« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên đến năm 2020.


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HOÀNG THỊ THANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚC YÊN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội 2015 TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ Tác giả luận văn: Hoàng Thị Thanh Khóa: 2012A.
- Lý do chọn đề tài nghiên cứu Các ngân hàng lớn trên thế giới đã đi tiên phong trong phát triển các dịch vụ bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng, coi đây là những sản phẩm cốt lõi của ngân hàng mình.
- Tại Việt Nam, tín dụng bán lẻ là khái niệm còn khá mới mẻ, các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng còn kém đa dạng và nhiều hạn chế.
- Người dân chưa tiếp cận nhiều với các dịch vụ của ngân hàng, hiện không quá 15% dân số Việt Nam có tài khoản cá nhân, trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng ở mức rất thấp.
- Trong khi đó, tiềm năng cho phát triển dịch vụ bán lẻ và tín dụng bán lẻ ở nước ta là rất lớn: Dân số nước ta khoảng 88 triệu người, đa số ở độ tuổi trẻ, có thu nhập ngày một tăng, có phong cách và nhu cầu chi tiêu lớn.
- tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2013 của Việt Nam đạt 7%/năm, thu nhập đầu người năm 2013 đạt 1.300 USD.
- Việt Nam cũng đã chính thức là thành viên của WTO từ hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng đã có hiệu lực từ 10/12/2001.
- Theo đó sẽ có nhiều cơ hội để các NHTM phát triển dịch vụ bán lẻ và tín dụng bán lẻ.
- Các ngân hàng nước ngoài cũng đã nhận ra tiềm năng, lợi thế của Việt Nam về tín dụng bán lẻ, trong vòng 5 năm trở lại đây đã có 10 chi nhánh và 52 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Các ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm quản lý và có công nghệ hiện đại đang đi đầu và cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ có nhiều tiện ích đến khách hàng, đặc biệt là khách hàng có thu nhập cao.
- Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên đến năm 2020” làm luận văn Thạc sỹ.
- Cấu trúc luận văn bao gồm: Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Chương I: Luận văn đề cấp 4 nội dung sau: Thứ nhất là: Tổng quan về tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại Thứ hai: Chất lượng tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Thứ ba: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay Thứ tư: Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của một số ngân hàng nước ngoài Chương II.
- Luận Văn đề cấp đến 03 vấn đề sau: Thứ nhất: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV CN Phúc Yên Thứ hai: Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV CN Phúc Yên Thứ ba: Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV CN phúc Yên.
- chương 3 – Luận văn đề cập đến 3 nội dung sau.
- Định hướng phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV Phúc Yên + Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng dán lẻ của BIDV Phúc Yên + Điều kiện để thực hiện các giải pháp trên.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng trong điều kiện hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.
- Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.(BIDV Phúc Yên) Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV Phúc Yên +Về thời gian: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho BIDV chi nhánh Phúc Yên qua 3 năm .
- Tóm tắt cô đọng nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra các mục tiêu cụ thể sau đây.
- Làm rõ việc nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của NHTM trong điều kiện hội nhập cả về lý luận và thực tiễn.
- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Phúc Yên trong những năm gần đây, so sánh chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV Phúc Yên với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ, bước đi và cơ chế hoạt động để nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Phúc Yên .
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lê nin, các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê.
- Trên cơ sở những vấn đề chung về chất lượng tín dụng bán lẻ, luận văn dùng số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Phúc Yên để phân tích, so sánh.
- Kết luận Trên cơ sở vận dụng những lý luận, kết hợp với việc thu thập, phân tích, đánh giá các số liệu về chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên, từ đó đưa ra những đề xuất, những giải pháp mang tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ , đó chính là nội dung cơ bản của luận văn này.
- Với trình độ và khả năng có hạn, luận văn này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và độc giả để luận văn được hoàn chỉnh tốt hơn.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt