« Home « Kết quả tìm kiếm

Vị trí của tiếng Quảng Nam trong quá trình biến đổi âm cuối gốc lưỡi


Tóm tắt Xem thử

- HỘI THẢO NGÔN NGỮ HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ II NĂM Viện Ngôn Ngữ Học, Hà Nội-Việt Nam Vị trí của tiếng Quảng Nam trong quá trình biến đổi âm cuối gốc lưỡi1 SHIMIZU Masaaki, ĐH Osaka, Nhật Bản 1.
- Mở đầu Tiếng Quảng Nam (sau đây xin gọi tắt là QN) là một trong những phương ngữ có hệ thống ngữ âm phức tạp nhất trong các phương ngữ tiếng Việt khi so sánh với hệ thống vần của tiếng chuẩn (theo chính tả) và phương ngữ Nam bộ.
- Nghiên cứu này nhằm mục đích miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng QN căn cứ vào dữ liệu được sưu tầm vào năm 2011, đồng thời giải thích quá trình biến đổi của một số đặc trưng phần vần bằng cách so sánh với tiếng chuẩn và phương ngữ Nam bộ.
- Một trong những yếu tố làm sáng tỏ vị trí của tiếng QN trong quá trình biến đổi ngữ âm là phụ âm cuối đầu lưỡi -n/-t và gốc lưỡi -ŋ/-k.
- Phương pháp nghiên cứu Trong bài tác giả miêu tả đặc trưng ngữ âm tiếng QN theo phương pháp như sau: 1.
- Ghi chép cách phát âm từng âm tiết của cộng tác viên theo bảng điều tra bằng cách sử dụng chữ phiên âm quốc tế (IPA) để phân tích các yết tố trong âm tiết từ góc độ ngữ âm học (Kirby 2011).
- Xử lý các yêu tố trong âm tiết về mặt âm vị học để xây dựng hệ thống ngữ âm tiếng QN.
- Phân tích các biến thể của từng âm vị.
- Phân tích cách biến đổi một số âm vị về mặt lịch đại, đặc biệt quá trình biến đổi những âm vị phụ âm cuối đầu lưỡi và gốc lưỡi.
- 1 Nhân ngày GS Tomita Kenji về hưu, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến GS về tất cả những tình cảm của GS dành cho chúng tôi trong khi GS hướng dẫn cho chúng tôi.
- Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn GS Trần Trí Dõi đã hợp tác và hướng dẫn chúng tôi trong khi chúng tôi tiến hành điều tra phương ngữ tại Việt Nam vào năm 2011.
- Cộng tác viên Chúng tôi đã nhận được sự hợp tác của một cộng tác viên trong quá trình sưu tầm dữ liệu.
- Những thông tin cơ bản của cộng tác viên là như sau: Mã số cộng tác viên: HU-09, Giới tính: Nữ, Tuổi: 19, Năm sinh: 1992, Quê quán: Đại Hoà, Đại Lộc, Quảng Nam, nơi đã từng ở: Quảng Nam đang là sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Huế.
- Bảng điều tra Chúng tôi đã lập một bảng điều tra gồm có tất cả các kiểu âm tiết trong tiếng Việt, trong đó có 156 âm tiết (gồm các kiểu kết hợp âm vị) và 1 câu (gồm cả 6 thanh điệu).
- Chúng tôi đã xác định sự đồng nhất 2 âm vị trong tiếng QN khi so sánh với hệ thống chính tả, căn cứ vào dữ liệu ngữ âm học thực nghiệm, ví dụ như giá trị foc-măng (F1-F2) của nguyên âm, v.v.
- Phương pháp thu âm Chúng tôi đã yêu cầu cộng tác viên đọc lên mỗi chữ trong bảng điều tra 3 lần.
- Đặc điểm ngữ âm tiếng QN Chúng tôi đã dùng chữ phiên âm quốc tế (IPA) khi ghi chép cách phát âm từng âm tiết của cộng tác viên.
- Phân tích từng âm một ta có thể thấy một số đặc điểm của tiếng QN như sau: A.
- Phụ âm đầu 1.
- Chữ d và gi được phát âm là bán nguyên âm ngạc [j], vd.
- Chữ r được phát âm là âm xát uốn lưỡi [ʐ], vd.
- Có sự phân biệt giữa cách phát âm chữ x [s] và chữ s [ʃ], vd.
- Nguyên âm 1.
- Trong nhiều trường hợp chữ a được phát âm như chữ o [ɔː], vd.
- Khi kết hợp với phụ âm cuối, nhiều khi hai cặp chữ e/ê và o/ô trở nên đồng nhất, vd.
- Khi kết hợp với phụ âm cuối, nhiều khi nguyên âm đôi trở thành nguyên âm đơn, vd.
- Phụ âm cuối 1.
- Phụ âm cuối ghi bằng n/t trong chính tả, khi kết hợp với nguyên âm i và ê, thì được phát âm là [ŋ̟/k.
- Trong tất cả các trường hợp ngoài số 1, phụ âm cuối ghi bằng n/t trong chính tả được phát âm là [ŋ/k], vd.
- Phụ âm cuối ghi bằng nh/ch trong chính tả, khi kết hợp với nguyên âm i và a, thì được phát âm là [n/t], vd.
- Các âm vị và biến thể của nó Trong khi xác định âm vị tiếng QN chúng tôi đã tham khảo các công trình nghiên cứu của những tác giả trước, kết quả như Phụ lục II.
- Phụ âm đầu Danh sách âm vị phụ âm đầu là như sau: môi răng lợi uốn lưỡi ngạc ngạc họng cứng mềm (p) t ʈ c k Ɂ tʰ ɓ ᶑ f v s ʂ ʐ x ɣ h m n ɲ ŋ l j Nói chung là trong các âm vị phụ âm đầu không có biến thể nào đáng chú ý.
- Nguyên âm Tiếp theo là danh sách âm vị nguyên âm.
- Sự tương ứng với chính tả thì xin tham khảo Bảng I.
- Giới âm: w Nguyên âm: iɤ ɨɤ uɤ i: ɨ:/ ɨ u: e: ɤ: o: ɛ: ʌ ɔ: a: [front.
- Trong tiếng QN không có sự đối lập giữa a: và a mà lại có sự đối lập giữa ɨ: và ɨ.
- Một số cặp nguyên âm nhiều khi hợp nhất thành một nguyên âm dưới điều kiện nhất định, cụ thể là như sau: iɤ e.
- C ɨ: Một trong những đặc trưng nổi bật của hệ thống nguyên âm tiếng QN là khi được phát âm trong âm tiết mở thì được phân biệt một cách đầy đủ2, còn khi được phát âm trong âm tiết kép thì xảy ra hiện tượng hợp nhất như trên.
- Phụ âm cuối Danh sách âm vị phụ âm cuối là như sau.
- Mối quan hệ giữa chúng với chính tả thì xin tham khảo bảng Bảng I.
- môi đầu lưỡi ngạc cứng góc lưỡi I góc lưỡi II m n ŋ ŋ’ p t k k’ w j Chỉ có cặp âm vị ŋ’/k’ có biến thể như dưới đây mà thôi: ŋ̟/k.
- Nhìn từ góc độ lịch đại Khi so sánh hệ thống ngữ âm tiếng QN với hệ thống quy ra từ chính tả hiện nay, ta thấy một số đặc điểm riêng trong tiếng QN, trong đó có sự tương ứng giữa n/t, ŋ/k, ŋ̟/k̟ và ŋ͡m/k͡ p.
- C, tóm lại như sau: a-1.
- Trong khi đó, khi các cặp âm đó xuất hiện trong phương ngữ Nam bộ4 thì tình hình tương ứng với hệ thống quy ra từ chính tả khác với trường hợp tiếng QN, cụ thể như sau: 1.
- Phụ âm cuối ghi bằng n/t trong chính tả, khi kết hợp với nguyên âm i và ê, thì được giữ nguyên âm trị vốn có của nó, vd.
- 3 Chúng tôi tạm thời coi hình thức theo chính tả là hình thức cơ bản.
- 4 Chúng tôi lấy cách phát âm của cộng tác viên SG05 quê ở Tiền Giang làm đại biểu cho phương ngữ Nam bộ.
- Bảng I Hệ thống vần tiếng QN và tương quan với chính tả.
- au, ay ây âu ăm ăp anh ach ong oc Bảng II Hệ thống vần phương ngữ Nam bộ và tương quan với chính tả.
- Trong tất cả các trường hợp ngoài số 1, phụ âm cuối ghi bằng n/t trong chính tả được phát âm là [ŋ/k] hoặc [ŋ͡m/k͡ p], vd.
- Phụ âm cuối ghi bằng nh/ch trong chính tả thì bất cứ trong trường hợp nào cũng được phát âm là [n/t].
- Tóm lại những hiện tượng trên thì như sau: c-1.
- Như vậy, chúng tôi có thể kết luận là sự khác biệt giữa tiếng QN và phương ngữ Nam bộ về mặt phụ âm cuối đầu lưỡi và gốc lưỡi là sự chênh lệch về tốc độ biến đổi.
- Kết luận Trong bài này, trước hết tác giả đã miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng QN từ góc độ đồng đại, sau đó khảo sát về hệ thống vần về mặt lịch đại, đặc biệt về sự biến đổi âm cuối đầu lưỡi và gốc lưỡi.
- Nhìn từ quan điểm này, tiếng QN có thể coi như đang ở giai đoạn giữa hệ thống quy ra từ chính tả và phương ngữ Nam bộ.
- Tuy nhiên, về một số hiện tượng khác, thì tiếng QN đã trải qua một số quá trình biến đổi ngữ âm hoàn toàn riêng biệt, trong đó có sự biến đổi như *a.
- Chúng tôi sẽ tiếp tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra những biến đổi ngữ âm đặc thù trong tiếng QN, một trong những khả năng được xem xét là sự tiếp xúc với ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt như tiếng Chàm, v.v.5 Tài liệu tham khảo: Cao Xuân Hạo (1986) Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ tỉnh Quảng Nam, Ngôn ngữ .
- Hoàng Thị Châu (2004) Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb.
- Nguyễn Quang Hồng (2004) Hệ thống vần cái trong giọng nói vùng Trà Kiệu, Ngôn ngữ .
- Vương Hữu Lễ (1981) Vài nhận xét về đặc điểm của vần trong thổ âm Quảng Nam ở Hội An, Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb.
- 5 Liên quan đến vấn đề đồng nhất một số cặp nguyên âm o:/ɔ: và e:/ɛ: trong âm tiết kép, ta thấy trong một số phương ngữ tiếng Chàm, như tiếng Hội Huy (Tsat) ở đảo Hải Nam, cũng có hệ thống nguyên âm không có sự phân biệt giữa o:/e: và ɔ:/ɛ: (Thurgood 1999).
- Phụ lục I Bảng điều tra Phụ âm đầu labial dental alveolar retroflex palatal velar glottal ba đa ɓʷɑː˧ ᶑɔ̆ɑː˧ pin ta trà cho cá ăn stop ɓin˧ tɔ̆ɑː˧ ʈʂɑː˧˨ cɔː˧ kɔ̆ɑː˨˦ æăŋ˧ tha tʰɑː˧ nasal má nó nhà nghe ɔ̆ mʷɑː˨˦ ɳɔː˨˦ ɲ ɑː˧˨ ŋɛː˧ và da giá gà há fricative vʷɑː˧˨ jaː˧ jaː˨˦ ɣɑː˧˨ hɔ̆ɑː˨˦ pha xa so sánh khó fʷɑː˦ sɔ̆ɑː˧ ʃɔː˧ ʃan˨˦ xɔː˨˦ trill ra ʐɔ̆ɑː˧ lateral là lɔ̆ɑː˧˨ Vần (không có âm đệm) -zero -m -p -n -t -ng -c -u/o -y/i iê tia tiêm tiếp tiền tiết tiếng tiếc yêu ĕ ĕ ĕ ĕ tiˑɤ˧ tiːm˧ tiːp˧˥ tiː ŋ˧˨ tiː k˧˥ tiː ŋ˨˦ tiː k˧˥ iːu˧ i ti tìm kịp tin ít tình tích xíu ɤ̆ t iː˧ tiːm˧˨ kiːp˧˨ tiŋ̟˧ ik.
- Phụ lục II So sánh cách phiên âm phần vần của từng tác giả Chính tả Âm chuẩn Cách phiên âm phần vần của từng tác giả* Âm vị tiếng QN A B C D Âm tiết mở ɤ̆ i i: ɨj ɨ i i: /i:/ ê e: e e e: /e:/ e ɛ: ɛ ɛ ɛ: /ɛ:/ ia iɤ ie ie iˑɤ /iɤ / ŏ u u: ʊw u u u: /u:/ ô o: o o o: /o:/ o ɔ: ɔ ɔ ɔ: /ɔ:/ ua uɤ uo uo uˑɤ /uɤ/ ɤ̆ ư ɨ: ɤɯ ɯ ɯ ɨ: /ɨ:/ ơ ɤ: ɤ ɤ ɤ: /ɤ:/ ɔ̆ a a: a ɑ ɑ: /ɔ