Academia.eduAcademia.edu
1 DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH Bảng 1.2.2.1. Tăng trưởng thực của một số nước châu Á Biểu đồ 1.1.1.1. Biểu đồ thể hiện tổng quan tình hình kinh tế quốc dân nước CHND Trung Hoa năm 2013 Biểu đồ 1.1.1.2. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân của Trung Quốc năm 2013 Biểu đồ 1.1.1.3. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các nhóm ngành trong cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 2013 Biểu đồ 1.1.1.4. Biểu đồ thể hiện tỉ trọng cơ cấu GDP của thế giới từ năm 1700 đến năm 2030 Biểu đồ 1.1.1.5. Biều đổ thể hiện tỉ lệ người sống trong điều kiện nghèo cực độ trong xã hội từ năm 1980 đến năm 2013 Hình 1.1.2.1. Con đường tơ lụa thế kỷ XXI của Trung Quốc Hình 1.2.2.1. Bản đồ dự án kết nối Kolkatta – Mizoram qua cảng Sittwee dài 1328 km 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEP Act East Policy Chính sách Hành động Hướng Đông ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội Các nước Đông Nam Á BIMSTEC Bangladesh – India – Mianmar – Sri Lanka – Thailand Economics Kinh tế Bangladesh - Ấn Độ - Mianmar – Sri Lanka – Thái Lan CECA Committee for Education and Cultural Action Hội đồng Hành động Văn hoá và Giáo dục CHND Cộng hoà Nhân dân EAS East Asian Community Cộng đồng Đông Á FDI Foreign Direct Investment Đầu tư nước ngoài trực tiếp GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Funds Quỹ Tài chính Thế giới LEP Look East Policy Chính sách Hướng Đông MGC Mekong – Ganga Coorperation Hợp tác Mekong – sông Hằng MoU Memorandium of Understanding Bản ghi nhớ MoC Memorandium of Convention Bản ghi nhớ hợp tác OBOR One Belt and One Road 3 Một vành đai – Một con đường SAARC South Asian Association for Regional Coorperation Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á SAFTA South Asian Free Trade Area Khu vực thương mại mậu dịch tự do Nam Á USD United States dollar Đô-la Mỹ WB World Bank Ngân hàng Thế giới 4 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Nếu thế kỷ XIX được xem là thế kỷ của Địa Trung Hải và châu Âu, thế kỷ XX là thế kỷ của Đại Tây Dương và nước Mỹ, thì thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của Thái Bình Dương và châu Á. Một trong những nguyên nhân chính cho thấy điều đó chính là sự trỗi dậy của hàng loạt các quốc gia, nền kinh tế hoá rồng, hoá hổ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, và Ấn Độ. Trong khi các đời Chủ tịch nước CHND Trung Hoa từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào tuyên bố về sự trỗi dậy “hoà bình”, Tập Cận Bình lại quyết định mở sang một thời kỳ mới, đặt dấu chấm hết cho giai đoạn “ẩn mình chờ thời” của Trung Quốc. Đó là giai đoạn thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” nhằm phục hưng đế chế Trung Hoa rộng lớn đầy tự hào của Trung Quốc, thông qua sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển (MSR), và Vành đai con đường tơ lụa trên bộ qua Nam Á và Tây Á tới châu Âu, sau đó được phát triển thành sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) hay Vành đai và Con đường (BRI). Ra đời trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có phần chững lại, và ảm đạm với đầy hoài nghi về nợ xấu, bong bóng khủng hoảng cũng như bẫy thu nhập trung bình mà Trung Quốc cần phải vượt qua, sáng kiến Một vành đai – Một con đường vì thế không chỉ nhằm gia tăng sự hiện diện cũng như sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực lục địa Á – Âu và châu Phi, mà trên hết nó còn là lối thoát để chính quyền Bắc Kinh giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội nhức nhói trong nước đến từ sự già hoá dân số, lao động, nhu cầu tăng tính tập quyền nhà nước pháp trị, pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như đến từ cơn khát tài nguyên, nhiên liệu và thị trường lao động đến từ Đông Nam Á nhằm đáp ứng cho nhu cầu và thị trường rộng lớn ở Trung Quốc đang ngày càng gia tăng vượt mức quy mô dân số. Trải qua nhiều gia đoạn thực hiện, triển khai từ cuối năm 2013 đầu năm 2014 đến nay, với sự tham gia hỗ trợ từ hàng loạt các cơ chế, chính sách cụ thể cấp nhà nước tới địa phương, sáng kiến Một vành đai – Một con đường cuối cùng cũng đã giành được một số kết quả, thành tựu to lớn nhất định, góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. điển hình là sự ra đời của AIIB, ADB và Quỹ Con đường tơ lụa trên biển, những thể chế tổ chức quốc tế được xem như là đối lập hoàn toàn với những tổ chức truyền thống trong trật tự thế giới do Mỹ sáng lập như WB, Quỹ IMF, Quỹ Phục hưng nền kinh tế châu Âu (Marshall), … Và một trong những tác động lớn nhất của sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) của Trung Quốc chính là tác động tới 5 điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước bị ảnh hưởng như Ấn Độ từ giai đoạn cuồi 2013 đầu 2014 đến nay đối với sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc nói riêng. Với vị trí địa lý tự nhiên tương đối biệt lập với phía Bắc do được che chở bởi dãy Himalaya, Ấn Độ chỉ có thể vươn sức ảnh hưởng của mình ra thế giới bên ngoài qua con đường phía Đông – Nam và phía Tây. Trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh, dựa trên nền tảng những tư tưởng chính trị truyền thống, Nehru và các đời thủ tướng Ấn Độ sau đó đã chọn cho Ấn Độ một “trung đạo” là lãnh đạo các nước Thế giới Thứ Ba trong phong trào Không Liên Kết. Bên cạnh những thành tựu chính trị và quan hệ quốc tế đem lại cho Ấn Độ trên trường quốc tế, phong trào này cũng gây ra không ít cản trở khiến nền kinh tế xã hội Ấn Độ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, sâu sắc khi mất đi một chỗ dựa, đồng minh quan trọng là Liên Xô vào năm 1991. Sự cải tổ nhỏ giọt trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX chưa đủ để giải quyết triệt để những vấn đề nội tại nền kinh tế xã hội Ấn Độ đương thời. Do đó, từ năm 1991, theo sáng kiến của thủ tướng Narasimha Rao, Ấn Độ bắt đầu đồng hành gần ¼ thế kỷ liền sau đó cùng chính sách Hướng Đông: không chỉ là một chính sách kinh tế, chính sách đối ngoại, Hướng Đông (Look East Policy – LEP) là sự thay đổi chiến lược của chính phủ Ấn Độ trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó trọng tâm là kinh tế. Cùng với lực lượng lao động tay nghề cao dồi dào, hơn 20 năm cải cách kinh tế toàn diện, sâu sắc theo chính sách Hướng Đông, sức mạnh kinh tế - công nghệ - quốc phòng – an ninh – viễn thông của Ấn Độ đã gia tăng đáng kể trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, quan hệ Ấn Độ - ASEAN cũng bắt đầu gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là trong hợp tác kinh tế - an ninh – quân sự - năng lượng. Song từ khi lên nắm quyền vào tháng 5/2014 đến nay, chính quyền thủ tướng Narenda Modi đã không chỉ dừng lại ở vai trò quan sát viên trong các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, các cuộc tấn công của chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, mà còn mở rộng phạm vi hướng Đông ra từ Australia đến Nhật Bản, Trung Quốc, trong đó ASEAN vẫn là hạt nhân. Sự chuyển hướng chiến lược này tạo ra chính sách Hành động Hướng Đông (Act East Policy – AEP) được xem như là sự phát triển có tính kế thừa, cao hơn chính sách Hướng Đông của các chính quyền tiền nhiệm. Bên cạnh việc Hướng Đông, chính quyền Modi cũng không quên hướng Tây trong lĩnh vực năng lượng và kinh tế, bởi đây là khu vực có hơn 7 triệu Ấn kiều sinh sống, có trữ lượng dầu lửa khí đốt cao, cùng với Nam Á và Đông Nam Á đều là 6 khu vực chứa lợi ích chiến lược của Ấn Độ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc. Sự điều chỉnh chiến lược ấy được thể hiện trên đầy đủ bốn cấp quan hệ với nhóm các nước láng giềng trực tiếp (Nam Á), nhóm các nước láng giềng mở rộng (Đông Á – Tây Á – Nam Thái Bình Dương), nhóm các cường quốc (Mỹ - Nhật – Nga – Trung) và nhóm các nước còn lại (châu Âu, châu Phi, châu Mỹ Latin). Tuy nhiên, trên tiến trình thực hiện sự điều chỉnh mang tính chiến lược đó, Ấn Độ cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức bên cạnh những thuận lợi đến từ chính nội tại quốc gia và cả từ bối quốc tế. Đặc biệt nổi bật lên hơn cả là những thách thức đến từ tham vọng bá chủ toàn cầu của Trung Quốc, biểu hiện rõ nét nhất chính là sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR), những thuận lợi đến từ sự thực dụng hơn trong chính sách đối ngoại mang đậm màu sắc chủ nghĩa dân tộc dân tuý của chính quyền Washington, những thách thức đến từ chủ nghĩa ly khai, tranh chấp chủ quyền và sức ảnh hưởng ở Nam Á và Đông Á trong quan hệ Trung Ấn, hay cả những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố, nạn cướp biển, … đến từ các nước Đông Nam Á. Tóm lại, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Narenda Modi từ 2014 đến nay chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiều nhân tố như an ninh Đông Nam Á và Nam Á, quan hệ Ấn Độ - Tây Á, nhân tố Mỹ, nhân tố Nhật Bản, … nhưng quan trọng hơn cả là nhân tố Trung Quốc, trong đó nổi bật và nắm vai trò quyết định chính là tham vọng bá chủ toàn cầu của Trung Quốc được thể hiện qua hàng loạt hành động trong tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội khoa học mang màu sắc Trung Hoa, trong các mối quan hệ chiến lược Trung – Ấn, Trung – Nhật và đặc biệt là trong cuộc cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ ở Đông Nam Á. Ấn Độ đã dần tiến tới đạt được mục tiêu là một cường quốc kinh tế, cường quốc quân sự, cường quốc vũ khí hạt nhân. Vì vậy, một mặt, Ấn Độ phải thể hiện rõ sự tập trung, cương quyết, phân bổ nguồn lực và hướng đến những hành động thiết thực, cấp thiết, hấp dẫn hơn nữa đối với các khu vực chứa đựng lợi ích địa chiến lược của Ấn Độ về kinh tế - thương mại – quân sự - quốc phòng – an ninh như Nam Á, Đông Á và Tây Á; mặt khác, Ấn Độ cũng cần phải thận trọng và quyết đoán hơn trong quan hệ Trung - Ấn, Mỹ - Ấn để có thể tranh thủ được sự ủng hộ, hỗ trợ về khoa học kĩ thuật, công nghệ quân sự, từ đó củng cố vị thế cường quốc châu Á – Thái Bình Dương của Ấn Độ mà không gây quá nhiều kích động đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay và trong cả 20, 30 năm tới. 7 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) là sáng kiến ngoại giao quan trọng hàng đàu của Tập Cận Bình trong việc biến khu vực Á – Âu – Phi thành khu vực kinh tế thương mại với vai trò lãnh đạo chi phối của Trung Hoa đối trọng với khu vực Đại Tây Dương do Mỹ chi phối. Đó là dấu chấm hết cho giai đoạn “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, mở ra giai đoạn khẳng định rõ hơn vai trò lãnh đạo toàn cầu của Trung Hoa. Sáng kiến Một vành đai – Một con đường cũng là chìa khóa để Trung Quốc củng cố sự phát triển ổn định nền kinh tế ở phía Tây nước này, để các nước châu Á tham gia sáng kiến có cơ hội phát triển cơ sở hạ tầng hơn nữa, củng cố đầu tư của Trung Hoa, đồng thời giải quyết các bài toán mâu thuẫn kinh tế - chính trị nội tại quốc gia này. Ấn Độ là một quốc gia cộng hòa đại nghị ở khu vực Nam Á với số dân đông thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), GDP danh nghĩa năm 2017 cao thứ 6 thế giới và là nền kinh tế có tổng số sản phẩm quốc nội đứng thứ 3 thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Từ cuộc cải cách kinh tế toàn diện năm 1991, Ấn Độ đã trở thành một nước công nghiệp mới với mức tăng trưởng nhanh chóng, một cường quốc khu vực đang nổi lên có trình độ phát triển kinh tế vào bậc nhất ở Nam Á, có quân đội thường trực lớn thứ ba và xếp hạng thứ 8 về chi tiêu trên thế giới, đồng thời giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc đầy tiềm năng.1 Tuy nhiên, trên thực tế, sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc đang thâu trọn cả hai lục địa Á – Âu và Phi châu, bao trùm những hải cảng, trung tâm trung chuyển, vận tải hàng hải quan trọng nhất thế giới trên tuyến đường biển huyết mạch của nền kinh tế thế giới. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm lực kinh tế - quân sự, an ninh chính trị cũng như vị thế quốc tế và sức mạnh tổng hợp quốc gia của các nước lớn trên khu vực Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc trong đó có Ấn Độ. Trước tình hình đó, từ năm 2014 đến nay, các nước lớn như Ấn Độ đã có sự điều chỉnh đáng kể chính sách đối ngoại của mình phù hợp hơn với tình hình mới ở châu Á Thái Bình Dương, sao cho vừa có thể giữ vững cán cân quyền lực trước sự bành trướng ảnh hưởng của Mỹ - Trung ở châu Á vừa thể tiếp tục tăng cường hợp tác, phát Ấn Độ, <url: https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99>, truy cập ngày 29/01/2019 1 8 triển ổn định trong khu vực có nền kinh tế hoạt động sôi nổi và quan trọng bậc nhất thế giới. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm tác giả quyết định chọn Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2014 đến nay trước sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) của Trung Quốc làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên nhằm cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cơ bản về quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các khu vực khác từ năm 2014 đến nay trước sáng kiến Một vành đai – Một con đường đầy tham vọng của Trung Quốc cho các giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên các hệ đào tạo của các chuyên ngành Quan hệ quốc tế (Quốc tế học), Đông phương học, Lịch sử thế giới, Châu Á học, Chính trị học, … Tuy nhiên, do thời gian và khả năng truy cứu dữ liệu có hạn nên đề tài không tránh khỏi một vài sai sót, kính mong quý thầy cô, các anh chị sinh viên, và nghiên cứu sinh thông cảm. Nhóm tác giả cũng chân thành mong muốn được nhận sự đóng góp ý kiến chân thành từ quý thầy cô và các anh chị sinh viên, nghiên cứu sinh để khắc phục sai sót còn tồn đọng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở phạm vi cơ sở lý luận, một số công trình tiêu biểu liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn từ 2014 đến nay như: Thứ nhất, công trình Quan hệ quốc tế: Những khía cạnh lý thuyết và vấn đề, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 của tác giả Nguyễn Quốc Hùng với hệ thống những vấn đề khác nhau của quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, trong đó có sự phân định rạch ròi giữa các cách hiểu cùng một lý thuyết của những trường phái khác nhau, bổ trợ và hoàn thiện lẫn nhau khi nghiên cứu cùng một vấn đề như dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tân tự do, …Ngoài ra, công trình Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014) của tác giả Hoàng Khắc Nam cũng đã trình bày những vấn đề lý luận quan hệ quốc tế quan trọng dưới góc nhìn lịch sử như một sự trình bày tổng kết mang tính khoa học lý luận về quan hệ quốc tế thông qua hệ thống kiến thức cơ sở được trình bày theo thứ tự thời gian giúp nhóm tác giả hiểu biết sâu sắc hơn những vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế liên quan đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của một quốc gia dưới phương pháp lịch sử - logic của phương pháp luận Marxist. Thứ ba, phải kể đến như Quan hệ quốc tế trong kỷ nguyên châu Á – Thái Bình Dương, Nhà xuất bản Tri thức của Nguyễn Trường đã nêu ra các tuyến đường lưu thông hàng hải huyết mạch mới của thế giới được tạo ra bởi tác động của sáng kiến 9 Một vành đai – Một con đường (OBOR), các phản úng của giới cầm quyền các nơi có Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc đi qua, và các thay đổi về chính trị kinh tế của Trung Quốc trước thềm đưa ra sáng kiến Một vành đai – Một con đường cùng với sự thay đổi các cách nhìn của phương Tây với quá trình cải cách toàn diện của Trung Quốc dưới giai đoạn cầm quyền của Tập Cận Bình. Kế đến là tác phẩm Quan hệ quốc tế thời hiện đại: những vấn đề mới đặt ra của Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật đã cho thấy sự thay đổi đáng kể vị thế quốc tế của Trung Quốc và một số thành tựu nhất định bên cạnh một vài hạn chế trong chính sách đối ngoại có phần “yếu đuối” của Ấn Độ để từ đó trở thành một nhân tố quan trọng cùng với Nhật Bản cân bằng ảnh hưởng các cường quốc tại ASEAN, đối trọng với Trung Quốc. Đặc biệt, tác giả Văn Ngọc Thành còn nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân tố chính ảnh hưởng đến quan hệ Trung - Ấn đầu thế kỷ XXI. Ở phạm vi cơ sở thực tiễn, nhìn chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Trung Quốc cũng như về sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) còn tương đối ít, mang tính chậm cập nhật, chưa đi sâu. Từ khi sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) ra đời cuối năm 2013 đầu năm 2014 đến nay, các hội thảo nghiên cứu khoa học chuyên ngành Quan hệ quốc tế cấp quốc gia và quốc tế, các trang điện tử của các trung tâm – viện nghiên cứu trong và ngoài nước như Diễn đàn Kinh tế - chính trị - đối ngoại Đông Á http://www.eastasiaforum.org/, thời báo Nam Trung Hoa https://www.scmp.com/, website Tạp chí Chính sách đối ngoại https://foreignpolicy.com/, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á http://viisas.vass.gov.vn, Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ quốc tế http://scis.hcmussh.edu.vn, Viện Nghiên cứu Trung Quốc http://vnics.org.vn hay Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á http://www.inas.gov.vn đều đã đăng tải nhiều bài viết đáng quan tâm liên quan đến sáng kiến Một vành đai - Một con đường (OBOR) cùng những tác động đến tình hình địa kinh tế - chính trị khu vực các nước láng giềng Trung Quốc như Ấn Độ của các nhà nghiên cứu Quan hệ quốc tế, Chính trị, An ninh, Kinh tế như Trần Nam Tiến (Chiến lược Chuỗi ngọc trai và mục tiêu trở thành cường quốc biển của Trung Quốc trong thế kỷ XXI, vnics.org.vn) Huỳnh Tâm Sáng (Đông Á và Việt Nam trong thế kỷ XXI: Những vấn đề chính trị - kinh tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tăng Nghị (Thách thức đối với Một vành đai - 10 Một con đường của Trung Quốc, nghiencuuquocte.org), Vũ Thành Công (Sự trỗi dậy của Đồng Nhân dân tệ và chính trị Trung Quốc, nghiencuuquocte.org), Đồng Xuân Thọ (Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tapchicongsan.org.vn), ... Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cũng đã cho phát hành những bộ sách quý báu liên quan đến chiến lược, đường lối, chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Ấn Độ qua các năm từ đầu thế kỷ XXI đến nay của các tác giả như Trình Mưu - Vũ Quang Vinh (Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỉ XXI: Vấn đề - sự kiện - quan điểm, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005), Trần Nam Tiến (Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới, Nhà xuất bản Văn hoá Văn nghệ, TPHCM, 2016), Nguyễn Xuân Sơn (Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006), Hoàng Khắc Nam (Cục diện châu Á - Thái Bình Dương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006), Phạm Bình Minh (Cục diện thế giới đến năm 2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010), Nguyễn Tuấn Khanh (Sự hiện diện của các cường quốc ở biển Đông từ góc nhìn quan hệ quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2015), ... Trong đó, công trình Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới (Trần Nam Tiến, 2016) đã nêu bật được những đặc điểm kinh tế - chính trị của Ấn Độ hiện nay trong việc xác lập vị thế một cường quốc khu vực hay cường quốc thế giới và trong mối tương quan những kết quả đạt được từ sự trỗi dậy đó so với những kết quả gặt hái được từ sự vươn mình ra thế giới của quốc gia láng giềng Trung Hoa; qua đó, xác định những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đối với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay tới từ môi trường địa kinh tế, địa chính trị của châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu về ảnh hưởng của sáng kiến Một vành đai - Một con đường từ khi ra đời đến nay đối với các nước láng giềng chưa được xem xét dưới góc nhìn sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của quốc gia chịu ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nhiều công trình liên quan đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Ấn Độ trong giai đoạn từ 2001 đến nay ít đề cập đến sự điều chỉnh những chính sách đó dưới tác động của sáng kiến Một vành đai - Một con đường của Trung Quốc. Do đó, nhóm tác 11 giả đã xây dựng đề tài bằng cách tham khảo, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các nội dung, đặc trưng, bản chất của sáng kiến Một vành đai - Một con đường cũng như của chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước sáng kiến Một vành đai - Một con đường qua loạt bài nghiên cứu, báo cáo, luận văn, luận án, khóa luận của các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Lịch sử thế giới, Đông Nam Á học, châu Á học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Học viện Ngoại giao làm nền tảng cho việc mô tả bản chất, nội dung, ý nghĩa và tác động ảnh hưởng của sáng kiến ngoại giao kinh tế Một vành đai - Một con đường đối với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay. 3. Nguồn tài liệu Sách in của các nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Chính trị quốc gia, Lý luận chính trị, ... Các sách in hỗ trợ thu thập tin tức, các văn bản quy phạm pháp luật chính thống liên quan đến việc công bố, triển khai và hiện thực hóa sáng kiến Một vành đai - Một con đường cũng như việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn từ 2014 đến nay. Các phát biểu, văn bản pháp quy chính thức, công khai của các viện, trung tâm nghiên cứu và chính phủ Ấn Độ, Trung Quốc. Các bài báo giấy, tạp chí khoa học, các bài nghiên cứu từ các tạp chí khoa học: Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Cộng sản, ... Khóa luận, luận án, luận văn chuyên ngành Lịch sử thế giới, Chính trị học, Quốc tế học (Quan hệ quốc tế) Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Các bài báo điện tử, tạp chí điện tử giúp nhóm tác giả tiếp cận những ý kiến công khai phổ biến cũng như những góc nhìn độc đáo trong một số phạm vi nhỏ liên quan đến sáng kiến Một vành đai - Một con đường và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2014 đến nay. 4. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu và phân tích bản chất, nội dung cũng như ý nghĩa sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay trước những ảnh hưởng của sáng kiến 12 ngoại giao kinh tế Một vành đai - Một con đường do Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình khởi xướng. 5. Phạm vi nghiên cứu Bản chất, nội dung, cùng những thành tựu, thuận lợi, khó khăn của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 4 năm 2019 và những nhân tố tác động từ sáng kiến Một vành đai - Một con đường tới những điều chỉnh đó. 6. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng hai phương pháp luận cơ bản trong phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp luận Marxist và phương pháp luận Quốc tế học. Phương pháp luận Marxist bao gồm phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng giúp đảm bảo tính logic khách quan, tính quy luật trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu hướng đến, cụ thể ở đây là sáng kiến ngoại giao kinh tế Một vành đai - Một con đường. Trong đó, phương pháp lịch sử được sử dụng để xem xét sự vật, hiện tượng được nghiên cứu hướng đến qua các giai đoạn hình thành, phát triển và tiêu vong, vận động và biến đổi, phát triển trong những điều kiện cụ thể với tính chất nhất định. Phương pháp logic được áp dụng để nghiên cứu sự vật, hiện tượng được đề tài nghiên cứu theo hình thức tổng quát để vạch ra được bản chất, quy luật và khuynh hướng vận động của sự vật, hiện tượng khách quan được nhận thức, kể cả khi sự vật, hiện tượng đó phát triển đến giai đoạn phát sinh và phải thay thế bằng một sự vật, hiện tượng mới khác. Phương pháp luận Quốc tế học bao gồm phương pháp chính trị học so sánh, pháp nghiên cứu hệ thống - cấu trúc và phương pháp nghiên cứu liên ngành giúp đảm bảo tính toàn diện, tổng hợp, tính hệ thống của vấn đề được nghiên cứu dưới những góc nhin khoa học có liên hệ chặt chẽ, mật thiết, hữu cơ với nhau như Kinh tế - Chính trị An ninh - Quyền lực. Trong đó, phương pháp nghiên cứu liên ngành đặc biệt giúp đảm bảo tính khách quan, cập nhật, thời sự khi khảo cứu kết hợp dưới nhiều góc nhìn, nhãn quan khoa học khác nhau có được từ những tri thức văn hoá, lịch sử, chính trị, quan hệ quốc tế … để có lăng kính đa chiều, rõ ràng hơn về vấn đề nghiên cứu. 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 13 Thứ nhất, nhóm tác giả hi vọng sẽ đóng góp một công trình nghiên cứu xây dựng và vận dụng tương đối đầy đủ nhũng hiểu biết về sáng kiến Một vành đai - Một con dường của Trung Quốc cũng như về sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn từ 2014 đến nay dưới tác động của sáng kiến Một vành đai - Một con đường. Qua đó, cung cấp bổ sung một cách hệ thống nhất những hiểu biết mang tính thời sự nhất trong tiếp cận, học tập và nghiên cứu các môn học chuyên ngành như Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Ấn Độ, Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Trung Quốc, Chiến lược của các cường quốc ở châu Á - Thái Bình Dương, Nhập môn Quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế phương Đông. Thứ hai, nhóm tác giả trình bày chi tiết và phân tich sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước tác động của sáng kiến Một vành đai - Một con đường, qua đó hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích và rút ra những nhận xét riêng về các nội dung liên quan đến sáng kiến Một vành đai - Một con đường cũng như đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Bên cạnh đó, nhóm tác giả hi vọng có thể đóng góp một phần công sức vào việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn từ 2014 đến nay dưới tác động của sáng kiến ngoại giao kinh tế Một vành đai - Một con đường, từ đó đóng góp thêm vào nguồn tư liệu ít ỏi về ảnh hưởng của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay trước sáng kiến Một vành đai - Một con đường (OBOR). Từ đó, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cơ bản cho sinh viên, nghiên cứu sinh và giảng viên các chuyên ngành Đông phương học, Quốc tế học, Châu Á học tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc hơn về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Ấn Độ và Trung Quốc. 8. Bố cục đề tài Ngoài phần mục lục, danh mục từ viết tắt, lời cảm ơn, phần dẫn nhập, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành ba chương bảy tiết: Chương 1. Những nhân tố tác động tới sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước sáng kiến Một vành đai - Một con đường Giới thiệu tổng quan bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội dẫn đến sự ra đời sáng kiến ngoại giao kinh tế Một vành đai – Một con đường (OBOR) tiến trình thực hiện và kết quả triển khai của Trung Quốc cùng những ảnh hưởng của sáng kiến đến bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội của Ấn Độ từ 2014 đến nay 14 Đồng thời, trình bày khái lược những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong hai giai đoạn từ sau khi giành độc lập từ chính quyền Anh (ngày 15/8/1947) tới khi bắt đầu triển khai chính sách đối ngoại Hướng Đông (Look East) (1991-1992) và quá trình triển khai chính sách Hướng Đông đó của Ấn Độ tới khi nhìn lại 10 năm, 15 năm thực hiện chính sách Hướng Đông trước khi bắt đầu một trang sử mới với việc nâng cấp thành chính sách Hành động Hướng Đông (Act East Policy) của chính quyền thủ tướng Modi nhiệm kỳ 2014-2019 Chương 2. Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) từ 2014 đến nay Thông qua việc trình bày quá trình thay đổi nhận thức về Trung Quốc trong chính sách đối ngoại từ 2014 đến nay của Ấn Độ, nhóm tác giả đi sâu vào phân tích những nội dung cơ bản trong sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay đối với từng khu vực cụ thể chịu tác động do nhận thức của Ấn Độ về phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc như các nước Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, và cả khu vực bờ Đông châu Á Thái Bình Dương. Chương 3. Nhận xét Từ sự phân tích có hệ thống những nội dung cơ bản trong sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay trong tương quan bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay, nhóm tác giả đi vào trình bày những thuận lợi, khó khăn và kết quả của những điều chỉnh chính sách đối ngoại đó, cũng như những tác động quyết định tới việc hình thành, xác lập và củng cố một cường quốc khu vực hay cường quốc thế giới Ấn Độ, và những triển vọng thuận lợi và thách thức đặt ra cho sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong tương lai. 15 CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ TRƯỚC SÁNG KIẾN MỘT VÀNH ĐAI – MỘT CON ĐƯỜNG 1.1. Tổng quan về sáng kiến Một vành đai - Một con đường 1.1.1. Bối cảnh ra đời sáng kiến Một vành đai - Một con đường Thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đều đang đứng trước ngưỡng cửa của quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá phát triển đồng hành cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ mọi mặt đời sống của xã hội, trên các lĩnh vực công nghệ mới, đặc biệt được chú trọng phát triển như các lĩnh vực Big Data, Alternative Intelligence, v.v. Bên cạnh đó, xu thế tăng cường hợp tác phát triển kinh tế, thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày một nhiều cho thấy sự chuyển mình của nền kinh tế thế giới, sự xuất hiện thêm nhiều hình thức mới của chủ nghĩa bảo hộ kinh doanh và tính gia tăng gay gắt trong cạnh tranh giữa các chủ thể phi quốc gia, xuyên quốc gia như Apple – Google – Samsung – Grab – Sumatra, v.v Tuy nhiên, thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng cũng đang đứng trước những thách thức vô cùng nan giải, đòi hỏi phải nghiên cứu trong tổng thể hệ thống lợi ích quốc gia với các lĩnh vực liên đới như vấn đề khan hiếm dần tài nguyên năng lượng, dẫn đến nhu cầu tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo mới ở châu Phi, Trung Đông, Đông Nam Á như băng cháy, v.v; vấn đề cấm vận của Mỹ và các quốc gia phương Tây đối với Nga, Syria, Iran, Triều Tiên, đều là những quốc gia có lợi ích hợp tác tương đối đáng kể trong khu vực láng giềng gần 20 nước của Trung Quốc; vấn đề tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, dầu mỏ, khí đốt thay thế cho nguồn cung cấp khổng lồ từ Nga và Iran do bị chính các nước phương Tây và Mỹ cấm vận; cũng như vấn đề trỗi dậy của các cường quốc khu vực, cường quốc kinh tế, các trung tâm kinh tế thế giới mới, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đến từ châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Huawei, Jack Ma, Weibo, Tik Tok, v.v Chính những vấn đề đó cùng với sự suy giảm bất ổn đáng kể về tiềm lực kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 2013-2014 đã là động lực để chính quyền Bắc Kinh thêm gia tăng quyết tâm trỗi dậy, phục hồi nền kinh tế và độc chiếm biển Đông. Bên cạnh đó, về mặt xã hội, Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung đều đang phải đối mặt với một loạt những mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực 16 đoan nói chung và người Hồi ở Tân Cương nói riêng, từ chủ nghĩa ly khai khắp nơi trên thế giới (từ bán đảo Crưm, Bachelonia, Makedonia đến những vùng lãnh thổ như Nam Sudan, Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, v.v) cùng với hàng loạt những mối đe doạ an ninh phi truyền thống khác như (hacker an ninh mạng, thách thức an ninh lương thực ở những khu vực dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa phía Tây Trung Quốc, châu Phi, phía Bắc Ấn Độ, miền Bắc Úc, v.v). Đồng thời, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Trung Quốc cũng trỗi lên sự phát triển của Chủ nghĩa Dân tộc hay xu hướng dân tộc chủ nghĩa ngày một cao, là một điều kiện thuận lợi để chính quyền Bắc Kinh sử dụng như một công cụ phục vụ tiến trình tăng cường các biện pháp phát triển kinh tế, cải cách chính trị cũng như gia tăng sức ảnh hưởng, tư tưởng bành trướng trên biển Đông nói riêng và trên thế giới nói chung dưới màu sắc Dân tộc chủ nghĩa tương tự như các hiện tượng Make America Great Again (MAGA), Brexist, v.v Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng gặp tương đối những thuận lợi đến từ chính trường thế giới như sự rút lui dần khỏi những tranh chấp, xung đột trên biển Đông để củng cố kinh tế - an ninh quân sự - quốc phòng của các nước lớn như Mỹ, Nhật, Úc, v.v đã vô tình tạo ra một khoảng trống quyền lực ở Đông Nam Á và Nam Á, hay sự hình thành ngày càng rõ nét một cục diện thế giới mới “nhất siêu đa cường” (Mỹ Trung – Nga – Nhật - Ấn – EU) cho Trung Quốc mở rộng các hoạt động bành trướng, đáp ứng nhu cầu tài nguyên – lao động – lương thực khổng lồ cho hơn 1,3 tỷ dân Trung Quốc đại lục. Cục diện thế giới mới “nhất siêu đa cường” (nhất siêu cường quốc Mỹ và hàng loạt cường quốc thế giới như Trung – Nga – Nhật – Ấn – EU) ngày càng hình thành rõ nét, xu hướng sử dụng quyền lực mềm hay sức mạnh mềm, tiếp cận đa phương hóa – đa dạng hóa trong quan hệ đối tác chiến lược giữa các nước lớn ngày càng định hình Trung Quốc như một đối thủ mới nổi, vượt qua Nga và Nhật Bản để trở lại vị thế cường quốc khu vực cũng như cường quốc thế giới mới đối trọng với Mỹ. Ngoài ra, kéo theo sự xuất hiện cục diện thế giới mới đó là sự hình thành những mối quan hệ tay ba, các trục xoay mới trong quan hệ quốc tế trên thế giới như trục Nga – Trung – Ấn, Ấn – Úc – Nhật, Mỹ – Úc – Nhật đã trở thành một cơ sở chín muồi tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc sử dụng Chủ nghĩa Dân tộc Dân túy vào công cuộc phục hưng Trung Hoa, từ đó tạo lớp vỏ bọc hoàn hảo cho tư tưởng bành trướng Đại Hán của 17 Trung Quốc, tiến đến thực hiện Chủ nghĩa xã hội khoa học mang đậm bản sắc văn hóa Trung Quốc. Sau hơn 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã thành công phát triển kinh tế, nâng cao sức mạnh tổng hợp, trở thành một cường quốc mới nổi hàng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế. Trong 30 năm đầu cải cách và phát triển (1980 - 2010), một trong những thành tựu to lớn được công bố là GDP tăng trưởng bình quân hằng năm của Trung Quốc đạt 9,8%/năm. Nhật Bản và “4 con rồng châu Á” (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xin-ga-po) sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng đã có chu kỳ tăng trưởng kinh tế cao kéo dài nhưng không đạt tới thời gian dài 30 năm như Trung Quốc. Dựa trên đà tăng trưởng nổi bật nói trên, cùng với những chủ trương trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ XII (2011-2015), nền kinh tế Trung Quốc trong năm tài khoán 2013-2014 đã có nhiều chuyển biến quan trọng tạo cơ sở cho sự ra đời của sáng kiến “Một vành đai-Một con đường”. Năm 2013 là một năm u ám với nền kinh tế Trung Quốc. Trong đó, hai quý đầu tiên của năm 2013 chứng kiến sự sụt giảm liên tục tiếp nối đà suy giảm từ cuối năm 2012. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ tăng 7,7%, mức tăng chậm nhất trong 14 năm qua. Trong khi đó, theo kiểm toán cuối tháng 12/2013, nợ công của nước này tăng đến 67% trong vòng hai năm, do chính quyền các nơi thoải mái vay nợ cho các dự án đầu tư không hiệu quả. Tỷ lệ nợ trên GDP Trung Quốc đã lên cao khi tăng trưởng tín dụng tiếp tục vượt tăng trưởng kinh tế. Cũng theo cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm 2013 “Tổng khối lượng tài sản của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cấp trung ương, doanh nghiệp nhà nước tại địa phương lần lượt đạt 87.925,5 tỷ Nhân Dân Tệ, 47.049,2 tỷ Nhân Dân Tệ, 40.876,3 tỷ Nhân Dân Tệ tăng lần lượt 13,2%, 10,8%, 16,1% so với cùng kì năm trước; trong khi đó, nợ tích lũy của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cấp trung ương, doanh nghiệp nhà nước tại địa phương lần lượt đạt 57.425,9 tỷ Nhân Dân Tệ, 30.867,2 tỷ Nhân Dân Tệ, 26.558,6 tỷ Nhân Dân Tệ tăng lần lượt 13,8% 11,2%, 17,1% so với cùng kì năm trước; còn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cấp trung ương, doanh nghiệp nhà nước tại địa phương 18 lần lượt chỉ là 30.526,6 tỷ Nhân Dân Tệ, 16.181,9 tỷ Nhân Dân Tệ 14337,5 tỷ Nhân Dân Tệ tăng 12%, 10,1% 14,3% so với cùng kì năm trước”. 2 Biểu đồ 1.1.1.1. Biểu đồ thể hiện tổng quan tình hình kinh tế quốc dân nước CHND Trung Hoa năm 2013 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc vụ viện Trung Quốc: http://www.gov.cn/gzdt/2013-10/21/content_2511005.htm) Việc tỉ lệ tăng nợ tích luỹ tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng khối lượng tài sản và tốc độ tăng vốn sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương khiến nhà đầu tư thêm lo ngại về tình trạng nợ xấu. Theo số liệu chính thức, 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã nợ thêm 22,4 tỷ Nhân Dân Tệ, nâng tổng số nợ xấu của ngân hàng Trung Quốc lên đạt 305 tỷ Nhân Dân Tệ. Ngân hàng Goldman Sachs ước tính trong 4 năm 2010-2013 Trung Quốc đã phát sinh thêm khoảng 3.000 tỷ USD nợ xấu. Chính phủ trung ương đã cố gắng hạn chế nợ công, chặn nạn đầu cơ và vay nợ bừa bãi cũng như tín dụng đen. Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc cũng đã hạn chế bơm tiền vào hệ thống tài chính, duy trì áp lực lên các hoạt động kinh tế. Tỉ lệ đầu tư của các ngân hàng Trung Quốc trong năm 2013 đã chiếm đến 54,4% GDP của Trung Quốc, trong khi tỉ lệ chi tiêu ngày càng sụt giảm. 3Mặc dù đã có dấu hiệu phục hồi từ cuối 2013, nhưng tình hình sản xuất công nghiệp của Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn suy giảm kể từ 2010 đến nay. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp cả năm 2013 đạt 9,7%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức tăng của 2012. Sản xuất công nghiệp suy giảm, một số ngành xuất hiện sản lượng dư thừa do sản xuất vượt lượng tiềm năng. Thị trường vốn của Trung Quốc tập trung vào kiểm 2 3 Cổng thông tin điện tử Quốc vụ viện Trung Quốc: http://www.gov.cn/gzdt/2013-10/21/content_2511005.htm http://www.vietinfo.eu/tin-tuc/tang-truong-kinh-te-trung-quoc-nam-2013-th%E1%BA%A5p- nh%E1%BA%A5t-trong-13-nam-qua.html 19 soát rủi ro, tỷ giá tiếp tục xu hướng tăng nhưng biên độ tăng không cao bằng nửa 2012. Thị trường bất động sản bắt đầu phục hồi, đầu tư tăng trở lại. Đó là những dấu hiệu tích cực, báo hiệu bức tranh tươi sáng mới với nền kinh tế Trung Quốc. Theo “Công báo thống kê tình hình phát triển kinh tế và xã hội quốc dân Trung Quốc năm 2013”, GDP cả năm đạt 56.884,5 tỷ Nhân Dân Tệ, tăng 7,7% so với năm 2012. Trong đó, tỉ trọng trong cơ cấu GDP, giá trị và tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề khu vực III (dịch vụ) (46%, 26.220,4 tỷ Nhân Dân Tệ, 8,3%) cao hơn tỉ trọng trong cơ cấu GDP, giá trị và tốc độ tăng trưởng của hai nhóm ngành còn lại là nhóm ngành nghề khu vực II (công nghiệp và xây dựng) (44%, 24.968,4 tỷ Nhân Dân Tệ, 7,8%) và nhóm ngành khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) (10%, 5.695,7 tỷ Nhân Dân Tệ, tăng 4,0%). Dự trữ ngoại tệ quốc gia của Trung Quốc tính đến cuối năm 2013 đạt 3.843 tỷ USD, tăng 21,7 tỷ USD so với cuối năm 2012. Tỉ giá hối đoái đồng Nhân Dân Tệ bình quân cả năm 2013 là 5,6877 Nhân Dân Tệ/1 USD.4 Biểu đồ 1.1.1.2. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân của Trung Quốc năm 2013 (Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (26/2/2015), “Công báo thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội quốc dân nước CHDCND Trung Hoa”, Cục Thống kê Quốc gia CHDCND Trung Hoa, Bắc Kinh, <url: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:XQh11uKbzeYJ:www.stats.g ov.cn/tjsj/zxfb/201502/t20150226_685799.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn>) 4 Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (26/2/2015), “Công báo thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội quốc dân nước CHDCND Trung Hoa”, Cục Thống kê Quốc gia CHDCND Trung Hoa, Bắc Kinh, <url: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:XQh11uKbzeYJ:www.stats.gov.cn/tjsj/zxfb/201502/t20 150226_685799.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn>, truy cập ngày 31/03/2019 20 Biểu đồ 1.1.1.3. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các nhóm ngành trong cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 2013 (Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (26/2/2015), “Công báo thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội quốc dân nước CHDCND Trung Hoa”, Cục Thống kê Quốc gia CHDCND Trung Hoa, Bắc Kinh, <url: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:XQh11uKbzeYJ:www.stats.g ov.cn/tjsj/zxfb/201502/t20150226_685799.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn>) Với cơ cấu kinh tế trong nước như vậy, Trung Quốc bấy giờ đang trong giai đoạn tăng trưởng chững lại, các chỉ số cốt lõi của nền kinh tế có xu hướng suy giảm, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thể vượt qua được giới hạn của một nền kinh tế “đang phát triển”, vì trong khi tổng khối lượng kinh tế đứng thứ 2 thế giới, chất lượng của nền kinh tế còn thấp. GDP bình quân đầu người vẫn không thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình đầu người cao (năm 2014 mới đạt khoảng 7.400 USD/năm đứng ở vị trí 77 trên thế giới), nên những vấn đề và khó khăn trong tầng sâu của nền kinh tế vẫn chưa thể giải quyết được, nhất là kết cấu kinh tế chưa hợp lý, tăng trưởng kinh tế chưa hài hòa với phát triển bền vững xã hội. Để giải quyết được những vấn đề trên, Trung Quốc đang tìm kiếm cho mình những giải pháp, con đường mới để vực dậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của mình, thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại, một mục tiêu quan trọng của “Một vành đai-Một con đường”. 21 Biểu đồ 1.1.1.4. Biểu đồ thể hiện tỉ trọng cơ cấu GDP của thế giới từ năm 1700 đến năm 2030 (đơn vị tính: %) (Nguồn: weforum.org/agenda/2016/06/8-facts-about-chinas-economy/) Biểu đồ 1.1.1.5. Biều đổ thể hiện tỉ lệ người sống trong điều kiện nghèo cực độ trong xã hội từ năm 1980 đến năm 2013 (Nguồn: weforum.org/agenda/2016/06/8-facts-about-chinas-economy/) Trong khi bối cảnh kinh tế có nhiều diễn biến bất lợi, Hội nghị lần thứ ba Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 09 đến ngày 12-11-2013, tại Thủ đô Bắc Kinh, với chủ đề: “Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định một số vấn đề trọng đại về cải cách sâu sắc và toàn diện” nhằm mục đích phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Hội nghị Trung ương 3) diễn ra sau một năm từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII. Đồng thời, cũng là một năm sau khi thế hệ lãnh đạo thứ 5 lên lãnh đạo đất nước mà đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc (2012), Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII ĐCS Trung Quốc (tháng 11 năm 2013) đã nêu một số nội dung nhằm thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc. Đây được coi là những cải cách doanh nghiệp nhà nước trong 22 bối cảnh Trung Quốc đang siết chặt kỷ luật Đảng, chống tham nhũng quyết liệt, nâng cao vai trò cầm quyền của Đảng, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, giải quyết sản xuất dư thừa trong nước và thực hiện chiến lược “Một vành đai-Một con đường”. Các nước cận Đông vì không sẵn sàng cải cách thể chế chính trị và từ chối thừa nhận sức mạnh của kinh tế nên đã xoay trục sang Đông Á với sự gia tăng chóng mặt các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Nga và Brazil (năm 2006 đã hợp thành nhóm được gọi là BRICS như một hàm ý các quốc gia nằm tách biệt hoàn toàn với sự kiểm soát của đồng dollar, đồng Euro của phương Tây và các diễn đàn như G7 phải được cải tổ, phát triển thành G20 với cấp độ từ diễn đàn của các bộ trưởng tài chính thành diễn đàn của người đứng đầu chính phủ. Còn IMF, WB cũng cần phải cải cách mạnh mẽ với sự tăng cường tham dự của các nước đang phát triển như BRICS, qua đó, đưa Trung Quốc lên nhóm nền kinh tế hạng 3 ngang hàng với Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức. Dưới sự chỉ đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc có khuynh hướng phát triển kinh tế ít lệ thuộc hơn vào xuất khẩu và đầu tư vào công nghiệp nặng – một lãnh vực đang quá tải nghiêm trọng, và chú trọng đến tiêu dùng nội địa. Chính sách tái cân bằng này nhắm vào lợi ích dài hạn, nhưng trước mắt có thể làm tăng trưởng chậm lại. Chính phủ Trung Quốc đã chủ động hạ chỉ tiêu tăng trưởng GDP, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ XII (2011 - 2015) quy định chỉ tiêu tăng trưởng bình quân hằng năm là 7% do phải tính đến yêu cầu của cải cách thể chế, nhưng để đạt được chỉ tiêu đó cũng không hề dễ dàng. Điều này làm dấy lên các quan ngại về việc Trung Quốc cần thực thi các cải cách sâu sắc hơn nữa. Theo Hội nghị Trung ương 3, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tập trung cải cách thị trường hàng hóa, cải cách doanh nghiệp nhà nước và chống độc quyền tự nhiên, cải cách hệ thống tài chính – ngân hàng, cải cách thuế, cải cách thể chế kinh tế nông thôn… Bước sang năm 2014, Trung Quốc đã kết thúc thời kỳ “im lặng chờ thời”, “trỗi dậy hòa bình” do Đặng Tiểu Bình đề ra từ thập kỷ 1980, và hiện nay đã chuyển sang giai đoạn mới thực hiện ngoại giao nước lớn, chủ động đề xuất sáng kiến mới, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở khu vực và trên thế giới. Do hiện nay, Trung Quốc có nhiều mâu thuẫn, xung đột nội tại đất nước như mâu thuẫn trong cách thực hiện công cuộc chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi”, mâu thuẫn về hệ lụy phát triển đất nước, chênh lệch giữa nông thôn – thành thị, vùng ven biển – vùng nội địa, đặc biệt vùng phía Đông và Tây Nam, giữa công nghiệp với nông nghiệp, các vấn đề ly 23 khai ở Tây Tạng, Tân Cương, vấn đề về việc làm, ô nhiễm môi trường, già hóa dân số, phân tầng xã hội, phân hóa giàu - nghèo, văn hóa xã hội, người nhập cư và người yếu thế trong xã hội v.v… Những thuận lợi và thách thức khó khăn kể trên đã thúc đẩy Trung Quốc phải chuyển đổi chính sách đối ngoại mới nhằm thúc đẩy hoàn thành nhanh chóng sự nghiệp cải cách mở cửa đất nước, thực hiện chấn hưng Trung Hoa, hoàn thành "giấc mộng Trung Hoa" do Tập Cận Bình khởi xướng. Từ Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII thông qua Nghị quyết về cải cách toàn diện và sâu rộng, thực hiện “giấc mộng Trung Quốc”, “Phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình với tư cách là “hạt nhân lãnh đạo” đã kế thừa, phát huy và hoàn thiện cương lĩnh, đường lối phát triển của Trung Quốc, hình thành nên “Bố cục tổng thể”: phát triển “5 trong 1” (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường) và bố cục chiến lược “Bốn toàn diện”( Xây dựng xã hội khá giả toàn diện, Cải cách sâu sắc toàn diện, Quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện, Quản lý Đảng nghiêm khắc toàn diện). Kinh tế bước vào giai đoạn “trạng thái bình thường mới”, “Made in China 2025”... tìm kiếm chuyển đổi phương thức tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và động lực phát triển mới. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” được xem là giải pháp chiến lược, vừa thúc đẩy cải cách trong nước, vừa phát huy vai trò ngoại giao nước lớn của Trung Quốc trong giai đoạn mới “Phục hung dân tộc Trung Hoa vĩ đại”. Như vậy, sáng kiến “Một vành đai-Một con đường” được xem là chiến lược “Tây tiến” của Trung Quốc, với hai “dải lụa” nối thông châu Á với châu Âu, cả trên bộ lẫn trên biển, bằng các mối liên kết toàn diện, đa chiều và dài hạn. Mục tiêu chiến lược lâu dài của “Một vành đai-Một con đường” là kết nối Trung Quốc với toàn bộ các châu lục, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia dọc tuyến đường, trên tất cả các phương diện: xây dựng hạ tầng, đầu tư thương mại, văn hóa du lịch, an ninh chính trị, quân sự, ngoại giao v.v… “Một vành đai-Một con đường” men theo các tuyến đường quốc tế lớn, lấy các thành phố trung tâm ven biển làm trụ cột, dùng các khu công nghiệp kinh tế thương mại trọng điểm làm kênh hợp tác, tạo dựng những hành lang hợp tác kinh tế lớn quan trọng như: Trung Quốc – Pakistan; Trung Quốc – Bangladesh –Myanmar Ấn Độ; Trung Quốc – Trung Á – Tây Á và Trung Quốc – bán đảo Đông Dương. Trong ý tưởng của mình, Trung Quốc coi “Một vành đai-Một con đường” là hai “cây cầu” lớn, “kết nối” Á - Âu, với một đầu là vành đai kinh tế Đông Á đầy năng động, 24 một đầu là vành đai kinh tế châu Âu phát triển, giữa nó là các nước có tiềm năng kinh tế lớn. Các mục tiêu cụ thể của “Một vành đai-Một con đường” là: Thứ nhất, thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, xây dựng Trung Quốc là trung tâm địa chính trị - kinh tế toàn cầu, độc chiếm biển Đông, thực hiện đường lưỡi bò. Thứ hai, chống lại “chiến lược xoay trục” của Mỹ, đối trọng với TPP và TTIP của Mỹ, do Mỹ chi phối, giành lấy vị trí lãnh đạo số 1 thế giới từ tay Mỹ. Thứ ba, khuếch trương thanh thế, mở rộng lợi ích, phá thế cô lập, gia tăng ảnh hưởng ra khu vực, thế giới. Thứ tư, để phục vụ nhu cầu tăng cường tìm kiếm khai thác các thị trường mới cho hàng hóa “made in China”, giải quyết vấn đề năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc, mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên nhiên liệu từ nước ngoài nằm trên “Vành đai và con đường”, thúc đẩy kinh tế, ngăn đà thiểu phát, khai thác chiều sâu chiến lược khai phá miền Tây, phát triển cân bằng vùng - miền và tăng cường an ninh quốc gia, tăng khả năng chi phối việc hình thành các hiệp định thương mại tự do và các thiết chế tài chính mới trong thương mại khu vực và toàn cầu do Trung Quốc chi phối. Trung Quốc trực tiếp cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ, giành quyền chủ đạo thương mại toàn cầu trong thế kỷ XXI. Thứ năm, nhằm làm sống lại “Giấc mơ Trung Hoa”, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, gắn kết dân tộc Trung Quốc trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với những thách thức lớn, cả ở trong và ngoài nước. Thứ sáu, để thúc đẩy phát triển ở các tỉnh nghèo khó trên biên giới bộ nhằm tạo cơ hội phát triển thịnh vượng; đồng thời, kích thích tăng trưởng kinh tế đối với các tỉnh nằm sâu trong nội địa và ở phía Tây vốn đã tụt hậu trong những thập kỷ mở cửa vừa qua. Cuối cùng, để chứng tỏ sự cương quyết dứt bỏ chiến lược “giấu mình, chờ thời”, góp phần kết nối kinh tế, vì sự thịnh vượng chung của mỗi nước và xoa dịu cộng đồng quốc tế. Nếu đạt được những mục tiêu trên, “Một vành đai-Một con đường” có thể giúp Trung Quốc gia tăng quan hệ với nhiều quốc gia khác nhau, kể cả những quốc gia có trình độ phát triển thấp, mở rộng và đi sâu phát triển ngoại giao láng giềng, thúc đẩy quan hệ nhiều mặt với các nước Đông Nam Á, từ đó mở rộng hệ thống các quốc gia thân tín. Điều này sẽ giúp Trung Quốc giảm tải được phần nào sức ép cạnh tranh từ 25 phía Mỹ và đồng minh trong khu vực, con đường vươn lên vị thế dẫn dắt toàn cầu của Trung Quốc cũng sẽ rộng mở hơn. Trung Quốc cũng muốn “tạo dấu ấn riêng” bằng cách từ một “kẻ đi theo” trở thành “người dẫn dắt” luật chơi quốc tế, thông qua triển khai thực hiện chiến lược này để đưa ra và áp dụng những quy tắc đầu tư, thương mại mới đối với các nước xung quanh vừa phù hợp với lợi ích bản thân, vừa khẳng định mình với vai trò là một nước lớn “có trách nhiệm” trong khu vực. 1.1.2. Tiến trình thực hiện triển khai sáng kiến Một vành đai - Một con đường Sáng kiến “Một vàng đai- Một con đường” là một siêu dự án đầy tham vọng của siêu cường khu vực châu Á- Trung Quốc. Để hiện thức hóa dự án này hay nói cách khác là hiện thực hóa tham vọng từ một siêu cường thế giới, đối trọng với Mỹ, Trung Quốc đã vạch ra và thực hiện những dự án thành phần, những bước đi nhỏ tạo thành bước tiến lớn của họ. Theo tuyên bố của Bắc Kinh, “Vành đai và Con đường” sẽ đi qua ba châu lục: Á - Âu - Phi, để kết nối các vòng tròn kinh tế sôi động, nhất là với các nền kinh tế phát triển ở châu Âu. “Vành đai” sẽ tập trung kết nối theo các hướng: Trung Quốc với Trung Á, vùng Ban-tích; Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và Địa Trung Hải; Trung Quốc với Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương. “Con đường” sẽ thực hiện kết nối đường biển của Trung Quốc theo hai hướng: một là, sang châu Âu qua Biển Đông và Ấn Độ Dương; hai là, qua Biển Đông tới Nam Thái Bình Dương. Sáng kiến này sẽ tập trung xây dựng các kết nối đường bộ Á - Âu mới và phát triển các hành lang kinh tế Trung Quốc - Mông Cổ - Nga; Trung Quốc - Trung Á - Tây Á; Trung Quốc - Đông Dương, các cảng biển, cơ sở hậu cần tại các nước dọc theo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 26 Hình 1.1.2.1. Con đường tơ lụa thế kỷ XXI của Trung Quốc (Nguồn: Reuters) Để hiện thực hóa dự án “Một hành lang,một con đường”, Trung Quốc đã tạo ra các thiết chế, tổ chức đa quốc gia, lôi kéo các nước tham gia nhưng Trung Quốc vẫn nắm quyền kiểm soát lớn nhất trong các tổ chức ấy. Việc thực hiện cơ chế hợp tác đa phương mà cụ thể là các tổ chức quốc tế do Trung Quốc nắm vai trò chủ chốt là để tạo ra sự đối trọng với Mỹ. Mục tiêu cốt lõi của chiến lược “Một vành đai-Một con đường” chính là tạo dựng đầy đủ thế và lực cho Trung Quốc, nhằm cạnh tranh chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ, từng bước hiện thực hóa ý đồ “dẫn dắt” khu vực, lập lại trật tự thế giới. Trung Quốc không ngừng nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác “mở”, “hài hòa bao dung” của chiến lược “Một vành đai-Một con đường”. Cũng có nghĩa, đây không phải là khung hợp tác loại trừ, mà là hợp tác xuyên khu vực, không phân biệt các quốc gia có thể chế chính trị và mô hình, trình độ phát triển khác nhau, không rào cản về đặc thù văn hóa dân tộc, “cầu đồng tồn dị”, bao dung độ lượng, chung sống hòa bình. Tháng 8-2014 trong chuyến thăm Mông Cổ, Tập Cận Bình bày tỏ “hoan nghênh” các nước cùng đi chuyến tàu phát triển của Trung Quốc, dù cho đó là tàu nhanh hay tàu chậm, với “mong muốn” mang đến nhiều cơ hội và không gian phát triển cho các quốc gia khác. Điều này cho thấy, đi kèm với chiến lược “Một vành đai-Một con đường” sẽ là hàng loạt các quy tắc ứng xử cũng như các định chế về thương mại đầu tư mới được áp dụng với các nước tham gia. Các cơ chế hợp tác mà Trung Quốc đã và 27 đang phát triển là: Đối thoại hợp tác Châu Á (ACD), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc (ASEAN-China); Hội nghị Á-Âu (ASEM); Hội nghị Thượng đỉnh về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA); Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS); Hợp tác Mekong-Lan Thương, Sáng kiến Greater Tumen (GTI); Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO); Bản ghi nhớ Tổng Công ty Điện Quốc gia Trung Quốc với Cơ quan Quản lý Cảng Mongla tháng 7/2015 đầu tư 250 triệu USD nâng cấp cảng thứ 2 của Bangladesh có sự tham gia của Trung Quốc; Gói đầu tư cơ sở hạ tầng dự kiến hoàn thành năm 2020 với 10 dự án trị giá 8,5 tỷ USD lãi suất 1,5% của Trung Quốc vào Bangladesh, trong đó, quan trọng nhất là 2 dự án cảng Payra và đường sắt Dhaka – Chitagong trị giá 4 tỷ USD; Siêu dự án Hành lang CPEC trị giá 46 tỷ USD của Trung Quốc vào Pakistan, và hai thỏa thuận tháng 4 và tháng 12/2015 của Pakistan cho phép Trung Quốc vận hành cảng Gwadar trong 40 năm và được thuê 8000m2 đất xây dựng đặc khu kinh tế do Trung Quốc toàn quyền quản lý; … Để vận động các nước ủng hộ và tham gia BRI, từ năm 2013 đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động ngoại giao và tuyên truyền để vận động các nước khác tham gia; khẳng định BRI được triển khai dựa trên nguyên tắc cùng bàn bạc, cùng làm và cùng hưởng lợi, hướng tới xây dựng các cộng đồng chung trách nhiệm, chung lợi ích và chung vận mệnh. Chính phủ Trung Quốc cũng nhấn mạnh việc triển khai BRI dựa trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau về chính trị, hợp tác kinh tế sâu rộng và bao dung về văn hóa, đồng thời đảm bảo các giá trị như hòa bình, hợp tác, mở cửa, cùng phát triển, cùng có lợi, chia sẻ và giám sát lẫn nhau. Đến nay, BRI đã nhận được sự hưởng ứng tích cực và tham gia sâu rộng hơn của hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế, kể cả các nước lớn như Nga và các nền kinh tế phát triển của phương Tây như Pháp, Đức và Anh. Tính đến tháng 4/2018, Trung Quốc đã cùng với 86 quốc gia và tổ chức quốc tế ký kết 101 thỏa thuận triển khai các dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực thuộc khuôn khổ BRI. Trung Quốc cũng đã cùng với 24 quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Pakistan, ASEAN, Peru, Chile… ký 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Tổng kim ngạch thương mại 28 giữa Trung Quốc với các nước dọc các tuyến BRI trong 5 năm đã (từ 2013-2018) vượt trên 5.000 tỉ USD.5 Những bước đi đầu tiên của chính quyền Bắc Kinh là việc thành lập các định chế tài chính mới mà họ là người nắm giữ vai trò trung tâm, điều khiển luật chơi. định chế tài chính do Trung Quốc khởi xướng là: Theo một báo cáo năm 2016 của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ), tại khu vực Nam Á, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan, trong đó cơ bản là hệ thống đường sắt trị giá 46 tỉ USD. Ngoài ra, các ngân hàng Trung Quốc cấp vốn cho BRI đang thương thảo với nhiều quốc gia để xây dựng cho các quốc gia này 5.000 km đường sắt cao tốc, với tổng số vốn đầu tư trên 160 tỉ USD. Tập trung vào phát triển các tuyến đường bộ và đường sắt, xây dựng các đặc khu (khu kinh tế đặc biệt) và các cảng biển nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong chiến lược trở thành cường quốc biển hàng đầu, thay thế Hoa Kỳ chi phối toàn bộ thế giới. Quỹ đầu tư Con đường tơ lụa thì đầu tư vào nhiều dự án xây dựng đường ống dẫn dầu từ Vịnh Bengal tới tỉnh Côn Minh (Trung Quốc). Một số chính sách cấp Trung ương phục vụ sáng kiến Một vành đai – Một con đường - Năm 2014: Báo cáo Hội nghị Tiểu ban lãnh đạo Kinh tế Trung ương Trung Quốc - Tháng 3/2015: văn kiện “Tầm nhìn và Hành động cùng xây dựng vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (SREB) và Con đường tơ lụa trên biển (MSR) thế kỉ XXI” - Năm 2016: Báo cáo Hội nghị Công tác Chính phủ CHND Trung Hoa - Tháng 3/2016: văn kiện “Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia 5 năm lần thứ 13 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. *Biện pháp - Vận động cấp cao qua các chuyến thăm chính thức kêu gọi ủng hộ của các nước từ tháng 9/2013 – 2015. 5Nguyễn Thị Hồng (31/07/2018), “Nhìn lại chặng đường 5 năm Trung Quốc triển khai sáng kiến Vành đai – con đường”, Tạp chí Tài chính, <url: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-du-bao/nhin-lai-changduong-5-nam-trung-quoc-trien-khai-sang-kien-vanh-dai-con-duong-142134.html>, truy cập ngày 29/04/2019 29 - Lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các diễn đàn quốc tế, hội chợ - triển lãm quốc tế Trung Quốc tham gia hoặc tổ chức chủ trì. - Thành lập các thể chế đối trọng phương Tây (WB, IMF, ADB) do Trung Quốc chi phối, nắm giữ ưu thế và phát huy hiệu quả (Ví dụ: AIIB, NDB, SRF, Qũy Hợp tác đầu tư Trung Quốc – Trung và Tây Âu, Qũy Hợp tác đầu tư Trung Quốc – ASEAN) Đến tháng 11 năm 2014, Trung Hoa tuyên bố thành lập Quỹ Con Đường Tơ lụa (Silk Road Fund) trị giá 40 tỉ USD. Năm 2015, Trung Hoa đã hoàn tất kế hoạch cho Ngân hàng Đầu tư Hạ Tầng Cơ sở Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank – AIIB), với số vốn ban đầu được nhắm tới là 100 tỉ USD. Với quy mô và phạm vi có tính then chốt kết nối này, Trung Quốc đã thiết lập quỹ cho Con đường tơ lụa khoảng 40 tỷ USD, phần còn lại (khoảng 100 tỷ USD) do Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) đảm nhiệm. Mặc dù có sự phản đối từ Hoa Kỳ, ngân hàng đầu tư AIIB đã lôi cuốn được năm mươi bảy thành viên sáng lập, gồm cả các đồng minh của Hoa Kỳ như Anh, Đức và Úc. - Triển khai xây dựng hệ thống cảng biển, đường sắt cao tốt Bắc Nam, Đông – Tây, liên kết với Nam Á – Tây Âu – châu Phi và Bắc Mỹ. Năm 2014, Tập Cận Bình đã kết thúc các thỏa thuận trị giá 30 tỉ USD với Kazakhstan, 15 tỉ USD với Uzbekistan, và 3 tỉ USD với Kyrgyzstan, ngoài ra còn chi thêm 1.4 tỉ USD để tân trang hải cảng Colombo, Sri Lanka. Trung Quốc đã thành lập 118 khu hợp tác kinh tế và thương mại ở trên 50 quốc gia, trong đó 77 khu hợp tác thuộc phạm vi của 23 quốc gia nằm trên “Vành đai, con đường”. Tính đến nay, đã có 2.790 công ty Trung Quốc đi vào hoạt động tại các khu hợp tác này, với số vốn đầu tư 12 tỷ USD, tạo ra giá trị hàng hóa lên đến 48 tỷ USD. Một số chính sách cấp địa phương phục vụ sáng kiến Một vành đai – Một con đường - Tháng 3/2016, theo Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC), đã có 28 tỉnh và thành phố hoàn thành kế hoạch triển khai thực hiện OBOR ở địa phương của mình. Nội dung của sáng kiến “Vành đai và Con đường” tập trung vào năm lĩnh vực kết nối, gồm: chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ và ngoại giao nhân dân. Chính 30 phủ Trung Quốc cũng đưa ra các cổng kết nối cụ thể từ Trung Quốc tới các nền kinh tế, gồm: khu tự trị Tân Cương, Tây Tạng, và các tỉnh: Hắc Long Giang, Quảng Tây, Vân Nam. 1.1.3. Kết quả triển khai và tác động của sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) của Trung Quốc tới kinh tế - chính trị - an ninh – ngoại giao Ấn Độ Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI chạy từ bờ biển phía Đông Trung Quốc qua Biển Đông và Ấn Độ Dương sang châu Âu và đến Nam Thái Bình Dương mang hàm ý xây dựng các hành lang kinh tế qua Ấn Độ Dương, kết nối Trung Quốc với Nam Á, Trung Đông, châu Phi và Địa Trung Hải. Hiện nay, nhiều dự án đã được thực hiện ở nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương, Trung Á, Nam Á, châu Âu và châu Phi. Một số dự án chiến lược hoặc trung chuyển then chốt đã được triển khai và Trung Quốc dường như đã nắm được quyền chi phối đáng kể các dự án này. Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 vào tháng 10 năm 2017, quốc gia Trung Quốc, với một tư thế hoàn toàn mới, bây giờ đứng cao và vững chắc ở phía Đông. Ông cũng tuyên bố, đó sẽ là một kỷ nguyên nhìn thấy Trung Quốc đang di chuyển gần hơn với giai đoạn trung tâm và đóng góp lớn hơn cho nhân loại.6 Phản ứng của các nước quan tâm hoặc có liên quan trực tiếp đến “Vành đai, con đường” cũng có thể chia làm ba nhóm chính: Nhóm ủng hộ và không muốn bị gạt ra ngoài, chủ yếu là các nước vừa và nhỏ ở Nam Á, Trung Đông, châu Phi; Nhóm quan tâm nhưng còn một số lo ngại, chủ yếu là các nước vừa và lớn trong khu vực “Vành đai, con đường” đi qua (Ấn Độ, Nga và Liên minh châu Âu (EU); Nhóm chủ yếu bày tỏ lo ngại về dự án này, gồm các nước lớn không tham gia “Vành đai, con đường” và lo lắng về cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực cũng như trên thế giới (Mỹ, Nhật Bản). Ngoài những tranh chấp lãnh thổ nổi bật trước đây, các khoản đầu tư cho BRI đang thách thức những tuyên bố chủ quyền của Ấn Độ ở Kashmir. Trung Quốc đã tài trợ cho sự phát triển dọc Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) xuyên qua lãnh thổ ở Kashmir mà Pakistan kiểm soát và Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Theo quan điểm của Ấn Độ, Trung Quốc đã từ bỏ lập trường trung lập về tranh chấp này để đứng về phía Pakistan và vi phạm chủ quyền của Ấn Độ. Thất bại của Trung Quốc trong 6 Neelam Deo (12/07/2018), “India in a changing global order”, Gateway House, Indian Council on Global Relations, <url: https://www.gatewayhouse.in/india-changing-global-order/>, truy cập ngày 31/03/2019 31 việc giải quyết các mối quan ngại của Ấn Độ là nguyên nhân ban đầu khiến New Delhi không sẵn sàng tham gia Sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc thực hiện chính sách cạnh tranh thiếu lành mạnh. Điều này biến các nước Nam Á bị đẩy vào thế nhập siêu, cung cấp nguyên liệu thô, tài nguyên, năng lượng giá trị thấp cho Trung Quốc, đồng thời lại nhập về thiết bị, máy móc, đồ gia dụng gây độc hại sức khỏe, tác động rất tiêu cực đến sản xuất nội địa, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống của nhân dân và làm gia tăng nạn thất nghiệp; gây lo lắng bất bình, làm mất ổn định chính trị. Sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc không chỉ bao vây Ấn Độ bởi hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, trở thành một dự án kết nối khu vực đầy tham vọng mà còn là một sáng kiến đang phải đối diện với hàng loạt thách thức từ việc nợ nần buộc Sri Lanka phải bàn giao cảng Hambantota cho Trung Quốc trong 99 năm đến việc cung cấp các đảo nổi của Maldives cho Trung Quốc, cũng như chiến lược ngoại giao đu dây của Bangladesh nhằm cân bằng các mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ - Nhật Bản – Trung Quốc, … 1.2. Khái quát chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước khi sáng kiến Một vành đai - Một con đường ra đời 1.2.1. Khái quát chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1947 – 1991 Là một bán đảo trải trên cả ba khu vực địa hình khí hậu ôn đới (phía Bắc), hàn đới (Đông Bắc) và nhiệt đới gió mùa; Ấn Độ rộng hơn 3000.000 km2 với ba mặt Đông – Tây – Nam đều tiếp giáp lần lượt vịnh Belgal, biển Ả Rập, và Ấn Độ Dương. Đồng thời, được che chắn phía Bắc bởi dãy Himalaya hùng vĩ hình thành từ Kỉ Đệ Tam, chỉ có hai con đường duy nhất dễ tiếp xúc và mở rộng ảnh hưởng của Ấn Độ qua các đợt giao lưu văn hoá với văn minh Đông Nam Á và văn minh Ả Rập là con đường qua những ngọn đèo phía sườn Tây và con đường qua vùng đồng bằng ven biển phía Đông Nam. Chính sách đối ngoại được hiểu là một hệ thống các kế hoạch, chủ trương, biện pháp, mục tiêu hướng đến các hoạt động và quan hệ của một quốc gia đối với các chủ thể quan hệ quốc tế khác, nhằm mục đích ngoại giao giải quyết các vấn đề đối ngoại và bảo vệ lợi ích quốc gia của quốc gia đó trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong lĩnh vực chính trị và quan hệ quốc tế, hệ thống con người và vật chất được huy động để vận hành chính sách bao gồm công cụ kinh tế, công cụ tuyên truyền, công cụ ngoại 32 giao, công cụ luật pháp quốc tế, … Tuỳ theo tình hình đối nội trong nước và bối cảnh thế giới bên ngoài, mỗi chính phủ quốc gia có thể điều chỉnh, kế thừa, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế chính sách đối ngoại của nhà nước theo thực tế và năng lực của chủ thể sáng tạo, bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại quốc gia, từ đó áp dụng những công cụ thích hợp để bảo vệ lợi ích quốc gia, từ đó định vị vị thế quốc gia trên trường quốc tế, tạo điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện vào các tổ chức quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển lợi ích quốc gia của đất nước.7 Dựa trên những cơ sở hiểu biết đó về Ấn Độ và khái niệm “chính sách đối ngoại”, đề tài sẽ trình bày khái quát về chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn đầu sau khi giành độc lập, từ 1947 đến 1991. Sau khi nắm quyền quản lý đất nước năm 1947, Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành cuộc cải cách lãnh thổ hành chính đầu tiên. Từ tháng 4 - 1948, Chính phủ Ấn Độ công bố quyết định về chính sách kinh tế nhằm xây dựng một nền kinh tế “hỗn hợp”, Nhà nước sẽ nắm quyền một số ngành như sản xuất vũ khí, năng lượng nguyên tử và đường sắt. Đồng thời, chính phủ cũng quyết định về chính sách đối ngoại theo đuổi năm mục tiêu cơ bản là: bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia; tạo môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế; tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các cường quốc – trung tâm kinh tế nhằm tranh thủ vốn đầu tư và kĩ thuật công nghệ; đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao vai trò – vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế, trở thành cường quốc khu vực ở châu Á và gặt được vị trí mới trong trật tự thế giới mới.8 Theo đó, chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn từ 1947-1991 sẽ bao gồm những nội dung chính lần lượt là: thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng của thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia có sự khác biệt về hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội, giải quyết các xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình, và là trụ cột đề ra mười nguyên tắc Bandung trong phong trào Không Liên Kết. Ngoài ra, những nguyên tắc cơ bản được xác định đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1947 – 1991 là: độc lập – trung lập – hoà bình – hữu nghị giữa các dân tộc, ủng hộ Liên Hợp Quốc, không can thiệp công 7 Đoàn Văn Thắng (2001), “Một vài nhận thức về chính sách đối ngoại”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 38, tr.41 8 Trần Thị Lý (2002), Sự điều chỉnh chính sách của cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.114 33 việc nội bộ của nhau, và bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình9 Những nguyên tắc đặt ra những quy định mới và giá trị chuẩn mực cho quan hệ quốc tế bấy giờ này đã được phát triển thành Mười nguyên tắc Bandung (1955), và trở thành một đóng góp to lớn của Ấn Độ trong việc xây dựng khối đại đoàn kết Á – Phi. Những phương hướng và nội dung triển khai chinh sách đối ngoại cơ bản của Ấn Độ giai đoạn 1947 – 1991 là tôn trọng toàn bộ lãnh thổ, chủ quyền của nhau; chung sống hoà bình; không tấn công nhau; không can thiệp công việc nội bộ của nhau; không liên kết; tự lực tự cường hợp tác; ủng hộ phi thực dân hoá; giải trừ vũ khí; xây dựng trật tự kinh tế thế giới công bằng và đấu tranh chống phân biệt chủng tộc toàn cầu. Những nội dung chính sách đối ngoại Ấn Độ giai đoạn 1947 – 1991 tiêu biểu là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, ưu tiên công nghiệp nặng là điều kiện cơ bản của công nghiệp hoá; công nghiệp nhẹ được phát triển rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; thực hiện đường lối độc lập, tự lực cánh sinh, chính sách đóng cửa và chính sách thay thế nhập khẩu. Mặc dù Ấn Độ đã chọn cho mình một con đường “trung đạo” và đứng trên vũ đài quốc tế như một nước lãnh đạo các nước thế giới Thứ Ba, nhưng Ấn Độ vẫn có xu hướng gần gũi và gắn bó với Liên Xô, lạnh nhạt với Mỹ và căng thẳng với Trung Quốc.10 Với Trung Quốc, từ quan hệ thân thiện dựa trên lợi ích chung với Trung Quốc chuyển dần sang căng thẳng và thậm chí thù địch dẫn đến chiến tranh Trung - Ấn 1962. Trong bối cảnh đó, chính sách Nam Á được đặt ở vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ do mong muốn củng cố vị trí trên trường quốc tế. Trong đó, việc chủ động kí kết các hiệp ước song phương với các nước láng giềng nhỏ vừa ràng buộc họ với Ấn Độ vừa nhằm vận dụng chiến lược đối thoại song phương trong giải quyết các bất đồng tranh chấp với từng nước. Trong thời gian này, mặc dù Ấn Độ không cố gắng đóng vai trò “anh cả” trong khu vực nhưng những ưu thế vượt trội đem lại cho Ấn Độ cơ hội không thể chối bỏ vị trí “anh cả” của khu vực này. Do đó, những chính sách đối với Nam Á thời kỳ này của Ấn Độ còn mang dáng dấp tư tưởng Đại Hindu 9 Cùng tồn tại hoà bình là nguyên tắc được Ấn Độ xác lập từ ngày đầu giành độc lập khỏi thực dân Anh dựa trên cơ sở tư tưởng của Ashoka Đại đế. Ấn Độ rât tin tưởng nguyên tắc này trong mối quan hệ giữa các nước khác nhau về ý thức hệ, lợi ích quốc gia, … 10 Trần Thị Lý (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.166 34 lãnh đạo các nước Nam Á trong quỹ đạo ảnh hưởng của Ấn Độ, cản trở quá trình mở rộng quan hệ của các nước này với các khu vực khác trên thế giới. Sau khi J. Nehru qua đời (27/5/1964), giai đoạn ổn định tương đối của Ấn Độ chấm dứt. Ấn Độ lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội gay gắt. Kinh tế Ấn Độ bị cô lập với các thị trường thế giới nhằm bảo hộ nền kinh tế còn mong manh của mình và cũng để tự cung tự cấp. 1.2.2. Khái quát chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1991 – 2014 Liên Xô tan rã, các nước XHCN Đông Âu sụp đổ từ đây Ấn Độ mất đi một chỗ dựa vững chắc, một đồng minh chiến lược quan trọng. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, toàn diện, sâu sắc nhất từ khi giành độc lập. Lạm phát ngày càng leo thang, ngân sách dành cho các ngành đầu tư không sinh lợi nhuận lại gia tăng đáng kể, chẳng hạn: ngân sách quốc phòng tăng lên thành 19% tổng ngân sách vào năm tài khoá 1990-1991, ngân sách phúc lợi xã hội của nhà nước tăng lên thành 11,4% tổng ngân sách vào năm tài khoá 1989-1990, … Tỉ lệ xuất nhập khẩu của Ấn Độ giảm xuống còn 0,4% tổng thương mại toàn cầu vào năm tài khoá 1990-1991. Trong suốt thập niên 1980-1989, tăng trưởng GDP của Ấn Độ chỉ đạt 5,4%/năm, tăng trưởng nhóm ngành khu vực II (công nghiệp – xây dựng) cũng chỉ đạt 7%/năm. Đồng thời lượng kiều hối từ các nước vùng Vịnh và khu vực Đông Á giảm mạnh trong những năm 1980, 1990 do chiến tranh vùng Vịnh 1991 và vấn đề Campuchia (1979-1989)11 Do đó, cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước đã đặt ra nhu cầu cấp thiết buộc Ấn Độ phải nhìn nhận lại mô hình kinh tế - chính trị định hướng XHCN đang xây dựng, song không như chủ nghĩa xét lại cực đoan ở Đông Âu, phủ nhận hoàn toàn thành quả & mối quan hệ với Liên Xô, sau này là Nga. Trên thế giới, không còn trật tự lưỡng cực đối đầu Yalta nên sự tồn tại của Phong trào Không Liên Kết mang tính trung lập trở nên dư thừa, giảm ý nghĩa quan trọng trên trường quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng trỗi dậy sau đại cải cách Đặng Tiểu Bình thành công. Sau hơn 20 năm cải cách, GDP của Trung Quốc đại lục đã chiếm từ 1% lên 4% GDP của cả thế giới, vươn lên vị trí thứ 6 trên thế giới với 1981 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cũng vươn lên đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ, Nhật Bản. Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới 9-10%/năm. Trong vòng 8 năm từ 1988-1995, chi phí quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần, 11 Bùi Thị Đào (2012), Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Trường Đại học Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.26 35 đặc biệt cho lực lượng hải quân và không quân.12 Sự trỗi dậy này của quốc gia láng giềng Trung Quốc đã đặt vị thế Ấn Độ trở nên bị suy yếu, lu mờ trên trường quốc tế. Khu vực/nước Số liệu hiện tại và dự báo năm 2016 2012 2013 2014 2015 2016 Châu Á 5,6 5,9 5,6 5,6 5,5 Châu Á mới nổi 6,8 7,1 6,8 6,6 6,4 Đông Á 6,8 6,9 6,7 6,3 5,9 Trung Quốc 7,8 7,8 7,4 6,8 6,3 Nhật Bản 1,8 1,6 -0,1 1,0 1,2 Hàn Quốc 2,3 3,0 3,3 3,3 3,5 ASEAN 5,9 5,2 4,6 5,1 5,3 Cambodia 7,3 7,4 7,0 7,2 7,2 Indonesia 6,0 5,6 5,0 5,2 5,5 Brunei 0,9 -1,8 -0,7 -0,5 2,8 Lào 7,9 8,0 7,4 7,3 7,8 Malaysia 5,6 4,7 6,0 4,8 4,9 Mianmar 7,3 8,3 7,7 8,3 8,5 Philippines 6,8 7,2 6,1 6,7 6,3 Singapore 3,4 4,4 2,9 3,0 3,0 Thái Lan 6,5 2,9 0,7 3,7 4,0 Việt Nam 5,2 5,4 6,0 6,0 5,8 Nam Á 5,2 6,8 7,1 7,3 7,4 Ấn Độ 5,1 6,9 7,2 7,5 7,5 Bangladesh 6,3 6,1 6,3 6,8 -0,1 Sri Lanka 6,3 7,3 7,4 6,5 6,5 Bảng 1.2.2.1. Tăng trưởng thực của một số nước châu Á (Nguồn: IMF (2015), “Tổng quan kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương: ổn định và phát triển vượt trội các khu vực khác”, Tôn Sinh Thành (2017), Hợp tác khu vực châu Á: Nhân tố ASEAN và Ấn Độ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.88) 12 Bùi Thị Đào (2012), Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Trường Đại học Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.25. 36 Chủ nghĩa ly khai, khủng bố và các xung đột sắc tộc giữa các địa phương trong khu vực Nam Á trở nên bất ổn hơn bao giờ hết, đặc biệt ở những bang Đông Bắc Ấn Độ tiếp giáp với biên giới Trung Quốc và Mianmar. Trong đó, 9863 kẻ khủng bố cùng nhiều vũ khí, thuốc nổ bị bắt giữ trong 14542 vụ khủng bố nổ ra tại các vùng Punjab, Jammu, và Kashmir bởi các lực lượng cảnh sát an ninh Ấn Độ. Sự bao vây kinh tế, cô lập chính trị của hàng loạt các chính phủ Nam Á láng giềng ngày càng thân cận với Mỹ - Trung cũng đặt ra nhu cầu cấp thiết phải vực dậy nền kinh tế, kìm hãm và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc ở khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ. Xuất phát từ tiểu lục địa Ấn Độ tương đối biệt lập với những biên giới tự nhiên vô hình trung ngăn cản quá trình mở rộng ra bên ngoài, Ấn Độ đã và luôn có xu hướng tập trung nguồn lực sẵn có để đạt được những thành tựu rực rỡ nhất định, trở thành động lực cho quá trình giao thương và giao lưu văn hoá – tôn giáo, phổ biến các giá trị dân chủ tự do của phương Tây, từ đó gia tăng ảnh hưởng của Ấn Độ ra bên ngoài. Sau khi giành độc lập từ thực dân Anh năm 1947, thực hiện cải cách kinh tế toàn diện năm 1991, lại toạ lạc ở trung tâm giao thương hàng hải quốc tế của Ấn Độ Dương với ba mặt giáp biển, Ấn Độ hoàn toàn có thể lựa chọn quá trình liên kết với các khu vực châu Phi, Trung Đông hay Đông Nam Á. Song do những khác biệt văn hoá, khác biệt về giá trị châu Á những cuộc xung đột tôn giáo, tác động của khủng hoảng năng lượng dầu mỏ 1973, và nhiều vấn đề xung đột tộc người khác ở châu Phi, và để đáp trả quá trình mở rộng hoạt động của Trung Quốc tại Nam Á là sân nhà – khu vực ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ, nên Ấn Độ đã quyết định đề ra chính sách Hướng Đông (Look East Policy) tập trung vào khu vực Đông Á và Đông Nam Á vốn là sân nhà – khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc để đến với những cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác cấp độ liên khu vực với nền kinh tế Đông Nam Á phát triển năng động bậc nhất thế giới và là những quốc gia có tương đồng văn hoá, cùng chung giá trị châu Á với Ấn Độ ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung, nhằm xây dựng hình ảnh một “cường quốc thân thiện” dựa trên tinh thần “không phân biệt đối xử” và “khoan dung tôn giáo” của hoàng đế A Dục (Ashoka) cũng như tinh thần “bất bạo động” của Mahatma Gandhi, từ đó không chỉ duy trì và gia tăng lợi ích kinh tế thương mại của Ấn Độ ở Đông Nam Á và Đông Á mà còn góp phần củng cố ưu thế 37 địa chiến lược cho Ấn Độ trong quá trình hướng tới cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực. Với những thay đổi trên trong tình hình khu vực và thế giới, cùng nhu cầu vực dậy nền kinh tế, Ấn Độ đã có những điều chỉnh bước ngoặt để cho ra đời chính sách Hướng Đông. Đây là một chính sách không được nêu cụ thể hoá thành văn bản, kế hoạch hay chiến lược chính thức của chính phủ Ấn Độ, nó chỉ được thể hiện thông qua các bản báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, các phát biểu chính thức của quan chức lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ về quá trình đáp ứng nhu cầu phát triển liên tục của Ấn Độ với tình hình khu vực và thế giới. Kể từ sau khi được chính quyền Narasimha Rao đưa ra vào đầu những năm 1990, chính sách Hướng Đông đã ngày càng được bổ sung, hoàn thiện trên từng nét rõ rệt. Thứ nhất, về mục tiêu chung của chính sách Hướng Đông giai đoạn 1991 – 2014 được xác định là: bảo vê độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia; tạo môi trường phát triển kinh tế hoà bình, ổn định; tăng cường sức cạnh tranh của các công ty, sản phẩm và toàn bộ nền kinh tế của Ấn Độ; tăng cường mở rộng quan hệ nước lớn, tranh thủ vốn đầu tư và kĩ thuật công nghệ; và nâng cao vị thế cường quốc khu vực của Ấn Độ trong trật tự thế giới mới, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các nước lớn tại Nam Á. Trong đó, ba mục tiêu cụ thể chính được xác định trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn này là: đẩy mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của 7 bang Đông Bắc Ấn Độ tạo tiền đê ổn định xã hội khu vực biên giới với Pakistan, Trung Quốc và Mianmar; tăng cường quá trình tham gia và hội nhập tích cực vào các sáng kiến, vành đai, hành lang kinh tế chiến lược của khu vực như sáng kiến kết nối Guwahatti và Kolkatta, hay Kolkatta và Mizoram (qua cảng Sittwe của Mianmar); đồng thời tìm cách củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Ấn Độ trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indian-Pacific Ocean).13 Trong suốt 10 năm đầu triển khai thực hiện chính sách Hướng Đông, Ấn Độ chủ trương tập trung khôi phục và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các nước thành viên ASEAN, nhất là quan hệ thương mại song phương, hướng đến hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng và toàn diện, từ đó chủ 13 Nguyễn Thị Minh Thảo (2015), “Ấn Độ: từ chính sách Hướng Đông sang chính sách Hành động ở phía Đông”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12/2015, tr.108 - 109 38 động mở các chiến lược ngoại giao với Đông Nam Á, lấy chính sách ngoại giao kinh tế làm trụ cột chính trong chính sách đối ngoại.14 Hình 1.2.2.1. Bản đồ dự án kết nối Kolkatta – Mizoram qua cảng Sittwee dài 1328 km (Nguồn: Partakson Romun Chiru (2017), “Socio-economic impact of Act East Policy In Northeastern Region”, International Journal of Development Research, vol.07, no.10, p.16083-16088) Thứ hai, với bốn phương hướng triển khai cơ bản chính sách Hướng Đông giai đoạn 1991-2014 lần lượt là: Chấp nhận mô hình nền kinh tế thị trường; đoạn tuyệt tư tưởng bài Tây phản Mỹ; chuyển từ ngoại giao chú trọng thể chế chính trị sang chú trọng ngoại giao kinh tế, văn hóa, hợp tác quân sự (điển hình là việc Ấn Độ đã ký kết Hiệp định khuôn khổ về hợp tác kinh tế toàn diện CECA với ASEAN vào năm 2003, việc biển Nam Trung Hoa đã được chủ thuyết về biển của Hải Quân Ấn Độ xếp vị trí quan trọng thứ hai sau Ấn Độ Dương vào năm 2007, hay việc Ấn Độ đã đạt hơn 80 tỷ USD thương mại song phương với khu vực Đông Á và tổ chức thành công cuộc tập trận Milan trên vịnh Bengal với 7 quốc gia Đông Nam Á là Brunei, Philippines, Mianmar, Thailand, Indonesia, Singapore, Malaysia cùng trong năm 2012, …); từ theo 14 Luận Thuỳ Dương (19/6/2007), “Ấn Độ trong những thập niên đầu thế kỷ XXI”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sự nổi lên của Ấn Độ và triển vọng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Hà Nội 39 đuổi chủ nghĩa lý tưởng sang theo đuổi chủ nghĩa hiện thực trong hoạch định chính sách đối ngoại; thay dổi cách thức trở thành một cường quốc được thế giới công nhận từ nỗ lực làm lực lượng lãnh đạo, thúc đẩy chính cho một khối càng nhiều quốc gia càng tốt (điển hình như việc sáng lập Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á SAARC tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất các quốc gia Nam Á tháng 12/1985 nhằm không chỉ củng cố các hoạt động hợp tác mà còn hình thành thể chế khu vực, liên khu vực từ đó hạn chế ảnh hưởng sự phụ thuộc vào các cường quốc bên ngoài, hiện thực hoá phương châm Xây dựng một Ấn Độ hùng mạnh, khôn ngoan và vĩ đại, một ngọn lửa hoà bình và khoan dung của cố thủ tướng Rajiv Gandhi; hay việc Ngoại trưởng Ấn Độ I.K.Gujiral đưa ra Tuyên bố 5 điểm thể hiện thiện chí hỗ trợ lẫn nhau với các nước Nam Á của Ấn Độ vào năm 1997 trong tư cách cường quốc khu vực lớn mạnh nhất, đánh dấu sự thành công trong việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, tạo nền tảng tiềm lực vững chắc cho quốc gia, hướng đến mở rộng vững chắc ảnh hưởng ra các khu vực láng giềng mở rộng như Đông Nam Á, …) sang phấn đấu cải cách gia tăng không ngừng sức mạnh kinh tế - quân sự - khoa học kĩ thuật để trở thành một quốc gia giàu mạnh toàn diện; Ấn Độ đã gia tăng đáng kể sức ảnh hưởng, sự can thiệp và mở rộng tham gia vào các khu vực trung tâm đầu não của thế giới. Từ 2002 – 2014, chính sách Hướng Đông được củng cố chặt chẽ nhờ hàng loạt sáng kiến đa phương giữa Ấn Độ và các nước châu Á Thái Bình Dương trải từ Australia đến Trung Quốc, song ASEAN vẫn là hạt nhân trung tâm, như: hành trình con tàu Shudarshini thăm hầu hết các cảng biển tồn tại từ trong lịch sử đến mới được xây dựng (mặc dù hành trình con tàu Shudarshini là hành trình mang tính khơi gợi văn hoá nhưng nó cũng có thể được xem như là sự quay trở lại về một thời kỳ Ấn Độ sẽ gia tăng sự hiện diện của mình trong khu vực với những nền tảng lợi ích địa chiến lược không dễ gì rời bỏ), Tổ chức hợp tác vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC)15, Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kĩ thuật khu vực vành đai Ấn Độ Dương (BIMSTEC)16, Đối thoại toàn diện Ấn Độ - ASEAN (1995), Diễn đàn An ninh ASEAN (1996), Hợp tác sông 15 IOR-ARC: tổ chức được thành lập tháng 3/1995, với 4 thành viên ASEAN là Singapore (1995), Indonesia (1996), Malaysia (1996), Thailand (1999) 16 BIMSTEC: tổ chức được thành lập tháng 6/1997 tập trung vào lĩnh vực hợp tác công nghệ liên khu vực, gồm 7 thành viên là Bangladesh, Ấn Độ, Mianmar, Sri Lanka, Thailand, Nepal, Bhutan 40 Mekong – Sông Hằng (MGC)17, Hội nghị Cấp cao Đông Á (2005)18, Hiệp định về Khu vực thương mại tự do (2010), Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ (2002), Bản Kế hoạch “Đối tác vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng” (2004) giữa ASEAN-Ấn Độ … Thứ ba, những nền tảng chính của chính sách Hướng Đông từ 1991 đến 2014 được Ấn Độ xác định là chuyển từ thù địch mạnh mẽ sang vừa hợp tác vừa đấu tranh với Mỹ, Trung và các nước phương Tây; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế với 3 nhóm nước: láng giềng trực tiếp, cường quốc thế giới và các nước còn lại trên thế giới không phân biệt hệ thống chính trị xã hội; giữ vững môi trường khu vực và quốc tế hòa bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế, nâng cao vị thế quốc tế trên trường thế giới; và duy trì hòa bình hợp tác để phát triển, chống chiến tranh, không bạo lực. Như vậy, sự triển khai chính sách Hướng Đông sau hàng loạt những rào cản với các nước thành viên ASEAN do chiến tranh Lạnh cũng như vấn đề Cambodia (19791989) đã “không chỉ đơn thuần là một chính sách kinh tế đối ngoại mà còn là một sự thay đổi chiến lược trong tầm nhìn của Ấn Độ về thế giới và vị trí của Ấn Độ trong nền kinh tế toàn cầu đang phát triển. Trên tất cả, đó là sự tiếp cận các nước láng giềng mở rộng đồng chủng đồng văn của chúng ta ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á”19 Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ được khởi xướng từ loạt những thất bại: thất bại trong chiến lược kinh tế chỉ huy không đủ để cứu vớt Ấn Độ ra khỏi cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1989-1990 cũng như chiến lược cố gắng chơi với cả hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn đồng thời nghiêng về phía Liên Xô hơn. Đồng thời, chính sự sụp đổ của Liên Xô đã rời New Delhi khỏi Moscow để tìm kiếm một chiến lược kinh tế và đối ngoại mới. Chính sách Hướng Đông đã như một cứu cánh khắc phục được cả hai thất bại lớn trên. Tuy nhiên chính sự nghiêng về phía Liên Xô nhiều hơn của Ấn Độ giai đoạn 1947-1991, cũng như nỗi ám ảnh về làn sóng chủ nghĩa cộng sản theo Liên Xô lan xuống khu vực Đông Nam Á sau thắng lợi của cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm cho sự can dự của Ấn Độ vào ASEAN giai đoạn 17 MGC: tổ chức được thành lập tháng 11/2000, với 6 thành viên là Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Cambodia, Mianmar, Thailand nhằm hợp tác tiểu vùng để giảm chênh lệch giữa các vùng Nam Á và Đông Nam Á. 18 EAS: là diễn đàn của các lãnh đạo đối thoại về các vấn đề chiến lược nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng cộng đồng chung khu vực Đông Á, được tổ chức lần đầu tiên tại Kuala Lumpur, Malaysia với 10 thành viên ASEAN và 6 nước láng giềng mở rộng là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand 19 “‘Make 21st Century truly an Asian Century’: PM, Keynote address at special leaders dialogue of Asean Business Advisory Council,” Press Information Bureau, December http://pib.nic.in/newsite/erelease.aspx?relid=14102>, truy cập ngày 29/04/2019 12, 2005, <url: 41 này gặp không ít khó khăn. Đó là một phần nguyên nhân khiến cho Ấn Độ và ASEAN mặc dù cùng có chung những xuất phát điểm về nguồn cội văn hoá mang đậm dấu ấn Phật giáo nguyên thuỷ nhưng không có chung tiếng nói cho sự hợp tác phát triển kinh tế. Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đầu những năm 1990, quan hệ Ấn Độ - ASEAN đã ngày càng thắm thiết. Ấn Độ đã từ một đối tác đối thoại từng phần của ASEAN vào năm 1992 trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN vào năm 1995. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ từng phát biểu tại lễ hạ thuỷ tàu khu trục INS Brrahmaputra về vị trí địa chiến lược cực đông của hải quân Ấn Độ ở biển Đông như là “khu vực lợi ích mở rộng của Ấn Độ” Sau đó, năm 2003, Ngoại trưởng Ấn Độ Jashwant Sinha tiếp tục khẳng định vị trí “láng giềng mở rộng” của biển Đông như điểm cực Đông trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, và năm 2007, chiến lược quân sự biển của Ấn Độ thậm chí đã đề cập đến biển Đông như một địa bàn trọng yếu và là khu vực lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở “nút thắt cổ chai” đầu ra của Ấn Độ khỏi Ấn Độ Dương, qua eo biển Malacca ở phía Đông. Năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Ấn Độ - ASEAN, 10 năm thành lập Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, hai bên đã cùng nhất trí nâng tầm quan hệ lên mức quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời thông qua Tuyên bố Ấn Độ - ASEAN định hướng cho quan hệ đa phương. Năm nội dung chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1991 – 2014 lần lượt là: Thứ nhất, tăng cường các hiệp định hợp tác song phương với Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Cambodia về đào tạo nhân lực, tập trận chung trên biển. Về kinh tế, Ấn Độ nỗ lực thúc đẩy hợp tác sông Hằng – sông Mekong (MGC), nhằm tăng cường vai trò thúc đẩy hợp tác kinh tế ở các vùng sâu vùng xa, đặc biệt xây dựng tuyến đường giao thông nối liền Ấn Độ với Mianmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đi từ Đông Bắc Ấn Độ tới Mianmar qua Thái Lan và dừng tại Đà Nẵng. Về quân sự, Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng với hầu hết các nước thành viên ASEAN: Malaysia (1993), Việt Nam (2000), Indonesia (2001), Singapore (2003) và Philippines (2006). Từ năm 1994, hải quân Ấn Độ và Singapore đã tổ chức tập trận chung trên biển Đông (SIMBEX) nhằm tăng cường năng lực tương tác giữa hải quân hai bên, đặc biệt là trong các hoạt động chống tàu ngầm. Từ năm 2002, hải quân Ấn Độ và hải quân Indonesia đã tham gia tuần tra phối hợp chung (CORPAT) 2lần/năm tại khu vực gần đường ranh giới biển quốc tế nhằm thúc đẩy tăng cường 42 năng lượng tìm kiếm cứu nạn, kiểm soát môi trường cũng như đảm bảo an toàn vận tải biển và tự do hàng hải thương mại quốc tế ở Ấn Độ Dương. Nhìn bề ngoài, đây là một đề nghị nhằm mục tiêu ngăn chặn các cuộc tấn công của chủ nghĩa khủng bố cũng như nạn cướp biển đe doạ đến tự do an ninh hàng hải ở eo biển Malacca nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Tuy nhiên, bản chất sâu xa của đề nghị này là ý đồ biểu lộ sức mạnh quân sự nhằm từng bước gây dựng ảnh hưởng và từ đó nắm quyền kiểm soát chiến lược tại con đường an ninh – thương mại sống còn này. 20Từ năm 2011, Hà Nội cũng đã đề nghị New Delhi huấn luyện cho các thuỷ thủ, tàu chiến, tàu ngầm và phi công Việt Nam cách vận hành máy bay Sukhoi 30, cũng như cách chuyển giao các tàu chiến hải quân cỡ vừa và tên lửa hành trình. Hải quân Ấn Độ đã huấn luyện khoảng 500 thuỷ thủ tác chiến toàn diện dưới mặt nước cho Việt Nam tại cơ sở tàu ngầm INS Satavaham của Ấn Độ, không quân Ấn Độ đồng thời đã huấn luyện trao đổi phi công không quân Việt Nam. Hai bên cũng đã đồng ý xúc tiến thực hiện gói tín dụng 100 triệu USD đóng tàu tuần tra cao tốc cho Bộ đội Biên phòng Việt Nam, và kêu gọi sớm đạt được thoả thuận khung gói tín dụng 500 triệu USD cho công nghiệp quốc phòng. Ngoài các chuyến thăm tàu quân sự Việt Nam của hải quân Ấn Độ, lực lượng vũ trang hai bên còn hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đào tạo Anh ngữ cho quân nhân Việt Nam. Những hoạt động tập trận chung, huấn luyện đào tạo nhân lực quân đội và giúp các nước ASEAN chế tạo tên lửa, phát triển binh chủng thông tin tình báo cũng như trang thiết bị quân sự hiện đại của Ấn Độ không chỉ nhằm chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan mà còn giúp tạo sự cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc tại bờ Tây Thái Bình Dương, giúp tăng cường sự hiện diện của hải quân Ấn Độ tại khu vực biển Nam Trung Hoa vốn rất quen thuộc và quan trọng, từ đó ngày càng củng cố và mở rộng không gian an ninh của Ấn Độ bên cạnh việc duy trì hoà bình, ổn định phát triển ở châu Á Thái Bình Dương.21 Những nỗ lực tham gia chống cướp biển cũng đã giúp Ấn Độ có thêm ghế trong ADMM+ nhờ được hàng loạt nước như Thailand, Malaysia, Indonesia hoan nghênh nồng nhiệt do những cải thiện đáng kể môi trường an ninh hàng hải tại eo biển Malacca. Song nghịch lý là; sau nhiều năm theo đuổi 20 Thông tấn xã Việt Nam (2006), ASEAN trong sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 67, tr.06-12 21 Hoàng Thị Minh Hoa (2012), “Vai trò của Ấn Độ ở châu Á những năm đầu thế kỷ XXI”, VUSTA, <url: http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Thao-luan/Vai-tro-cua-An-Do-o-chau-A-nhung-nam-dau-the-ky-XXI44093.html>, truy cập ngày 29/04/2019 43 chính sách Không Liên Kết không tham gia vào các vấn đề châu Á, ngay lúc Ấn Độ đưa hợp tác đa phương cùng chủ nghĩa khu vực trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của New Delhi, và được ASEAN và EAS xem là hấp dẫn nhất; sự phát triển chủ nghĩa khu vực tại ARF, ASEAN+3, và cả APEC đang đe doạ sức hút của ASEAN và EAS trên trường quốc tế. Một cấu trúc an ninh châu Á mới nhằm thích nghi với một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ cũng như với một tương lai của quan hệ Trung-Mỹ là điều kiện cốt lõi để đưa Trung Quốc, Mỹ hay Ấn Độ và bất kỳ một cường quốc nào trở thành một phần bình đẳng trong cấu trúc an ninh mới đó. Đó là lý do một cấu trúc an ninh mạnh mẽ phát triển trên cơ sở hoà hợp quyền lực nhấn mạnh vai trò của các cường quốc được đưa ra tranh luận sôi nổi hơn bao giờ hết. Lẽ hiển nhiên, việc chính sách Hướng Đông phát triển mở rộng thành chính sách Hành động Hướng Đông, đưa chính sách Hướng Đông vào dĩ vãng không có nghĩa là Đông Nam Á trở nên không còn quan trọng với Ấn Độ ở cả cấp độ chiến lược và cấp độ hợp tác kinh tế song phương; điều đó chỉ có nghĩa là Đông Nam Á trở thành một phần quan trọng không thua kém gì Đông Bắc Á và Australia Nam Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, cả Ấn Độ và ASEAN đều chia sẻ trách nhiệm chung, vận mệnh chung và lợi ích chung trong việc tăng cường năng lực phòng thủ quân sự, đặc biệt là phòng thủ không quân và phòng thủ hải quân trước những thách thức an ninh ngày càng lớn đến từ Trung Quốc tại biển Đông, eo biển Malacca, … Mặc dù mối quan hệ cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ vốn được xem như chìa khoá then chốt trong bối cảnh thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á, nhưng quan hệ Trung - Ấn cũng như quan hệ Mỹ - Ấn cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Hai là, Ấn Độ đã vượt qua mối quan hệ thù địch với Trung Quốc để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn. Trong khi đó, Trung Quốc kiên quyết bám chặt yêu sách tại Arunachai Pradesh – khu vực dưới chân ranh giới chiến lược giữa dòng chảy dồi dào của Bangladesh và dãy Himalaya hùng vĩ mang ý nghĩa quốc phòng đặc biệt quan trọng với hơn 1,1 triệu người Ấn sinh sống. Năm 2005, Trung Quốc trở thành quan sát viên của SAARC, sau đó Trung Quốc không chỉ khiêu khích Ấn Độ ở Tây Tạng, Arunachal mà còn thắt chặt quan hệ quốc phòng với 2 quốc gia láng giềng sát sườn biên giới với Ấn Độ là Pakistan và Bangladesh bất chấp nguyên tắc Panchsheel22 năm 1954 và quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước từ năm 2005, … Bên cạnh đó, Trung 22 Nguyên tắc Panchsheel: 44 Quốc cũng tích cực tham gia vào các nước Nam Á láng giềng với Ấn Độ để phòng trường hợp căng thẳng hay xung đột Trung - Ấn leo thang bất cứ lúc nào. Mặc dù xét về thành công của toàn bộ nền kinh tế, sức mạnh quốc phòng, Trung Quốc có thể đã đạt nhiều thành tựu đáng kể hơn Ấn Độ, song thách thức lớn nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh chiến lược cho Ấn Độ trước Trung Quốc từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 chính là vấn đề dân số lao động khi Trung Quốc đang trải qua giai đoạn dân số vàng và dần đi ra khỏi thời kỳ quý báu đó để dần tiến đến trở thành một Nhật Bản thứ hai, song chế độ phúc lợi xã hội của nhà nước Trung Quốc lại chưa được chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng tiến trình đó, còn Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn bùng nổ dân số tăng trưởng đến năm 2030-2040 khi qua mặt Trung Quốc cả về quy mô dân số và quy mô lực lượng dân số trong độ tuổi lao động. Ba là, Ấn Độ cũng củng cố mối quan hệ với Mỹ và các nước phát triển. Tăng cường thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (vd: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, …) Là một cường quốc không gian chủ yếu, Ấn Độ đã giúp Nhật Bản (SEEDS, CUTE 1.7, PROITERES), Indonesia (LAPAN-TUBAT), Singapore (VELOX-I, VELOX-PIII, TelLEOS-1, X-SAT) phóng vệ tinh với giá cả có thể cạnh tranh được. EOSAT của Mỹ cũng đã đặt trạm không gian mặt đất bên ngoài lãnh thổ đầu tiên của Ấn Độ tại Norman, Oklahoma. Ở khu vực Ấn Độ Dương, khu vực Andaman Sumatra, Vịnh Bengal là một trong hai khu vực nguồn sóng thần. Trung tâm cảnh báo sớm sóng thần 24 × 7 (ITEWC) liên tục theo dõi, phát hiện sóng thần và đưa ra các lời khuyên. ITEWC cũng hoạt động như một trong những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn sóng thần khu vực cho khu vực Ấn Độ Dương. Các nước như Việt Nam dựa vào Ấn Độ để theo dõi thời tiết và cảnh báo thảm họa. Ấn Độ cũng cung cấp thông tin miễn phí về lốc xoáy cho các quốc gia Nam và Đông Nam Á. Sự củng cố và tăng cường quan hệ nói trên có một phần bắt nguồn từ việc Ấn Độ muốn tiếp tục tìm cách tận dụng mối quan hệ tốt và những khoản thương mại hàng hoá như công nghệ điện toán, công nghệ không gian, và công nghệ tên lửa đạn đạo từ Mỹ và các nước đồng minh để trở thành một phần không thể thiếu trong cấu trúc an ninh “hoà hợp quyền lực” mới tại châu Á và gặt được thành công nhất định trong cuộc cạnh tranh giành giật tài nguyên ở các khu vực Trung Á, Trung Đông, và châu Phi. Có thể thấy, nhờ sự điều chỉnh chính sách đối ngoại thành công, kịp thời sang chính sách Hướng Đông, quan hệ quốc tế của Ấn Độ đã được củng cố, mở rộng và phát triển không ngừng. Thực lực kinh tế nội tại quốc 45 gia và môi trường khu vực cũng như thế giới đã dần ngày càng thuận lợi cho chính quyền New Delhi tranh thủ nguồn lực quốc tế, củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của Ấn Độ.23 Bốn là, ưu tiên củng cố quan hệ hợp tác phát triển kinh tế với Mỹ, Nhật, EU. Quan hệ Ấn – Mỹ đã gia tăng đáng kể từ khi Ấn Độ thực hiện cải cách kinh tế toàn diện năm 1991. Năm 2000, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và ký kết bản Tuyên bố chung Tầm nhìn cho thế kỷ 21 với ba mục tiêu chính là hợp tác an ninh, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân – phổ biến giá trị dân chủ toàn cầu và hợp tác kinh tế. Năm 2009, hai bên đã thiết lập cơ chế Đối thoại chiến lược cấp Bộ trưởng do Ngoại trưởng hai bên chủ trì tập trung vào 5 vấn đề nổi bật là: hợp tác chiến lược, biến đổi khí hậu – năng lượng – giáo dục và phát triển, kinh tế - thương mại, khoa học công nghệ, và y tế. Các cơ chế đối thoại này giúp hai nước hiểu rõ lẫn nhau hơn, tìm ra biện pháp hỗ trợ nhau và đưa quan hệ ngoại giao Ấn – Mỹ tiến đến phát triển toàn diện. Năm 2005, sau khi hai bên đạt được Hiệp định khung về quan hệ quốc phòng Mỹ Ấn, chính quyền Washington đã đồng ý chia sẻ công nghệ hạt nhân dân sự và cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho New Delhi để đổi lấy việc Ấn Độ tách rời hai chương trình hạt nhân quân sự và hạt nhân dân sự. Tiếp nối thành công đó, năm 2008, ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và ngoại trưởng Ấn Độ Pranab Mukherjee đã ký vào thoả thuận hợp tác hạt nhân Mỹ - Ấn đánh dấu bước ngoặt trên chặng đường hợp tác chống khủng bố giữa hai nước, góp phần đưa quan hệ hai nước vào chiều sâu hơn. Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2012 đạt 62,8 tỷ USD. Mỹ cũng là quốc gia đầu tư trực tiếp lớn thứ ba tại Ấn Độ với tổng số vốn tích luỹ từ 2000-2013 đạt 11 tỷ USD, chiếm 6% tổng số vốn FDI vào Ấn Độ giai đoạn này. 24Sự hiện diện ngày một gia tăng của Ấn Độ ở Đông Bắc Á phần nào giải toả sức nóng của khu vực đang nổi lên những xung đột lãnh thổ và ý thức hệ này. Nếu như Nhật Bản, Hàn Quốc trước đây còn bị động trong hợp tác quốc phòng vì lợi ích gắn chặt với Mỹ thì hiện nay, trước sự trỗi dậy của quốc gia láng giềng Trung Quốc, Ấn Độ đã trở thành nhân tố mới để hợp tác mà không gây kích động Trung Quốc như Mỹ. Với những nét tương đồng về kinh tế 23 Nguyễn Thị Minh Thảo (2015), “Ấn Độ: từ chính sách Hướng Đông sang chính sách Hành động ở phía Đông”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12/2015, tr.108 - 109 24 Lam Giang Han (2008), “Chuyên đề 7: Chiến lược đối ngoại của Ấn Độvà quan hệ giữa Ấn Độ với các đối tác quan trọng từ sau chiến tranh lạnh đến nay và dự báo từ nay đến 2030”, Academia, <url: https://www.academia.edu/15295029/Chuyen_d%E1%BB%81_7_DRAFT>, truy cập ngày 31/03/2019 46 và ý thức hệ, cả ba nền kinh tế hàng đầu của châu Á (chỉ sau Trung Quốc) cùng muốn kìm hãm sức ảnh hưởng của Trung Quốc đã gắn kết học thuyết Hashimoto (1997) của Nhật Bản 25– chiến lược xây dựng mạng lưới châu Á mới (2005)26 của Hàn Quốc và học thuyết Gujral (1997) của Ấn Độ 27 thành hệ thống tư duy nhất quán trong hợp tác chính sách đối ngoại, thúc đẩy mậu dịch thương mại phát triển hài hoà, bền vững; đồng thời, gắn chặt lợi ích quốc gia với lợi ích chung của khu vực và tăng cường phạm vi ảnh hưởng cũng như vị thế kinh tế trên trường quốc tế. Nhận thức được những điều đó, Ấn Độ và Nhật Bản đã dựa trên tinh thần Bản tuyên bố đối tác Ấn – Nhật trong kỷ nguyên châu Á mới (2005) thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2006 và ký kết Tuyên bố chung về hợp tác an ninh (2008), qua đó khẳng định lòng tin và vai trò ngày càng lớn được Ấn Độ xây dựng và củng cố trên đường biển của Nhật Bản. Trong khi đó, Ấn Độ cũng đã nâng tầm quan hệ đối ngoại với Hàn Quốc từ “đối tác hợp tác kinh tế lâu dài vì hoà bình và thịnh vượng” (CEPA) thành quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2010. Sự gia nhập EAS năm 2005 của Ấn Độ được xem là một thành tựu to lớn trong tiến trình cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc. Không chỉ nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, chất lượng nguồn lao động lành nghề dồi dào và khả năng quân sự được củng cố mà tư cách thành viên của Ấn Độ trong EAS còn có được nhờ những hoạt động cứu trợ nhân đạo kịp thời HADR của hải quân Ấn Độ hiện diện ở các nước Đông Nam Á, những động thái góp phần giải quyết đáng kể các mối đe doạ an ninh phi truyền thống xuyên quốc gia và liên khu vực. Với những bước đi nhanh gọn, kịp thời và thực dụng của mình, Ấn Độ đã không chỉ mở ra thêm những cơ hội, lựa chọn đối tác hợp tác mới cho các nền kinh tế Đông Bắc Á vốn gắn bó lợi ích chặt chẽ với Mỹ nhưng lại phải đối mặt với những tranh chấp từ Trung Quốc đem lại mà còn khẳng định tính cấp thiết cho sự hiện diện và gia tăng ảnh hưởng của mình ở bờ Đông 25 Học thuyết Hashimoto (1997) phát triển từ học thuyết Fukuda (1977) của Nhật Bản nhằm xây dựng lòng tin với các nước trong khu vực về chung sống hoà bình, thịnh vượng với Nhật Bản 26 Sáng kiến Châu Á mới hay “chiến lược cân bằng” được Roh Moo-hyun đề xuất trong một bài phát biểu đầu năm 2005 để Hàn Quốc đóng vai trò cân bằng không để các căng thẳng hồi sinh hay leo thang ở Đông Bắc Á 27 Học thuyết Gujral: được lấy theo tên Ngoại trưởng Ấn Độ Gujral – người cho rằng muốn trở thành cường quốc khu vực Nam Á, Ấn Độ cần phải mở rộng sự nhượng bộ đơn phương, xây dựng lòng tin với những nước trong khu vực thông qua các quan hệ tiếp xúc giữa quần chúng nhân dân các nước trong khu vực, từ đó tạo không khí thân thiện, loại bỏ dần được những khác biệt trong giải quyết xung đột nội bộ mà không can thiệp công việc nội bộ của nhau. 47 “người khổng lồ chân đất” Trung Quốc , tạo thành thế gọng kìm Đông – Nam với Trung Quốc. Thông điệp Châu Âu và châu Á: Khuôn khổ chiến lược cho việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác (2001), văn kiện về Quan hệ đối tác mới với Đông Nam Á (2003), hội nghị Thượng đỉnh ASEM-5 tại Hà Nội (2004) và hàng loạt các chuyến viếng thăm, hợp đồng thương mại khác được ký kết giữa EU và ASEAN đã làm cho mối quan hệ trở nên ngày càng gắn bó. Hiện EU là bạn hàng đối tác lớn thứ 3 của ASEAN, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm là, trong khi tăng cường viện trợ đồng thời với tiến hành những nhượng bộ đơn phương với các nước láng giềng trực tiếp ở Nam Á khi không yêu cầu các nước này phải có đi có lại trong quan hệ với mình, Ấn Độ cũng không ngừng thúc đẩy quan hệ đối tác với các nước phát triển, các nước BRICS, triển khai tăng cường ngoại giao năng lượng với các nước vùng Vịnh, tham gia phát huy vai trò tích cực giải quyết các vấn đề quốc tế và tiếp tục coi trọng, duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống với Nga. Tuy có thể thấy Ấn Độ đã gây dựng được một không khí hữu nghị, tin cậy lẫn nhau giữa các nước trong khu vực Nam Á, gạt bỏ được mối lo ngại về Chủ nghĩa dân tộc Đại Hindu của Ấn Độ, nhưng mục tiêu cơ bản của Ấn Độ với các nước láng giềng trực tiếp vẫn là tiếp tục củng cố và phát huy vai trò nước lớn trong khu vực, hạn chế tối đa sức ảnh hưởng của các nước lớn khác đối với khu vực này. Như vậy, có thể thấy, quả đúng như lời Naidu trong Whither the Look East Policy số 2/2004 đã từng nhận xét: “Dù thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng có thể nói rằng chính sách Hướng Đông đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngày nay, không có cuộc thảo luận về chính trị, chiến lược hay kinh tế nào được coi là hoàn chỉnh nếu không đề cập đến Ấn Độ”28 28 Hoàng Thị Minh Hoa (2012), “Vai trò của Ấn Độ ở châu Á những năm đầu thế kỷ XXI”, VUSTA, <url: http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Thao-luan/Vai-tro-cua-An-Do-o-chau-A-nhung-nam-dau-the-ky-XXI44093.html>, truy cập ngày 29/04/2019 48 CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ TRƯỚC SÁNG KIẾN OBOR (TỪ 2014 ĐẾN NAY) 2.1. Sự thay đổi nhận thức về Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay. Ấn Độ cũng có thể được xem như một trong những quốc gia đóng vai trò quyết định trong sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) của Trung Quốc. Thứ nhất, đây là một trong mười bốn quốc gia láng giềng trực tiếp với Trung Quốc án ngữ đường ra Ấn Độ Dương của nhân dân Trung Hoa. Đây cũng là một cường quốc trỗi dậy ở châu Á cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ở thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh, sau cái mà Lenin gọi là Phong trào “Châu Á thức tỉnh”. Ấn Độ có tầm ảnh hưởng nhất định không chỉ ở khu vực Nam Á – nơi sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc đi qua trước khi vòng tới Tây Á và châu Phi. Do đó, những nhãn quan, nhận thức của Ấn Độ là ảnh hưởng vô cùng lớn tác động tới sự thành bại của sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR). Ấn Độ xem MSR và OBOR là mối đe dọa lớn đối với an ninh đất nước và những lợi ích chiến lược của mình tại khu vực. Những luận điểm chính đối với sáng kiến OBOR của giới tinh hoa Ấn Độ thể hiện ba sự hoài nghi, cảnh giác cao độ về ba mối đe dọa cơ bản bao gồm: Thứ nhất là những bận tậm liên quan trực tiếp tới dự án CPEC – một phần quan trọng trong sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc nhằm kết nối Kashgar (Trung Quốc) với Gwadar (Pakistan) vì khuôn khổ của dự án này đi qua khu vực Gilgit-Baltistan (Kashmir) mà cả Ấn Độ và Pakistan cùng tuyên bố chủ quyền và tới vai trò lớn hơn của quân đội Trung Quốc tại Pakistan, tham vọng của Trung Quốc muốn sử dụng cảng Gwadar vào cả mục đích dân sự và quân sự, cho phép Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thâm nhập vào Ấn Độ Dương. Ấn Độ là một cường quốc luôn muốn khẳng định vị thế vượt trội của mình ở khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống: Ấn Độ Dương, vì vậy, không dễ gì chấp nhận được việc Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh số một của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương – ngày càng can thiệp sâu rộng vào khu vực, thông qua sự gia tăng quyền lực kinh tế để làm bệ phóng thúc đẩy sức ảnh hưởng về chính trị đến khu vực Nam Á. Mặc dù mong muốn giữ hoà khí với Trung Quốc, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ xung đột xảy ra giữa hai nước, thay thế môi trường cạnh tranh căng thẳng giữa Trung - Ấn bằng quan hệ hợp tác song phương cùng phát triển để phần nào đáp ứng được nhu cầu về cơ sở hạ tầng lên đến 49 1500 tỷ USD trong thập niên tới, nhưng đứng trước nguy cơ không thể cân bằng giữa các khoản đầu tư hợp tác kinh tế được Trung Quốc lợi dụng để gia tăng ảnh hưởng chính trị với duy trì và củng cố vị thế quốc gia trên trường quốc tế, không thể tối đa hoá lợi ích với Trung Quốc khi trở thành thành viên của sáng kiến Một vành đai – Một con đường, nên Ấn Độ đã quyết định từ chối lời mời của Trung Quốc tới tham dự Diễn đàn Một vành đai – Một con đường lần thứ nhất vào tháng 5/2017 song song với đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế - an ninh – quân sự với các nước Mỹ, Nhật, Australia và các nước Nam Á, Đông Nam Á khác. Để xoa dịu Ấn Độ và cũng như một lựa chọn thay thế cho CPEC đã bị Ấn Độ phản đối kịch liệt vì vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Kashmir, hành lang kinh tế Bangladesh – Trung Quốc - Ấn Độ - Mianmar (BCIM) đã được tái khởi động để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương Trung - Ấn, từ đó cắt giảm thặng dư thương mại với Ấn Độ. Bên cạnh các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, tận dụng khả năng công nghệ của Ấn Độ, Trung Quốc cũng đã tăng cường đầu tư xây dựng hàng loạt các khu công nghiệp như Haryana, Maharashtra, Gujaral ở Ấn Độ. Song điều đó dường như vẫn không thể xoa dịu tâm lý hoài nghi của giới tinh hoa (elite) Ấn Độ cùng quan điểm coi OBOR là một đại chiến lược của Trung Quốc để tái định hình trật tự khu vực châu Á – Thái Bình Dương, là một bàn đạp vươn ra vùng lợi ích chiến lược cốt lõi truyền thống của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Vì vậy, nhìn chung, dù không kịch liệt phản đối nhưng quan điểm chính của Ấn Độ đối với sáng kiến OBOR vẫn là thận trọng, lạnh nhạt và ứng phó theo thời cuộc cũng như theo bối cảnh cục diện thế giới và khu vực, nhằm tối đa hoá lợi ích quốc gia, đồng thời từng bước khẳng định vững chắc uy tín và sức ảnh hưởng của Ấn Độ như một cường quốc khu vực cũng như thế giới. Thứ hai là mối liên hệ giữa việc các nước trong khu vực khi tham gia vào MSR và BRI sẽ lún sâu vào các khoản nợ với Trung Quốc, từ đó kéo theo việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đối với các nước này trong các vấn đề đối nội và đối ngoại. Do đó, Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch Mausam nhằm phục hưng con đường thương mại hàng hải cổ xưa và tăng cường kết nối văn hoá – lịch sử - an ninh – quân sự - kinh tế các quốc gia trong khu vực. Từ đó, đưa kế hoạch Mausam trở thành một trong những đối sách ngoại giao quan trọng nhất của chính quyền Modi đối trọng với sáng kiến OBOR của Trung Quốc mà không phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc, nhưng vẫn khống chế 50 được khả năng Trung Quốc trở thành ngọn cờ đầu trong thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Ấn Độ Dương – vốn là nơi Ấn Độ phát huy sức mạnh của mình như sân nhà. Thứ ba là thách thức vai trò của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương. Theo Vijay Sakhuja – người đứng đầu Quỹ Hàng hải Quốc gia (National Maritime Foundation), giới chiến lược Ấn Độ tin rằng kế hoạch Con đường tơ lụa trên biển (Maritime Silk Road – MSR) không chỉ góp phần củng cố lực lượng hải quân chiến lược của Trung Quốc tăng cường vào khu vực Ấn Độ Dương mà còn nhằm mục đích xoa dịu những hoài nghi về chiến lược “chuỗi ngọc trai” trong mục tiêu trở thành cường quốc biển của Trung Quốc.29 Bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại đây đều bị xem là mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích cốt lõi của Ấn Độ. Bởi vì vị thế người bảo trợ an ninh khu vực chủ đạo ở Ấn Độ Dương theo truyền thống thuộc về Ấn Độ, một khi Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương và ngày càng phát huy vai trò an ninh to lớn trong khu vực, sẽ dễ dàng dẫn đến xung đột về mặt chiến lược với Ấn Độ do uy hiếp vị thế chủ đạo của Ấn Độ ở nơi là lối ra duy nhất của Ấn Độ với thế giới qua cả hai con đường phía Tây và phía Đông, là vùng “lợi ích chiến lược cốt lõi” của Ấn Độ. Trung Quốc là một nước láng giềng lớn, một đối tác thương mại lớn của Ấn Độ và sự nổi lên của Trung Quốc như là một cường quốc đang và sẽ tiếp tục là một nhân tố quan trọng đối với Ấn Độ. Vì vậy, cách tiếp cận của Ấn Độ với Trung Quốc không chỉ được đánh dấu bằng chủ nghĩa thực dụng, mà còn chủ nghĩa hiện thực. Theo đó, các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc đối với sáng kiến Một vành đai – Một con đường có thể gây ra bất ổn về kinh tế - chính trị không chỉ khu vực Nam Á nói chung mà cả kinh tế - chính trị Ấn Độ. Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc vì vậy được Ấn Độ xem như một bức màn được sử dụng để kiểm soát chiến lược Ấn Độ Dương của Ấn Độ. Nhấn mạnh các mục tiêu quốc tế chung với Trung Quốc, sự xâm nhập chiến lược của Bắc Kinh tại khu vực láng giềng trực tiếp của Ấn Độ, mối liên hệ chiến lược ngày càng tăng với Pakistan, đòi hỏi Ấn Độ phải ngăn chặn những nỗ lực của Trung Quốc thành lập các căn cứ, hành lang quân sự - kinh tế ở Ấn Độ Dương. Không chỉ Pakistan, Maldives cũng đã cho một công ty của Trung Quốc thuê một hòn đảo gần sân bay 29 Vijay Sakhuja (15/09/2014), “Xi Jinping and the Maritime Silk Road: The Indian Dilemma”, Institute of Peace and Conflict Studies, <url: http://www.ipcs.org/comm_select.php?articleNo=4662>, truy cập ngày 31/03/2019 51 Male trong vòng 50 năm với chi phí 4 tỉ USD. Điều đó có thể gây bất lợi đến chiến lược gia tăng sức ảnh hưởng của Ấn Độ. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tìm kiếm cơ hội giúp xây dựng cơ sở hạ tầng Maldives sao cho sức ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa có thể mở rộng tới Ấn Độ Dương, từ đó tạo cơ sở thuận lợi cho thành công bước đầu của sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sự uy hiếp trực tiếp mang tính chiến lược đó đối với Ấn Độ thể hiện ngày càng rõ sau khi kế hoạch Con đường tơ lụa trên biển (MSR) đạt được những thoả thuận đầu tư xây dựng cảng biển ở Mombasa, Dar-e-Salam, Bagamoyo, … mở đường cho sự tồn tại lâu dài của lực lượng hải quân Trung Quốc trên biển Ấn Độ Dương. 30 Ấn Độ cũng quan ngại về những mối liên kết an ninh khu vực đang thay đổi bởi những đầu tư của Trung Quốc ở các nước láng giềng của họ cũng như những hậu quả tiềm tàng của OBOR: “Động lực tương tác giữa những lợi ích chiến lược và các sáng kiến kết nối … được thể hiện rõ ràng trên lục địa của chúng ta… Chúng ta không thể làm ngơ trước thực tế là các nước khác có thể xem sự kết nối là một hành động theo bản năng ảnh hưởng đến các lựa chọn”. Trung Quốc có thể tận dụng sự đầu tư kinh tế vào các nhà nước bù nhìn bao quanh Ấn Độ trên đất liền và trên biển. Không may là nếu các nhà nước bù nhìn tiềm tàng quay sang Ấn Độ, thì điều đó vẫn có thể dẫn đến những căng thẳng gia tăng khi các con nợ của Trung Quốc dính líu nhiều hơn với Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ đã không ngừng tăng cường viện trợ, quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, điển hình như việc củng cố liên kết với Iran, phát triển quan hệ với Bangladesh, cải thiện quan hệ với Pakistan, từ đó tiến bước vào Afganistan dễ dàng hơn. Đây là một sáng kiến quốc gia của Trung Quốc. Trung Quốc đã nghĩ ra nó, và tạo ra một bản kế hoạch chi tiết. Đó không phải là một sáng kiến quốc tế mà họ thảo luận với thế giới… Một sáng kiến quốc gia được tạo ra với những lợi ích quốc gia, các nước khác không có nghĩa vụ phải mua nó. Vì vậy, mặc dù Trung Quốc liên tục mở rộng cánh cửa, tuyên bố tầm nhìn của OBOR là “nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, tôn trọng chủ quyền lẫn nhau”, và nỗ lực kéo Ấn Độ tham gia, nhưng dường như vẫn chưa đủ để tạo niềm tin cho chính quyền Modi bởi chiến thuật “cắt lát salami” trong suốt 73 ngày đêm ở cao nguyên Doklam và chiến lược “tam chủng chiến pháp” đã hoàn toàn 30 Quách Thị Huệ (2018), “Sáng kiến Vành đai và Con đường: Nhận thức của Ấn Độ và đối sách của Trung Quốc”, Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, số 30/10/2018, tr.65-70 52 đi ngược lại với những tuyên bố tầm nhìn đó, nên Ấn Độ vẫn nhất quyết không hợp tác, và ngả sang nhóm nước dân chủ hình thành bộ tứ Mỹ - Nhật – Úc - Ấn để phá vòng “kim cô” bao vây, kìm toả của Trung Quốc từ bốn phía Pakistan – Mianmar – Bangladesh – Sri Lanka – Maldives Trung Quốc không sẵn sàng ưu tiên vấn đề hòa hợp khu vực hơn các mục tiêu dân tộc chủ nghĩa. Nếu Trung Quốc không sẵn sàng tôn trọng các mối quan ngại về chủ quyền của Ấn Độ và cho thấy một cách tiếp cận đa phương hơn đối với việc lên kế hoạch cho BRI nhằm giảm bớt những mối quan ngại về an ninh của nước láng giềng của họ thì những căng thẳng song phương hiện nay không thể lắng xuống. Các dự án cơ sở hạ tầng của sáng kiến BRI đã khiến một số nước rơi vào nợ nần với Trung Quốc. Bẫy nợ này có thể được Trung Quốc tận dụng để đòi hỏi về vấn đề an ninh và hợp tác kinh tế. Bắc Kinh đã đầu tư mạnh vào một khu công nghiệp gần cảng Omani. Chắc chắn, thỏa thuận đó hoàn toàn không lường trước được. Việc tiếp cận cả Duqm và Chabahar tăng cường khả năng ngăn chặn sự mở rộng hàng hải của Trung Quốc trong khu vực. Bắc Kinh hoàn toàn có thể sử dụng những cơ sở hạ tầng, cầu cảng hải quân, thương mại họ đầu tư cho mục đích dân sự và quân sự hay chiến lược để hình thành một mạng lưới bao vây Ấn Độ. Bên cạnh đó, dự án kênh đào Isthmus cũng có thể làm cán cân quyền lực châu Á nói chung, Nam Á nói riêng nghiêng về phía Trung Quốc do sự dễ dàng tiếp cận cả một đại dương rộng lớn từ Đông Phi tới Nhật Bản. Như vậy, tựu trung có năm nguyên nhân khiến Ấn Độ kiên quyết không ủng hộ sáng kiến OBOR là: thứ nhất, nguyên nhân về tranh chấp lãnh thổ, thứ hai, nguyên nhân về khả năng gia tăng thâm hụt thương mại lớn hơn với Trung Quốc nếu Ấn Độ lệ thuộc nhiều hơn vào thương mại của Trung Quốc; thứ ba, nguyên nhân về nỗi quan ngại sáng kiến OBOR có thể giúp Trung Quốc lấn sâu vào Nam Á và gây dựng, củng cố, gia tăng sức ảnh hưởng chính trị thông qua sự hiện diện về kinh tế - quân sự của Trung Quốc ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Maldives, …; thứ tư, nguyên nhân về hành lang kinh tế CPEC – một phần quan trọng của sáng kiến OBOR đã đi qua vùng Kashmir còn đang trong tình trạng tranh chấp chủ quyền giữa Ấn Độ với Pakistan. Tại hội nghị của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) vào tháng 6/2018, Ấn Độ là quốc gia duy nhất không ủng hộ sáng kiến OBOR. Mặt cạnh tranh luôn tồn tại giữa Trung - Ấn và có xu hướng gia tăng không kém những dấu hiệu hợp tác, bởi cả hai bên đều có 53 tham vọng là nước lớn trong bối cảnh quyền lực cả hai bên đều ngày càng được cải thiện, song tranh chấp lãnh thổ thì ngày càng kéo dài, chưa thể giải quyết dứt điểm 2.2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay. Chính sách đối ngoại Hướng Đông sau gần ¼ thế kỷ đã được chính quyền Modi nâng cấp quyết tâm phát triển thành chính sách Hành động Hướng Đông với ba phương hướng triển khai chính là: củng cố và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng Nam Á để giữ vững vai trò lãnh đạo, chỉ huy tại khu vực Ấn Độ Dương; phát triển quan hệ với các cường quốc; đẩy mạnh quan hệ với Đông Á đặc biệt là Đông Nam Á dù chưa thể ngang bằng Mỹ, Nga, Trung Quốc. Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ được thủ tướng Narenda Modi đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Cấp cao Đông Á (EAS) tháng 11/2014 nhằm cải thiện vị trí địa chiến lược của Ấn Độ ở châu Á Thái Bình Dương, tạo vị thế chiến lược lớn hơn trong khu vực và trên trường quốc tế; phát triển các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khu vực có các mô hình liên kết mang tính cạnh tranh cao với Ấn Độ (với lợi thế về vốn, thị trường, lực lượng lao động, khoa học công nghệ thông tin, và vị trí địa lý tự nhiên); mỏ rộng lĩnh vực quan hệ từ kinh tế và chính trị - ngoại giao là sang an ninh và quốc phòng, trên cả hai kênh song phương và giúp cả haivà phát huy các giá trị văn hoá tôn giáo ở Đông Á trên nền tảng dân chủ tự do – nhân quyền – và pháp trị. 2.2.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Nam Á từ 2014 đến nay (1) Tái sắp xếp bàn cờ khu vực Nam Á, củng cố vai trò có ảnh hưởng bao trùm tại khu vực. (2) Khuyến khích các nước láng giềng hợp tác kinh tế với Ấn Độ vì lợi ích chung về cả an ninh và kinh tế. Thực hiện chính sách ngoại giao “láng giềng trực tiếp là ưu tiên số một”, chính phủ Ấn Độ đặc biệt ưu tiên hàng đầu cho các nước láng giềng liền kề tại Nam Á, thể hiện vị thế của Ấn Độ trong khu vực. Đà quan hệ với láng giềng tiếp tục được duy trì qua các chuyến thăm đầu tiên ra nước ngoài trong nhiệm kỳ mới của Thủ tướng Modi và Ngoại trưởng Ấn Độ tới Bhutan, Nepal và Bangladesh. Qua chuyến thăm tới tất cả các nước láng giềng ngoại trừ Maldives, ngay trong năm đầu tiên nhậm chức của thủ tướng Modi, Ấn Độ đã đạt được hiệp ước biên giới lịch sử với Bangladesh, bình thường hoá quan hệ Ấn Độ - Sri Lanka sau những căng thẳng dưới thời cựu tổng thống 54 Rajapaksa, và đưa quan hệ với hai quốc đảo Mauritus – Seychelles lên tầm cao mới, tạo đà cho Ấn Độ nắm giữ vai trò duy trì, bảo vệ và phát triển mạng lưới an ninh Ấn Độ Dương ngày càng sâu rộng. Tái nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ trong khu vực láng giềng lân cận và phục hồi SAARC, một vai trò từ lâu đã bị bỏ quên, qua đó khẳng định sự chấp nhận trách nhiệm của Ấn Độ như một lãnh đạo khu vực. Nhờ tập trung nỗ lực đưa SAARC trở thành khu vực phồn vinh, hợp tác, hoà bình và phát triển, chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở Nam Á đã đạt những thành tựu to lớn có thể biến những ý tưởng trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, SAARC cũng bị ảnh hưởng bởi căng thẳng leo thang liên tục giữa Ấn Độ và Pakistan nên tỉ trọng thương mại nội khối vẫn chỉ đạt con số 5,6% tổng thương mại. Đầu tư nội khối của Nam Á cũng còn hạn chế và mang tính một chiều từ Ấn Độ. Do đó, để thúc đẩy tự do hoá thương mại trong khu vực, các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ mong muốn mở rộng Nam Á thành Khu vực mậu dịch tự do do Ấn Độ làm chủ đạo đầu tàu tập đoàn kinh tế chiến lược cũng đã dần đưa việc dẫn thoả thuận SAFTA đi vào hiệu lực đúng thời hạn được các nước thành viên cùng thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh SAARC lần thứ 12 là ngày 01/01/2006. Đây là một cột mốc quan trọng nhằm hướng tới thành lập một Liên minh kinh tế Nam Á. Việc thực hiện thành công SAFTA sẽ là hình mẫu cho sự hợp tác khu vực trong các lĩnh vực khác. Các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ cũng nhấn mạnh rằng SAFTA cần phải thúc đẩy cả thương mại dịch vụ để khai thác tối đa, triệt để tiềm năng của chính mình. Tích cực sử dụng chính sách viện trợ ra nước ngoài làm đòn bẩy để thúc đẩy thương mại song phương, Ấn Độ đã viện trợ cho 650 triệu USD cho Afganistan từ khi Taliban sụp đổ.31 Tháng 4/2017, thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã đến thăm Ấn Độ và mang về được một gói tín dụng mới trị giá 4,5 tỷ USD, cùng với đó là 500 triệu USD để trang bị quốc phòng cho Bangladesh. Bangladesh cũng là một điểm sáng đi đầu trong chiến dịch chống khủng bố của New Delhi, là cửa ngõ quan trọng cho các sáng kiến khu vực của Ấn Độ, bao gồm sáng kiến Vịnh Belgal về Hợp tác kinh tế kĩ thuật đa ngành (BIMSTEC) và sáng kiến Bangladesh – Bhutan - Ấn Độ - Nepal (BBIN). Có lẽ vì vậy mà Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar đã đúng khi nhận xét: “Nếu 31 Tôn Sinh Thành (2018), “Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới chính quyền Modi”, Nghiên cứu Quốc tế, số 04/115, tr.119-132 55 có một ví dụ về chính sách láng giềng là ưu tiên số một đã mang lại kết quả tốt đẹp, thì đó là trường hợp của Bangladesh” Tháng 5/2017, Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ đã phóng Vệ tinh Nam Á (SAS) vào quỹ đạo nhằm không chỉ hỗ trợ các nước thành viên SAARC về giáo dục – y tế trực tuyến - ứng phó thiên tai biến đổi khí hậu – quản lý tài nguyên – dự báo thời tiết và truyền thông, mà còn giúp củng cố tình đoàn kết giữa các nước láng giềng và Ấn Độ. Tiếp nối thành công của sáng kiến Bangladesh – Bhutan - Ấn Độ - Nepal (BBIN) nhằm theo đuổi các chương trình quản lý kết nối khu vực, năng lượng và tài nguyên, Ấn Độ đã dành hơn 1 tỷ USD để xây dựng và phát triển mạng lưới đường bộ dài 558 km kết nối Bangladesh – Bhutan – Nepal, dự kiến gói đầu tư sẽ góp phần tăng 60% giá trị thương mại khu vực. Ấn Độ cũng sử dụng INSTC để tăng cường các kết nối chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa của mình trong khu vực. Trung Quốc và Ấn Độ đều đang bắt đầu các dự án lớn để xuất khẩu hàng hóa của họ và tìm kiếm các tuyến đường mới. Mọi người đều cần thêm các tuyến đường mới, không ai muốn phụ thuộc vào một tuyến đường và không ai thích đặt tất cả trứng vào cùng một giỏ. (Azeibaizan) Tuy đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quan hệ với Ấn Độ, nhưng các nước Nam Á cũng đang đứng trước nhiều thách thức như sự tăng cường hiện diện của Trung Quốc – một quốc gia không muốn bất cứ nước láng giềng nào có nền chính trị phát triển mạnh mẽ, tập trung và quyết đoán hơn nền chính trị Trung Hoa - ở Nam Á có thể làm ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị khu vực khi các nền dân chủ non trẻ các nền chính trị theo chủ nghĩa dân tộc dân tuý ở đây có thể bị kích động để chống lại Ấn Độ, tạo ra những bất ổn không đáng có cho cả Ấn Độ và các quốc gia Nam Á. Thách thức thứ hai lại đến từ chính chủ nghĩa khủng bố và các cuộc tấn công xuyên biên giới nổ ra liên tục, đặc biệt ở quốc gia láng giềng Pakistan nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Các cuộc tấn công xuyên biên giới có thể làm suy yếu liên kết khu vực, ảnh hưởng xấu đến quá trình hợp tác khu vực, đồng thời làm xấu đi quan hệ chiến lược Ấn Độ - Pakistan. Khác với cách tiếp cận của các đời Thủ tướng tiền nhiệm, thủ tướng Narenda Modi không hoàn toàn tìm kiếm ưu thế vượt trội và quyền phủ quyết toàn bộ với các hành động của các cường quốc bên ngoài làm xói mòn an ninh khu vực, ngược lại, chính quyền Modi đã dành phần lớn thời gian, lời mời đến dự lễ nhậm chức, viện trợ phát triển ưu đãi dành cho các nước này, và hoan nghênh việc Mỹ chia 56 sẻ tầm nhìn chung cũng như sự hiện diện ở Ấn Độ Dương để cải thiện lo ngại gia tăng ảnh hưởng không ngừng của Trung Quốc ở khu vực này. Ngoài ra, năm 2015, Ấn Độ còn đưa ra sáng kiến SAGAR nghĩa là “an ninh cho tất cả ở Ấn Độ Dương” để tăng cường hợp tác kinh tế - an ninh với các nước láng giềng Nam Á, đặc biệt là hợp tác tuần tra, công nghệ thông tin, và hợp tác an ninh, cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực kinh tế - quân sự cho tất cả các nước. Từ đó, Ấn Độ có thể hạn chế được việc phụ thuộc vào những khoản vay ưu đãi của Trung Quốc để đổi lấy những ảnh hưởng chính trị ngày một lớn, và thậm chí là những chính phủ sở tại có xu hướng thân Trung Quốc. 2.2.2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Tây Á – Trung Á từ 2014 đến nay Dưới thời Modi, mối quan hệ với các nước Tây Á đã chuyển thành chiến lược khi chứng kiến sự trao đổi không chỉ với các đối tác truyền thống như Israel, Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất mà với cả Iran, Iraq. Đầu tháng 10/2015, bốn tàu hải quân Ấn Độ đã lên đường hướng thẳng đến các nước vùng Vịnh như Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Qatar và Kuwait bắt đầu chuyến thăm kéo dài một tháng bao gồm các hoạt động giao lưu văn hoá và tập trận chung giữa Ấn Độ và các nước chủ nhà nói trên. Theo đó, một trong những lý do chính khiến Ấn Độ tăng cường chuyển mối quan hệ với các nước Tây Á thành chiến lược chính là sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) của Trung Quốc đi qua nhiều nước Tây Á trong khu vực Ấn Độ Dương địa chiến lược trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của Ấn Độ. Đáp trả lại việc Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ hải quân Djibouti, tăng cường hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương; Ấn Độ đã sử dụng hiệu quả công cụ hải quân ở các nước Tây Á để xây dựng hình ảnh một đối tác đáng tin cậy, có thể hỗ trợ các mối quan hệ hợp tác về lâu dài, từ đó định hình được môi trường chiến lược Ấn Độ Dương ổn định, hoà bình phát triển. Chính sách láng giềng trực tiếp là ưu tiên số một trên hêt của chính quyền Modi xuất phát từ chính nhu cầu thực tiễn đó, nếu không coi đây là ưu tiên số một trên hết trong chính sách đối ngoại Hành động Hướng Đông, mọi Hành động Hướng Đông của Ấn Độ cũng sẽ đều trở nên vô nghĩa, không còn giá trị vì mở đường, tạo sơ hở cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Ba khía cạnh đáng chú ý nhất trong việc chuyển mối quan hệ với các nước Tây Á thành quan hệ chiến lược với Ấn Độ là vị trí chiến lược của cộng đồng Ấn kiều ở Tây 57 Á, các thể chế an ninh – phòng vệ và chống chủ nghĩa khủng bố ở Tây Á, và mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ với Iran - Ả Rập Saudi. Ước tính có khoảng 7 triệu Ấn kiều sinh sống và làm việc tại Tây Á, đem về cho Ấn Độ 69 tỷ USD trong năm 2012, không chỉ góp phần hỗ trợ tài chính, nâng cao chất lượng cuộc sống cho từng gia đình, từng cộng đồng mà còn là nguồn cung cấp mạng lưới nhân lực, đầu tư, kết nối chiến lược. Không chỉ nỗ lực thể chế hoá mối quan hệ với Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất nhằm thiết lập các cơ chế đối thoại hợp tác an ninh cấp cao như Cơ quan cố vấn an ninh quốc gia và Hội đồng An ninh quốc gia; Ấn Độ còn quyết định đổi tiền đối với 2 mệnh giá 500 Rupee – 100 Rupee để kiềm chế đồng tiền Hawala đến từ các nước vùng Vịnh để tài trợ cho các hoạt động của chủ nghĩa khủng bố trong khu vực. Vào tháng 2/2018, Ấn Độ đã đạt được một bước đột phá về ngoại giao trong một thỏa thuận với Oman về việc cho phép tàu hải quân Ấn Độ sử dụng cảng chiến lược Duqm làm điểm nhập cảnh của Ấn Độ ở Tây Á và Đông Phi. Oman là đối tác quốc phòng đầu tiên của Ấn Độ ở Tây Á và là đồng minh trong chiến dịch chống cướp biển. Ấn Độ đã từng cung cấp súng trường cho Oman, do đó Oman cũng đã gửi quân hỗ trợ cho phi đội Hawk của Ấn Độ. Trong bối cảnh hầu hết các cảng biển phía Tây Ấn Độ và phía Đông châu Phi đều gặp sự cố tắc nghẽn do lâu năm, việc tiếp cận được nhiều hơn với Tây Á để tăng cường các cam kết kinh tế chiến lược đã mở ra cơ hội với cảng Duqm như một trung tâm trung chuyển phục vụ cho các thị trường này.32 Về mối quan hệ song phương với Iran và Ả Rập Saudi, chuyến thăm của thủ tướng Modi tới Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất năm 2016 đã mang lại cho Ấn Độ một kế hoạch hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 75 tỷ USD từ Quỹ Đầu tư cơ sở hạ tầng Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - Ấn Độ, trong khi đó, Ấn Độ cũng đã đạt thống nhất về việc hàng hoá của Ấn Độ có thể vào thị trường Afganistan qua lãnh thổ của Iran, trong quá trình đó cảng Chabahar mà Ấn Độ được ưu tiên hoàn thành xây dựng với khoản tín dụng trị giá 500 triệu USD, và một khoản tài trợ trị giá 1,6 tỷ USD cho tuyến đường sắt Chabahar – Zahedan vốn là một phần trong thoả thuận ba bên của Ấn Độ - Iran – Afganistan. 32 Dipanjan Roy Chaudhury (13/02/2018), “PM Modi's Oman visit: Indian Navy can now access Duqm port”, The Economic Times, <url: https://economictimes.indiatimes.com/news/defence/pm-modis-oman-visit-navy-cannow-access-duqm-port/articleshow/62894357.cms>, truy cập ngày 29/04/2019 58 Hơn 70% lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ Ở chiều ngược lại, bên cạnh Ả Rập Saudi là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất vào Ấn Độ, trong tháng 7/2016, Ấn Độ cũng đã nhập khẩu 461000 thùng dầu mỗi ngày từ Iran, tăng 1,1 lần so với tháng 7/2015. Đây là một thành công lớn của ngoại giao Ấn Độ vì Ả Rập Saudi và Iran vốn là hai đối thủ chính trị của nhau, thậm chí có lúc leo thang đến nảy sinh xung đột chính trị, nhưng Ấn Độ vẫn duy trì thành công mối quan hệ hợp tác với cả Iran và Ả Rập Saudi. 2.2.3. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Á từ 2014 đến nay Đứng trước nỗi lo lắng về sức mạnh vượt trội trỗi dậy của Trung Quốc, bản thân các nước thành viên ASEAN đều nhất trí về sự tồn tại của nhu cầu tối đa hóa lựa chọn (Mỹ – Nhật – Ấn – Úc – Nga – Trung) trong duy trì trạng thái quyền lực cân bằng động đa chiều ở Đông Nam Á. Do đó có thể nói, chính nỗ lực tìm kiếm sự lựa chọn tối đa hoá lợi ích cho ASEAN để duy trì trật tự cân bằng mở bao trùm Đông Nam Á của ASEAN đã đưa mối quan hệ của Ấn Độ xích lại gần với ASEAN hơn với EU. Đồng sáng lập Hội nghị thượng đỉnh cấp cao Đông Á (EAS). Từ khi trở thành Thủ tướng Ấn Độ, trước những hành xử ngày càng cứng rắn, đe doạ nghiêm trọng công pháp quốc tế, phớt lờ những tranh cãi và diễn đàn an ninh của Mỹ, Nhật Bản, Australia và cả Ấn Độ, Narenda Modi đã quyết định thể hiện thái độ mới của mình qua việc chuyển đổi chính sách Hướng Đông (Look East Policy) thành Hành động Hướng Đông (Act East Policy), đồng thời từ bỏ vị trí đơn thuần là quan sát viên trong các vấn đề tranh chấp quốc tế nằm ngoài khu vực lợi ích cốt lõi truyền thống của Ấn Độ - Nam Á, trở thành chủ thể tham dự mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á để đối phó với ba thách thức lớn về thương mại (nơi 55% tổng lượng hàng hoá trung chuyển của Ấn Độ tới Đông Bắc Á và Bắc Mỹ được chuyên chở qua eo biển Malacca – nơi đang bị bao vây bởi hệ thống các cảng biển và căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Nam Thái Lan, Campuchia, Malaysia, …) – an ninh (bất kỳ sự bất ổn hay thế lực kiểm soát khu vực nào có thể đe doạ việc Ấn Độ tiếp cận con đường biển sống còn ở biển Đông, đặc biệt là ở chuỗi đảo Andaman và Nicobar là cửa ngõ trên biển về phía Đông của Ấn Độ, cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các tuyến đường vận tải biển nói riêng và toàn bộ nền an ninh kinh tế Ấn Độ nói chung) và năng lượng (nơi đáp ứng đến 80% nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của nhân dân Ấn Độ, trong khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Ấn Độ ngày càng tăng, đòi hỏi đến những nguồn năng lượng mới phát triển bền vững hơn như 59 trữ lượng 19,4 trên tổng số 280 ngàn tỷ m3 băng cháy trên thế giới nằm ở bắc biển Đông)33 đến từ sáng kiến Chuỗi ngọc trai trong chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc ở sân sau của Ấn Độ: Ấn Độ Dương. Biển Đông không chỉ án ngữ tuyến đường hàng hải huyết mạch của các nền kinh tế thế giới lớn, với hơn hơn 300 tàu 5000 tấn trở lên qua lại mỗi ngày vận chuyển ½ sản lượng dầu thô và hàng hoá thương mại khác của toàn cầu, và sở hữu trữ lượng tài nguyên dầu lửa và khí đốt hơn 11 tỷ thùng dầu khí và 190.000 tỷ m3 khí đốt, là một trong năm bồn trũng dầu khí lớn nhất thế giới, với các bồn trũng có tiềm năng dầu khí cao như Brunei-Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thai, Nam Côn Sơn, sông Hồng, sông Châu Giang, … mà còn là nơi Ấn Độ có một tầm vóc chiến lược rõ ràng thông qua việc thường xuyên triển khai hải quân, các chuyến thăm và tập trận trong vùng biển Nam Trung Hoa, các mối quan hệ đối tác quân sự chiến lược với các quốc gia ven biển Đông, cùng các cuộc thảo luận, diễn đàn ngoại giao khu vực về vấn đề biển Đông. Vì vậy, đó là khu vực nắm giữ lợi ích thương mại chiến lược của Ấn Độ, dù lợi ích đó không liên quan đến vấn đề tranh chấp hay tuyên bố chủ quyền tại khu vực như Trung Quốc. Song cũng chính điều ấy đã mở đường thuận lợi hơn cho Ấn Độ trong việc tăng cường vai trò cũng như sự hiện diện của hải quân Ấn Độ ở Đông Nam Á, và rộng lớn hơn là bờ Tây của Thái Bình Dương, từ đó ngăn chặn sức ảnh hưởng bất lợi đến từ sáng kiến Chuỗi ngọc trai củaTrung Quốc đối với tự do hàng hải qua eo biển Malacca. Và vì vậy, chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng như chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ đang theo đuổi đều công khai đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ an ninh hàng hải tự do chiến lược ở niển Đông, qua đó từng bước mở rộng ảnh hưởng kinh tế, gia tăng vai trò an ninh địa-chính trị của Ấn Độ tại khu vực nhằm cân bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, đồng thời mở rộng không gian an ninh cho vị thế cường quốc nổi bật ở Ấn Độ-Thái Bình Dương của Ấn Độ. Điển hình là việc thủ tướng Modi đặc biệt khẳng định vai trò và tầm nhìn của Ấn Độ với cấu trúc an ninh khu vực tại những diễn đàn đối thoại quan trọng có khả năng thúc đẩy giải quyết những thách thức an ninh mới nổi từ Trung Quốc như Hội nghị 33 Băng cháy còn gọi là methane hydrate là hỗn hợp kết tinh của khí tự nhiên và nước, bọc trong một thể vật chất giống như băng tuyết, các phân tử nước được liên kết hydro băng hoá. Ở thềm lục địa Mỹ lưu trữ khoảng 70 tỉ m3 khí tự nhiên, đủ cung cấp năng lượng cho Mỹ trong vòng 2000 năm nữa. Hơn 90 quốc gia trên thế giới sở hữu băng cháy, nhưng băng cháy có giá trị nhất được nhận định nằm trong lòng biển Đông. Ngày 4/5/2017, Nhật Bản đã 60 thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ, Diễn đàn Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, Đối thoại Shangri La, … Với những thách thức nghiêm trọng về không chỉ an ninh năng lượng (các hoạt động thường trú của cướp biển, thăm dò dầu lửa khí đốt ở biển Đông, …) mà còn về thương mại hàng hải tự do của Ấn Độ qua eo biển Malacca tới các thị trường Đông Bắc Á và Bắc Mỹ bởi Trung Quốc, Ấn Độ đã quyết định can dự không ngần ngại vào môi trường cấu trúc an ninh đầy phức tạp, có lợi ích chồng chéo, đan xen giữa nhiều chủ thể quan hệ quốc tế với nhau thông qua việc mở rộng thực hiện chính sách Hành động Hướng Đông như: tập trung tăng hơn 1/5 tổng FDI ra nước ngoài đổ vào ASEAN, tăng số công ty Ấn Độ hiện diện ở ASEAN lên hơn 2000, tăng kim ngạch thương mại ASEAN-Ấn Độ cán mốc 80 tỷ USD vào năm tài khoá 2011-2012, 58,5 tỷ USD vào năm tài khoá 20152016, chiếm hơn 2,6% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN, là đối tác thương mại lớn thứ 8 của ASEAN; tăng cường hợp tác dầu khí giữa công ty dầu khí quốc gia của Ấn Độ (OLV) với tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).34 Năm 1992, Tập đoàn quốc hữu ONGC Videsh Limited (OVL) của Ấn Độ đã hợp tác với PetroVietnam và British Petroleum bắt đầu khai thác mỏ khí Lan Đỏ và Lan Tây với tổng trữ lượng dầu khí ước đạt khoảng 58 tỉ m3 khí đốt. Tận dụng nhu cầu của Ấn Độ trong việc ngăn cản Trung Quốc biến biển Đông thành sân nhà, Việt Nam có thể tranh thủ những dự án năng lượng, kinh tế thương mại trên thềm lục địa Việt Nam vừa đúng với pháp luật Việt Nam và quy định công pháp quốc tế, vừa tăng cường sự hiện diện cũng như sức ảnh hưởng của Ấn Độ ở biển Đông, từ đó góp phần kiềm chế và kiểm soát được hành xử của Trung Quốc ở biển Đông mà không phải can dự sâu đến những dự án an ninh, quân sự dễ gây kích động Trung Quốc. Các trụ cột chính trong chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ từ 2014 đến nay thể hiện sự can dự mạnh mẽ của Ấn Độ với ASEAN trên tất cả ba lĩnh vực: thương mại, kết nối khu vực, và giao lưu sáng tạo văn hoá nhân dân. Trong đó, về thương mại, hai bên đã hoàn tất việc ký phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do (FTA) Ấn Độ - ASEAN về đầu tư và dịch vụ lần lượt vào các ngày 12 và 13 tháng 11 năm 2014, và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2015 để bổ sung cho FTA Ấn Độ - ASEAN về hàng hoá đã được ký kết năm 2009, từ đó tạo đà tăng 34 Nguyễn Thanh Minh (13/8/2018), “Biển Đông trong bài toán chiến lược của Ấn Độ”, Nghiên cứu biển Đông, <url: http://nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binh-luan/7050-bien-dong-trong-bai-toan-chien-luoc-cua-an-do >, truy cập ngày 31/03/2019 61 trưởng cho thương mại song phương cán mốc 100 tỷ USD vào năm 2015 và 160 tỷ USD vào năm 2022. Đầu tư song phương cũng đã đạt một số kết quả nhất định. Trong khi số vốn của các dự án Ấn Độ đầu tư vào ASEAN từ năm 2007 đến 2014 đạt 32,4 tỷ USD, chiếm khoảng ¼ tổng FDI của Ấn Độ ra nước ngoài, cùng các dự án kết nối như Dự án công nghiệp và cảng biển sâu Chennai – Dawei, đường cao tốc Ấn Độ Mianmar – Thailand, Dự án vận tải đa phương thức Kaladan trở thành biểu tượng cho sự gặp gỡ giữa chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ và chính sách của hầu hết các nước ASEAN; tổng thương mại hàng hoá của ASEAN với Ấn Độ năm 2015 đạt mức 58,5 tỷ USD, tổng kim ngạch thương mại Ấn Độ - ASEAN trị giá 71 tỷ USD trong năm 2016-2017, và tổng số vốn FDI của các dự án ASEAN đầu tư tại Ấn Độ từ 2011-2012 đền 2015-2016 đã tăng từ 23473 tỷ USD lên 36068 tỷ USD, chiếm hơn 1/10 tổng số vốn FDI đầu tư vào Ấn Độ, trong đó chủ yếu là FDI từ Malaysia, Thái Lan, và Singapore cho các lĩnh vực như dịch vụ (28%), viễn thông – xây dựng (8%), dầu lửa – khí đốt – phần cứng – phần mềm (28%). Tiêu biểu trong số này là các dự án đường cao tốc – khu công nghiệp của các công ty Malaysia, Công viên phần mềm Bangalore của công ty Ascendas (Singapore), dự án kho chứa container DistriPark ở Mumbai – New Delhi – Chennai của tập đoàn San Miguel (Philippines). Thành công của chính sách tập trung phát triển kinh tế các bang cửa ngõ Đông Bắc vào khu vực ASEAN cũng như sự hợp thông tuyến đường cao tốc Tamu-Kalewa – Kalemyo kết nối Ấn Độ - Myanmar – Thái Lan cũng đã tạo động lực mạnh mẽ mới đầy hứa hẹn trong quan hệ đa phương Ấn Độ - ASEAN.35 Về kết nối khu vực, 1/5 tổng OFDI của Ấn Độ năm 2015 đã chảy vào ASEAN, gấp 4 lần OFDI của Mỹ chảy vào ASEAN và gấp 11 lần OFDI của EU vào ASEAN. Phần lớn đầu tư của Ấn Độ tập trung vào Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Đặc biệt, có khoảng 85 dự án hợp tác công nghiệp thăm dò dầu mỏ, phát điện và sản xuất hoá chất được Ấn Độ tài trợ ở Việt Nam từ đầu năm 2015. Một quỹ phát triển dự án trị giá 16,1 tỷ USD cũng được Bộ Thương mại Ấn Độ chủ trương thành lập trong năm 2015-2016 để mở các trung tâm sản xuất tại các nước thành viên ASEAN kém phát triển. Về giao lưu văn hoá giữa nhân dân hai bên, Ấn kiều chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong dân số của Singapore, Malaysia, Thái Lan, và Mianmar, đây không chỉ có một lực lượng tích cực hoạt động 35 Đỗ Đức Định (13/3/2019), “Hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ với ASEAN và Việt Nam”, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, <url: http://cis.org.vn/article/3688/hop-tac-kinh-te-giua-an-dovoi-asean-va-viet-nam-phan-1.html>, truy cập ngày 31/3/2019 62 kinh doanh trong các lĩnh vực buôn bán nhỏ lẻ, hay trong ngành công nghiệp dệt may mà cả một lực lượng hùng hậu các chuyên gia và sinh viên Ấn Độ đang ở các nước ASEAN hoạt động trong các lĩnh vực như y dược, quản lý kế toán, ngân hàng, kỹ thuật và công nghệ thông tin. Du lịch hàng không là một nhân tố then chốt góp phần tích cực vào sự can dự mạnh mẽ của Ấn Độ với ASEAN. Ấn Độ đã đóng góp 3,3 triệu du khách đến ASEAN, đặc biệt là đến các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia vào năm 2015. Đây cũng là một trong bốn quốc gia mà du khách Ấn Độ được hưởng cơ chế cấp thị thực trực tuyến hoặc tại sân bay.36 Tuy nhiên, giữa các nước ASEAN vẫn tồn tại một sự bất cân bằng về mặt thúc đẩy thương mại, hợp tác an ninh cũng như kết nối khu vực với Ấn Độ. Trong khi hợp tác sâu rộng của Ấn Độ với Singapore tương đối mạnh mẽ, hợp tác thương mại với Malaysia và Thái Lan vẫn chưa thực sự thành công. Điển hình là việc có tới hơn 400 chuyến bay mỗi tuần giữa các thành phố của Ấn Độ với Singapore, trong khi chỉ có gần 200 chuyến bay mỗi tuần giữa các thành phố của Ấn Độ với Malaysia, Thailand, thậm chí không có chuyến bay thẳng trực tiếp nào giữa Ấn Độ với quốc gia Islam giáo đông nhất thế giới, nắm vai trò quan trọng nhất trong các nước ASEAN: Indonesia. Tương tự, số lượng tàu thuyền vận tải biển lưu động giữa các cảng của Ấn Độ với Singapore và Malaysia cũng rất khiêm tốn, thậm chí không có chuyến nào kết nối với tất cả các bến cảng của Indonesia. Trong khi kim ngạch thương mại ASEAN – Trung Quốc đạt 450 tỷ USD, Trung Quốc đổ hơn 10 tỷ USD đầu tư vào ASEAN thì kim ngạch thương mại ASEAN - Ấn Độ chỉ đạt hơn 80 tỷ USD và đầu tư của Ấn Độ vào ASEAN chỉ hơn 1 tỷ USD. Hay như việc đạt được ba thoả thuận FTA về Hàng hoá – Dịch vụ - Đầu tư với ASEAN cũng như việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) vẫn không thể giấu được sự thiếu kết nối giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, điển hình là dự án Hành lang vận tải Đa phương thức Kadalan đi qua Rakhin (Mianmar) cùng dự án đường cao tốc Ấn Độ - Thailand – Mianmar đều bị đình trệ, làm suy giảm khả năng mở rộng quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN đáng kể. Do đó, bên cạnh việc tăng cường sự hiện diện của hải quân, quân sự, các chuyến thăm tàu quân sự, các doanh nghiệp liên quan, tập đoàn kinh tế tư nhân ở Đông Nam Á, việc khơi gợi dậy, và khôi phục những mối liên hệ lịch sử - văn hoá lâu đời, thân 36 Sanchita Basu Das (30/10/2018), “ASEAN-India Economic Relations: Low Base, Large Potential”, ISEAS Yusof Ishak Institute, no.68, p.50-62 63 thiết giữa Ấn Độ - Đông Nam Á thông qua điện ảnh Bollywood, ẩm thực, Yoga, hệ tư tưởng triết học truyền thống đa dạng, phong phú và hai trên bốn tôn giáo chính lớn nhất thế giới ra toàn khu vực là vô cùng cần thiết. Vì vậy, về giao lưu sáng tạo văn hoá nhân dân, Ấn Độ đã thành lập một phái bộ về ASEAN tại Jakarta và Trung tâm ASEAN-Ấn Độ tại New Delhi, cũng như mở rộng Hội đồng Quan hệ văn hoá Ấn Độ trên toàn thế giới. Thủ tướng Narenda Modi đã từng miêu tả Yoga như là “món quà của Ấn Độ dành cho thế giới” và đã vận động thành công 177 quốc gia và vùng lãnh thổ ủng hộ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đi đến tuyên bố công nhận ngày 21/6 hàng năm là ngày Yoga Thế giới. Trong bối cảnh tìm kiếm đối tác đối trọng với khuynh hướng bành trướng chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc, Ấn Độ cũng không ngừng sử dụng những nét tương đồng, gần gũi về văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng để hợp tác với các nước trong khu vực có chung đường biên giới với cả Trung Quốc và Ấn Độ như Bangladesh, Nepal, Bhutan, … Do đó, hoạt động ngoại giao văn hoá, đặc biệt là ngoại giao Phật giáo trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong giải quyết các nguy cơ bất ổn, các vấn đề chính trị gây tranh cãi ở Nam Á, Đông Nam Á và cả Đông Bắc Á. Với mục đích hướng đến cộng đồng tín đồ Phật giáo lớn mạnh đông đảo, chiếm ưu thế ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Bắc Á, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch nhằm biến khu vực Đông Bắc nước này thành nơi hành hương của phật tử từ khắp mọi miền trên toàn thế giới, với các danh tháng du lịch tâm linh như Lâm Tỳ Ni – nơi Đức Tất Đạt Đa chào đời, Bồ đề Đạo tràng – nơi Đức Phật giác ngộ ở tuổi 35, Lộc Uyển – nơi Đức Phật có bài thuyết giảng đầu tiên, thành Vương Xá – nơi Đức Phật sống và giảng dạy, Na Lạn Đà – trung tâm học tập và giảng dạy của Phật giáo, Câu Thi Na - nơi Đức Phật nhập niết bàn và Ca Tỳ La Vệ - nơi Đức Phật trải qua những năm đầu đời trước khi bắt đầu hành trình dài đi đến giác ngộ. Chính những hoạt động ngoại giao Phật giáo, trao đổi văn hoá như vậy cũng đã góp phần giúp Ấn Độ liên kết chặt chẽ hơn với người dân khu vực Đông Á, tiếp xúc và can dự hiệu quả hơn vào môi trường an ninh Nam Á và Đông Á.37 Thử nghiệm về con đường du lịch Phật giáo áp dụng truyền bá, khơi gợi lại lịch sử truyền thống Phật giáo của Ấn Độ cũng đã giúp nước này tăng cường liên kết tâm linh và triết học đối với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, … qua đó làm sống lại niềm tự hào về một vị Ngoài ra, thủ tướng Narenda Modi 37 Thành An (10/11/2014), “Ngoại giao Phật giáo trong chính sách hướng đông của Ấn Độ”, Đại biểu nhân dân, <url: http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=332516>, truy cập ngày 31/03/2019 64 cũng liên tục tận dụng sức mạnh của cộng đồng 25 triệu Ấn kiều trên khắp thế giới thông qua những hành động cụ thể như cuộc iếp xúc với cộng đồng những người Ấn Độ di cư tương đối giàu mạnh, có sẵn các mối quan hệ kết nối rộng khắp và tích cực tham gia hoạt động chính trị. Thủ tướng Modi cũng kêu gọi cộng đồng người Mỹ gốc Ấn nâng cao vai trò hơn nữa trong các cuộc vận động bầu cử. Phát biểu truyền thông điệp ái quốc đi khắp thế giới, ông Modi kêu gọi cộng đồng kiều bào tại Australia, Nhật Bản hay Mỹ “hãy hướng về quê hương, nối vòng tay lớn và phục vụ tổ quốc Ấn Độ”, qua đó thể hiện kỳ vọng họ sẽ trở thành cầu nối giúp tăng cường hình ảnh quốc tế của Ấn Độ và gia tăng đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Ấn Độ. Với chiến lược kết nối giữa các tiểu bang, địa phương với các cộng đồng ở nước ngoài, thủ tướng Modi cũng đã sử dụng triệt để cái gọi là “thành phố kết nghĩa” với Brisbane, Tokyo, … để mở ra nhiều thoả thuận liên kết “có thể đưa các tiểu bang và thành phố xích lại gần nhau hơn”. Bên cạnh đó, thủ tướng Modi cũng tăng cường hoạt động ngoại giao kĩ thuật số để cải thiện hình ảnh đất nước, thúc đẩy giao lưu văn hoá sáng tạo nhân dân giữa Ấn Độ và Đông Á bằng việc sử dụng các gói dịch vụ Twitter, Facebook, Youtube, Tumblr, LinkedIn, Pinterest và StumbletUpon, … Nhờ các tiện ích công nghệ này, mối quan hệ của thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi và người đồng cấp Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể, ngày càng gần gũi và thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư hơn vào Nhật Bản.. Gần đây hơn, tháng 11/2014, những bức ảnh cá nhân đầu tiên của ông Modi tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25 tổ chức ở Mianmar đã nhận được hơn 32000 lượt like trên Instagram. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng đã công bố một ứng dụng điện thoại thông minh tích hợp các thông tin lãnh sự và chính sách đối ngoại của Ấn Độ có tính năng “follow (theo dõi)” Thủ tướng. Qua đó, ứng dụng cho phép người dùng theo dõi các chuyến thăm của ông Modi, không chỉ hỗ trợ nền ngoại giao công chúng mà còn giúp giao tiếp trực tiếp với giới tinh hoa chính trị (elite) trên toàn thế giới. Có thể nói, những ý tưởng sáng tạo của chính quyền Modi qua việc sử dụng có hệ thống các nguồn tài nguyên văn hoá lịch sử phong phú vốn có, ca ngợi và làm sống lại những thành tựu văn hoá – lịch sử của Ấn Độ đã xây dựng được một nguồn lực ngoại giao công chúng, truyền thông hiệu quả về Ấn Độ ở nước ngoài, từ đó khai thông mối quan hệ giữa tiềm năng sức mạnh mềm của Ấn Độ với chính sách đối ngoại của quốc gia.38 38 Trần Quân (12/05/2015), “Ngoại giao Yoga”, An ninh Thế giới giữa và cuối tháng, <url: http://antgct.cand.com.vn/So-tay/Ngoai-giao-yoga-351121/>, truy cập ngày 31/03/2019 65 Ấn Độ cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong các dự án xây dựng năng lực ở các nước Đông Nam Á thông qua Quỹ Hợp tác ASEAN - Ấn Độ trị giá 50 triệu USD, Quỹ xanh ASEAN - Ấn Độ trị giá 5 triệu USD và Quỹ Khoa học công nghệ ASEAN - Ấn Độ trị giá 1 triệu USD và một khoản tín dụng trị giá 1 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối số. Ấn Độ cũng đã thành lập Trung tâm Tiếp nhận và Theo dõi dữ liệu viễn thám phục vụ quản lý thiên tai và thăm dò khoáng sản tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng 4 trung tâm công nghệ thông tin đặt tại 4 quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam.39 Một lĩnh vực quan trọng trong chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ là đẩy mạnh kết nối biển. Đây là một trong các lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác giữa các quốc gia biển có lịch sử thương mại hàng hải lâu đời như Ấn Độ và ASEAN, không chỉ bởi vì tầm quan trọng của sức mạnh biển, thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng song phương mà còn bởi vì đó được xem như một sợi dây kết nối truyền thống lịch sử, văn hóa thân thuộc, xây dựng và củng cố lòng tin giữa Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN. Ấn Độ đã cam kết thực thi Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) theo tuyên bố năm 2000 của Uỷ ban Điều phối kết nối ASEAN và qua đó đưa ra tầm nhìn về an ninh và tăng trưởng cho tất cả các nước ở khu vực (SAGAR) nhằm kết nối các biển của Ấn Độ với các nước trong khu vực thông qua việc vừa thúc đẩy cơ sở hạ tầng và năng lực của tất cả các cảng biển quan trọng ở sườn Đông Ấn Độ vừa hỗ trợ đầu tư các cảng biển của các quốc gia ASEAN, điển hình là cảng Dawei. Ấn Độ cũng đưa ra đề xuất đàm phán Hiệp định Hợp tác vận tải biển ASEAN-Ấn Độ nhằm thúc đẩy tiếp cận dịch vụ trên biển, thúc đẩy mua bán hàng hóa trên biển, trên các cảng và nhằm mở đường thiết lập các doanh nghiệp liên doanh về vận tải biển, đóng tàu và sửa chữa, huấn luyện và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó Ấn Độ cũng đẩy mạnh hợp tác an ninh hàng hải và phát triển kinh tế xanh (dương) với ASEAN. Điển hình là việc hải quân Ấn Độ đã và vẫn đang đều đặn tham gia tuần tra, tập trận hải quân chung, chống cướp biển, cứu trợ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các nước ASEAN. Tháng 12/2016, Ấn Độ còn thực hiện Diễn tập đội hình quốc tế với 12 tàu từ các nước EAS, trong đó có 5 tàu từ 6 nước thành viên 39 Thông tấn xã Việt Nam (12/11/2014), “ASEAN là hạt nhân trong chính sách Hành động phía Đông”, Cộng sản, <url: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=30249&print=true>, truy cập ngày 31/03/2019 66 ASEAN. Hàng năm, Ấn Độ đều tham gia đều đặn các cuộc tập trận do các quốc gia thành viên ADMM+ tổ chức, cũng như đều tổ chức các chuyến viếng thăm hải quân tới các nước EAS, cùng với việc cử các quan chức cấp cao tham dự Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF) – một diễn đàn ngoại giao kênh 1,5 40 tập trung thảo luận các vấn đề quan tâm chung trên biển. Ấn Độ chủ trương chưa cần đưa ra thêm những cơ chế mới mà lấy các cơ chế có sẵn của ASEAN như ASEAN+1, EAS (ASEAN+3), ARF (ASEAN+6), RCEP (ASEAN+10), … để nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong các sáng kiến này nói riêng và trong cấu trúc an ninh khu vực nói chung. Với những chính sách Láng giềng trực tiếp là trên hết/ưu tiên số một, chính sách Hành động Hướng Đông, sáng kiến SAGAR, Tầm nhìn Ấn Độ Dương, Ấn Độ đã cho thấy một nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của New Delhi trong giai đoạn này là không nhằm mục đích chống một nước cụ thể nào, chỉ nhằm đối phó với những thách thức an ninh khu vực chung đặt ra đối với tự do an ninh hàng hải, kinh tế thương mại, và kết nối khu vực. Ngày 30/5/2018, Ấn Độ và Indonesia đã nâng tầm quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện, hai bên đã ký kết bản Tầm nhìn chung của Ấn Độ và Indonesia về hợp tác hàng hải ở Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy an ninh hàng hải quốc tế. Đây cũng là lần đầu tiên Ấn Độ đưa ra một bản Tầm nhìn chung với một quốc gia trong khu vực mà tập trung vào các lĩnh vực hợp tác biển, phát triển kinh tế xanh, cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng cảng biển cũng như cấu trúc an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ngoài ra, hai bên cũng ký một văn bản hợp tác quốc phòng, thoả thuận không gian và các lực lượng đặc biệt chung để phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển Sabang (khu vực đóng vai trò quan trọng về kết nối biển, nằm gần chuỗi đảo Andaman – Nicobar nhất về phía Đông) kết nối với tỉnh Aceh của Indonesia.41 Cuộc tập trận chung tại biển Đông 40 Khác với ngoại giao kênh 1 chủ yếu là các cuộc đối thoại về an ninh – chính trị giữa các quan chức cấp cao; hay ngoại giao kênh 2 là những biện pháp ngoại giao bên ngoài kênh chính thức của chính phủ, chủ yếu là các chuyên gia, học giả, nhà báo, thương nhân, chuyên gia chiến lược, nhà nghiên cứu và chính trị gia với tư cách cá nhân, không chính thức cùng đối thoại, xây dựng lòng tin và kiến tạo hoà bình, làm mềm đi các vấn đề nóng bỏng giữa các bên; ngoại giao kênh 1.5 là đối thoại giữa các quan chức chính phủ và cả những chính trị gia không trong chính phủ, những quan sát viên. 41 Sự khác biệt tôn giáo, và đa văn hóa ở hầu hết các quốc gia đa dân tộc tại Đông Nam Á cùng với sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế xã hội là những cơ sở tiềm ẩn đầy rẫy mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột. Phần lớn những nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa nhóm thiểu số những người bản địa không có nhiều quyền hành trong bộ máy chính quyền sở tại với nhóm đa số những người nắm quyền lực chính trị tại địa phương giữa người Aceh 67 (SIMBEX) năm2017 giữa Ấn Độ và Singapore đã mở rộng hoạt động tập trận đến các cuộc tập trận tác chiến hải quân, phòng không và bắn đạn thật. Sau đó, ngày 01/06/2018, hai bên đã ký MoU về thực hiện thoả thuận giữa hải quân hai nước về Điều phối chung – Hỗ trợ hậu cần – Dịch vụ cho tàu hải quân, tàu ngầm, và máy bay hải quân trong các chuyến thăm hải quân của hai nước.42 Một điểm đáng chú ý khác là sự kiện hai tàu chiến Ấn Độ đã thăm Philippines vào tháng 10/2017 nhân kỷ niệm 25 năm đối tác đối thoại Ấn Độ - ASEAN, qua đó nhấn mạnh mong muốn thắt chặt quan hệ hợp tác trên biển giữa hai nước. Tiếp theo đó, tại hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ ASEAN, Ấn Độ và Philippines tiếp tục ký một MoU về hợp tác và hậu cần quốc phòng nhằm tạo khuôn khổ thúc đẩy tăng cường hợp tác, điều phối chung về dịch vụ, hậu cần, phát triển sản xuất, mua sắm trang thiết bị quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Năm 2017, trong chuyến viếng thăm và làm việc cấp cao của thủ tướng Malaysia Najib Razak tới Ấn Độ, Công ty phát triển cảng Adani và Đặc khu kinh tế (APSEZ) của Ấn Độ đã đề xuất hợp tác với đối tác điều hành và phát triển cảng biển lớn nhất Malaysia phát triển cảng Carey gần Kualar Lumpur. Đồng thời, hải quân Ấn Độ cũng thường xuyên thực hiện các chuyến viếng thăm tàu quân sự tới Malaysia. Sự chủ động hơn của Ấn Độ trong tăng cường quan hệ giữa hai cực tăng trưởng mới nổi ở cùng châu Á được phản ánh qua hàng loạt chuyến thăm cấp cao ngay năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của tổng thống Pranab Mukherjee tới Việt Nam tháng 9/2014, và người Java cùng theo Hồi giáo đều liên quan đến tộc người và tôn giáo. Xung đột của người Aceh ở nơi từng là một tiểu quốc Islam hùng mạnh, liên tục đấu tranh không ngừng trước sự xâm lược đầy tham vọng của thực dân Anh, Hà Lan, đã ảnh hưởng không chỉ đến tình hình chính trị bất ổn của Indonesia mà còn của cả khu vực Đông Á. Do Indonesia là một quốc gia lớn ở ĐNÁ, đóng vai trò đầu tàu trong việc giữ gìn, thúc đẩy, phát triển các liên kết hợp tác giữa các nước trong khu vực, một khi Indonesia xảy ra bất ổn chính trị, các dòng người Indonesia di cư bất hợp pháp sẽ ồ ạt kéo sang các nước láng giềng để tị nạn, dẫn đến ảnh hưởng an ninh – chính trị khu vực, ngoài ra, sự lựa chọn tiếp nhận những dòng người tị nạn đó cũng đồng nghĩa với việc đặt quốc gia tiếp nhận người tị nạn trước nguy cơ bị Indonesia hiểu nhầm là tiếp tay cho quân phiến loạn nổi dậy, gây ra xích mích – căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực. Trước nguy cơ lan rộng và khủng hoảng ngày càng sâu sắc giữa các tộc người thiểu số không nắm quyền lực chính trị, đặc biệt là các tộc người trong cộng đồng Islam giáo, với chính quyền Trung ương, Indonesia đã chọn biện pháp đối thoại, hòa giải, nhân nhượng để giải quyết vấn đề một cách hòa bình với người Aceh khi chấp nhận quyền tự trị của họ tại vùng đất nhà nước Islam giáo truyền thống của họ ở Indonesia như trước năm 1942, và đã đạt được thỏa thuận thành công sau trận sóng thần lịch sử góp phần hàn gắn khu vực Aceh với chính phủ ở Jakarta 42 MoU (Memorandum of Understanding: Bản ghi nhớ): là một loại thoả thuận giữa từ hai bên trở lên nhằm thể hiện sự hội tụ ý chí, hành động chung nhằm ngụ ý không cam kết pháp lý hay không thể tạo ra thoả thuận chung khả thi về mặt pháp lý. 68 của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tới Mianmar tháng 8/2014, và các nước Đông Nam Á khác bên lề hội nghị Bộ trưởng ASEAN như Việt Nam, Singapore, … Năm 2017, Ấn Độ và ASEAN đã tổ chức lần đầu tiên hội thảo kinh tế xanh ASEANẤn Độ tại Việt Nam, tiếp nối thành công đó, năm 2018, hội thảo kinh tế xanh ASEANẤn Độ được tổ chức tại Ấn Độ. Như vậy có thể thấy, chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ đã vươn mình tới các nước Đông Nam Á trước những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa ngày càng quyết liệt và căng thẳng cả trên bộ lẫn trên biển mà không còn bị hạn chế bởi yếu tố quan hệ giữa các nước lớn với Ấn Độ, cũng như bởi thế và lực của Ấn Độ trên bàn cờ quan hệ quốc tế. Đó là một phần do sự xoay trục trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Narenda Modi nhằm thúc đẩy sự cân bằng quyền lực, ổn định hợp tác phát triển khu vực Đông Nam Á – khu vực được xem là cần sự chủ động hơn nữa của Ấn Độ trong tăng cường quan hệ giữa hai cực trỗi dậy trên cùng một châu Á đang hồi sinh, như lời Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj từng phát biểu tại chuyến viếng thăm và làm việc với đảo quốc Sư Tử Singapore: “Hướng Đông không còn phù hợp, giờ đây chúng ta cần Hành động Hướng Đông”.43 Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Ấn Độ đã tăng khoảng 60 tỷ USD dưới thời thủ tướng Narenda Modi. Đồng thời, ảnh hưởng tài chính của Trung Quốc trong khu vực cũng ngày một tăng. Nhiều nước đang phát triển như Sri Lanka, Bangladesh, Bhutan, Maldives đều hướng ít nhiều đến Trung Quốc trong các vấn đề vận tải biển và kinh tế - thương mại – quốc phòng – an ninh khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Trung Quốc cũng áp dụng lối hành xử ngạo mạn kiểu nước lớn, ngang ngược, bất chấp công pháp quốc tế ở biển Đông vào hành xử trên đỉnh Himalaya, tại Pradesh khi liên tục bao vây Ấn Độ cả Bắc – Nam bằng chuyến thăm tàu ngầm hải quân đến Maldives, Sri Lanka, và bằng hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, song lại yêu cầu Ấn Độ phải “nghe lời” như Philippines dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte. Mặc dù vậy, Ấn Độ là một nước lớn trong khu vực 14 quốc gia láng giềng của Trung Quốc, có truyền thống dân chủ hơn 60 năm qua, cách nhìn nhận của họ về việc Đạt Lai Lạt Ma – vị lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đến đâu quản lý trong phạm vi giáo dân của Phật viện Tây Tạng hay việc một đại diện chính trị, chính quyền tham gia một 43Vũ Cân (21/11/2014), “Hành động Hướng Đông của Ấn Độ” , Đảng Cộng sản Việt Nam , <url: http://cpv.org.vn/preview/newid/277698.html>, truy cập ngày 31/03/2019 69 buổi lễ có sự tham gia của lãnh tụ tinh thần, tôn giáo như Đức Đạt Lai Lạt Ma đều không có gì là gây sức ép lên mối quan hệ như Trung Quốc phóng đại trên các tờ thời báo Hoàn cầu, nhật báo Nhân dân, … Do đó, Trung Quốc cần phải thận trọng hơn để không phải hiện thực hoá những lời cảnh cáo từ phía Ấn Độ, dẫn tới những hậu quả khôn lường đối với các quốc gia được Trung Quốc dốc lòng gây dựng niềm tin, tăng cường hợp tác như Maldives, Pakistan, Bhutan, Bangladesh để kìm toả Ấn Độ trong khu vực Nam Á. Viễn cảnh khối quyền lực Trung - Ấn khó có khả năng xảy ra bởi không chỉ quan ngại của Trung Quốc về sự gia tăng hợp tác hải quân Ấn Độ - ASEAN có thể ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược trên biển của Trung Quốc mà còn bởi quan ngại của Ấn Độ về việc Trung Quốc và Pakistan tiếp tục hợp tác mạnh mẽ trên cách lĩnh vực an ninh – chính trị nhằm bình ổn quan hệ với một trong số những quốc gia có bất ổn liên quan đến vấn đề Islam giáo tại Tân Cương lại còn là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Thậm chí, mối quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ càng bị giới hạn hơn bao giờ hết khi sáng kiến hành lang CPEC – một phần quan trọng trong sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương tới khu vực Tây Á và châu Phi, lại chạy dọc khu vực tranh chấp lãnh thổ được Ấn Độ tuyên bố là một phần của bang Kashmir thuộc Ấn Độ, giúp khôi phục nền kinh tế đang suy thoái của Pakistan để Trung Quốc có thể mở đường thống trị cả Ấn Độ Dương. Quan hệ song phương Trung - Ấn còn thể hiện sự cạnh tranh chiến lược ở khắp mọi khu vực mà hai bên muốn giành ảnh hưởng: từ Trung Á tới Nam Á, từ Tây Á tới Đông Nam Á, …; ở khắp mọi lĩnh vực từ sự hiện diện của hải quân ở Maldives, Mianmar, vịnh Belgal, Bangladesh, Sri Lanka, … tới lợi ích về năng lượng tại những bể dầu của thế giới như Kazastan, châu Phi, Venezuela, Ecuador, Trung Cận Đông, … Tăng cường hợp tác an ninh, lựa chọn Nhật Bản làm bên tham gia thường trực trong cuộc tập trận an ninh truyền thống Malabar giữa Mỹ và Ấn Độ là những nỗ lực tích cực của Ấn Độ nhằm giải quyết những yếu kém về an ninh so với Trung Quốc bằng cách duy trì sự can dự của các cường quốc quân sự thân thiện (Mỹ, Nhật) vào khu vực này. Sau thoả thuận Đối tác chiến lược đặc biệt toàn cầu, quan hệ kinh tế Nhật Bản - Ấn Độ đã ngày càng đi vào chiều sâu hơn. Nhật Bản đã đầu tư 35 tỷ USD trong 5 năm vào Ấn Độ, với các dự án tiêu biểu như: Thành phố thông minh, Hành 70 lang công nghiệp Delhi – Mumbai, Đường sắt cao tốc Mumbai – Ahmedabad theo công nghệ ứng dụng Shinkansen của Nhật, … Tăng cường nỗ lực hợp tác thương mại, quân sự song phương với ASEAN, nhằm gia tăng sức cạnh tranh với Trung Quốc, trở thành động lực kinh tế, lực lượng hải quân chính/chủ yếu tại Nam Á và Đông Nam Á. Do đó, hợp tác với Mỹ - Nhật tạo nền tảng cho cuộc đọ sức và phong tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc qua biển Perxist và Malacca. Thương mại song phương Ấn Độ - Nhật Bản cũng có giá trị gia tăng rõ rệt. Nhật Bản đã cung cấp viện trợ, tài trợ các khoản vay và chuyên gia, chuyên viên cho hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm dự án tàu điện ngầm New Delhi và hành lang đường sắt mới từ New Delhi đến Mumbai. Trong suốt chuyến thăm và làm việc cấp cao tại Nhật Bản của thủ tướng Narenda Modi hồi tháng 12/2014, hai nhà lãnh đạo đồng cấp đã cam kết thực hiện đầy đủ quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu đầy tiềm năng vì sự thịnh vượng của nhân dân mỗi bên, vì hoà bình - ổn định – phát triển xã hội của toàn thế giới, đồng thời nâng cao quan hệ đối tác chiến lược toàn diện toàn cầu. Cuộc gặp gỡ và làm việc đó giữa ông Shinzo Abe và Narenda Modi đã được xem như buổi bình minh trong kỷ nguyên mới Ngoài ra, một thoả thuận hợp tác chiến lược đã ký kết giữa New Delhi và Tokyo như một dấu hiệu đánh dấu sự tăng cường hợp tác quân sự chiến lược hơn nữa giữa hai nước. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho sự hợp tác tăng cường và toàn diện giữa Ấn – Nhật, bao gồm như sự tương đồng về việc cùng chịu thách thức về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Điếu Ngư/Senkaku và tại Arunachai Pradesh; hình ảnh thân thiện, hoà bình, tin cậy và trung lập mà Ấn Độ đã gây dựng và củng cố được đối với Nhật Bản để trở thành một nhân tố có thể cùng Nhật, Úc thành một lực lượng mới thay thế Mỹ đối trọng với Trung Quốc trong các vấn đề về biển Đông; và sự cản trở trong tiến trình hội nhập khu vực vào Đông Nam Á của Nhật Bản do những định kiến, dấu ấn tàn dư lịch sử không mấy tốt đẹp để lại. Do đó, quan hệ hợp tác Ấn – Nhật là vô cùng cần thiết để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á. Bên cạnh đó, trong chuyến thăm của thủ tướng Narenda Modi tới Seoul tháng 5/2015, hai bên cũng đã nhất trí nâng tầm quan hệ song phương lên thành “Quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt”, đồng thời khẳng định sự hợp thức hoá các hợp tác kinh tế đã được ký kết giữa hai bên. Đồng thời, thông qua chương trình Make in India, năm 2017 Ấn Độ và Hàn Quốc đã đồng ý hợp tác sản xuất tàu tuần dương trị giá 2 tỷ USD. 71 Ấn Độ đã chọn Hindustan Shipyard Limited (HSL) – một doanh nghiệp quốc hữu của Ấn Độ làm đối tác với nhà máy đóng tàu do Hàn Quốc đề xuất. Theo đó, các nhà máy đóng tàu trong nước sẽ đóng các tàu chiến với sự hỗ trợ của đối tác Hàn Quốc.44 2.2.4. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ với các cường quốc từ 2014 đến nay (1) Nâng quan hệ chiến lược với các nước lớn lên mức cao hơn và do đó tạo điều kiện cho Ấn Độ nổi lên thành “diễn viên toàn cầu then chốt”, củng cố sự thừa nhận Ấn Độ như một thế lực khu vực. Chỉ trong vòng 4 năm từ ngày nhậm chức, thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã tiến hành công du 41 chuyến thăm tới 52 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh những kế thừa từ chính phủ tiền nhiệm, đây là một trong những phương thức hành động mới của ông Modi cho sự chuyển mình sang một giai đoạn chính sách đối ngoại mới, mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn, tập trung hơn với toàn bộ khu vực Đông Á và lạnh nhạt công khai hơn với nhân tố Trung Quốc: chính sách Hành động Hướng Đông. Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt, Ấn Độ đã phát triển tư tưởng Không Liên Kết thành một phương châm tự chủ chiến lược. Theo đó, chính quyền Modi duy trì quan hệ cân bằng với các nước lớn, không đối đầu nhưng cũng giữ khoảng cách, không đi hẳn với nước nào để không bị ràng buộc, lệ thuộc, đảm bảo quyền tự do hành động cũng như điều chỉnh quan hệ khi cần thiết. Điều đó cho thấy một thái độ chủ động hơn trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Theo Jaishankar – Bí thư đối ngoại Ấn Độ chính sách đối ngoại đầy tự tin, có điểm nhấn, tập trung vào việc định hình và thúc đẩy các sự kiện mau lẹ với thái độ trung dung là điều chỉnh đối ngoại lớn nhất của thủ tướng Narenda Modi. Theo đó, chính quyền Modi cấp bách điều chỉnh lại các quan hệ với Mỹ, nắm giữ mối quan hệ với Nga và cải thiện liên hệ và niềm tin với Trung Quốc. Donald Trump đã rút khỏi hệ thống Liên Hợp Quốc và đưa Mỹ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc – một điều có thể có lợi tức thời cho Ấn Độ bởi vì ngày 14/6/2018, Mỹ đã đưa ra một báo cáo cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Kashmir, cụ thể là bởi các lực lượng vũ trang của Ấn Độ. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng tăng cường đóng góp hoạt động của các năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, … để cùng với các nước đã và đang phát triển như Pháp chống biến đổi khí hậu và chủ động thúc đẩy một liên minh năng 44 https://www.defensenews.com/naval/2017/04/21/india-south-korea-sign-agreement-to-build-warships/ 72 lượng mới, đáp lại hành động rút khỏi Công ước Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu của Mỹ. Trong bối cảnh chiến lược tái cân bằng hay xoay trục về châu Á của Mỹ, chiến lược Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc và chiến lược Chuỗi kim cương an ninh dân chủ của Nhật Bản45 đều hướng tới những tham vọng chính trị của quốc gia trên bàn cờ chính trị thế giới và nhằm mục đích tái định hình cấu trúc an ninh chính trị khu vực theo cách riêng của quốc gia đó; Ấn Độ đã thay đổi đáng kể vai trò tham gia của mình trong việc duy trì ổn định cấu trúc an ninh chính trị khu vực. Một trong những biểu hiện đó là khẳng định lập trường kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nguyên tắc về tự do an ninh hàng hải, giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 và một loạt các bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên, cùng một loạt các diễn đàn đối thoại và các biện pháp hoà bình khác. Chuyển trọng tâm từ ưu tiên quan hệ với Mỹ và EU sang khu vực láng giềng lân cận và các nước lớn khác tại châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Australia. Trong lĩnh vực an ninh, Ấn Độ vẫn duy trì xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây thông qua Sáng kiến an ninh tứ cường (QUAD), hợp tác quốc phòng và mua bán vũ khí với Mỹ, Israel và Pháp, đồng thời với việc tổ chức, tham gia các cuộc tập trận quân sự chung với các nước ASEAN.46 Các tuyên bố chung Ấn – Nhật từ 2010 – 2014 đều nhấn mạnh hợp tác an ninh biển song phương. Bằng chừng là ngoài những cuộc tập trận chung thường niên giữa cảnh sát biển hai nước, tháng 6/2012, Ấn Độ và Nhật Bản đã hợp tác tổ chức tập trận hải quân song phương lần đầu tiên tại Yokosuka. Năm 2016, hai bên cũng bắt đầu thảo luận vấn đề Nhật Bản sẽ bán cho Ấn Độ 12 chiếc thuỷ phi cơ US-2 47 của ShinMaywa trị giá lên tới 1,6 tỷ USD với giá linh 45 Chiến lược Chuỗi kim cương an ninh dân chủ ở châu Á lần đầu tiên được thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhắc đến trong chính sách đối ngoại của Nhật dưới thời Shinzo Abe đăng trên bài viết Asia’s Democratic Security Diamondi đăng trên Project Syndicate ngày 27/12/2012. Trong đó, ông kêu gọi các nước Ấn Độ, Australia và Mỹ cùng tăng cường hợp tác kinh tế - quốc phòng với Nhật để đảm bảo tự do lưu thông hàng hải giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đồng thời bảo vệ nhà nước pháp trị - pháp quyền, từ đó ngăn chặn sức ảnh hưởng và sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa. 46 Neelam Deo (12/07/2018), “India in a changing global order”, Gateway House, Indian Council on Global Relations, <url: https://www.gatewayhouse.in/india-changing-global-order/>, truy cập ngày 31/03/2019 47 Thuỷ phi cơ US-2: là thuỷ phi cơ Nhật Bản đã thắng trong cuộc đấu thầu mua thuỷ phi cơ tìm kiếm cứu nạn của Ấn Độ năm 2014. Đây là biến thể hiện đại hoá mới nhất của các thuỷ phi cơ dòng US-1A một trong những loại thuỷ phi cơ đắt nhất thế giới. Là kiểu thuỷ phi cơ dành riêng cho Hải quân Nhật Bản, US-2 được sản xuất 73 động nhất có thể cho Ấn Độ - đối tác chiến lược thân thiêt của Nhật Bản. Nếu thành công, đây được xem là thông điệp chung gửi đến Trung Quốc cho thấy không chỉ sự tăng cường năng lực của hải quân Ấn Độ ở chuỗi đảo Andaman Nicobar mà còn cho thấy sự hợp tác sâu rộng hơn về an ninh quốc phòng giữa Tokyo và New Delhi. Ngay trong 6 tháng đầu tiên nhậm chức thủ tướng Ấn Độ, Narenda Modi đã thực hiện các chuyến thăm và làm việc tại Mỹ, Nhật, Mianmar, Australia và Fiji, đồng thời Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình và thủ tướng Australia Tony Abbott cũng đã viếng thăm và làm việc tại Ấn Độ - đó là một đỉnh cao trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ mà chưa một thủ tướng Ấn Độ nào đạt được trong vòng 28 năm qua. Ngoài thoả thuận hợp tác hạt nhân dân sự đáp ứng nhu cầu năng lượng cho Ấn Độ, Australia cũng ra tuyên bố chung vào tháng 9 năm 2014 về hình thành các công ty liên doanh hợp tác năng lượng tập trung trong lĩnh vực khai thác than đá và dầu khí. Đây được xem như một nỗ lực đáng kể trong kế hoạch hành động chính sách Hành động Hướng Đông của Narenda Modi nhằm xây dựng quan hệ song phương. Từ 14-18/11/2014, Ấn Độ và Australia đã ký kết một Hiệp định khung về hợp tác an ninh gồm 7 khoản 32 điều, trong đó cam kết tổ chức các hội nghị thượng đỉnh thường niên cấp Bộ trưởng Quốc phòng, các cuộc tập trận hàng hải song phương thường xuyên, các chiến dịch chống lại chủ nghĩa khủng bố và các mối đe doạ an ninh phi truyền thống có sự tham gia của Ấn Độ và Nhật Bản, … Bên cạnh đó, việc xuất khẩu mô hình chiến dịch quảng bá Made in India (Sản xuất tại Ấn Độ) đã trở thành một nét mới đặc trưng của chính quyền Modi thu hút đáng kể đầu tư của Nhật Bản, Australia, Trung Quốc, … Khẳng định công khai và rộng rãi của chính quyền Modi về tuyên bố tăng cường hợp tác quốc phòng – an ninh biển ở Đông Nam Á không phải nhằm mục đích theo nước nào hay chống nước nào cùng với vấn đề biển đã được đề cập sơ qua trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 9/2014 của Tổng bí thư – Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình được xem như hai đóng góp trong việc xây dựng và củng cố lòng tin giữa hai nước. Ngoài ra, trong cùng thời điểm đó, tổng thống Pranab Mukherjee cũng đã đến Việt Nam và khẳng định cam kết hợp tác biển, cùng tuyên bố viện trợ cho Việt Nam gói tín dụng 100 triệu USD để mua 4 tàu tuần tra, tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm BrahMos của Ấn Độ cho Việt Nam. từng chiếc một và biên chế dành cho phi đội tìm kiếm cứu nạn số 71 của Không đoàn Không – Hải quân số 31 đóng ở căn cứ không quân Apugi và Ivakuni 74 Với quy mô và các nguồn lực của mình, tham vọng của Ấn Độ trở thành cường quốc hàng đầu, chứ không phải chỉ một quyền lực cân bằng là chính đáng. Do chính sách Hướng Đông suốt 20 năm liền chỉ hướng về trọng tâm là các quốc gia Đông Nam Á, trong đó hướng đến chủ yếu là lĩnh vực hợp tác phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp tại Ấn Độ - những điều vẫn đúng nhưng chưa đủ trong bối cảnh một Trung Quốc và một Ấn Độ mới đều đang cùng trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ ở châu Á; nên Ấn Độ đã nâng cấp Chính sách Hướng Đông thành Chính sách Hành động ở phía Đông, trong đó, mở rộng sang cả các vấn đề chiến lược nhằm ngăn chặn yêu sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á, bảo vệ lợi ích quốc gia của Ấn Độ tại Đông Nam Á, ngăn chặn mưu đồ của Trung Quốc nam tiến sâu vào Ấn Độ Dương, từ đó gia tăng khó khăn trong việc Trung Quốc xây dựng quyền lực tại Nam Á và Đông Nam Á, cùng với liên minh Mỹ - Nhật – Úc tạo thành đối trọng với Trung Quốc. Đồng thời, mặc dù đã quen với việc vận hành theo trật tự thế giới mới do phương Tây quy định, nhưng Ấn Độ cũng xác định không phải lúc nào trật tự ấy cũng đem lại lợi ích cho quốc gia. Ấn Độ có nhiều vị trí và vai trò đáng kể có thể gây ảnh hưởng đến khá nhiều tổ chức mà họ là thành viên, như G20, BRICS, AIIB, ADB, … Quy mô nền kinh tế Ấn Độ cũng đã vượt ngưỡng 2970 tỷ USD.48 Nhiều lĩnh vực đã trở nên hấp dẫn khi nhắc đến thị trường Ấn Độ rộng lớn, bao gồm: tài nguyên năng lượng, lao động lành nghề, có tay nghề chất lượng cao, các dịch vụ chuyên nghiệp, … chính là những thuộc tính sẽ đưa Ấn Độ vào tầm ngắm đích đáng của các nhà hoạch định chính sách sao cho mọi kết quả ở vị trí hiệu quả nhất. 48 https://www.imf.org/external/datamapper/NGDPD@WEO/OEMDC/ADVEC/WEO/JPN/FRA/IND 75 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT 3.1. Kết quả đạt được trong sự điều chỉnh chính sách đối ngoại Ấn Độ từ năm 2014 đến nay. 3.1.1. Những thuận lợi trong triển khai sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2014 đến nay Mặc dù cho đến thế kỷ XVIII, lãnh thổ Ấn Độ vẫn chưa có truyền thống thống nhất lãnh thổ - thị trường và giao lưu kinh tế, nhiều vùng địa phương vẫn mang đậm dấu ấn phát triển kiểu các tiểu vương quốc, nhưng trong thời kỳ thuộc địa, chính hệ thống hành chính và quản lý kinh tế hiện đại của thực dân Anh đã đem lại một nền tảng thuận lợi về trình độ quản lý trong phát triển kinh tế cho người Ấn Độ so với các nước thế giới Thứ Ba khác sau khi giành độc lập. Hiện nay, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản), thứ năm châu Á Thái Bình Dương (sau Mỹ, Nga, Trung, Nhật) và là nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Quy mô thị trường to lớn hàng đầu thế giới cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khoảng 7%/năm trong suốt giai đoạn 1991-2016 đã đem lại cho Ấn Độ một lợi thế cạnh tranh trong tương quan hình thành các kết nối chuỗi giá trị và chuỗi sản xuất ở Đông Á. Ngoài ra, Ấn Độ đã đạt mức tăng trưởng vượt Trung Quốc vào năm 2015 với 7,3%/năm trong khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 6,8%/năm., và theo dự báo của OECD đến năm 2030 nền kinh tế Ấn Độ sẽ vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Kinh tế tư nhân tăng trưởng bình quân hơn 25%/năm, là xương sống của toàn bộ nền kinh tế, đóng vai trò động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của Ấn Độ cùng với hệ thống ngân hàng cho vay huy động vốn hiệu quả từ mọi nguồn lực, cũng như các công nghệ - phương thức quản lý hiện đại hiệu quả theo tiêu chuẩn quốc tế đã làm cho các công ty, tập đoàn của Ấn Độ như Infosys, Ranbaxy, Reliance Industries, … không chỉ nổi tiếng ở Nam Á mà còn được toàn thế giới biết đến. Trong khi đó, mỗi năm lĩnh vực dịch vụ cũng đóng góp 50% GDP của Ấn Độ với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là phần mềm, công nghệ và dịch vụ cũng là một nguồn lực chiến lược quan trọng, có tốc độ gia tăng nhanh chóng để Ấn Độ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Tiềm năng về kinh tế và lợi thế là nền dân chủ lớn nhất thế giới đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Ấn Độ trở thành hình mẫu của một cường quốc phát triển bền vững trong tương lai 30 năm tới. Những cải cách quan trọng của chính quyền Modi liên quan đến đầu tư trực tiếp của nước ngoài 76 vào Ấn Độ cũng sẽ là điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ ngày càng gia tăng. Đó là cơ sở thuận lợi tạo ra cho tiềm lực và vị thế mới của quân sự Ấn Độ và các liên kết hợp tác an ninh – quốc phòng, đặc biệt là hợp tác hải quân và không quân mà quốc gia này tham gia. Về quân sự, Ấn Độ là cường quốc có tiềm lực quân sự và sức ảnh hưởng lớn nhất khu vực Ấn Độ Dương. Theo dự báo của Trung tâm Nghiên cứu quân sự HIS Jane, Ấn Độ có thể trở thành nước có chi tiêu quân sự lớn thứ tư thế giới. Ngoài ra, cũng theo dự báo của HIS, sức mạnh quân sự của Ấn Độ cũng có thể đứng thứ tư thế giới sau Mỹ, Nga, Trung Quốc vào năm 2030. Đây là một trong những tiềm lực quan trọng thúc đẩy sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong kết nối và hợp tác an ninh giữa Ấn Độ với các nước khu vực Nam Á nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương nói chung. Các thành phố Ấn Độ có chung lịch sử và di sản với các nước trong ASEAN có thể làm sâu sắc thêm quan hệ trên cơ sở lịch sử tôn giáo. Chẳng hạn, địa điểm Phật giáo Sarnath gần Varanasi đón một lượng lớn khách du lịch, nhiều người từ Thái Lan. Có tiềm năng to lớn để Ấn Độ cuối cùng đóng một vai trò lớn hơn không chỉ ở Nam Á mà cả Châu Á nói chung. Về chính trị, từ sau khi giành độc lập, Ấn Độ đã và vẫn đi theo chế độ dân chủ và chính quyền liên bang. Đó đều là những cơ chế phù hợp với một đất nước còn tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội cần giải quyết. Đồng thời, chế độ dân chủ cũng làm cho việc thay đổi đảng cầm quyền, và các chủ trương chính sách diễn ra tương đối êm thắm, ít xáo trộn xã hội mạnh mẽ đến bất ổn, bạo động xã hội như các nước thế giới Thứ Ba khác. Với ưu thế về kinh tế sau hơn 20 năm cải cách kinh tế thành công, cùng một lực lượng dân số đang trong độ tuổi lao động hơn 90 triệu người, Ấn Độ vẫn không ngừng gia tăng quy mô dân số và có khả năng vượt qua cả Trung Quốc vào năm 2030. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn là cường quốc có tên lửa vượt châu lục, có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân với 9 nhà máy điện hạt nhân trên cả nước, nhưng lại không cùng ký kết Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT). Đây có thể chính là nhân tố quyết định để Ấn Độ vượt qua Nhật Bản, trở thành nhân tố được Mỹ lựa chọn để tăng cường hợp tác kinh tế – quốc phòng – an ninh – năng lượng hướng đến hình thành một thế đối trọng hoàn hảo với Trung Quốc. Năm 2008, chương trình hạt nhân của Ấn Độ đã được chính thức công bố với việc đạt được một thoả thuận hạt nhân dân sự ngoại lệ 77 giữa Mỹ và Ấn Độ - một quốc gia chưa từng đặt bút ký kết cũng như tham dự khuôn khổ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Xuất phát từ những lợi ích kinh tế cốt lõi, đồng quan điểm về an ninh khu vực và nỗi lo ngại chung với sức mạnh quân sự đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, đây là thay đổi căn bản đã đưa Ấn Độ bước vững chắc trên chính trường quốc tế với vị thế một quốc gia tham dự then chốt. Ngoài ra, việc Mỹ ngày càng coi trọng vai trò của Ấn Độ trong quá trình hoạch định và triển khai chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương là điều kiện thuận lợi cần phải chớp lấy thời cơ để mở rộng không gian địa chiến lược của bản thân và đối phó với sự trỗi dậy ngày càng quyết đoán của Trung Quốc, đồng thời tạo dựng được lực lượng cân bằng trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung và Trung – Ấn. Chỉ trong 2 năm đầu tiên của nhiệm kỳ, thủ tướng Narenda Modi đã có 7 cuộc gặp gỡ lịch sử được người đồng cấp phía Mỹ hoan nghênh nồng nhiệt. Sự hậu thuẫn của Mỹ trong cuộc chiến lôi kéo Ấn Độ dần trở thành đồng minh chính thức cùng mối quan hệ quốc phòng thuộc hàng “lớn nhất và nhanh nhất trên thế giới” (Frank Wisner) này đã đưa Ấn Độ vào gia nhập Nhóm Quốc gia cung ứng hạt nhân (NSG) – một tổ chức kiểm soát buôn bán, cung ứng chất liệu phóng xạ và chuyển giao công nghệ hạt nhân. Đây là một điều kiện thuận lợi để Ấn Độ không chỉ duy trì chương trình hạt nhân sẵn có của quốc gia, vốn bị kiềm toả bởi Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NBT) mà còn có thể nâng cao vị thế quốc tế, gia tăng ảnh hưởng và vai trò như tư cách của một cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, có tiềm lực quân sự và trình độ công nghệ không gian thuộc nhóm nước xếp hạng quân sự hàng đầu thế giới. Sau gần ¼ thế kỷ thực hiện chính sách đối ngoại Hướng Đông, Ấn Độ đã tạo dựng được một hình ảnh quốc gia lớn mạnh hoà bình, thân thiện, tốt đẹp với không chỉ các nước lớn, nắm vai trò chủ chốt mà với cả các nước trong khu vực ngày càng ủng hộ Ấn Độ trong chiến lược cân bằng quyền lực động tự kiềm toả lẫn nhau giữa các nước lớn mong muốn tạo dựng, củng cố và gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và Nam Á. Đó là điều kiện thuận lợi để Ấn Độ có thể phát huy, tận dụng sức mạnh quốc gia trong mong muốn kiềm chế ảnh hưởng lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á và Nam Á. Quan hệ chính trị giữa Ấn Độ với Bangladesh và Myanmar gần đây đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các bang 78 ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ - yếu tố quan trọng để thúc đẩy thương mại xuyên biên giới và kết nối vật lý giữa Ấn Độ với phía Đông và các quốc gia ASEAN. Bên cạnh sự khuyến khích, hậu thuẫn và hợp tác tích cực của Mỹ và các nước đồng minh để tạo lực lượng đối trọng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng giành được sự coi trọng kết nối từ đến từ Trung Quốc để tạo lực lượng đối trọng với Mỹ ở châu Á. Nếu như Mỹ xác định Ấn Độ là “một cường quốc toàn cầu đang trỗi dậy có thể trở thành trụ cột cho sự ổn định khu vực ở châu Á đang thay đổi ngày càng nhanh chóng” và khuyến khích Ân Độ đóng vai trò to lớn hơn trong cục diện chính trị - an ninh mới ở châu Á – Thái Bình Dương; Trung Quốc cũng muốn lôi kéo, trung lập Ấn Độ trong cuộc chiến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung để kiềm chế sức ảnh hưởng của Mỹ bằng việc khai thác thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng làm nơi tiêu thụ hàng hoá và sức sản xuất khổng lồ của Trung Quốc, cũng như bằng các chiến lược phát triển kinh tế mới vươn tới kết nối Nam Á – Trung Á – châu Âu. Các quốc gia Tây Âu đã phụ thuộc quá nhiều vào NATO nói chung và nước Mỹ nói riêng trong lĩnh vực an ninh và kinh tế, song với sự gián đoạn do chiến lược mang đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa của Donald Trump đem lại, các quốc gia Tây Âu không thể không lo ngại về sự trỗi dậy cùng những mối đe doạ từ Trung Quốc, hay sự phục sinh của một đế chế Nga – nơi “mặt trời không bao giờ lặn”. Đó là nguyên nhân lý giải cho sự tìm cách tăng cường củng cố quan hệ của EU với Ấn Độ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, ở đầu bên này của thế giới, Tổng thống Mỹ cũng đã phát đi tín hiệu với các nước đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia rằng nước Mỹ sẽ không đảm bảo an ninh tuyệt đối cho các nước châu Á có hiệp ước đồng minh với Mỹ mà không tính toán đến chi phí cơ hội và lợi ích quốc gia của Mỹ. Bên cạnh đó, một lợi ích mở ra cho Ấn Độ từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều chính là sự không còn phù hợp một cách quá hiển nhiên đối với Hiệp ước Không Phổ biến vũ khí hạt nhân (hiệp ước đã từng một thời hạn chế sự hợp tác công nghệ không gian của Ấn Độ), từ sự bất phù hợp đó mở ra tia hi vọng cho Ấn Độ trong việc chấm dứt sự trao đổi hạt nhân và tên lửa công nghệ cao giữa CHDCND Triều Tiên và Pakistan. Đặc biệt, ngày 15/7/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích mạnh mẽ bộ máy tổ chức Liên minh châu Âu, NATO, Ngân hàng thế giới (WB/World Bank) và IMF, đồng thời bày tỏ yêu cầu tái sắp xếp các liên minh toàn cầu để duy trì lợi ích then chốt của nước Mỹ, không phải duy trì sự thống trị gây tổn thất quá nhiều đến lợi ích quốc gia, đặc biệt là 79 lợi ích kinh tế của nước Mỹ. Điều này có ý nghĩa như sự tái sắp xếp lại các đồng minh, liên minh trên toàn cầu của Mỹ, nó có thể báo hiệu sự thay đổi bước ngoặt trong mối quan hệ đồng minh của Mỹ với phương Tây. Cùng với việc Nga giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, việc Mỹ không còn hoàn toàn bảo đảm an ninh của các đồng minh có hiệp ước quân sự với Mỹ mà không tính đến chi phí lợi ích của Mỹ, và tính bất khả thi của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân chính là những cơ hội quan trọng giúp Ấn Độ chống lại xu hướng bành trướng bá quyền chủ nghĩa của Trung Quốc. 3.1.2. Những thách thức, khó khăn trong triển khai sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2014 đến nay Trước tiên, Ấn Độ cần phải thực hiện chính sách Hành động Hướng Đông ở ngay chính các bang cửa ngõ Đông Bắc. Kết nối cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường không giữa các bang với nhau và thủ đô New Delhi với các bang ở Đông Bắc Ấn Độ vẫn chưa hoàn thiện, trong khi đây là cửa ngõ của Ấn Độ vào Đông Nam Á, vào Trung Quốc và cả Pakistan. Ấn Độ có thể sẽ còn tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế, nhưng tốc độ có thể không cao như Trung Quốc, một phần là do thể chế dân chủ và nhu cầu phải tạo ra sự đồng thuận cao gần như tuyệt đối trong xã hội khiến Ấn Độ khó có thể huy động và tập trung tài nguyên xã hội cho tăng trưởng kinh tế. Đó cũng là một thách thức khiến Ấn Độ có thể là một cường quốc nhưng khó trở thành siêu cường thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.49 Mặc dù tầng lớp trung lưu trong xã hội Ấn Độ ngày càng đông đảo, nhưng quốc gia này cũng còn tới 40% tổng số người nghèo của thế giới: hơn 300 triệu người sống với mức thu nhập dưới trung bình 1 USD/ngày, trên 240 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, và tỉ lệ xoá mù chữ của Ấn Độ cũng chỉ mới đạt mức 60%. 50 Xung đột, tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế của họ đã đảm bảo rằng tất cả các bên nên tránh làm trầm trọng thêm vấn đề. 49 Nguyễn Tiến Lực, “Cải cách kinh tế ở Án Độ trong những năm gần đay và những vấn đề của nó”, Phòng Quản lý Khoa học – Dự án Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, <url: http://qlkh.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=58ac7cbc-29b3-4455-8145-e41279ecf11a>, truy cập ngày 31/03/2019 50 Phan Thị Thu Dung (05/10/2016), “Ấn Độ hướng tới vai trò cân bằng quyền lực tại châu Á”, Tạp chí Cộng sản, <url: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2016/41293/An-Do-huong-toi-vai-tro-can-bangquyen-luc-tai-chau.aspx>, truy cập ngày 31/03/2019 80 Mặc dù hiện nay, GDP của Ấn Độ là khoảng 2 nghìn tỷ USD và chiếm 2% thương mại hàng hóa toàn cầu, những con số này là tương đối thấp và nó phản ánh sự thiếu chủ động của New Delhi trong việc thúc đẩy thương mại. Để cải thiện điều này, Về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông công chánh, cầu cảng, Ấn Độ vẫn chưa đáp ứng kịp được với nhịp độ phát triển kinh tế, do đó làm suy yếu các kết nối khu vực của Ấn Độ. Vì vậy, dù cùng có tiềm năng tương đương về thị trường với Trung Quốc, nhưng thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) của Trung Quốc gấp gần 10 lần Ấn Độ. Do đó, để phát huy hết tiềm năng của một thị trường đầy hứa hẹn, Ấn Độ cần phải tăng cường phát triển lĩnh vực công nghiệp bên cạnh việc coi trọng phát triển dịch vụ. Các cuộc cạnh tranh ngày càng tăng của hai dòng Hồi giáo Shiite và Suni cùng các lệnh trừng phạt, cấm vận của Mỹ và các đồng minh phương Tây đã làm tăng giá dầu toàn cầu, gây nên những tác động bất lợi đối với thâm hụt tài khoá của Ấn Độ, vừa phá vỡ mối quan hệ cung cấp dầu, vừa đe doạ sự phát triển của cảng Chabahar và dự án kết nối Bắc – Nam. Đồng thời, sự bất ổn đó tại khu vực các nước vùng Vịnh cũng ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến đời sống và lượng kiều hối cũng như mối quan hệ của hơn 7 triệu Ấn kiều tại các quốc gia này với quê hương. Tôn giáo từng được xem như nguồn của xung đột bởi những mối liên hệ về mặt giá trị với các nguyên nhân xung đột lãnh thổ tộc người. Trong quá trình phát triển của mình, nhiều giá trị Phật giáo, Islam giáo và Hindu giáo đã kết hợp với yếu tố bản địa sông Hằng, sông Euphrates và sông Ấn, lâu dần trở thành những bộ phận không thể tách rời trong hệ thống giá trị cộng đồng góp phần làm nên bản sắc tộc người. Từ sợi dây liên kết cộng đồng, Islam giáo và Hindu giáo dần hoà trộn với các giá trị lợi ích dân tộc. Với vai trò như giá trị cộng đồng, lại có liên hệ hoà trộn với các lợi ích dân tộc, Islam giáo và Hindu giáo vì vậy dễ bị lôi kéo vào các xung đột lãnh thổ tộc người nhằm mục đích kích động những phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan và do đó, dễ bị hiểu nhầm là xung đột tôn giáo giữa người Pakistan theo Islam giáo với người Ấn Độ theo Hindu giáo tại Kashmir. Đây chỉ là một trong nhiều cuộc xung đột lãnh thổ tộc người nhuốm màu tôn giáo, sự phân chia tôn giáo trong những lúc căng thẳng leo thang thậm chí còn trở thành chiến tuyến giữa hai nhóm. Do mức độ liên kết dân tộc thường tỉ lệ với mức độ liên kết tôn giáo nên trong trường hợp xung đột lãnh thổ tộc người nhuốm màu sắc tôn giáo, khi xung đột lãnh thổ tộc người được giải quyết, xung đột tôn giáo cũng lắng xuống, tuy nhiên sự hoà trộn với các giá trị lợi ích dân tộc làm 81 các mâu thuẫn tôn giáo trở nên khó giải quyết hơn, và trở thành một vấn đề xuyên quốc gia 51 Tình trạng an ninh bất ổn luôn bên bờ vực của xung đột và chiến tranh tại các nước Nam Á cùng với những thách thức về phát triển kinh tế - y tế - giáo dục – phúc lợi xã hội – việc làm theo kịp tốc độ gia tăng dân số, những thách thức về phát triển cân đối, bình đẳng, thuận lợi ngang nhau giữa các vùng miền, khu vực tôn giáo cũng đặt Ấn Độ trước nguy cơ có thể phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế an ninh – chính trị - xã hội trầm trọng có sự kích động của Trung Quốc. Kinh tế các nước Nam Á còn chậm phát triển, tình trạng đói nghèo còn phổ biến. Sự phụ thuộc nặng nề về vốn vào các thị trường bên ngoài như Mỹ, Trung Quốc cũng làm cho nền kinh tế các nước này tương đối nhạy cảm, dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi nào ở các nước viện trợ như Mỹ, Trung Quốc. Nền kinh tế của các nước Nam Á còn phải đối mặt với nhiều vấn đề như lạm phát, nợ công, thâm hụt ngân sách. Là khu vực nghèo đói, bất ổn lớn nhất trên thế giới, Nam Á còn là cái nôi của nhiều nhóm khủng bố theo mô hình Al-Qaeda đang tiếp tục phát triển, nhiều nhóm có nguồn gốc từ chính sự xung đột do đa sắc tộc – đa tôn giáo của khu vực như Taliban, và các nhóm khủng bố khác như Kashmir, Naxalite, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), … liên tục đe doạ hoà bình, ổn định của khu vực. Chính thực trạng nghèo đói, bất ổn và chủ nghĩa khủng bố, ly khai, Hồi giáo cực đoan càng thách thức nguồn lực phân bổ của Ấn Độ trong chính sách Hành động Hướng Đông cho Nam Á hay cho Đông Nam Á? Hướng Đông hay Hướng Nam, Hướng Tây? 52 Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và quân sự giữa Trung Quốc với các nước Nam Á cũng là một thách thức to lớn đối với chính sách đối ngoại Hành động Hướng Đông của Ấn Độ. Nếu không trỗi dậy hợp tác mạnh mẽ về kinh tế, ủng hộ các nước này phát triển thành công và duy trì mối quan hệ cân bằng với các nước này cũng như với Trung Quốc, Ấn Độ rất dễ gây ra mâu thuẫn công khai, cũng như rơi vào một cuộc chạy đua bất cân bằng theo đuổi khả năng chi phối khu vực với Trung Quốc 51 Nguyễn Quốc Hùng (2006), Quan hệ quốc tế: Những khía cạnh lý thuyết và vấn đề, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.220-238 52 Nguyễn Vũ Tùng – Đặng Cẩm Tú (14/10/2016), “Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ: Nhân tố tác động và triển vọng 5 năm tới”, Center for Indian Studies, Ho Chi Minh National Academy of Politics, <url: http://cis.org.vn/article/1581/chinh-sach-hanh-dong-huong-dong-cua-an-do-nhan-to-tac-dong-va-trien-vong-5nam-toi-phan-1.html>, truy cập ngày 31/03/2019 82 Về an ninh, các thách thức an ninh truyền thống (xung đột leo thang giữa Trung Ấn) và các thách thức an ninh phi truyền thống (tội phạm xuyên quốc gia trên biển, nạn cướp biển, …) đe doạ không ít đến con đường vận tải biển hàng hoá thương mại của Ấn Độ qua Đông Nam Á tới Đông Bắc Á và Bắc Mỹ. Đó cũng là một phần động cơ khiến Ấn Độ không ngừng gia tăng hợp tác an ninh với Nhật Bản và Australia để ổn định khu vực này. Theo báo cáo của Cục Hàng hải quốc tế IMB, năm 2016 khu vực Đông Nam Á giữ kỷ lục về tổng số vụ cướp biển, chiếm hơn 30% tổng số vụ cướp biển trên thế giới. Trái với trước đây, cướp biển Đông Nam Á chỉ tấn công các tàu hàng di chuyển chậm, mạn thấp, các sà lan chở than từ Indonesia tới Philippines; hiện nay, cướp biển Đông Nam Á còn trang bị vũ trang, vũ khí chống lại tàu thuyền, mở rộng đối tượng tấn công vào tàu hàng cỡ lớn như tàu hàng 11400 tấn Dongbang Giant 2 của Hàn Quốc bị cướp biển tấn công ngày 21/10/2016. Ngoài ra, do vị trí địa chiến lược của eo biển Malacca chỉ hẹp từ 1,2 km trở lên lại là tuyến vận tải biển chính của hơn 25% tổng số tàu thuyền lưu động trên toàn thế giới đến từ châu Âu, châu Phi, Tây và Nam Á tới Đông Á, Bắc Mỹ, nên nơi đây trở thành địa điểm hoạt động lý tưởng của nạn cướp biển Đông Nam Á.53Với số lượng khoảng 60.000 tàu bè qua lại Malacca mỗi năm, mang theo một nửa lượng dầu cung cấp cho thế giới, một phần ba lượng hàng hoá thương mại, nhu cầu duy trì ổn định tuyến đường tự do thương mại hàng hải này là rất lớn. Số vụ hải tặc tấn công tàu bè ở Đông Nam Á và Viễn Đông giai đoạn 19952013 đã chiếm 41% các vụ tàu nhỏ, nhanh tấn công tàu chở dầu ở eo biển hẹp chỉ hơn 2 km này. Đây là một trong những thách thức vô cùng đáng lo ngại, thu hút nhiều kẻ khủng bố đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, do chính quyền Modi vẫn cố gắng đảm bảo vị thế cường quốc khu vực nắm vai trò chi phối của Ấn Độ ở khu vực địa chiến lược sống còn của Ấn Độ là Ấn Độ Dương nên ngân sách quốc phòng và quân đội có giới hạn của Ấn Độ không còn đủ khả năng để hỗ trợ các quốc gia ASEAN ở biển Đông (Điển hình là năm 2014, hơn 50% số trung chuyển container toàn cầu và hơn 70% lượng trung chuyển dầu khí toàn cầu đi qua Ấn Độ Dương, và 75% số dầu khí đi qua eo biển Malacca sẽ tới Trung Quốc, trong khi gần 200 tỉ USD dầu khí nhập khẩu đi qua eo biển Hormuz sẽ vào Ấn 53 Nguyễn Thanh Bình (29/06/2017), “Tình hình an ninh khu vực biển Đông trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI – Kỳ 1: tình hình an ninh”, Nghiên cứu biển Đông, <url: http://nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binh-luan/6598ky-1-tinh-hinh-an-ninh-khu-vuc-bien-dong#_ftn1 >, truy cập ngày 29/04/2019 83 Độ. Tầm quan trọng đó của Ấn Độ Dương khiến Trung Quốc đầu tư phát triển không chỉ cảng Gwada ở Pakistan, cảng Hambantota ở Sri Lanka mà còn tăng gần 10 tàu chiến tới khu vực dưới danh nghĩa chống cướp biển, trong khi Ấn Độ cũng tuyên bố triển khai 12 tàu chiến tới khu vực này dưới danh nghĩa tuần tra giám sát thường niên tại các điểm thắt cổ chai và cũng để chống cướp biển! …) khiến các nước ASEAN buộc phải hoặc tự lực cánh sinh hoặc nhân nhượng, khuất phục trước Trung Quốc, từ đó dẫn đến những lời kêu gọi hợp tác an ninh hàng hải, tự do thương mại hàng hải của Ấn Độ dễ trở thành lý thuyết suông mà không thể thực hiện được. Chẳng hạn, dự án cao tốc IMT kết nối Ấn Độ - Mianmar – Thailand khởi công từ năm 2000 nhưng hơn 15 năm vẫn chưa hoàn thành. Hay gói tín dụng trị giá 1 tỷ USD của Ấn Độ để tăng cường kết nối kĩ thuật số với 10 nước thành viên ASEAN – một trong ba ưu tiên “Connect – culture – commercial (kết nối – văn hoá – thương mại)” của Ấn Độ trong quan hệ với ASEAN – được đưa ra từ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ năm 2015 đến 40 tháng sau vẫn chỉ có Lào gửi yêu cầu chính thức về các dự án kết nối kĩ thuật số sử dụng gói tín dụng 40 triệu USD cho Cambodia, Lào, Mianmar, và Việt Nam. Song yêu cầu của Lào qua kênh ngoại giao từ tháng 5/2017 đến nay vẫn chưa có tiến triển vì EXIM Bank chưa được “tham vấn về viễn thông”, thủ tục quá cồng kềnh và quan liêu, khiến gói tín dụng trở nên kém hấp dẫn với các nước ASEAN. Thách thức tiếp theo đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Hành động Hướng Đông của Ấn Độ chính là việc hệ thống các bộ máy thiếu khả năng thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng tiến bộ hiệu quả. Do thiếu những nghiên cứu khả thi của các cơ quan điều phối chuyên trách nên thiếu hoạch định đầy đủ, chính xác Với sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc, sự tăng cường hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, mối quan hệ hợp tác thúc đẩy giữa Trung Quốc và Pakistan, cùng với vấn đề lãnh thổ trong tranh chấp Trung - Ấn ở khu vực Aksai Chin và Arunachai Pradesh là những ngòi nổ luôn sẵn sàng có thể gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước, đồng thời là nhân tố quyết định sự vận động, tương tác và can dự của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á. Điển hình là sau cuộc khủng hoảng Doklam kéo dài hơn 70 ngày, Ấn Độ đã tích cực hơn trong việc can dự vào các vấn đề biển Đông từ thực tế trên thực địa lẫn qua các văn bản, tuyên bố ngoại giao. Nhưng ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh không chính thức Trung - Ấn ở Vũ Hán tháng 5/2018, không chỉ sự can dự của Ấn Độ trên biển Đông suy giảm mà 84 vấn đề biển Đông cũng được tránh đề cập đến trong bài phát biểu của thủ tướng Modi tại Đối thoại Shangri La 2018. Sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương không còn là một tiềm năng, nó đã trở thành một thực tế đang ngày càng thách thức trật tự an ninh hiện có ở Ấn Độ Dương. Mặc dù quan hệ Trung - Ấn chịu ảnh hưởng bởi không chỉ vấn đề biên giới lãnh thổ mà còn cả vấn đề lợi ích chiến lược của hai bên trên lĩnh vực thương mại hàng hải và an ninh năng lượng, một ranh giới rõ ràng về an ninh thương mại hàng hải ở Ấn Độ Dương sẽ vẫn được phân tách, dựng lên trong trường hợp quan hệ giữa hai cường quốc châu Á mới nổi rơi vào tình thế không thể kiểm soát. 3.1.3. Những kết quả đạt được trong sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay trước sáng kiến Một vành đai – Một con đường Sự thành bại của một sự điều chỉnh chính sách đối ngoại là kết quả của một quá trình triển khai thực hiện công phu, lâu dài. Vì vậy, để kết luận về những kết quả đạt được trong sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay vào thời điểm hiện thời là chưa thể đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, những kết quả sơ bộ ban đầu cũng đã cho thấy nhiều tín hiệu khả quan. Về kinh tế, từ năm 2001, vai trò của Ấn Độ đã được định dạng lại, hướng tới những sự tham gia tích cực hơn, suốt từ Vịnh Ba Tư tới Eo biển Malacca, đầu tư của Ấn Độ vào khu vực năng lượng ở Sakhalin tăng nhanh cùng với sự gia tăng về thương mại và đầu tư với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và ASEAN. Vì Nam Á và Đông Á chiếm hơn 55% thương mại của Ấn Độ, và vì Ấn Độ đã ký kết các Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản, Hàn Quốc và đang đàm phán Hiệp định khu vực thương mại tư do với Đài Loan, Hiệp định thương mại ưu đãi với Trung Quốc, nên Ấn Độ ưu tiên đẩy mạnh các lĩnh vực thương mại, đầu tư và thị trường. Tính đến năm 2012, Ấn Độ đạt hơn 80 tỷ USD thương mại song phương với khu vực này (tăng từ mức dưới 3 tỷ USD năm 1993). Ấn Độ hy vọng con số này sẽ tăng lên 100 tỷ USD vào năm 2015. Tuyến đường sắt kết nối giữa Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan cũng đang được hoạch định. Tính đến năm 2018, với 1,32 tỷ người sinh sống trải dài trên 2,9 triệu km2, GDP Ấn Độ đã tăng từ 6727 tỷ USD vào năm 2013 lên mức 10401 tỷ USD vào tháng 12/2018, GDP bình quân đầu người tăng từ 5382 USD/người/năm năm 2013 lên đạt 7796 USD/người/năm vào tháng 12/2018, tốc độ tăng trưởng thực tế của Ấn Độ cũng đã tăng 0,9% (từ con số 6,4% năm 2013 lên 7,3% vào năm 2018), tỉ lệ lạm phát giảm 85 đi một nửa (từ con số 9,4% năm 2013 xuống còn 4,7% vào năm 2018). Bên cạnh đó tỉ lệ thất nghiệp cũng đã được kiềm chế, giữ nguyên ở con số 3,5% lực lượng lao động suốt từ năm 2013 tới 2018. Bên cạnh đó, trong khi Mỹ - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Hồng Công đã trở thành thị trường xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ, Trung Quốc – Hoa Kỳ và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất trở thành những nguồn nhập khẩu chủ yếu của Ấn Độ trong năm 2017 . Về an ninh, chính sách “Hướng Đông” cũng tập trung vào ba phương diện: cân bằng với Trung Quốc ở Myanmar; đầu tư vào các mỏ dầu ở Việt Nam; chủ thuyết về biển của Hải quân Ấn Độ năm 2007 - xếp Biển Đông và Vịnh Ba tư ở tầm quan trọng thứ hai, sau Ấn Độ Dương. Với việc Trung Quốc có kế hoạch lập các cảng lưỡng dụng ở Habantota, Gwadhar,... Ấn Độ cũng mong muốn gây ảnh hưởng ở Biển Đông và biển Hoa Đông như một phần của chiến lược đối trọng. Chính sách “Hướng Đông” đã hoàn thành được mục tiêu đặt ra ở giai đoạn đầu là xây dựng được hình ảnh về một Ấn Độ thân thiện, sẵn sàng chia sẻ các mối quan tâm và lợi ích chung đối với khu vực, từ đó tạo được mối quan hệ gắn kết với khu vực. Việc khởi động Hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN đưa Ấn Độ chính thức tham gia vào làn sóng thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Á, mở đường cho Ấn Độ tăng cường hợp tác sâu rộng với khu vực kinh tế rộng lớn CA - TBD. Có thể thấy, nhờ thay đổi chiến lược đối ngoại thành công, trong đó có việc triển khai chính sách “Hướng Đông”, quan hệ của Ấn Độ với các cường quốc, các khu vực đã được mở rộng, đa dạng hóa. Sự gia tăng về thực lực bên trong và môi trường quốc tế thuận lợi đã tạo cơ hội cho Ấn Độ tranh thủ nguồn lực quốc tế để phát triển đất nước, vị thế khu vực và quốc tế của Ấn Độ ngày càng được nâng cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các bang ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ - yếu tố quan trọng để thúc đẩy thương mại xuyên biên giới và kết nối vật lý giữa Ấn Độ với phía Đông và các quốc gia ASEAN. Lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông còn thể hiện ở vấn đề an ninh năng lượng, một trong những yếu tố quyết định sự quan tâm và can dự ngày càng tăng của Ấn Độ ở khu vực. Bởi hiện tại, mặc dù được coi là một trong hai cực tăng trưởng kinh tế chủ đạo của Châu Á, nhưng Ấn Độ lại đang rất thiếu năng lượng và phải nhập khẩu tới 80% nhu cầu dầu mỏ từ nước ngoài. Trong khi đó, Biển Đông được coi là một trong 5 bồn 86 trũng dầu khí lớn của thế giới và trong các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao. Về quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, tốt đẹp trong quan hệ Ấn – Mỹ từ chuyến thăm của thủ tướng Modi tới Hoa Kỳ năm 2016 được nồng nhiệt hoan nghênh đến chuyến thăm Ấn Độ nhân ngày Cộng hoà lần thứ 65 của tổng thống Barack Obama, hay sự tái sinh của mối quan hệ bốn bên Mỹ - Nhật – Úc - Ấn tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 12/11/2017 trong việc xây dựng một “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, thịnh vượng và hội nhập” nhưng quan hệ Ấn – Mỹ vẫn còn tồn tại một số vấn đề như về biến đổi khí hậu, về tự do thương mại và về chính sách thuế. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng bày tỏ thái độ không hài lòng đối với tuyên bố bàn giao máy bay chiến đấu, tên lửa và vũ khí hải quân gần đây của Mỹ đối với Taliban tại Afganistan.. 3.2. Tổng lược những nội dung chính trong sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2014 đến nay Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ, thể hiện Giấc mộng Trung Hoa ngày càng mãnh liệt và công khai, bất chấp luật pháp quốc tế; còn Mỹ Nhật và các nước ASEAN đều kỳ vọng và tăng cường sự hợp tác với Ấn Độ trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - an ninh để tạo thế cân bằng động quyền lực và sức ảnh hưởng của Trung Quốc với các cường quốc hiện diện ở Đông Nam Á; chính quyền Modi đã phát triển chính sách Hướng Đông được triển khai suốt gần ¼ thế kỷ vừa qua lên tầm cao mới, thành chính sách Hành động Hướng Đông, thể hiện sự can dự chủ động hơn, sâu sắc hơn và toàn diện hơn với Đông Nam Á, qua đó bày tỏ thái độ quyết đoán, cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Pakistan, cũng như những vấn đề tranh chấp ảnh hưởng khác ở Tân Cương, Kashmir, Sri Lanka, Bangladesh, …Qua quá trình triển khai trong suốt nhiệm kỳ cầm quyền của thủ tướng Modi, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ nổi lên những vấn đề chủ yếu là: Thứ nhất là thực hiện chính sách láng giềng trực tiếp là ưu tiên số một song song với chính sách can dự sâu rộng, toàn diện, tích cực, chủ động hơn vào Đông Nam Á – khu vực láng giềng mở rộng để bảo vệ tự do an ninh hàng hải thương mại quốc tế qua eo biển Malacca – cửa ngõ của Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương để tới được hai thị trường lớn mạnh, đầy tiềm năng ở Đông Bắc Á và Bắc Mỹ. 87 Thứ hai là bên cạnh chính sách Hành động Hướng Đông về kinh tế - chính trị an ninh với Nam Á và Đông Nam Á, quân sự đặc biệt là hải quân của Ấn Độ còn thực hiện chính sách Hướng Tây hướng tới tăng cường sự hiện diện hoà bình ở Tây Á– nơi cùng với Đông Nam Á là hai bể dầu lớn nhất thế giới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng, phát triển toàn diện nền kinh tế có quy mô thị trường ngày càng lớn của Ấn Độ, thông qua các cuộc tập trận quân sự chung, các đợt cứu trợ nhân đạo, chống khủng bố, gìn giữ hoà bình, … Thứ ba là bên cạnh những mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột và lo ngại của Ấn Độ với sáng kiến Một vành đai – Một con đường (OBOR) đầy tham vọng của Trung Quốc, với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng cường của Trung Quốc ở bốn phía láng giềng trực tiếp của Ấn Độ (Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives, …), Ấn Độ đã không chọn thái độ thờ ơ, bỏ qua dễ dàng như chính quyền tiền nhiệm Manmohan Singh, cũng không chọn thái độ quá cương quyết, cứng rắn, đánh thẳng và trực tiếp, công khai với Trung Quốc trên dãy Himalaya, mà lại chọn giải pháp thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế thương mại - chính trị - an ninh năng lượng trong mối quan hệ song phương với tất cả các nước láng giềng trực tiếp và láng giềng mở rộng cần tránh sức ảnh hưởng – can thiệp chính trị thông qua công cụ kinh tế của chính quyền Bắc Kinh, từ đó trung lập hoá dần các nước này với Mỹ - Trung, qua đó Ấn Độ tránh được thế bao vây, kìm kẹp chặt chẽ từ bốn phía cũng như từ hệ thống cảng biển quân sự nằm trên Con đường tơ lụa trên của Trung Quốc. Thứ tư là, bên cạnh những mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp với Trung Quốc tại Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives về sự hiện diện quân sự cũng như và khu vực 3.3. Tác động của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại Ấn Độ trong giai đoạn từ 2014 đến nay tới vị thế quốc tế của Ấn Độ Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Modi đã góp phần làm sâu sắc hơn nhiều mối quan hệ hợp tác quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - an ninh – quân sự với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, … đồng thời làm gia tăng đáng kể sự hiện diện các giá trị của Ấn Độ ở các khu vực chiến lược chứa lợi ích cốt lõi của Ấn Độ như Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, … qua đó củng cố trật tự khu vực đang định hình ngày càng rõ rệt hơn ở châu Á, nâng cao vai trò của Ấn Độ trong các tổ chức khu vực thuộc cấu trúc an ninh khu vực mới, và quan trọng hơn cả vẫn là 88 đẩy lùi thêm được một bước đáng kể sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại các khu vực Tây Á, Nam Á và Đông Nam Á. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền Modi cũng giúp Ấn Độ trở thành quốc gia có mức độ lệ thuộc thương mại Trung Quốc thấp nhất, qua đó giảm mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc còn 52 tỷ USD. Từ khi thực hiện điều chỉnh chính sách đối ngoại năm 2014 đến nay, vị thế quốc gia của Ấn Độ đã gia tăng nhanh chóng. Về vị thế kinh tế, tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng GDP nói riêng của Ấn Độ trong 4 năm thực hiện điều chỉnh chính sách đối ngoại dưới thời Modi đều cao nhất thế giới, đạt 7,2 – 7,4%, ngành công nghiệp phần mềm của Ấn Độ đã chiếm đến 1,48% thị phần toàn thế giới, và ước tính đến năm 2025, thị phần ngành công nghệ phần mềm của Ấn Độ sẽ đạt giá trị 148 tỷ USD; trong khi GDP của Trung Quốc chỉ tăng 6,5 – 6,8%. Về vị thế khoa học, Ấn Độ hiện nay đã trở thành thứ 5 trên thế giới về nghiên cứu vũ trụ (đặc biệt về tên lửa, vệ tinh, hệ thống điều khiển, …), thứ 6 trên thế giới về đầu tư cho nghiên cứu khoa học, thứ 9 trên thế giới về xuất bản các công trình khoa học, thứ 12 trên thế giới về số lượng bằng sáng chế phát minh, và thứ 2 trên thế giới về chất lượng nghiên cứu. Về vị thế quân sự, Ấn Độ đã gia nhập nhóm 10 nước có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, lực lượng vũ trang lớn thứ 4 thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc và và chi tiêu quân sự cao thứ 5 trên thế giới (năm 2018 đạt hơn 47 tỷ USD, đứng sau Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, và Anh). Riêng không quân Ấn Độ đã có kế hoạch mua sắm vũ khí trang bị trị giá lên tới 25 tỷ USD trong 15 năm tới. Tính đến thời điểm hiện nay, hợp đồng lớn nhất vẫn là vụ mua 126 máy bay chiến đấu đa năng Rafale của Pháp trị giá gần 10 tỷ USD. Ấn Độ cũng đã tham gia vào ba cơ chế kiểm soát xuất khẩu vũ khí đa phương chỉ trong 4 năm qua, đó là cơ chế Kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), Hiệp định Wassenaar (tháng 12/2017), và nhóm ASEAN (tháng 1/2018). Về vị thế chiến lược trong khu vực, sau quá trình triển khai điều chỉnh chính sách đối ngoại Hành động Hướng Đông, Ấn Độ đã giành được sự tranh thủ lôi kéo từ cả ba tập hợp lực lượng mới trong khu vực: tập hợp lực lượng đồng minh và đối tác của Mỹ, do Mỹ dẫn dắt; tập hợp lực lượng lực lượng các nước tham gia sáng kiến ngoại giao kinh tế OBOR do Trung Quốc dẫn dắt, và cả tập hợp lực lượng các nước tham gia để hạn chế tác động từ cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Được cả Mỹ - Trung Quốc và ASEAN lôi kéo, giá trị chiến lược của Ấn Độ đã ngày càng gia tăng đáng kể trong khu vực. qua đó, tạo tiền 89 đề thuận lợi hơn cho việc tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại Hành động Hướng Đông của Ấn Độ. Tựu trung, sau 4 năm thực hiện triển khai điều chỉnh chính sách đối ngoại, Ấn Độ đã đứng thứ 5 trên tổng số 25 nước chủ chốt ở châu Á Thái Bình Dương về quyền lực sức mạnh tổng hợp của quốc gia, trong đó, theo chỉ số xếp hạng quyền lực châu Á, Ấn Độ đứng thứ 3 về ảnh hưởng văn hoá và phát triển lực, thứ 4 về ngoại giao, thứ 5 về tính tự cường tự chủ an ninh – kinh tế - quân sự và ổn định chính trị xã hội, thứ 7 về ảnh hưởng của toàn bộ nền kinh tế. Về chính trị, trải qua 4 năm điều chỉnh chính sách đối ngoại Hành động Hướng Đông trước nhân tố Trung Quốc mà biểu hiện rõ nhất là tham vọng bá chủ toàn cầu trong sáng kiến OBOR, Ấn Độ đã duy trì, củng cố thành công hệ thống chính trị phức tạp bậc nhất thế giới với nhiều dân tộc, tôn giáo, chính đảng nhất trên thế giới trong một nhà nước. Một phần nguyên nhân của sự gặt hái thành công vị thế chính trị này của Ấn Độ chính là hệ thống luật pháp đầy đủ, hệ thống tư pháp độc lập, và một cơ chế kiểm soát lẫn nhau rất hiệu quả dưới thời Modi giữa các đảng phái, tôn giáo, sắc tộc. 3.4. Triển vọng của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại Ấn Độ trước sáng kiến Một vành đai – Một con đường Trước những biến đổi mới trong môi trường địa kinh tế - chính trị Ấn Độ - Thái Bình Dương, với những tiềm năng sẵn có của quốc gia, Ấn Độ cần phải tiếp tục phát huy sự nhanh nhạy, ứng biến không ngừng trong tư duy hoạch định chính sách đối ngoại để không chỉ phù hợp với bối cảnh quốc tế, xu thế thời đại mà còn phải đảm bảo giữ vững lợi ích chiến lược quốc gia ở những khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống, khu vực địa chiến lược chứa những lợi ích cốt lõi không thể tách rời, … từ đó đưa Ấn Độ đạt được mục tiêu trở thành cường quốc thế giới trong 10 năm tới. Về mục tiêu hướng đến của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn sau cuộc bầu cử 2019 trở đi, xu hướng chung của chính quyền New Delhi có thể sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đã được giữ vững qua ba thời kỳ chính sách Không Liên Kết (1947-1991), thời kỳ chính sách Hướng Đông (1991-2014) và thời kỳ chính sách Hành động Hướng Đông (2014 – nay) là bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia, tạo dựng – duy trì – phát triển môi trường hoà bình - ổn định trong khu vực tại Nam Á – Đông Nam Á và cả Tây Á, định vị - củng cố - mở rộng – nâng cao sức ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương – Đông Nam Á cũng như vị thế quốc gia của 90 Ấn Độ trên trường quốc tế trở thành cường quốc thế giới trên cả 3 lĩnh vực kinh tế chính trị - an ninh, Thế kỷ XXI được đánh giá là “thế kỷ của châu Á – Thái Bình Dương” với sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt quốc gia phát triển đã trỗi dậy, hoá rồng hoá hổ từ nửa cuối thế kỷ XX: “thế kỷ của nước Mỹ và Đại Tây Dương” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, …Do đó, bên cạnh khu vực láng giềng trực tiếp ở Nam Á và Ấn Độ Dương là các nước đóng vai trò quyết định nhất tới sự tồn tại và phát triển ổn định, hoà bình trực tiếp của Ấn Độ, Thái Bình Dương mà cụ thể là Đông Á trải từ Nhật Bản tới Australia sẽ vẫn nằm trong khu vực địa chiến lược không thể rời bỏ sớm của Ấn Độ. Nếu như lợi ích chính của Ấn Độ đối với các nước láng giềng trực tiếp là lợi ích an ninh và lợi ích chính trị, để đảm bảo một lối ra thế giới tự do, hoà bình, ổn định, dễ dàng, thuận tiện và ít tốn kém nhất, cũng như bảo đảm một nền chính trị xã hội ổn định, ít xung đột, mâu thuẫn không đáng có nhất có thể giữa các tộc người đa văn hoá, đa tôn giáo, đa ngôn ngữ ở Nam Á; thì lọi ích chiến lược của Ấn Độ ở Đông Nam Á cũng gắn bó mật thiết không kém với khu vực “lợi ích cốt lõi” này của Ấn Độ. Do sự phát triển của truyền thống lịch sử để lại, các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực vốn được xem như ngã ba giữa khu vực bị Ấn Độ hoá và khu vực bị Hán hoá đã tồn tại sợi dây liên hệ mật thiết với cộng đồng Islam giáo và cộng đồng Hindu giáo tại Nam Á. Đây chính là nguyên nhân cho xu hướng phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, nạn cướp biển bắt nguồn từ Tây Á và Nam Á, Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ Hướng Đông đến Hành động Hướng Đông trước bối cảnh cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ, Trung - Ấn, ở Đông Nam Á ngày càng căng thẳng, gay gắt và phức tạp; lợi ích chiến lược về kinh tế (đảm bảo tự do thương mại hàng hải trên con đường gần nhất của Ấn Độ tới các thị trường tiềm năng, lớn mạnh như Đông Bắc Á và Bắc Mỹ) - an ninh (là một trong hai lối thoát duy nhất của Ấn Độ vươn mình ra thế giới bên ngoài, nhưng lại tập trung nhiều mâu thuẫn xung đột dân tộc – tôn giáo ngày càng gia tăng và có xu hướng phức tạp hoá bởi dưới những hình thức mới nhuốm màu tôn giáo – chính trị ngày một phức tạp giữa các cộng đồng tộc người đa văn hoá, tín ngưỡng dễ bị kích động bởi chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan cũng như chủ nghĩa dân tộc dân tuý cực đoan ngày càng dâng cao trong khi các nền chính trị dân chủ ở Đông Nam Á đa phần còn khá non trẻ và tồn đọng nhiều hạn chế) – năng lượng (là một trong hai khu vực chứa đựng lợi ích cốt lõi 91 của Ấn Độ, có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng, phát triển các ngành kinh tế toàn diện cho một quy mô dân số không ngừng gia tăng đến mức có thể vượt quy mô dân số đang dần già hoá của Trung Quốc vào năm 2030) của Ấn Độ ngày càng gắn bó chặt chẽ với khu vực Đông Nam Á; sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ - Nhật – Úc đối với sự trỗi dậy của Ấn Độ để tạo thế cân bằng đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng mở rộng và có chiều hướng sẽ càng hung hãn, công khai, bất chấp luật pháp quốc tế hơn ở Đông Nam Á sau khi tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội khoa học đặc sắc Trung Hoa đi vào Điều lệ Đảng chính thức của Trung Quốc cùng với chủ trương tăng cường thúc đẩy hợp tác song phương với Ấn Độ của các nước thành viên ASEAN ngày càng muốn tối ưu hoá đa dạng hoá sự can dự của các cường quốc ở khu vực để đảm bảo Đông Nam Á luôn được đặt trong một tình trạng cân bằng quyền lực động do sự tự kìm chế ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cường quốc cho thấy giá trị của Ấn Độ ở Đông Nam Á sẽ còn tiếp tục không ngừng gia tăng, mở rộng và có thể được nâng lên một tầm cao mới với các mối liên hệ truyền thống lịch sử, hợp lưu lợi ích trong việc cùng một mục tiêu hạn chế sự trỗi dậy của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc làm ảnh hưởng xấu đến hiện trạng biển Đông cũng như tình hình chính trị - xã hội các nước Đông Nam Á. Do đó, Đông Nam Á sẽ vẫn tiếp tục là khu vực trung tâm, đóng vai trò quyết định trong xu hướng Hướng Đông của Ân Độ dù không thể nào thay thế được vị trí ưu tiên số một như các nước láng giềng trực tiếp với Ấn Độ ở Nam Á. Đối với khu vực Đông Bắc Á, Ấn Độ có khả năng sẽ tiếp tục tăng cường thúc đẩy hợp tác phát triển đặc biệt với Nhật Bản, Hàn Quốc để củng cố khối Tứ cường cũng như đảm bảo sự hiện diện trên lĩnh vực an ninh khu vực, và sức ảnh hưởng của Ấn Độ tại khu vực cách xa về mặt địa lý này. 92 KẾT LUẬN Trong bối cảnh nhu cầu tìm kiếm nguồn tài nguyên năng lượng sạch mới có thể tái tạo được ngày càng gia tăng theo quy mô dân số, nền kinh tế đứng bên bờ bong bóng khủng hoảng với sự suy giảm của hàng loạt chỉ số kinh tế đến đáng báo động, cùng với mối đe dọa an ninh ngày càng tăng từ chủ nghĩa ly khai ở Đài Loan, Tây Tạng, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan từ Tân Cương, bất bình đẳng kinh tế xã hội giữa hai khu vực miền Đông và miền Tây của Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm rõ rệt, sự kiện Mỹ là siêu cường duy nhất của thế giới hiện nay lại đang có xu hướng rút dần sự hiện diện của mình tại các khu vực thuộc châu Á để tập trung củng cố phát triển sức mạnh kinh tế - an ninh trong nước đã tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho Trung Quốc thúc đẩy thực hiện giấc mộng Trung Hoa, tận dụng tối đa khoảng trống quyền lực Mỹ để lại ở châu Á, đặc biệt là Nam Á và Đông Nam Á cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Vì vậy cuối năm 2013, đầu năm 2014, chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình đã chính thức đề ra sáng kiến Một vành đai – Một con đường nhằm thông qua tăng cường hợp tác phát triển kinh tế - an ninh – quốc phòng với các nước Á – Âu – Phi, mở rộng sự hiện diện và gia tăng sức ảnh hưởng trên toàn thế giới, từng bước hiện thực hoá ý đồ lập lại trật tự khu vực và thế giới, từ đó thực hiện mưu đồ bá chủ toàn cầu. Tuy nhiên, sáng kiến OBOR cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế xã hội, gây ra nhiều quan ngại như về tranh chấp lãnh thổ, về ván đề chủ quyền quốc gia, độc lập chính trị, thâm hụt thương mại, phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc một cách quá nặng nề, … Ấn Độ là một cường quốc khu vực, tiểu lục địa ở Nam Á, với hàng loạt những ưu thế trong nhóm các nước đứng đầu thế giới so với cường quốc láng giềng Trung Quốc trên các lĩnh vực như quân sự (đặc biệt là hải quân và không quân), kinh tế (đặc biệt là dịch vụ, công nghệ phần mềm và công nghệ vũ trụ), quy mô dân số (đặc biệt là lực lượng đông đảo lao động có tay nghề cao), đồng thời có các lợi ích cốt lõi đều nằm ở khu vực Nam Á láng giềng, vùng đệm để vươn ra thế giới của Ân Độ nằm ở Đông Nam Á và Tây Á – hai bể dầu lớn nhất thế giới có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao để phát triển kinh tế Ấn Độ tiếp tục trong những năm tới, hai con đường cửa ngõ phía Đông và phía Tây chủ yếu để Ấn Độ giao lưu với thế giới, đặc biệt với các nền kinh tế EU qua vịnh Persian, và các nền kinh tế Đông Bắc Á, Bắc Mỹ qua eo biển Malacca. Sự xuất hiện ngày một gia tăng của các lực lượng quân sự 93 Trung Quốc tại những khu vực chiến lược này thông qua các thoả thuận hợp tác, viện trợ kinh tế - quân sự của Trung Quốc với Sri Lanka, Bangladesh, Mianmar, Afganistan, Pakistan, … cũng như việc xuất hiện hành lang CPEC trong sáng kiến OBOR của Trung Quốc đi qua điểm nóng Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan khiến quốc gia “trỗi dậy hòa bình” ở Nam Á này không thể không điều chỉnh chính sách đối ngoại của quốc gia dưới thời kỳ cầm quyền của thủ tướng Narenda Modi. Nếu như trong giai đoạn 1947-1991, Ấn Độ muốn duy trì vai trò lãnh đạo ở Nam Á trong vòng kiểm soát của mình khỏi mối quan hệ hợp tác với các nước lớn ngoài khu vực dẫn đến sự co cụm các nước Nam Á lại vì lo ngại một chủ nghĩa dân tộc đại Hindu của Ấn Độ, thì đến giai đoạn 1991-2014, Ấn Độ đã tăng cường hợp tác kinh tế khu vực thông qua các chương trình viện trợ, đầu tư, buôn bán song phương với các nước Nam Á, tới thời kỳ Modi, Ấn Độ đã thực hiện chính sách “láng giềng trực tiếp là ưu tiên số một”, uu tiên củng cố lòng tin cậy, thúc đẩy thương mại song phương, phát triển các gói viện trợ ưu đãi tái nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ trong khu vực Nam Á, phục hồi vai trò và trách nhiệm lãnh đạo khu vực SAARC, từ đó góp phần hạn chế khu vực phụ thuộc vào những khoản vay ưu đãi của Trung Quốc rồi phải đổi lấy những ảnh hưởng chính trị với khuynh hướng thân Trung Quốc ngày càng lớn. Trong khi đó, với Đông Nam Á, từ chỗ dè dặt đứng ngoài quan sát những tranh chấp khu vực trong suốt giai đoạn 19471991 do đang có xu hướng thân Liên Xô, lạnh nhạt với Mỹ và lại mặc định ASEAN thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ; đến chính sách Hướng Đông Ấn Độ tham gia vào hàng loạt những sáng kiến hợp tác ngoại giao – kinh tế thương mại mang tính biểu tượng với Đông Nam Á như ASEAN, EAS, ARF, APEC, … để xoay trục về phía Đông, thiết lập hàng loạt quan hệ đối tác chiến lược với các nước ASEAN, cùng ASEAN bước vào kỷ nguyên chia sẻ vận mệnh chung, trách nhiệm chung; Ấn Độ dưới thời Modi đã tiến tới quyết định đẩy mạnh hơn nữa sự hiện diện, can dự và hợp tác ở Đông Nam Á toàn diện, sâu sắc hơn trên các lĩnh vực chính trị - an ninh – quân sự, đặc biệt qua ngoại giao văn hoá (ngoại giao du lịch, ngoại giao Phật giáo, ngoại giao Yoga, …), qua các kết nối biển, giao lưu ngoại giao nhân dân, ngoại giao công chúng, các gói tín dụng viện trợ hợp tác phát triển các hành lang – vành đai kinh tế, và qua cả các cuộc tập trận quân sự chung, các cuộc cứu trợ nhân đạo, chống khủng bố, … bởi tình trạng bất ổn ở Tây Á không thuận lợi cho khát vọng vươn ra thế giới theo con đường phía Tây, Ấn Độ và ASEAN cùng lo sợ sự bành trướng của Trung Quốc, cùng muốn 94 kìm hãm sức ảnh hưởng của Trung Quốc, cùng muốn hướng đến đảm bảo giữ vững tự do an ninh thương mại hàng hải qua eo biển Malacca, cùng muốn tạo dựng và củng cố sự thịnh vượng của nền kinh tế. Do đó, có thể nói chính những lợi ích quốc gia cốt lõi, chiến lược về kinh tế - an ninh – quân sự cùng bối cảnh trỗi dậy mạnh mẽ đi ngược lại với cái gọi là “trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc và sự ủng hộ của siêu cường Mỹ đối với mô hình cấu trúc an ninh cân bằng quyền lực động của ASEAN đã đưa bộ tứ Ấn Độ – Hoa Kỳ – Nhật Bản – ASEAN xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Song vị trí chiến lược của Nam Á, đặc biệt là Pakistan và Trung Quốc tiếp giáp và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Ấn Độ vẫn không hề suy giảm. Nó cũng cho thấy khả năng rất thấp xảy ra chiến tranh giữa Trung - Ấn hay Ấn Độ - Pakistan vì cả 2 bên đều mong muốn môi trường hoà bình để ổn định phát triển kinh tế xã hội, hạn chế tối đa những xung đột tranh chấp lãnh thổ, sắc tộc để tránh phải đối mặt với một thách thức mới cản trở sự trỗi dậy kinh tế - chính trị - quân sự mạnh mẽ của đất nước, bên cạnh những thách thức hiện tại từ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai, bất bình đẳng giữa các dân tộc – vùng miền, thâm hụt thương mại, tốc độ tăng trưởng kinh tế có phần chững lại, … Tuy nhiên, trong khi nhượng bộ nhiều hơn với các nước láng giềng Tây Á và Nam Á, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền Modi lại cho thấy sự tăng cường tập trung hợp tác phát triển hơn nữa ngành công nghiệp không gian với Mỹ để có thể thể hiện chủ động, cương quyết và cứng rắn hơn trước sự thâm nhập của Trung Quốc tới những khu vực chiến lược của Ấn Độ. Cuối cùng, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ lần lượt thể hiện quá trình từ chỗ chỉ gần gũi với Liên Xô – lạnh nhạt với Mỹ - căng thẳng với Trung Quốc (giai đoạn 1947-1991) đến chỗ vượt qua sự thù địch, vừa phát triển ngoại giao năng lượng với các nước Tây Á, duy trì quan hệ truyền thống với Nga vừa xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược với cả 4 nước Trung Quốc – Mỹ - Nhật – Hàn – Australia (giai đoạn 1991-2014) và tiến tới đảm bảo quan hệ với Nga, cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đồng thời tăng cường liên minh với Mỹ - Nhật – Úc để hình thành quan hệ tay 3 đối trọng với Trung Quốc (giai đoạn 2014 đến nay). Tuy nhiên trong hợp tác có cạnh tranh, trong cạnh tranh có hợp tác – vẫn là đặc trưng cho mối quan hệ của Ấn Độ với các nước lớn như Mỹ Trung. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ nhưng vẫn không được một chút nhượng bộ nào trong trận chiến 72 ngày đêm ở Doklam, … Còn Mỹ trở thành đồng minh hợp tác an ninh hạt nhân thân thiết của Mỹ nhưng vẫn bị Ấn 95 Độ đem ra sử dụng như một mặc cả trong quan hệ với Trung Quốc. Đó chính là cái khôn khéo khi điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền Modi, mà bất kể chính quyền Đảng Quốc đại hay Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) lên nắm quyền sau cuộc bầu cử liên bang tháng 5/2019 cũng cần phải đặc biệt quan tâm và phát huy: nhân tố Trung Quốc, Pakistan trong quan hệ Mỹ - Ân, cũng như nhân tố Mỹ, ASEAN trong quan hệ Trung - Ấn, sao cho vừa có thể củng cố nền kinh tế - chính trị - quốc phòng an ninh của đất nước vừa có thể tranh thủ tận dụng được sự ủng hộ của nước lớn để tạo thế cân bằng động trong quan hệ với nước lớn, có lợi nhất cho Ấn Độ. 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: Sách 1. Đỗ Thanh Bình – Văn Ngọc Thành (2012), Quan hệ quốc tế thời hiện đại: những vấn đề mới đặt ra, Nhà xuât bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, Tr.62 128 2. Phạm Hoàng Bảo Châu (2015), Cạnh tranh ảnh hưởng về cơ sở hạ tầng hàng hải giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên con đường tơ lụa trên biển tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tr.21 – 39 3. Vũ Thành Công (2017), Con đường tơ lụa qua Đông Nam Á và Nam Á : So sánh cục diện khu vực thông qua hệ thống cảng biển do Trung Quốc đầu tư, Kỷ yếu hội thảo Việt Nam và trật tự thế giới mới, Trường Đại học Eotvos Loránd, Hungary 4. Nguyễn Hoàng Giáp (2013), “Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, Tr.166 – 181, Tr.226 – 248 5. Trần Bách Hiếu (2017), Cục diện chính trị Đông Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 6. Nghiêm Văn Hoàn (2016), Sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc và tác động tới cạnh tranh Trung – Mỹ, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Trường Học viện Ngoại giao, Hà Nội 7. Trần Quốc Hùng (2006), Dân chủ và phát triển: Kinh nghiệm Ấn Độ và Trung Quốc, Kỷ yếu Hội thảo hè 2006 Dân chủ và Phát triển (28-29/7/2006), California, Hoa Kỳ 8. Trần Khánh (2007), Những vấn đề chính trị, kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Tr.17 – 54 9. Trần Thị Lý (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độ từ 1991 đến 2000, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 10. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 11. Trình Mưu – Nguyễn Hoàng Giáp (2006), Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, Tr.94 – 120 97 12. Trình Mưu – Vũ Quang Vinh (2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI: Vấn đề, sự kiện và quan điểm, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 13. Lưu Minh Phúc (2010), Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và tư thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội 14. Nguyễn Thị Quế (2015), Chính sách đối ngoại của các nước lớn trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 15. Phạm Sỹ Thành (2016), Kinh tế Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, Tài liệu phục vụ Hội thảo khoa học Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình: Cạnh tranh chiến lược mới tại khu vực, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.02-27 16. Tôn Sinh Thành (2017), Hợp tác khu vực châu Á: Nhân tố ASEAN và Ấn Độ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 17. Phùng Thị Thảo (2017), Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn từ 1947 đến 1964, Luận án tiến sĩ Đông Nam Á học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 18. Ngô Thanh Thắng (2015), Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của nó đối với quan hệ Trung - Nhật thập niên đầu thế kỷ XXI, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), TP. Hồ Chí Minh 19. Thông tấn xã Việt Nam, Ấn Độ - Những xu hướng mới trong chính sách đối ngoại, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 05/2007 20. Phạm Tiến (2016), Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ kể từ sau năm 2012 và hệ luỵ đối với các quốc gia trong khu vực, Tài liệu phục vụ Hội thảo khoa học Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình: Cạnh tranh chiến lược mới tại khu vực, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.75-97 21. Trần Nam Tiến (2016), Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới, Nhà xuất bản Văn hoá – Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh 22. Titarenko (2012), Ý nghĩa địa chính trị vùng viễn đông, nước Nga, Trung Quốc và các nước châu Á khác (Đỗ Minh Cao dịch), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 98 23. Tom Miller (2018), Giấcmộng châu Á của Trung Quốc: Công cuộc xây dựng đế chế dọc theo con đường tơ lụa mới, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Thành phố Hồ Chí Minh 24. Nguyễn Thành Trung (2018), Sự trỗi dậy của Trung Quốc và thay đổi trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cơ sở lý luận về cấu trúc trong quan hệ quốc tế và sự vận dụng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Đề tài KX.01.12/16-20), Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 25. Nguyễn Thành Trung (2018), Trung Quốc kiếm tìm vị trí bá quyền trong khu vực: Một tương lai không xa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cơ sở lý luận về cấu trúc trong quan hệ quốc tế và sự vận dụng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Đề tài KX.01.12/16-20), Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 26. Nguyễn Quốc Trường (2016), Sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc: vấn đề đặt ra và lựa chọn chính sách của Việt Nam, Tài liệu phục vụ Hội thảo khoa học Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình: Cạnh tranh chiến lược mới tại khu vực, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.28-32 Tạp chí 27. Hoàng Thị Huệ Anh, (2016), “Một vành đai một con đường – Nấc thang mới trong cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Số 03 (175), Tr. 19 - 26. 28. Nguyễn Ngọc Anh (2017), “Trở lực từ một số chủ thể trong hệ thống quốc tế trên con đường bá quyền của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, tập 33, số 5 (2017), Tr.15 - 26 29. Carlyle A.Thayer (2011), “Biển Đông: Biển chung chỉ dành riêng cho người Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 12(124), tr.78-82 30. Vũ Thành Công – Bùi Thạch Hồng Hưng (2016), “Trung Quốc hứa hẹn lợi ích khủng nhưng toan tính khó lường”, Thời báo Vietnamnet, số ra ngày 27/01/2016 31. Ngô Thị Mai Diên (2017), “Chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc: Một số động thái hiện thực hóa và đối sách của các quốc gia có liên quan”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 12/2017, Tr.20 - 27 99 32. Trịnh Thị Hằng (2013), “Định hướng chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn cải cách và mở cửa”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(69), tr.18-26 33. Trần Xuân Hiệp (2017), “Sự trỗi dậy của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra với khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quảng Nam, số 07 34. Lưu Thuý Hồng (2016), “Sức mạnh quốc gia và sử dụng sức mạnh đó của Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(108), tr.82-89 35. Quách Thị Huệ (2018), “Sáng kiến Vành đai và Con đường: Nhận thức của Ấn Độ và đối sách của Trung Quốc”, Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, số 30/10/2018, tr.65-70 36. Trần Khánh – Hồ Thị Ái Phương (2015), “Triển vọng Asean và sự chi phối của các nước lớn - những thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 04(181), tr.03-10 37. Nguyễn Tăng Nghị (2016), “Thách thức đối với Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 01/2016 38. Nguyễn Nhâm (2010), “Cuộc đấu tranh chiến lược giữa Sức mạnh mềm và Quyền lực thông minh”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 05/2010, tr.10-21 39. Phan Phan (2016), “Giới thiệu luận án tiến sĩ KHXH&NV Chính sách ngoại thương trong phát triển kinh tế ở Ấn Độ thời kỳ cải cách”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 11/2016, Tr.55 - 57 40. Trương Phong (2016), “Một vành đai – một con đường và cân bằng chiến lược của Trung Hoa ở Biển Đông”, Thời báo Kinh tế Trung Hoa, tháng 12/2016 41. Ngô Quốc Phương (2017), “Nhận thức về trật tự thế giới mới – Vài điểm nhìn trong giới nghiên cứu từ Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu và thảo luận Thời đại mới, số 36, tr.12-77 42. Parvaiz Ahmad Thoker and Hilal Ramzan (2018), “The IUP Journal of IndiaLithuania Cultural Interactions”, The IUP Journal of International Relations, p.12-27 43. Trần Ngọc Sơn (2015), “Chiến lược vành đai kinh tế con đường tơ lụa mới của Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(95)/2015, tr.17-25 100 44. Phạm Hồng Thái – Nguyễn Thị Thu Phương (2015), “Các kênh tác động của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc ở một số nước Đông Á”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93), tr.87-96 45. Trần Việt Thái (2017), “Vành đai và Con đường: hướng tới Giấc mộng Trung Hoa”, Tạp chí Cộng sản, số ra ngày 02/08/2017 46. Hồ Ngọc Diễm Thanh (2016), “Ngoại giao văn hoá của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI nhìn từ góc độ sức mạnh mềm”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 8(86), tr.97-109 47. Tôn Sinh Thành (2001), “Vài suy nghĩ về tư duy đối ngoại của Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 51, Tr.46 - 49 48. Nguyễn Thị Minh Thảo (2015), “Ấn Độ: từ chính sách Hướng Đông sang chính sách Hành động ở phía Đông”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12/2015, tr.108 - 114 49. Nguyễn Viết Thảo (2015), “Sáng kiến hợp tác Một vành đai – Một con đường và tác động đối với kinh tế chính trị thế giới”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 06/2015 50. Nguyễn Xuân Thắng (2015), “Cục diện chính trị và kinh tế châu Á hiện nay”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 06/2015, Tr.3-13 51. Nguyễn Quang Thuấn (2017), “Điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc tác động đến thế giới, khu vực và Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 (112)/2017, Tr.3-23 52. Trần Nam Tiến (2012), “Chiến lược Chuỗi ngọc trai và mục tiêu trở thành cường quốc biển của Trung Quốc trong thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, tr.64-81 53. Lê Vĩnh Trương (2018), “Các đồng minh và tầng điểm chiến lược của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 05 (148)/2018, tr. 115-125 54. Lê Vĩnh Trương (2017), “Chính sách mới của Tập Cận Bình và Một vành đai Một con đường”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 03(137)/2017, Tr.99-112. 55. Lê Vĩnh Trương (2018), “Học thuyết Ấn Độ - Thái Bình Dương”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 01(144)/2018, Tr.55-67 56. Ujanaev (2009), “Nga-Ấn-Trung: thập kỷ sáng kiến hợp tác ba bên”, Nghiên cứu châu Âu, số 09(108), tr.14-30 101 Tiếng Anh: 57. Angana Das (2016), “India’s Neighbourhood Policy: Challenges and Prospects”, Jindal Journal of International Affairs, vol.04, issue.01, p.18-37 58. Dan Steinbock (01/2007), New Innovation Challengers: The rise of China and India, The National Interest, No.1, p.7-10 59. David Brewster (2015), China’s Rocky Silk Road, East Asia Forum, 09/12/2015 60. Gulshan Sachdeva (10/2018), Indian Perceptions of the Chinese Belt and Road Initiative, International Studies, No 4(55), p.285-296 61. Hoang Thi Ha – Termsak Chalerpalanupap (14/02/2018), ASEAN – India Commermorative Summit: Matching “Act East” with Actions?, ISEAS – Yusof Ishak Institute, No.08 2018 62. Hugh White (2017), China’s One Belt One Road (OBOR) to challenge USled order, The Strait Times, 25/04/2017 63. Ian Hall (2015), Is a Modi doctrine emerging in Indian foreign policy, Australian Journal of International Affairs, p.263-268 64. Irene Chen (12/03/2015), China’s Maritime Silk Road: The Politics of Routes, RSiS Commentary, No.051 65. J.P (2017), What is China’s Belt and Road Initiative (BRI)?, The Economist, 15/03/2017 66. Junhua Zhang (2016), What’s driving China’s One Belt One Road (OBOR) initiative?, East Asia Forum, 02/09/2016 67. Lê Hồng Hiệp (2017), Belt and Road Initiative (BRI): Southeast Asia’s Boon or Bane?, The Stragist, 06/06/2017 68. Linda Lim (29/03/2018), China’s Belt–and–Road Initiative (BRI): Future Bonanza or Nightmare?, RSiS Commentary, No.058 69. Manjari Chatterjee Miller (2013), “India’s Feeble Foreign Policy”, Foreign Affairs, June 2013, p.14-19 70. Medeiros, Evan S. – M.Taylor Fravel (2003), China’s New Diplomacy, Foreign Affairs, p.22-35 71. Melissa H.Conley Tyler – Aakriti Bhutoria (2015), Diverging Australian and Indian Views on the Indo-Pacific, Strategic Analysis, vol.39, no.3, p.225-236 102 72. Nadege Rolland (2017), Deciphering Beijing’s Vision for the Region as a Community of Common Destiny, The Asian Forum, 05/06/2017 73. Robert Daly – Mathew Rojansky (2018), China’s Global Dreams Give Its Neighbors Nightmares, Foreign Policy, 12/03/2018 74. Sandy Gordon (07/2010), India Looks East, The workshop of Australia India Institute and Institute of South Asian Studies, University of Melbourne, Melbourne 75. Siddharth Mallavarapu (2012), International Relations Perpectives for the Global South, Pearson, New Delhi 76. Simon Tay (10/2010), Interdependency theory, China, India, and the West, Foreign Affair, Vol.89, No.5 77. Nguyễn Quang Thuấn (2017), “China’s Strategic Adjustments: Impact on the World, Region, and Vietnam”, Vietnam Social Sciences, No.6 (182)/2017, P.3 - 22. 78. Vakulchuk Roman – Indra Overland (2019), “China’s Belt and Road Initiative through the lens of Central Asia”, Regional Connection under the Belt and Road Initiative: The prospects for Economic and Financial Coorperation, London, p.115-133 79. Vijay Sakhuja (2011), “India’s Stakes In South China Sea”, The International Workshop The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development, Diplomatic Academy of Vietnam, Hanoi Tư liệu trực tuyến: 80. Abhijinan Rej (09/04/2018), “The New Great Game: China and The Intense Maritime Contest In Indo-Pacific Region”, Swarajya magazine, <url: https://swarajyamag.com/magazine/the-new-great-game-china-and-the-intensemaritime-contest-in-indo-pacific-region>, truy cập ngày 26/08/2018 81. Agence France – Presse (11/05/2017), “India’s Modi attempts to woo back Sri Lanka as China pushes Belt and Road Initiative”, South China Morning Post, <url: https://www.scmp.com/news/asia/diplomacy/article/2093985/indias-modi-attemptswoo-back-sri-lanka-china-pushes-belt-and>, truy cập ngày 31/03/2019 82. Amitendu Palit (04/03/2017), “China’s Maritime Silk Road fueling Indian anxiety”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/?p=57736>, truy cập ngày 29/01/2019 103 83. Thành An (10/11/2014), “Ngoại giao Phật giáo trong chính sách hướng đông của Ấn Độ”, Đại biểu nhân dân, http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=332516>, <url: cập truy ngày 31/03/2019 84. Việt Anh (20/9/2018), “Những nghi ngại về việc Ấn Độ có thể thay đổi cán cân quyền lực châu Á”, VNExpress, <url: https://vnexpress.net/the-gioi/nhung-nghingai-ve-viec-an-do-co-the-thay-doi-can-can-quyen-luc-chau-a-3812742.html>, truy cập ngày 31/03/2019 85. Ashok K.Kantha (14/07/2017), “Why India is cool towards China’s Belt and Road”, This Week In Asia, South China Morning Post, <url: https://www.scmp.com/week-asia/opinion/article/2094167/why-india-cool-towardschinas-belt-and-road>, truy cập ngày 31/03/2019 86. Associated Press potholes on its New (11/01/2018), “Why China is running into political Silk Road”, South China Morning Post, <url: https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2127792/why-chinarunning-political-potholes-its-new-silk-road>, truy cập ngày 31/03/2019 87. Bharath Gopalaswamy (21/02/2018), “India’s Role and China's Roads in the Indo-Pacific”, The Diplomat, <url: https://thediplomat.com/2018/02/indias-role-andchinas-roads-in-the-indo-pacific/>, truy cập ngày 31/03/2019 88. Brahma Chellaney (15/09/2017), “Countering China’s High Altitude Land Grab”, Project Syndicate, <url: https://www.project- syndicate.org/commentary/countering-china-himalayan-land-grabs-by-brahmachellaney-2017-06?barrier=accesspaylog>, truy cập ngày 31/03/2019 89. Catherine Wong Stuart Lau (12/05/2017), “We’re still figuring out China’s Belt and Road: European diplomats confess they don’t know much about Xi’s trade plan”, South China Morning Post, <url: https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2093859/were-stillfiguring-out-chinas-belt-and-road-european>, truy cập ngày 31/03/2019 90. Trần Quang Châu (11/12/2018), “Biển Đông trong Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ”, Nghiên cứu biển Đông, <url: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/7131-bien-dong-trong-chinh-sachhanh-dong-huong-dong-cua-an-do>, truy cập ngày 31/03/2019 104 91. Chen Xiangyang (07/11/2014), “A New Balance of Power in Asia: Japan and U.S.; China and Russia; India and ASEAN”, Huffpost, <url: https://www.huffpost.com/entry/newasiabalanceofpower_b_6116198?utm_hp_ref=jap an>, truy cập ngày 31/03/2019 92. Chris Odgen (24/01/2019), “India and China: two peas in a pod”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/2019/01/24/india-and-china-twopeas-in-a-pod/, truy cập ngày 29/01/2019 93. Christopher Balding (24/10/2018), “Why Democracies Are Turning Against Belt and Road Initiatives?”, Foreign Affairs, <url: https://www.foreignaffairs.com/articles/china/2018-10-24/why-democracies-areturning-against-belt-and-road>, truy cập ngày 31/03/2019 94. Constantino Xavier (20/12/2018), “The New Indian Realpolitik”, Foreign Affairs, <url: https://www.foreignaffairs.com/articles/china/2018-12-20/new-indianrealpolitik>, truy cập ngày 31/03/2019 95. Vũ Thành Công (10/09/2015), “ASEAN và Con đường tơ lụa trên biển của Trung Hoa”, Nghiên cứu biển Đông, url:http://nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binhluan/5267-asean-va-con-duong-to-lua-tren-bien-cua-trung-quoc, truy cập ngày 26/08/2018 96. Vũ Thành Công (2018), “Một vành đai, một con đường qua Myanmar – Các dự án tỷ đô trong thay đổi địa chiến lược khu vực”, Nghiên cứu biển Đông, <url:http://nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binh-luan/6042-mot-vanh-dai-mot-conduong-qua-myanmar>, truy cập ngày 26/08/2018 97. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (26/2/2015), “Công báo thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội quốc dân nước CHDCND Trung Hoa”, Cục Thống kê Quốc gia CHDCND Trung Hoa, Bắc Kinh, <url: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:XQh11uKbzeYJ:www.stats.g ov.cn/tjsj/zxfb/201502/t20150226_685799.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn>, truy cập ngày 31/03/2019 98. Daniel Jacobius Morgan (14/12/2012), “From China to ASEAN: Rebalancing India’s trade”, Gateway House, Indian Council on Global Relations, <url: https://www.gatewayhouse.in/china-asean-rebalancing-indias-trade/>, truy cập ngày 31/03/2019 105 99. Daniel Kliman (23/12/2017), “Expanding US-India Geoeconomic Cooperation Amid China’s Belt and Road Initiative”, The Asan Forum, <url: http://www.theasanforum.org/expanding-us-india-geoeconomic-cooperation-amidchinas-belt-and-road-initiative/>, truy cập ngày 31/03/2019 100. David Brewster (09/12/2015), “China’s rocky silk road”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/2015/12/09/chinas-rocky-silk-road/>, truy cập ngày 29/01/2019 101. Deep Pal (14/01/2016), “Reorienting India's Foreign Policy Neighborhood First”, The National Bureau of Asian : Research, <url: https://www.nbr.org/publication/reorienting-indias-foreign-policy-neighborhoodfirst/>, truy cập ngày 31/03/2019 102. Dipanjan Roy Chaudhury (04/05/2017), “China's OBOR initiative may create political and economic instability in Southeast Asia; India wary”, The India Times, <url:https://economictimes.indiatimes.com/articleshow/58505187.cms?utm_source=co ntentofinterest&utm_medium=text&utm_campaign=cppst>, truy cập ngày 31/03/2019 103. Phan Thị Thu Dung (05/10/2016), “Ấn Độ hướng tới vai trò cân bằng quyền lực tại châu Tạp Á”, Cộng chí sản, <url: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2016/41293/An-Do-huong-toi-vaitro-can-bang-quyen-luc-tai-chau.aspx>, truy cập ngày 31/03/2019 104. Elizabeth C.Economy (06/03/2019), “The Problem With Xi’s China Model”, Foreign Affairs, <url: https://www.foreignaffairs.com/articles/china/2019-0306/problem-xis-china-model>, truy cập ngày 31/03/2019 105. Geethanjali Nataraj – Richa Sekhani (03/10/2014), “Bourder issues gnaw at stronger India-China trade ties”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/2014/10/03/border-issues-negate-stronger-india-chinatrade-ties/> , truy cập ngày 29/01/2019 106. Geethanjali Nataraj (27/06/2015), “India should get on board China’s Maritime Silk Road”, EastAsiaForum, http://www.eastasiaforum.org/?p=46647>, truy cập ngày 29/01/2019 <url: 106 107. Trọng Giáp (15/05/2017), “Ấn Độ tẩy chay Diễn đàn Vành đai và Con đường”, VNExpress, <url: https://vnexpress.net/the-gioi/an-do-tay-chay-dien-danvanh-dai-va-con-duong-3585016.html>, truy cập ngày 29/01/2019 108. Grant Farr (2017), “Pakistan’s Role in China’s One Belt One Road Initiative”, E-International Relations, <url: http://www.e-ir.info/2017/07/10/pakistansrole-in-chinas-one-belt-one-road-initiative/>, truy cập ngày 31/03/2019 109. Lam Giang Han (2008), “Chuyên đề 7: Chiến lược đối ngoại của Ấn Độvà quan hệ giữa Ấn Độ với các đối tác quan trọng từ sau chiến tranh lạnh đến nay và dự từ báo nay đến 2030”, Academia, <url: https://www.academia.edu/15295029/Chuyen_d%E1%BB%81_7_DRAFT>, truy cập ngày 31/03/2019 110. Harsh V.Pant (04/04/2019), “Indian Foreign Policy After the Elections: All Eyes on China”, The Diplomat, <url: https://thediplomat.com/2019/04/indian-foreignpolicy-after-the-elections-all-eyes-on-china/>, truy cập ngày 29/04/2019 111. Nguyễn Thị Hiền (26/04/2018), “Trung Quốc đưa ra đề nghị đồng bộ hóa “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRI) với “Make in India” của Ấn Độ”, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, <url: http://viisas.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemNhan/View_Detail.aspx?ItemId=55 2>, truy cập ngày 31/03/2019 112. Hitoshi Tanaka (28/02/2017), “How to manage geopolitical instability in East Asia”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/2017/02/28/how-tomanage-geopolitical-instability-in-east-asia/>, truy cập ngày 26/08/2018 113. Imron Cotan (16/09/2014), “Asia Pacific: The need for regional strategic balancing”, The Jakarta Post, <url: https://www.thejakartapost.com/news/2014/09/16/asia-pacific-the-need-regionalstrategic-balancing.html>, truy cập ngày 31/03/2019 114. Jonathan Ward (14/11/2017), “These 5 Things Could Challenge China’s Rise”, The National Interest, <url: https://nationalinterest.org/feature/these-5-thingscould-challenge-chinas-rise-23200?nopaging=1>, truy cập ngày 26/08/2018 115. Joseph S.Nye (04/04/2019), “Does China Have Feet of Clay”, Project Syndicate, <url: https://www.project-syndicate.org/commentary/five-key-weaknessesin-china-by-joseph-s--nye-2019-04>, truy cập ngày 29/04/2019 107 116. Joseph S.Nye (12/06/2017), “Xi Jinping’s Marco Polo Strategy”, Project Syndicate, <url:https://www.project-syndicate.org/commentary/china-belt-and-road- grand-strategy-by-joseph-s--nye-2017-06?barrier=accesspaylog>, truy cập ngày 26/08/2018 117. Junhua Zhang (02/09/2016), “What’s driving China’s One Belt One Road initiative?”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/?p=52106>, truy cập ngày 29/01/2019 118. Karmal Mardishetty (20/03/2017), “Modi's Neighbourhood First Policy Must March on, With or Without Pakistan”, Indian Defence Review, <url: http://www.indiandefencereview.com/spotlights/modis-neighbourhood-first-policymust-march-on-with-or-without-pakistan/>, truy cập ngày 31/03/2019 119. KC Singh (30/10/2017), “Will China’s ‘dream’ be a nightmare for India?”, Asian Age, <url: http://www.asianage.com/amp/opinion/columnists/301017/will- chinas-dream-be-a-nightmare-for-india.html>, truy cập ngày 31/03/2019 120. Kishan S Rana (2017), “China’s Belt and Road Initiative: Impact on India and its China diplomacy”, Institute of Chinese Studies Delhi, Occasional paper no.16, <url:https://www.icsin.org/uploads/2017/10/10/1b92c7fef95d5467b951f7c973bc3433. pdf>, truy cập ngày 29/01/2019 121. Klemensits Péter (15/08/2017), “The geoeconomic purposes of the Indian foreign policy and the Modi Government”, Geopolitikal Kutatóintézet, <url: http://www.geopolitika.hu/en/2017/08/15/the-geoeconomic-purposes-of-the-indianforeign-policy-and-the-modi-government/>, truy cập ngày 31/03/2019 122. Thanh Lam (7/10/2014), “Con đường tơ lụa hàng hải: Ấn Độ có thể tận dụng nó?”, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, <url: http://viisas.vass.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/noidun g/tintuc/Lists/DiemNhan&ListId=427736a386ec4d82bffaeb29a77c8c5&SiteId=37596 567-bc8d-47de-878d-a9d5b872324b&ItemID=291&SiteRootID=7a08513c-1ca744ed-80c8-55201d55ed78>, truy cập ngày 31/03/2019 123. Thanh Loan (12/04/2017), “Chính sách Hướng Tây của thủ tướng Modi đang trỗi dậy”, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, <url: http://viisas.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemNhan/View_Detail.aspx?ItemID=4 82>, truy cập ngày 31/03/2019 108 124. Nguyễn Tiến Lực, “Cải cách kinh tế ở Án Độ trong những năm gần đay và những vấn đề của nó”, Phòng Quản lý Khoa học – Dự án Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, <url: http://qlkh.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=58ac7cbc-29b34455-8145-e41279ecf11a>, truy cập ngày 31/03/2019 125. Melkulangara Bhadrakumar (27/09/2014), “Modi Transforms India-China Relations”, Strategic Culture Foundation, <url: https://www.strategic- culture.org/news/2014/09/27/modi-transforms-india-china-relations-i/>, truy cập ngày 31/03/2019 126. Nguyễn Thanh Minh (13/8/2018), “Biển Đông trong bài toán chiến lược của Ấn Độ”, Nghiên cứu biển Đông, <url: http://nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binhluan/7050-bien-dong-trong-bai-toan-chien-luoc-cua-an-do >, truy cập ngày 31/03/2019 127. Vũ Quang Minh (2013), “Khu vực biển Đông trên bàn cân chiến lược của Ấn Độ”, Cuộc thi Nghiên cứu Biển Đông lần II, <url: http://fess.vn/khu-vuc-biendong-tren-ban-can-chien-luoc-cua-an-do-n140.html>, truy cập ngày 31/03/2019 128. Mitchell J Hays (16/11/2017), “China’s Belt and Road Initiative Is Stocking Tensions with India”, The National Interest, <url: https://nationalinterest.org/feature/chinas-belt-road-initiative-stoking-tensions-india23234?nopaging=1>, truy cập ngày 29/01/2019 129. Neelam Deo (12/07/2018), “India in a changing global order”, Gateway House, Indian Council on Global Relations, <url: https://www.gatewayhouse.in/indiachanging-global-order/>, truy cập ngày 31/03/2019 130. Neelam Deo (04/03/2015), “India’s tilt to the East”, Gateway House, Indian Council on Global Relations, <url: https://www.gatewayhouse.in/indias-tilt-to-theeast/>, truy cập ngày 31/03/2019 131. Thuỷ Nguyên (08/01/2018), “Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc tiến hành họp mặt lần thứ nhất Về hợp tác khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương”, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, <url: http://www.viisas.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemNhan/View_Detail.aspx?Item ID=527>, truy cập ngày 31/03/2019 132. Nguyễn Nhâm (01/07/2013), “Đối tác chiến lược Mỹ - Ấn: Những ẩn sâu trong mối quan hệ”, Nhân dân, <url: http://nhandan.com.vn/thegioi/item/20670602%C4%91%E1%BB%91i-t%C3%A1c-chi%E1%BA%BFn-%C6%B0%E1%BB%A3c- 109 m%E1%BB%B9-%E1%BA%A5n-nh%E1%BB%AFng-%E1%BA%A9n-%C3%A2utrong-m%E1%BB%91i-quan-h%E1%BB%87.html>, truy cập ngày 31/03/2019 133. T.V.Paul (09/08/2018), “India’s Strategic Roadmap”, The National Interest, <url: https://nationalinterest.org/feature/indias-strategic-roadmap-28322>, truy cập ngày 31/03/2019 134. Trần Vinh Quang (27/12/2017), “Sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc và những tác động”, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, <url: http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_chitiet;jsessionid= gqBSeBqa_v1vHvl1Vu31-UgGdi2c3O7keHsg1ZfYwXCU2M_xyuSI!-446760690!1284813777?dDocName=MOFUCM121022&dID=126433&_afrLoop=32286216460 287693#!%40%40%3FdID%3D126433%26_afrLoop%3D32286216460287693%26d DocName%3DMOFUCM121022%26_adf.ctrl-state%3Dipgy1858j_4>, truy cập ngày 31/03/2019 135. Trần Quân (12/05/2015), “Ngoại giao Yoga”, An ninh Thế giới giữa và cuối tháng, <url: http://antgct.cand.com.vn/So-tay/Ngoai-giao-yoga-351121/>, truy cập ngày 31/03/2019 136. Rahul Mishra – Sana Hashmi (23/09/2017), “Can India take the lead on BIMSTEC?”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/?p=88037>, truy cập ngày 29/01/2019 137. Rahul Roy-Chaudhury (2017), “India counters China in the Indian Ocean”, IISS, <url: http://www.iiss.org/en/iiss%20voices/blogsections/iiss-voices-2017- adeb/august-2b48/indian-ocean-ecba>, truy cập ngày 31/03/2019 138. Raja Mohan (27/03/2018), “Mandala: A continuing foreign policy consensus”, The Indian Express, <url: https://indianexpress.com/article/opinion/columns/congress-pm-narendra-modi-indiaforeign-policy-delhi-china-relations-5112337/>, truy cập ngày 26/01/2019 139. Raja Mohan (24/12/2014), “The great Game Folio: Ocean Diplomacy”, The Indian Express, <url: https://indianexpress.com/article/opinion/columns/the-greatgame-folio-ocean-diplomacy/>, truy cập ngày 31/03/2019 140. Rajiv Narayanan (08/11/2017), “The 19th Congress and Xi’s Rise: Implications for India”, United Service Institution of India, Occasional Paper, no 110 141. Robert D.Kaplan (25/04/2012), “The India-China Rivalry”, Stratfor, <url: https://worldview.stratfor.com/article/india-china-rivalry>, truy cập ngày 31/03/2019 142. Sana Hashmi (25/11/2015), “Building the basis for India-China cooperation”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/2015/11/25/building-the-basis-for-india-chinacooperation/>, truy cập ngày 29/01/2019 143. Shashi Tharoor (04/03/2019), “India’s China Problem in Pakistan”, Project Syndicate, <url: https://www.project-syndicate.org/commentary/china-enabling-terrorleaders-to-operate-freely-by-shashi-tharoor-2019-03>, truy cập ngày 31/03/2019 144. Shashi Tharoor (10/04/2017), “The Dalai Lama Factor in Sino Indian Relations”, Project Syndicate, <url: https://www.project- syndicate.org/commentary/china-india-dalai-lama-visit-by-shashi-tharoor-201704?barrier=accesspaylog>, truy cập ngày 31/03/2019 145. Sinderpal Singh (28/03/2018), “South Asia and the Maritime Silk Road: Far From Plain-sailing”, RSIS Commentary, <url: https://www.rsis.edu.sg/rsis- publication/rsis/co18057-south-asia-and-the-maritime-silk-road-far-from-plainsailing/#.W4ATkyQzZxA>, truy cập ngày 26/08/2018 146. Shin Kawashima (23/04/2018), “The Risks of One Belt, One Road for China’s Neighbors”, The Diplomat, <url: https://thediplomat.com/2018/04/the-risksof-one-belt-one-road-for-chinas-neighbors/>, truy cập ngày 26/08/2018 147. Shyam Saran (09/10/2015), “What China’s One Belt and One Road Strategy Means for India, Asia, and the World”, The Wire, <url: https://thewire.in/12532/whatchinas-one-belt-and-one-road-strategy-means-for-india-asia-and-the-world/>, truy cập ngày 31/03/2019 148. Sourabh Gupta (13/05/2018), “China and India are friends-to-be under Modi and Xi”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/?p=125714>, truy cập ngày 29/01/2018 149. Soyen Park (16/05/2018), “China and India: on the friend side of frenemy?”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/?p=126577>, truy cập ngày 29/01/2019 111 150. Soyen Park (13/06/2017), “Why India boycotted the Belt and Road Forum”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/?p=72437>, truy cập ngày 29/01/2019 151. Steve Tsang (05/02/2019), “What Is Xi Jinping Thought?”, Project Syndicate, https://www.project-syndicate.org/commentary/china-xi-jinping- <url: thought-reform-by-steve-tsang-2019-02?>, truy cập ngày 31/03/2019 152. Stratfor (03/04/2012), “China-India: Competition in the Indian Ocean”, Stratfor, <url: https://worldview.stratfor.com/article/china-india-competition-indianocean>, truy cập ngày 31/03/2019 153. Subhash Kapila (19/12/2016), “India’s Foreign Policy Challenges 2017 Analysed”, South Asia Analysis Group, <url: http://www.southasiaanalysis.org/node/2100>, truy cập ngày 31/03/2019 154. Suman Bery (05/07/2017), “Indian economic diplomacy in the Belt and Road era”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/2017/07/05/indianeconomic-diplomacy-in-the-belt-and-road-era/, truy cập ngày 29/01/2019 155.Tanner Greer (06/12/2018), “One Belt One Road, One Mistake”, Foreign Policy, <url: https://foreignpolicy.com/2018/12/06/bri-china-belt-road-initiative- blunder/>, truy cập ngày 31/03/2019 156. Văn Ngọc Thành (14/06/2009), “Các nhân tố tác động đến quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XXI”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, <url: http://hnue.edu.vn/directories/Science.aspx?username=thanhvn&science=63>, truy cập ngày 31/03/2019 157. The Econmist (09/08/2017), “Why India and China are facing off over a remote corner of the Himalayas”, The Economist, <url: https://www.economist.com/the-economist-explains/2017/08/09/why-india-and-chinaare-facing-off-over-a-remote-corner-of-the-himalayas>, truy cập ngày 31/03/2019 158. Thông tấn xã Việt Nam (12/11/2014), “ASEAN là hạt nhân trong chính sách Hành động phía Đông”, Tạp chí Cộng sản, <url: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=30249&print=tr ue>, truy cập ngày 31/03/2019 159. Thy Thương (12/10/2017), “Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới thời thủ tướng Modi”, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, <url: 112 http://viisas.vass.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/noidun g/nghiencuukhoahoc/Lists/DinhHuongNghienCuu&ListId=f976e100-514d-4e07-8fb5081c452a69bd&SiteId=6bb4c01a117a4adbb598c7acee43f18b&ItemID=26&SiteRootI D=8770b729-a9c1-4c3e-bf21-37d9d5801eb1>, truy cập ngày 31/03/2019 160. Tian Jinchen (2016), “One Belt and One Road: Connecting China and the world”, McKinsey&Company, <url: http://www.mckinsey.com/industries/capital- projects-and-infrastructure/our-insights/one-belt-and-one-road-connecting-china-andthe-world>, truy cập ngày 31/03/2019 161. Tổ chức Tư vấn chiến lược FRIDE Thông tấn xã Việt Nam (02/11/2015), “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Tham vọng toàn cầu, bá chủ khu vực và địa kinh tế”, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Học viện Chính trị quốc gia Việt Nam, <url: http://cis.org.vn/article/594/chinh-sach-doi-ngoai-cua-an-do-tham-vong-toan-cau-bachu-khu-vuc-va-dia-kinh-te-phan-2.htm>, truy cập ngày 29/01/2019 162. Nguyễn Thu Trang (13/03/2018), “Câu hỏi trị giá 900 tỷ USD: Sáng kiến Vành đai và Con đường là gì?”, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, <url: http://viisas.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemNhan/View_Detail.aspx?ItemID=5 42>, truy cập ngày 31/03/2019 163. Tridivesh Singh Maini (10/02/2018), “Can Soft Power Help Repair ChinaIndia Ties?”, The Diplomat, <url: https://thediplomat.com/2018/02/can-soft-powerhelp-repair-china-india-ties/>, truy cập ngày 31/03/2019 164. Tridivesh Singh Maini (01/05/2018), “India, like Japan, should be more flexible on BRI”, Indian Defence Review, <url: http://www.indiandefencereview.com/spotlights/india-like-japan-should-be-moreflexible-on-bri/>, truy cập ngày 31/03/2019 165. Tridivesh Singh Maini (06/09/2014), “Narenda Modi’s foreign policy – too early to judge?”, EastAsiaForum, <url: http://www.eastasiaforum.org/2014/09/06/narendra-modis-foreign-policy-too-early-tojudge/>, truy cập ngày 31/03/2019 166. Khắc Trung (03/04/2018), “Những góc nhìn về “Một vành đai một con đường””, Văn hoá Nghệ An, <url: http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-gocnhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/nhung-goc-nhin-ve-mot-vanh-dai-mot-con-duong>, truy cập ngày 31/03/2019 113 167. Hà Thu – Anh Tú (13/05/2017), “Vành đai và Con đường – tham vọng lớn của Trung Quốc”, VNExpress, <url: https://vnexpress.net/kinh-doanh/vanh-dai-conduong-tham-vong-lon-cua-trung-quoc-3584216.html>, truy cập ngày 31/03/2019 168. Đỗ Minh Tuấn (21/07/2018), “Con đường tơ lụa của Trung Quốc đang đe doạ thế giới ra sao?”, Văn hoá Nghệ An, <url: http://vanhoanghean.com.vn/chuyenmuc-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/con-duong-to-lua-cua-trung-quoc-dang-dedoa-the-gioi-ra-sao>, truy cập ngày 31/03/2019 169. Nguyễn Vũ Tùng – Đặng Cẩm Tú (14/10/2016), “Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ: Nhân tố tác động và triển vọng 5 năm tới”, Center for Indian Studies, Ho Chi Minh National Academy of Politics, <url: http://cis.org.vn/article/1581/chinh-sach-hanh-dong-huong-dong-cua-an-do-nhan-totac-dong-va-trien-vong-5-nam-toi-phan-1.html>, truy cập ngày 31/03/2019 170. Vinay Kaura (01/01/2018), “Grading India's Neighborhood Diplomacy: A report card on Modi’s “neighborhood first” approach to foreign policy”, The Diplomat, <url: https://thediplomat.com/2017/12/grading-indias-neighborhood-diplomacy/>, truy cập ngày 31/03/2019 171. Phương Vũ (09/10/2017), “Cơ hội và thách thức từ Vành đai và Con đường của Trung Quốc), VNExpress, <url: https://vnexpress.net/the-gioi/co-hoi-va-thachthuc-tu-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc-3651072.html>, truy cập ngày 29/01/2019 172. Zongyi Liu (19/05/2018), “A long road ahead for India-China relations”, EastAsiaForum, <url:https://www.eastasiaforum.org/2018/05/19/a-long-road-ahead- for-india-china-relations/ >, truy cập ngày 29/01/2019 173. 陶林(07/08/2017), “一带一路 战略实施必须处理好十大关系”, 联合早报, <url: https://www.zaobao.com.sg/forum/views/opinion/story20170807-785172>, truy cập ngày 26/08/2018 174. 林利民 (2012), “未来 5-10 年亚太地缘政治变局与中国”, 中国现代国 际关系研究院 ; 现代国际关系杂志 ,<url:http://www.cnki.com.cn/Article/CJFDTotalXDGG201204004.htm>, truy cập ngày 31/03/2019 175. 荣鹰 (2011), “共创战略合作伙伴关系的新议程——未来 10 年中印 关 系 前 瞻 ”, 中 国 国 际 问 题 研 究 所 ,<url: 114 http://www.cnki.com.cn/Article/CJFDTotal-GJWY201105009.htm>, truy cập ngày 31/03/2019