« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vải Tuysilen tại Công ty cổ phần dệt lụa Nam Định.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN tại Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định Tác giả luận văn: Trần Thị Hằng Khóa: 2013 Người hướng dẫn: TS.
- Để tồn tại đòi hỏi các công ty luôn có những chiến lược và mục tiêu nhất định để củng cố thương hiệu và uy tín giữ vững vị thế của mình.
- Vấn đề cạnh tranh không chỉ tồn tại ở phạm vi trong nước mà có rất nhiều công ty liên doanh, công ty nước ngoài từng ngày cạnh tranh với các công ty trong nước và chủ yếu hiện nay là cạnh tranh về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường.
- Để đạt được mục đích phát triển lâu dài và bền vững, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp trong nước cần phải cải thiện bài toán năng suất và chất lượng.
- Có thể nói, hiện nay chất lượng sản phẩm đang trở thành yếu tố cạnh tranh đóng vai trò ngày càng quan trọng.
- Một sản phẩm có chất lượng và có tính cạnh tranh đòi hỏi nó phải thỏa mãn được những nhu cầu tiêu dùng ngày càng phức tạp của khách hàng với chi phí thấp nhất có thế.
- Thực tế cho thấy không chỉ các công ty trong nước mà rất nhiều công ty nước ngoài cũng đã đóng cửa vì sản phẩm kém chất lượng không được thị trường chấp nhận, không tiêu thụ được sản phẩm, ngược lại những công ty có sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế mặc dù giá cao nhưng họ vẫn nhận được ưu ái và đón nhận của khách hàng, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
- Nắm bắt được những cơ hội, thách thức mà thị trường đặt ra cho mỗi doanh nghiệp, Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định cũng luôn cố gắng hoàn thiện và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng của công ty mình cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác quản trị chất lượng sản phẩm, hơn nữa để theo kịp với nhịp độ phát triển của thời đại, ngay từ khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã tiến hành lập kế hoạch và giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm.
- Tuy nhiên việc thực hiện công tác quản trị chất lượng sản phẩm của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế như: chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị chất lượng sản phẩm chưa cao, vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm và biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm còn thiếu đồng bộ, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, tuy đã được tăng cường nhưng chưa phát huy hết những tính năng của phương pháp quản lý hiện nay…Với mong muốn được đóng góp ý kiến, đưa ra giải pháp để nâng cao công tác quản trị chất lượng sản phẩm của công ty, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN tại công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của luận văn là phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN tại công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN tại công ty.
- Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm.
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp + Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN tại Công ty cổ phần dệt lụa Nam Định + Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN tại Công ty cổ phần dệt lụa Nam Định + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN tại Công ty cổ phần dệt lụa Nam Định - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN tại công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần dệt lụa Nam Định dựa trên số liệu thu thập trong giai đoạn từ năm 2011-2014.
- c) Các nội dung chính Ngoài những nội dung như: phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba (03) chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng.
- Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm, vai trò của quản trị chất lượng sản phẩm, các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm và các công cụ kiểm soát, cải tiến chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN tại Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định.Dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm vải TUYSILEN, tác giả đi sâu phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN của Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm vải của Công ty, rút ra những thành công cũng như những mặt tồn đọng trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN của Công ty.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vải TUYSILEN tại Công ty cổ phần dệt lụa Nam Định.
- d) Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu chuyên đề sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng trong việc thu thập tài liệu và xử lý số liệu, thông tin cần thiết.
- Tác giả sử dụng chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật công nghệ, phòng nhân sự, cổng thông tin điện tử ngành dệt may Việt Nam, các báo cáo của Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định và thu thập từ bên ngoài chủ yếu thông qua internet, sách giáo trình… Ngoài ra, tác giả còn thực hiện thăm dò ý kiến của cán bộ công nhân viên của Công ty thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp.
- e) Kết luận Cạnh tranh là đòn bẩy kinh tế giúp cho chất lượng các sản phẩm ngày càng được nâng cao và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
- Doanh nghiệp nào sản phẩm có chât lượng tốt thì doanh nghiệp đó chiếm vị thế cạnh tranh cao và chiếm vị thế hơn đối thủ của mình.
- Ngoài ra nâng cao chất lượng sản phẩm còn làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, kéo dài chu kì sống của sản phẩm.
- Tuy nhiên không phải cứ tăng chất lượng là có thể thu được lợi nhuận cao mà chất lượng còn phải đi kèm với giá cả phù hợp mới là chiến lược hoàn hảo cho thành công của doanh nghiệp.
- Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng, thiết nghĩ để công tác quản lý chất lượng đạt kết quả tốt cán bộ lãnh đạo công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến quản lý chất lượng sản phẩm.
- Tập trung tăng cường chi phí đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện tổ chức quản lý về chất lượng, tăng cường sử dụng công nghệ hiện có và đầu tư nghiên cứu công nghệ mới, tăng cường áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO nhằm khắc phục những hạn chế về quản lý chất lượng của công ty.
- Tác giả hy vọng rằng, trong thời gian tới công ty sẽ thành công trong công tác quản lý chất lượng, nâng cao được hiệu quả của hoạt động này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt