Academia.eduAcademia.edu
Các điều nên chú ý khi làm Hồ sơ du học Đức (cập nhật ngày 17.08.2014) 1. Nếu sức học chỉ ở mức trung bình và bạn vẫn muốn đi du học Đức, hãy bắt đầu học tiếng Đức (tiếng Anh) ngay khi vừa vô học Đại học, thẩm tra APS và thi TestAS ngay khi vừa có bảng điểm 4 học kì, xin học bên Đức ngay sau khi đã có trong tay APS và TestAS, xin Visa du học ngay sau khi đã có Zulassung bên Đức. Nói chung, bạn cần đi du học Đức ngay sau khi đã học xong 4 học kì và trước khi kết thúc Đại học ở Việt Nam. 2. Thi TestAS bằng tiếng Anh, không nên thi bằng tiếng Đức. 3. Nên có trình độ tiếng Đức tối thiểu B1 trước khi qua Đức để có thể hòa nhập tốt vào cuộc sống mới bên Đức cũng như có thể theo học tốt các lớp tiếng Đức tiếp theo ở bên Đức. 4. Nếu sức học của bạn không thật sự tốt, không nên đi theo con đường học Dự bị đại học, mà hãy nên đi theo con đường học tiếng Đức để thi DSH-2. Việc học dự bị sẽ tiêu tốn thời gian và tiền bạc của bạn nhiều hơn trong quá trình chuẩn bị trước khi vô Đại học bên Đức so với việc chỉ học tiếng Đức và thi DSH-2. Nhiều bạn qua Đức học tiếng Đức hơn 1 năm vẫn chưa có thể thi đậu được đầu vào dự bị Đại học và gặp nhiều khó khăn khi đi gia hạn thẻ cư trú ở Sở ngoại kiều, vì bạn phải hoàn thành khóa dự bị trong vòng 2 năm từ khi đến Đức và khóa dự bị thường là kéo dài gần 1 năm. Có thể nhiều bạn sẽ cho là học dự bị thì kiến thức sẽ tốt và vững hơn khi vô học Đại học, mình nghĩ điều này là đúng, nhưng cũng chỉ thích hợp cho các bạn sinh viên trước khi qua Đức đã có học lực tốt sẵn rồi, nếu không, để thi đậu và vô học được dự bị cũng là một vấn đề nan giải. Ngoài ra, học tiếng Đức để thi DSH thì bạn học ở đâu cũng có, còn học dự bị thì chỉ giới hạn một số nơi, do đó việc bạn không thể ở gần hay cùng người thân quen bên Đức hoặc phải di chuyển chỗ ở nhiều lần trước khi vô học Đại học là điều khó tránh khỏi nếu bạn đi theo con đường học dự bị Đại học. Có thể nhiều bạn sẽ nói là không thi được dự bị và không học được dự bị thì qua Đức du học làm gì, nhưng thực tế là không phải gia đình nào cũng đặt 100% mục đích cho con em mình qua Đức du học là chỉ để học thực sự. 5. Chỉ nên mở tài khoản tại Deutsche Bank để chứng minh tài chính khi xin visa du học Đức. 6. Nộp hồ sơ xin học càng sớm càng tốt, không nên đợi đến gần hết hạn nộp hồ sơ, vì nhiều trường Đại học bên Đức vẫn xét và cấp Zulassung cho các bạn sinh viên trước khi hết hạn nộp hồ sơ. Do đó, nếu bạn nộp quá trễ sẽ là một sự thiệt thòi cho chính mình. 7. Các chương trình học bằng tiếng Anh bên Đức cũng miễn phí, bao gồm cả Bachelor và Master, không nên nghe theo nhiều trung tâm tư vấn du học ở Việt Nam đã tư vấn là ở Đức không có chương trình học bằng tiếng Anh, hoặc là chương trình học bằng tiếng Anh đều phải mất học phí. Mục đích của họ khi nói như vậy là để định hướng du học sinh phải đi học bằng chương trình tiếng Đức và nhờ vậy họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn qua các khóa dạy tiếng Đức hoặc là kiếm được tiền môi giới thông qua việc giới thiệu du học sinh đăng kí các khóa học tiếng Đức ở bên Đức. 8. Không nên xài Zulassung của TU Clausthal để xin Visa. 9. Để đảm bảo khả năng thành công của đơn xin Visa du học ở ĐSQ & TLS Đức tại Việt Nam, bạn nên có tối thiểu chứng chỉ tiếng Đức Goethe-Zertifikat B1 (mỗi kĩ năng trong 4 kĩ năng đều phải đạt mức đánh giá „befriedigend“ từ 70 điểm trở lên) nếu bạn qua học chương trình bằng tiếng Đức. 10. Khi nộp đơn xin Visa, bạn cần phải có bản Motivation trình bày kế hoạch cụ thể du học Đức, trong đó ghi rõ bạn đã học gì ở Việt Nam, bạn sẽ học gì ở bên Đức, các mốc thời gian cụ thể, dự định nghề nghiệp sau khi học xong, mối tương quan hay liên hệ giữa ngành đã học ở Việt Nam và ngành dự định sẽ học ở bên Đức. https://www.facebook.com/DuHoc.de - http://www.DuHoc.de - Cập nhật 17.08.2014 - Trang số 1/2 11. Đối với các bạn vừa thi tuyển sinh đại học xong và đã nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, các bạn cần giữ lại cẩn thận giấy báo trúng tuyển đại học này. Giấy báo trúng tuyển Đại học (die bestandene Hochschulaufnahmeprüfung) là tờ giấy rất quan trọng cho các bạn nào có ý định sau này làm hồ sơ du học Đức. Các bạn cần chú ý và tìm hiểu xem khi làm hồ sơ nhập học ở trường đại học sắp tới, các bạn có phải nộp lại bản gốc của giấy trúng tuyển này không, nếu có, các bạn hãy tìm các năn nỉ cho được giữ lại bản gốc này bằng mọi cách, nếu không còn cách nào khác, trước khi nộp bản gốc lại cho trường đại học thì các bạn có thể đem đi copy công chứng và dịch qua tiếng Anh giấy trúng tuyển đại học này làm nhiều bản (trên 10 bản) để dành sau này sử dụng khi xin học bên Đức. 12. Toàn bộ giấy tờ du học không nên dịch qua tiếng Đức, chỉ nên dịch qua tiếng Anh, lí do là vì trình độ dịch tiếng Đức ở Việt Nam bây giờ còn rất nhiều hạn chế, Quách Vũ đã từng đọc rất nhiều bản dịch qua tiếng Đức ở Việt Nam và thấy ở Việt Nam dịch tiếng Đức sai rất là nhiều, cả về chính tả, văn phạm cũng như cách dùng câu, trong khi khả năng dịch qua tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay cũng rất tốt và giấy tờ bằng tiếng Anh cũng được chấp nhận trong quá trình làm hồ sơ du học. Đã có nhiều bạn bị trường bên Đức từ chối Zulassung chỉ vì văn phòng dịch và công chứng qua tiếng Đức ở Việt Nam đã dịch sai đúng ngay những nội dung quan trọng nhất, và khả năng về tiếng Đức của các bạn sinh viên này ở thời điểm đó không thể tự phát hiện ra được các lỗi sai về tiếng Đức này. Do đó, Quách Vũ khuyên các bạn sinh viên cần kiểm tra kĩ lại toàn bộ bản dịch của mình xem có sai sót gì không (nhất là các bản dịch qua tiếng Đức), đừng nên quá tin vào nội dung dịch của các văn phòng công chứng và dịch thuật ở Việt Nam. Nếu các bạn không có khả năng tự kiểm tra thì cũng có thể nhờ người khác có trình độ về ngôn ngữ kiểm tra lại giùm. 13. Các bạn nào dự định học xong Đại học ở Việt Nam, sau đó qua Đức du học, cần nhất thiết đăng kí làm luận văn tốt nghiệp nếu điều kiện cho phép. Theo qui định chính thức của Đức thì sinh viên Việt Nam muốn học Master ở Đức thì trước đó học Đại học ở Việt Nam phải có làm luận văn tốt nghiệp. Cũng có trường bên Đức không để ý chuyện này và vẫn chấp nhận cho học Master mà trước đó không có làm luận văn tốt nghiệp ở Bachelor, nhưng cơ hội như thế này ở Đức là không nhiều. 14. Khi đến nhận Visa ở Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, bạn cần đứng tại chỗ kiểm tra lại ngày bắt đầu có hiệu lực của Visa, xem nó có trước ngày hết hạn đăng kí nhập học theo thông báo của trường bên Đức hay không. Vì ĐSQ Đức luôn đóng sẵn ngày bắt đầu có hiệu lực của Visa chứ không có hỏi ý kiến của sinh viên trước khi đóng Visa như ở TLS Đức tại Sài Gòn, cho nên có một số bạn đã bị đóng Visa có hiệu lực bắt đầu sau ngày hạn chót đăng kí nhập học bên Đức. Nếu sau khi xem bạn thấy có vấn đề, thì ngay lúc đó, bạn cần báo lại với nhân viên ở ĐSQ Đức để họ xem xét lại ngày trên Visa cho bạn. https://www.facebook.com/DuHoc.de - http://www.DuHoc.de - Cập nhật 17.08.2014 - Trang số 2/2