« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và xây dựng một số giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán tại Việt Nam.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Phân tích và xây dựng một số giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán tại Việt Nam” Tác giả luận văn: Đào Ba Duy Khóa: 2012A Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Đoàn Xuân Thủy Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Cơ quan Hải quan đóng vai trò quan trọng đối với thương mại của mỗi một quốc gia, có nhiệm vụ thực thi pháp luật, thông quan hàng hóa nhanh chóng, minh bạch, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu.
- Gia nhập WTO, Hải quan Việt Nam cũng như nhiều ngành khác trong nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trong bối cảnh thương mại quốc tế tăng trưởng cả về giá trị và khối lượng, cả thương mại hàng hóa và dịch vụ, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển gia tăng của nạn buôn lậu, gian lận thương mại và tránh thất thu ngân sách cho nhà nước.
- Do đó ngành Hải quan đã và đang tiếp tục cải cách, hiện đại hóa theo hướng vừa quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất nhập khẩu, thu đúng, thu đủ tiền thuế cho Nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong điều kiện tự do hóa thương mại.
- Mặt khác, trong ngành Hải quan vẫn còn tồn tại các cán bộ công chức hải quan tại các cửa khẩu gây phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan làm chậm chễ quá trình thông quan hàng hóa của doanh nghiệp, tăng chi phí lưu kho, lưu bãi hàng hóa của các doanh nghiệp tại các cửa khẩu.
- Với những đặc tính ưu việt hơn so với thủ tục hải quan truyền thống như đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn được thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế tiêu cực nảy sinh từ công chức hải quan, nhân viên của doanh nghiệp làm thủ tục hải quan… thủ tục hải quan điện tử đã và đang được cộng đồng doanh nghiệp nồng nhiệt đón nhận.
- Việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử còn phục vụ nhu cầu hiện đại hoá ngành Hải quan, giúp công tác quản lý và xử lý công việc của ngành Hải quan được nhanh chóng, hiện đại và hiệu quả hơn.
- từng bước tiến tới phù hợp với những yêu cầu của Hải quan trong khu vực và trên thế giới.
- lại đòi hỏi trình độ công nghệ thông tin cao nên vẫn còn rất nhiều vướng mắc cần tiếp tục nghiên cứu và tháo gỡ.
- Đó là lý do chính mà tác giả đã chọn đề tài “Phân tích và xây dựng một số giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán tại Việt Nam” b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: 2 Mục đích của đề tài là giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về thực trạng trong quá trình triển khai thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam, nhất là những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại, hạn chế.
- cơ sở pháp lý áp dụng thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay và nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế vào thủ tục hải quan điện tử cũng như kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới thực hiện thủ tục hải quan điện tử từ đó nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán tại Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu một số đối tượng sau đây.
- Lý luận và kinh nghiệm áp dụng thủ tục hải quan điện tử của Hải quan một số quốc gia trên thế giới.
- Thực trạng áp dụng thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu trong lĩnh vực nghiệp vụ thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong giai đoạn từ năm c) Tóm tắt nội dung và đóng góp của đề tài Tóm tắt nội dung Chương 1: Lý luận cơ bản và thực tiễn về thủ tục hải quan điện tử Chương 2: Thực trạng thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam Đóng góp của đề tài - Làm rõ được vai trò của thủ tục hải quan điện tử đối với sự phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam.
- Phân tích thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam - Đề xuất giải pháp để hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian tới.
- d) Phương pháp nghiên cứu Luận văn sẽ tiếp cận các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin làm phương pháp luận.
- e) Kết luận Qua một thời gian dài thực hiện thí điểm và triển khai toàn ngành về thủ tục hải quan điện tử (từ năm 2005 đến nay) đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ.
- đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ cả phía Chính phủ, nội bộ 3 ngành hải quan và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội.
- Mặc dù còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ nhưng thủ tục hải quan điện tử đã chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức quản lý hải quan hiện đại, từ xử lý trên giấy tờ sang xử lý trên máy tính.
- đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.
- Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta đã có sự hình dung nhất định về thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở nước ta trong thời gian vừa qua, về những ưu điểm, hạn chế cũng như các giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong giai đoạn tới và ngày càng hoàn thiện hơn.
- Từ năm 2014, ngành Hải quan chính thức áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS do Nhật Bản tài trợ trong việc triển khai thủ tục hải quan điện tử, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho ngành Hải quan, thể hiện sự áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại, góp phần đưa Hải quan Việt Nam là trở thành lực lượng hải quan hiện đại, có trình độ chuyên nghiệp chuyên sâu, sánh ngang tầm khu vực và trên thế giới theo chiến lược cải cách hiện đại hóa hải quan đến năm 2020

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt