« Home « Kết quả tìm kiếm

Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới tại Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc


Tóm tắt Xem thử

- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới tại Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS.
- 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.
- Khái niệm nông thôn và mô hình nông thôn mới.
- Khái niệm nông thôn.
- Khái niệm mô hình nông thôn mới.
- Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
- Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Tình hình xây dựng Nông thôn mới ở Việt Nam.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng Nông thôn mới.
- Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công tác xây dựng Nông thôn mới.
- Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác xây dựng Nông thôn mới.
- Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trong nước và quốc tế.
- Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trong nước.
- Kinh nghiệm Quốc tế về xây dựng mô hình nông thôn mới.
- Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới.
- 34 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC.
- Phân tích thực trạng xây dựng Nông thôn mới Trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Mục tiêu xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Phúc Yên.
- Phân tích công tác tổ chức thực hiện xây dựng Nông thôn mới tại Thị xã Phúc Yên.
- Phân tích đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí Nông thôn mới (cấp xã) tại Thị xã Phúc Yên.
- Nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của công tác xây dựng Nông thôn mới ở Thị xã Phúc Yên.
- 81 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN.
- Giải pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng Nông thôn mới.
- Giải pháp 2: Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới.
- Giải pháp 3: Huy động vốn để đầu tư xây dựng Nông thôn mới.
- NTM : Nông thôn mới NVH : Nhà văn hóa PN : Phụ nữ.
- 18 Bảng 2.1: Mức độ ưu tiên cho các hoạt động Nông thôn mới TX Phúc Yên.
- 43 Bảng 2.2: Tổng hợp Vốn xây dựng Nông thôn mới Thị xã Phúc Yên giai đoạn .
- 52 Bảng 2.3: Năm đăng ký hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới.
- Trong nhưng năm qua cùng với sự đổi mới chung của đất nước, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã có nhiều biến đổi tích cực.
- Tuy nhiên, chính sách mới của Đảng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả với phát triển nông thôn, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ.
- Để góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai đoạn 2 này là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH và hội nhập nền kinh tế thế giới.
- Vì vậy, từ năm cả nước đã triển khai Đề án thí điểm “Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hoá, hiên đại hoá, dân chủ hoá” do Ban kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo ở trên 200 làng điểm ở các địa phương.
- Xây dựng nông thôn mới tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết đại hội Đảng các cấp.
- Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, Thị xã Phúc Yên đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng các làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường trong sạch.
- Sau ba năm hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ, cách làm của người dân giúp người dân biết áp dụng KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi.
- Nhưng mặt hạn chế cũng không phải là ít, theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của Thị xã, đây là một lĩnh vực mới, trong khi kinh nghiệm của cán bộ chưa cao.
- Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới tại Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
- Mục tiêu chung Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương.
- Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới.
- Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của địa phương.
- Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới.
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề về xây dựng mô hình nông thôn mới.
- Những đóng góp của đề tài và các giải pháp đề xuất - Chương 1: Nêu và trình bày được những vấn đề cơ bản của lý thuyết về xây dựng Nông thôn mới.
- Chương 2: Nêu được thực trạng về xây dựng Nông thôn mới, qua phân tích, đã rút ra được những điểm cần khắc phục để hoàn thiện xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Phúc Yên trong thời gian tới.
- 4 - Chương 3: Trên cơ sở đã phân tích ở chương 2, luận văn đề xuất ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Phúc Yên trong thời gian tới.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng Nông thôn mới.
- Chương 2: Phân tích thực trạng xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1.
- Khái niệm nông thôn và mô hình nông thôn mới 1.1.1.
- Khái niệm nông thôn Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiều quan điểm khác nhau.
- Khi khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị.
- Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với thành thị.
- Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thành thị.
- Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị.
- Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.
- Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân.
- Khái niệm mô hình nông thôn mới Khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là Thị tứ.
- Thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống.
- Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới.
- Xây dựng nông thôn mới không phải là việc biến làng xã thành các Thị tứ hay cố định nông dân tại nông thôn.
- Đô thị hoá và phi nông hoá nông dân chính là nguồn động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô thị hoá.
- Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn chính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với chủ thể là các tổ chức nông dân.
- Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau.
- Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và văn minh hoá.
- Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài học khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc sống văn hoá, tinh thần.
- Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất.
- Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và 7 thành thị.
- Mục tiêu xây dựng nôn thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.
- Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn.
- Hiểu một cách chung nhất của mục đích xây dựng mô hình nông thôn mới là hướng đến một nông thôn năng động, có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có kết cấu hạ tầng gần giống đô thị.
- Vì vậy có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng mới so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt” (Xây dựng mô hình Nông thôn mới nước ta hiện nay, Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, Học viện chính trị -Hành chính Quốc gia, năm 2007).
- Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản.
- Những nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Bên cạnh đó, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức 8 quốc tế, các tổ chức xã hội trong nước để xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn.
- Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như: Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát - Hiện nay nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có quy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn chất lượng chưa cao.
- Hệ thống lưới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp, quản lý lưới điện ở nông thôn còn yếu, tổn hao điện năng cao (22-25.
- Hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp (32,7.
- Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp, có 77,6% số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêu chuẩn, 22,5% số thôn có điểm truy cập Intenet.
- Cả nước hiện còn hơn 400 nghìn nhà ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà ở nông thôn được xây không có quy hoạch, quy chuẩn.
- Đời sống cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/hộ (năm 2008) nhưng chênh lệch thu nhập giữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần.
- Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao (16,2.
- Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân thấp, những vấn đề xã hội ở nông thôn vẫn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc ngày bị mai một, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.
- 10 Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, một trong những việc cần làm trong giai đoạn này là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới.
- Xây dựng nông thôn mới là chính sách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
- Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội Nông thôn mới có vai trò không chỉ về kinh tế, xã hội mà trên nhiều lĩnh vực ở khu vực nông thôn 1.3.1.
- Về kinh tế - Nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập.
- Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
- Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.
- Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt