« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển thị trường tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hòa Bình


Tóm tắt Xem thử

- “Phát triển thị trường Tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hòa Bình” Tác giả luận văn: Nguyễn Thùy Dung Khóa: 2012A Người hướng dẫn: TS.
- Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế.
- Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển.
- Tín dụng là một mảng hoạt động lớn và mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng thương mại.
- Tuy nhiên từ xưa tới nay, hầu hết các ngân hàng chỉ quan tâm tới cho vay các Doanh nghiệp mà chưa quan tâm tới nhu cầu vay vốn của cá nhân, hộ gia đình.
- Từ thực tế cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết.
- Từ đó, các ngân hàng mở rộng lĩnh vực của mình sang mảng hoạt động mới là tín dụng bán lẻ.
- Sau năm năm công tác, tôi nhận thấy Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hòa Bình là một Ngân hàng bán buôn lớn, chủ yếu phục vụ khách hàng Doanh nghiệp.
- Hoạt động Ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là Tín dụng bán lẻ bước đầu đã được quan tâm nhưng còn nhỏ bé và manh mún.
- Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để phát triển thị trường tín dụng bán lẻ sẽ có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực tiễn đối với sự đa dạng hóa hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
- 2 Từ những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển thị trường Tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hòa Bình” là luận văn thạc sỹ của mình.
- Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thị trường tín dụng bán lẻ của NHTM.
- Phân tích thực trạng thị trường tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hòa Bình (BIDV Hòa Bình), trên cơ sở đó đánh giá khả năng phát triển thị trường tín dụng bán lẻ trong thời gian tới tại BIDV Hòa Bình.
- Đề xuất những nhóm giải pháp để phát triển thị trường tín dụng bán lẻ tại BIDV Hòa Bình.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính là hoạt động tín dụng bán lẻ tại các NHTM.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển hoạt động thị trường tín dụng bán lẻ tại BIDV Hòa Bình giai đoạn 2012-2014.
- Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hòa Bình, những vấn đề lý luận về tín dụng bán lẻ, luận văn sử dụng phương pháp điều tra, thống kê, thu thập số liệu sẵn có, tổng hợp, so sánh và phân tích trong quá trình nghiên cứu.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường tín dụng bán lẻ tại NHTM Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường tín dụng bán lẻ tại BIDV Hòa Bình Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường tín dụng bán lẻ tại BIDV Hòa Bình

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt