trì hoà bình giữa tất cả thành viên trong hệ thống chứ không phải giữa một hệ thống với một chủ thể bên ngoài.
- Ví dụ như, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không phải là hệ thống an ninh tập thể, đây là tổ chức phòng vệ tập thể.
- Sau thời kì Chiến tranh Lạnh, các nhà nghiên cứu nghiêng về sử dụng thuật ngữ “an ninh hợp tác” hay “phòng vệ tập thể”.
- Những khái niệm này nhìn chung có ý tưởng khá giống với an ninh tập thể nhưng nhấn mạnh đến hành động hợp tác tập thể thông qua các cơ chế khu vực nhiều hơn