« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- Đào Thanh Bình Luận văn với đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định”.
- Phát triển giáo dục - đào tạo được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
- Vì vậy cùng với khoa học & công nghệ, giáo dục - đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là “Quốc sách hàng đầu”.
- Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo, quán triệt đường lối của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định đã không ngừng tăng cường chi ngân sách đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo.
- Nhờ có sự quan tâm đó mà sự nghiệp giáo dục của huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
- Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhu cầu chi cho mọi lĩnh vực ngày càng tăng thì việc quản lý các khoản chi như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất là vấn đề cực kỳ quan trọng.
- Chính vì vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định”, nhằm để nâng cao chất lượng công tác quản lý nguồn chi từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện.
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được thiết kế trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
- Trong chương này, tác giả tập trung vào hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về ngân sách nhà nước và công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho Giáo dục- Đào tạo như: Khái niệm ngân sách nhà nước, nội dung ngân sách nhà nước, bản chất, chức năng vai trò của ngân sách nhà nước.
- Các nội dung của quản lý chi ngân sách nhà nước.
- Nội dung, quy trình công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục- Đào tạo.
- Các tiêu chí đáng giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục- Đào tạo.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục- Đào tạo.
- Những nhân tố này có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục- Đào tạo rất nhiều, nhưng trong chương này tác giả chỉ đề cập đến những nhân tố cơ bản nhất mang tính đặc thù riêng có ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục- Đào tạo như: Nhân tố thuộc về tổng sản phẩm quốc nội và phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nội, nhân tố về tốc độ phát triển dân số số lượng và cơ cấu dân số, nhân tố về thực trạng trang thiết bị phương tiện phục vụ cho Giáo dục - Đào tạo và nhân tố về phạm vi mức độ các khoản dịch vụ không phải trả tiền do Nhà nước cung cấp cho học sinh.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Đinh- Trong chương 2 ngoài phần giới thiệu chung về tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của huyện Giao Thủy, dựa vào phần lý luận đã viết trong chương một, tác giả đã phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo huyện Giao Thủy như thế nào? Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo huyện Giao Thủy ra sao? Thực trạng và đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo huyện Giao Thủy.
- Qua phân tích ta thấy, mặc dù công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo huyện Giao Thủy đã chặt chẽ, lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên cho Giáo dục và Đào tạo đúng theo văn bản quy định, thực hiện cơ cấu mục chi hợp lý, công tác quyết toán kiểm tra kịp thời, tiết kiệm được nguồn ngân sách nhà nước nhưng tác giả đã đưa ra 5 nguyên nhân lý giải tại sao cần thiết phải hoàn thiện công tác chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo .
- Trong chương này tác giả cũng dành một phần tư số trang để đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thủy: Thực trạng, kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Xuất phát từ những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo huyện Giao Thủy trong chương một, tác giả đã phân tích một số nguyên nhân của những hạn chế như: Nguyên nhân do cơ chế phân cấp quản lý ngân sách đối với các đơn vị Giáo dục – Đào tạo của huyện hàng năm có một số điểm không phù hợp, chưa được hoàn thiện.
- Nguyên nhân do yếu tố con người chưa được chú trọng đúng mức trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cho Giáo dục – Đào tạo … và nhiều nguyên nhân khác, những nguyên nhân này sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp cũng như các kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thủy trong chương sau.
- Chương 3: Giải pháp và những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
- Trong chương ba, ngoài việc nêu định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo của huyện Giao Thủy giai đoạn tác giả đã đưa ra một số nhóm giải pháp để khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Giao Thủy.
- Các giải pháp được trình bầy dưới dạng liệt kê, tác giả nhấn mạnh đến 4 nhóm giải pháp là.
- Giải pháp khắc phục trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ quản lý + Giải pháp khắc phục hạn chế trong việc lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục – Đào tạo + Giải pháp khắc phục hạn chế trong việc chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục – Đào tạo + Giải pháp khắc phục hạn chế trong việc quyết toán thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục – Đào tạo Đây không phải là giải pháp mới nhưng mang ý nghĩa thiết thực nhất mà ngành Giáo dục ở đâu cũng có thể làm được nhưng lại chưa được quan tâm ở mức độ cần thiết.
- Để hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, thì bản thân Giáo dục huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định không có thẩm quyền để giải quyết hết các vấn đề, do vậy trong chương 3 này tác giả có đưa ra các khuyến nghị.
- Khuyến nghị đối với UBND huyện Giao Thủy + Khuyến nghị đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tỉnh Nam Định.
- Theo tác giả những khuyến nghị đó là rất thiết thực và sẽ có tác dụng lớn trong việc hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
- Giáo dục và Đào tạo luôn được coi là nền móng đối với chiến lược phát triển con người và chiếm một vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Trên tinh thần đó, mặc dù kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn nhưng sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo vẫn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng phát triển, thể hiện ở việc ngân sách hàng năm dành cho Giáo dục – Đào tạo ngày một tăng lên Chi ngân sách nhà nước nói chung và chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo nói riêng đây là một khoản chi lớn, tác giả nhận thấy việc quản lý các khoản chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp Giáo dục là rất cần thiết, góp phần quản lý chặt chẽ và có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt