« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao kết quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam –Chi nhánh Phúc Yên.


Tóm tắt Xem thử

- TRẦN THỊ MINH TÂM GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚC YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2015 TRÀN THỊ MINH TÂM  qu¶n trÞ kinh doanh  kho¸ 2012a BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRẦN THỊ MINH TÂM GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –CHI NHÁNH PHÚC YÊN Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGÔ TRẦN ÁNH Hà Nội - 2015 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ HĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn : Trần Thị Minh Tâm Đề tài luận văn: ‘‘Giải pháp nâng cao kết quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam –Chi nhánh Phúc Yên’’ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số HV: CA120451 Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả: Không phải sửa luận văn.
- Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu trong quá trình thu thập tài liệu, trao đổi kinh nghiệm, góp ý sửa chữa Luận văn của Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
- Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.
- Khái niệm về ngân hàng thương mại.
- Vai trò và chức năng cơ bản của Ngân hàng thương mại.
- Vốn huy động và vai trò của vốn huy động trong ngân hàng.
- Khái niệm vốn huy động.
- 12 1.2.2.Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại.
- 12 1.2.3.Vai trò của nguồn vốn huy động.
- Kết quả huy động vốn của NHTM.
- Quan niệm về kết quả huy động vốn.
- Sự cần thiết nâng cao kết quả huy động vốn.
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
- 37 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚC YÊN.
- Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên cung cấp cho khách hàng.
- Thực trạng hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động.
- Các sản phẩm huy động vốn.
- Chi phí huy động vốn.
- Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- 74 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚC YÊN.
- Định hướng mục tiêu phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Định hướng hoạt động huy động vốn.
- Một số giải pháp nâng cao kết quả huy động vốn đối với Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng chính sách huy động vốn cạnh tranh, năng động và hiệu quả.
- Kiến nghị với NHTMCPCT Việt Nam.
- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
- 116 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATM (Automatic Teller Machines) máy giao dịch tự động CNH Công nghiệp hóa CSTT Chính sách tiền tệ DTBB Dự trữ bắt buộc HĐH Hiện đại hóa NH Ngân hàng NHCT Ngân hàng Công thương NHCT VN Ngân hàng Công thương Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung Ương TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức Tín dụng TMCP Thương mại cổ phần Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank Phúc Yên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.
- Các chỉ tiêu cơ bản của VietinBank Phúc Yên (2010-2014.
- 42 Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên theo đối tượng khách hàng 2010-2014.
- 46 Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền 2010-2014.
- 48 Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn 2010-2014.
- 50 Bảng 2.5: Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên 2010-2014.
- 52 Bảng 2.6: Các chỉ tiêu về thu lãi, chi lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên giai đoạn từ 2010-2014.
- 56 Bảng 2.7: Chi phí trả lãi bình quân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên 2010-2014.
- 32 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành Ngân hàng Công thương Phúc Yên.
- 40 Hình 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Phúc Yên năm .
- 47 Hình 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Phúc Yên 2010-2014.
- 48 Hình 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Phúc Yên năm 2010-2014.
- 51 Hình 2.5: Quy mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Phúc Yên 2010-2014.
- Trong đó các ngân hàng đã đóng góp một phần không nhỏ giúp nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng hội nhập với cộng đồng tài chính trong khu vực cũng như trên thế giới.
- Với vai trò trung gian tài chính, NHTM đã đẩy mạnh công tác huy động vốn, đầu tư phát triển sản xuất giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn định.
- Huy động vốn là một trong những chức năng cơ bản của NHTM, nó quyết định khả năng tồn tại, phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh của ngân hàng.
- Vậy ngân hàng cần có những biện pháp gì, chiến lược kinh doanh như thế nào nhằm tăng cường huy động vốn có hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn tiềm ẩn trong dân cư ? Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng trở nên hết sức gay gắt.
- Các NHTM không chỉ phải đối diện với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn cả các Ngân hàng nước ngoài – đầy đủ tiềm lực tài chính, danh tiếng và uy tín cũng như danh mục sản phẩm đa dạng và hấp dẫn.
- Vậy huy động vốn như thế nào, huy động vốn từ nguồn nào để có kết quả là câu hỏi luôn được các NHTM đặt ra để tìm kiếm phương án tối ưu.
- Hiện nay NHTMCP Công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thương Phúc Yên nói riêng đã và đang quan tâm tìm mọi biện pháp nâng cao kết quả hoạt động này.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Ngân hàng còn có những hạn chế, tồn tại phải khắc phục để có kết quả tốt hơn.
- Từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ:“ Giải pháp nâng cao kết quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam –Chi nhánh Phúc Yên ” với hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao kết quả huy động vốn tại chi nhánh.
- Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của các NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên, những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế, từ đó tìm ra nguyên nhân của những tồn tại.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kết quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về vốn huy động và kết quả huy động vốn trong các NHTM.
- Phạm vi nghiêu cứu của đề tài là công tác huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên trong giai đoạn 2010-2014.
- Về lý luận: Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của NHTM, vai trò của vốn huy động trong hoạt động ngân hàng.
- Đưa ra được các khái niệm về kết quả huy động vốn và các chỉ tiêu để đánh giá kết quả huy động vốn của NHTM.
- 3 Về thực tiễn: Nêu được thực trạng huy động vốn tại Vietinbank Phúc Yên, qua phân tích đánh giá hoạt động huy động vốn tại Vietinbank Phúc Yên thông qua các chỉ tiêu đã rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động huy động vốn.
- Trên cơ sở đã phân tích thực trạng huy động vốn, những nguyên nhân tồn tại của Vietinbank Phúc Yên, luận văn đề xuất ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả huy động vốn tại Chi nhánh: (1) Nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng chính sách huy động vốn năng động, cạnh tranh và hiệu quả (2) Xây dựng chính sách khách hàng (3) Xây dựng chính sách Marketing (4) Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ và quan tâm hơn nữa đến chế độ đãi ngộ giữ chân cán bộ.
- Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại.
- Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao kết quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- 4 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.
- Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1.
- Khái niệm về ngân hàng thương mại Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại (NHTM), người ta thường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.Với mỗi quốc gia khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về NHTM.
- Theo các nhà Kinh tế học thế giới thì “Ngân hàng Thương mại là một loại hình doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng”.
- Theo cách tiếp cận trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức nào trong nền kinh tế.
- Theo Luật của các TCTD tại Việt Nam: “Ngân hàng là TCTD thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
- “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán”.
- “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.
- Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai thác nội dung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều có chung một tính chất, đó là: việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng.
- Như vậy Ngân hàng thương mại là một doanh ngiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh 5 tiền tệ, tín dụng.
- Ở Việt Nam, theo tính chất và mục tiêu hoạt động, Ngân Hàng gồm có các loại hình sau.
- Ngân Hàng thương mại: (còn gọi là Ngân Hàng tiền gửi hay Ngân Hàng tín dụng với nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn phần lớn dưới hình thức ngắn hạn và cho vay ngắn hạn dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.
- Tuy nhiên do thị trường ngày càng phát triển, dần dần các Ngân Hàng này đi vào kinh doanh tổng hợp, làm cả nghiệp vụ huy động vốn và cho vay trung, dài hạn và làm như tất cả các nghiệp vụ, dịch vụ Ngân Hàng.
- Ngân Hàng phát triển: Nét đặc trưng nổi bật là những Ngân Hàng tập trung huy động vốn trung, dài hạn vì sự phát triển (không chỉ duy trì quy mô, chất lượng cũ).
- Hoạt động của các Ngân Hàng này chủ yếu qua đầu tư trực tiếp các dự án lớn.
- Ngân Hàng đầu tư: Hoạt động với mục tiêu đầu tư trung, dài hạn cũng vì sự phát triển nhưng thông qua các hình thức đầu tư gián tiếp qua giấy tờ có giá.
- Hoạt động của Ngân Hàng này gần gũi với nghiệp vụ chứng khoán.
- Các lọai giấy tờ có giá được mở rộng thì loại Ngân Hàng này cũng phong phú và phát triển.
- Ngân Hàng chính sách: Thông thường là những NHTM 100% vốn Nhà nước hoặc Ngân Hàng thương mại cổ phần Nhà nước (gồm sở hữu Nhà nước và sở hữu của các tổ chức kinh tế quốc doanh), được lập ra để phục vụ một số chính sách của Nhà nước như Ngân Hàng người nghèo, Ngân Hàng phát triển nhà ở, Ngân Hàng xuất nhập khẩu.
- Loại ngân hàng này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Ngân Hàng hợp tác: (Hay gọi rộng ra là những tổ chức tín dụng hợp tác) là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được các thành viên tự nguyện lập nên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu tương trợ lẫn nhau nhiệm về vốn và dịch vụ ngân hàng.
- Nó có thể có nhiều hình thức từ thấp đến cao, như hợp tác tín dụng, quĩ tín dụng nhân dân, Ngân Hàng hợp tác.
- Vai trò và chức năng cơ bản của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1.
- Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế a) Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế NHTM ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá.
- Các ngân hàng cũng cân đối được vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển.
- Các ngân hàng đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành tái sản xuất với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn.
- Chỉ có ngân hàng - một tổ chức trung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất cả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối.
- b) Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không phải là cứ sản xuất bất cứ cái gì mà phải luôn trả lời được 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào ? và sản xuất cho ai? Có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của thị trường.
- Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đầu tư lớn và để đáp ứng được thì chỉ có các ngân hàng.
- Do đó, để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng để vay vốn nhằm thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình.
- Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.
- Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho các doanh nghiệp đã đóng vai trò quan trọng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt