Academia.eduAcademia.edu
Luật Đầu Tư 2014: Một Số Quy Định Bất Cập Khi Áp Dụng Ở Thực Tế http://www.smic.org.vn/vi/cap-nhat-van-ban-phap-luat/luat-dau-tu-2014-mot-so-quy-dinh-bat-cap-khi-ap-dung-o-thuc-te Sau hơn 1 năm áp dụng vào thực tiễn, Luật Đầu tư 2014 đã có những tác động tích cực đến môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, Luật sư Bùi Hồng Hải – Phó Tổng Giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC cho biết vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo trong Luật Đầu tư năm 2014 đòi hỏi phải sửa đổi để tạo môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo Luật sư Bùi Hồng Hải, Luật Đầu tư 67/2014/QH1367/2014/QH13 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015 (“Luật Đầu tư 2014”), được đánh giá là một đạo luật tiến bộ, với nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt là các quy định về cấm đầu tư, đầu tư có điều kiện và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư. Theo số liệu của hệ thống thông tin về đầu tư nước ngoài, trong 10 tháng đầu năm 2016, cả nước có 2.061 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 12,265 tỷ USD, bằng 98,7% so với cùng kỳ năm 2015. Những con số này đã minh chứng cho những tác động tích cực của luật đầu tư đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, luật sư Bùi Hồng Hải thấy Luật Đầu tư 2014 vẫn còn nhiều nội dung còn bất cập, chồng chéo, đòi hỏi phải được sửa đổi. Mà bất cập nổi cộm nhất có thể nói đến là quy định giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Theo quy định giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư thì đối với dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư và tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, quy định nêu trên lại không được hướng dẫn chi tiết trong các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014, dẫn tới việc áp dụng không thống nhất tại các địa phương. Theo đó, nhiều cơ quan quản lý về đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư thực hiện 1 lần giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng; có nơi lại cho phép nhà đầu tư thực hiện 2 đến 3 lần (thậm chí nhiều hơn 3 lần) giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng. Ngoài ra, việc áp dụng một mức tổng thời gian giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư cho tất cả các dự án đầu tư cũng gây bất lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn. Thực tế cho thấy công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… của nhiều dự án đầu tư quy mô lớn thường kéo dài, dẫn tới tiến độ thực hiện dự án đầu tư cũng bị chậm lại, không đúng với tiến độ thực hiện dự án mà các nhà đầu tư đã cam kết khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Hệ quả là nhiều nhà đầu tư dù chưa hoàn thành công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… đã phải xin gia hạn tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Thứ hai: Luật Đầu tư 2014 được đánh giá là đột phá khi rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi thấy rất ít trường hợp nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đúng thời hạn rút ngắn theo quy định của Luật Đầu tư 2014. Hơn nữa, đối với những dự án đầu tư trong lĩnh vực có điều kiện thì ngoài giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp, nhà đầu tư cần đáp ứng được các điều kiện kinh doanh trước khi đi vào hoạt động. Do đó, việc rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 sẽ không mang tính “đột phá” trên thực tế nếu các văn bản pháp luật chuyên ngành không được sửa đổi tương ứng và được áp dụng đồng bộ. Nếu không, nhà đầu tư sẽ rơi vào tình trạng “đầu xuôi” nhanh nhưng “đuôi lọt” chậm. Thứ ba: Có thể nói, đến thời điểm này các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư đã cơ bản đầy đủ. Nhưng vấn đề vướng mắc ở đây là “ luật mới nhưng tư duy cũ”. Ví dụ là vẫn có cơ quan quản lý đầu tư khăng khăng gửi công văn xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động do ngành nghề kinh doanh này chưa có trong biểu cam kết WTO, trong khi ngành nghề kinh doanh này đã được quy định theo pháp luật chuyên ngành trong nước. Ngoài ra , chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đối với trường hợp bổ sung ngành nghề kinh doanh của các tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, mà ngành nghề kinh doanh dự kiến bổ sung đó thuộc trường hợp phải xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 118/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014. Theo đó, đối với một tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp muốn bổ sung một ngành nghề kinh doanh mà Việt Nam chưa cam kết theo các điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh này như thế nào? Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được cấp cho ai, tổ chức kinh tế hay nhà đầu tư nước ngoài? Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành dường như chưa dự liệu được tình huống này, do đó chưa có các quy định hướng dẫn cụ thể, gây cản trở cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật sư Bùi Hồng Hải hy vọng những bất cập trên đây sẽ sớm được giải quyết nhằm tạo một môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng, tạo niềm tin đầu tư đối với các nhà đầu tư và để chính sách pháp luật về đầu tư được thực hiện và áp dụng đồng bộ trên thực tế, đúng với tinh thần mà các nhà lập pháp hướng đến khi soạn thảo Luật Đầu tư 2014.   Vì vậy, Luật Đầu tư (sửa đổi) cần phải có quy định làm rõ chính sách và thủ tục đầu tư với các nhà đầu tư muốn đầu tư vào ngành/phân ngành dịch vụ “chưa cam kết” hoặc không được liệt kê trong biểu cam kết WTO. Căn cứ theo các quy định về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, để thực hiện một dự án đầu tư đơn giản và khuyến khích như đầu tư thành lập DN trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải mất gần 20 ngày làm việc để có được Giấy chứng nhận đầu tư do quá trình thủ tục rất rườm rà. Và theo như quy trình hiện nay chủ yếu tập trung vào quá trình thủ tục đăng ký ban đầu, đặt ra nhiều quy định, điều kiện ràng buộc nhà đầu tư với quan điểm làm chặt ngay từ đầu sẽ ngăn chặn và giảm thiểu được rủi ro, bất cập. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ “bất khả thi”, vì nhà đầu tư chỉ mới ở giai đoạn ban đầu thực hiện thủ tục đầu tư, chưa chính thức hoạt động thì việc kiểm tra sự tuân thủ các điều kiện luật định hầu như là việc gây khó cho nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý. Trong khi đó, đầu ra (hậu kiểm) lại chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến xảy ra tình trạng chuyển giá, gửi giá nhằm trốn thuế khá phổ biến thời gian qua. Từ những bất cập trên đã và đang đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật Đầu tư nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư; hoàn thiện các quy định của Luật nhằm giải quyết những khó khăn trong hoạt động đầu tư của nhà đầu tư, đặc biệt là những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư… TS. Nguyễn An - Sáu là, Luật Đầu tư 2014 có xu hướng giảm nhẹ thủ tục cho các nhà đầu tư trong nước nhưng lại gia tăng thêm sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các diễn giả nhấn mạnh rằng quy định mọi dự án của nhà đầu tư nước ngoài đều phải thông qua thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là không cần thiết. Theo đó, chỉ những dự án đầu tư có điều kiện, chúng ta mới cần gia tăng tính kiểm soát thông qua thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, còn những dự án còn lại nên để nhà đầu tư nước ngoài tự do thực hiện trong khuôn khổ Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành khác. Bên cạnh đó nên bỏ hẳn thủ tục thông báo theo Luật Đầu tư khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, mà nên áp dụng thống nhất thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông theo Luật Doanh nghiệp cho tất cả các trường hợp đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Có như vậy chúng ta mới đảm bảo tối đa quyền tự do kinh doanh và thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. - Và cuối cùng, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư còn quá phức tạp và kéo dài. Theo đó không chỉ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ mà cả UBND cấp tỉnh cũng có quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, số lượng các dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương còn quá nhiều24, và hồ sơ, trình tự còn quá phức tạp, do nhiều bộ, ngành liên quan tham gia thẩm định25, thời gian thẩm định kéo dài. Do đó, Hội thảo khuyến nghị rằng nên giảm bớt số lượng và thời gian thực hiện thủ tục thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. 5. Kết luận Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực với cải cách thông thoáng, có tính chất mạnh mẽ và sâu rộng không chỉ về thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư, mà còn liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cả về ngành nghề, điều kiện kinh doanh, vấn đề quản trị công ty, tái cấu trúc doanh nghiệp. Với tinh thần cải cách mạnh mẽ đó, hai đạo luật này được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích to lớn thúc đẩy môi trường kinh doanh phát triển, qua đó hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh, quyền con người trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, mọi cải cách đều không thể tránh khỏi những trở ngại, bất cập. Những cải cách trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 vẫn chưa đáp ứng được mong muốn và kỳ vọng thật sự của môi trường kinh doanh. Do vậy, thiết nghĩ trong thời gian tới cần có những bước sửa đổi, bổ sung thông qua công tác nghiên cứu và tổng kết các đánh giá từ thực tiễn kinh doanh để hai đạo luật này thật sự đáp ứng nhu cầu về một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc thực thi những quyền tự do kinh doanh theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và các đạo luật này trong thực tế cũng đòi hỏi sự thay đổi mang tính đột phá trong quan điểm và cách làm việc của cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cán bộ có thẩm quyền trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp. Chính điều này là một nhân tố quyết định việc hiện thực hoá các quy định mới tiến bộ của các đạo luật này, góp phần bảo vệ và nâng cao các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực kinh tế./. (Bài: Từ Thanh Thảo – Bùi Thị Thanh Thảo) Luật Đầu tư 2014: Một số điểm còn tồn tại Thứ Năm, 1/12/2016 11:19 GMT+7 http://baophapluat.vn/kinh-te/luat-dau-tu-2014-mot-so-diem-con-ton-tai-308083.html (PLO) - Sau hơn 1 năm áp dụng vào thực tiễn, luật đầu tư 2014 đã có những tác động tích cực đến môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, luật sư Bùi Hồng Hải – Phó Tổng Giám Đốc Công ty Luật TNHH SMiC cho biết vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo trong luật đầu tư năm 2014 đòi hỏi phải sửa đổi để tạo môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. (Hình minh họa) Theo luật sư Bùi Hồng Hải, Luật Đầu tư 67/2014/QH1367/2014/QH13 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015 (“Luật Đầu tư 2014”), được đánh giá là một đạo luật tiến bộ, với nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt là các quy định về cấm đầu tư, đầu tư có điều kiện và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư. Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, trong 10 tháng đầu năm 2016, cả nước có 2.061 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 12,265 tỷ USD, bằng 98,7% so với cùng kỳ năm 2015. Những con số này đã mình chứng cho những tác động tích cực của luật đầu tư đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, luật sư Bùi Hồng Hải thấy Luật Đầu tư 2014 vẫn còn  nhiều nội dung còn bất cập, chồng chéo, đòi hỏi phải được sửa đổi. Mà bất cập nổi cộm nhất có thể nói đến là quy định giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Theo quy định giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư thì đối với dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư và tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, quy định nêu trên lại không được hướng dẫn chi tiết trong các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014, dẫn tới việc áp dụng không thống nhất tại các địa phương. Theo đó, nhiều cơ quan quản lý về đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư thực hiện 1 lần giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng; có nơi lại cho phép nhà đầu tư thực hiện 2 đến 3 lần (thậm chí nhiều hơn 3 lần) giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng. Ngoài ra, việc áp dụng một mức tổng thời gian giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư cho tất cả các dự án đầu tư cũng gây bất lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn. Thực tế cho thấy công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… của nhiều dự án đầu tư quy mô lớn thường kéo dài, dẫn tới tiến độ thực hiện dự án đầu tư cũng bị chậm lại, không đúng với tiến độ thực hiện dự án mà các nhà đầu tư đã cam kết khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Hệ quả là nhiều nhà đầu tư dù chưa hoàn thành công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… đã phải xin gia hạn tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Thứ hai: Luật Đầu tư 2014 được đánh giá là đột phá khi rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi thấy rất ít trường hợp nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đúng thời hạn rút ngắn theo quy định của Luật Đầu tư 2014. Hơn nữa, đối với những dự án đầu tư trong lĩnh vực có điều kiện thì ngoài giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp, nhà đầu tư cần đáp ứng được các điều kiện kinh doanh trước khi đi vào hoạt động. Do đó, việc rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 sẽ không mang tính “đột phá” trên thực tế nếu các văn bản pháp luật chuyên ngành không được sửa đổi tương ứng và được áp dụng đồng bộ. Nếu không, nhà đầu tư sẽ rơi vào tình trạng “đầu xuôi” nhanh nhưng “đuôi lọt” chậm. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra những bất cập của Luật Đầu tư 2014 chỉ sau một thời gian ngắn Luật này đi vào thực tế Thứ ba:Có thể nói, đến thời điểm này các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư đã cơ bản đầy đủ. Nhưng vấn đề vướng mắc ở đây là “ luật mới nhưng tư duy cũ”.  Ví dụ là vẫn có cơ quan quản lý đầu tư khăng khăng gửi công văn xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động do ngành nghề kinh doanh này chưa có trong biểu cam kết WTO, trong khi ngành nghề kinh doanh này đã được quy định theo pháp luật chuyên ngành trong nước. Ngoài ra , chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đối với trường hợp bổ sung ngành nghề kinh doanh của các tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, mà ngành nghề kinh doanh dự kiến bổ sung đó thuộc trường hợp phải xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 118/NĐ-CP  ngày 12/11/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014. Theo đó, đối với một tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp muốn bổ sung một ngành nghề kinh doanh mà Việt Nam chưa cam kết theo các điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh này như thế nào? Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được cấp cho ai, tổ chức kinh tế hay nhà đầu tư nước ngoài? Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành dường như chưa dự liệu được tình huống này, do đó chưa có các quy định hướng dẫn cụ thể, gây cản trở cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật sư Bùi Hồng Hải hy vọng những bất cập trên đây sẽ sớm được giải quyết nhằm tạo một môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng, tạo niềm tin đầu tư đối với các nhà đầu tư và để chính sách pháp luật về đầu tư được thực hiện và áp dụng đồng bộ trên thực tế, đúng với tinh thần mà các nhà lập pháp hướng đến khi soạn thảo Luật Đầu tư 2014. Like0 Share Chia sẻ Bình luận 0 Ngọc Quy định về đầu tư còn nhiều bất cập 29/06/2016 http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1990 Nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Đầu tư năm 2005, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư năm 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015). So với Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 có nhiều điểm mới[1], phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tạo cơ sở vững chắc cho Nhà nước quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, sau gần 01 năm triển khai thực hiện, Luật Đầu tư năm 2014 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Một số hạn chế, bất cập Thứ nhất, theo Luật Đầu tư năm 2014, quy định giãn tiến độ đầu tư chỉ áp dụng “Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) hoặc quyết định chủ trương đầu tư,…”[2] và việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở điều chỉnh GCNĐKĐT[3]. Do đó, đối với các dự án đã thực hiện đầu tư thuộc trường hợp không cần phải cấp GCNĐKĐT (theo Khoản 1 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014, thì Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư được xem như GCNĐKĐT) theo Khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư năm 2005 (được cấp trước ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành) hoặc Khoản 2 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014, nay nhà đầu tư có yêu cầu giãn tiến độ đầu tư hoặc điều chỉnh dự án đầu tư thì cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư lại không có cơ sở pháp lý thực hiện. Bên cạnh đó, quy định về giãn tiến độ đầu tư không được hướng dẫn cụ thể trong Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn; do đó, thời gian qua, việc áp dụng quy định “Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư” theo Khoản 3 Điều 46 Luật Đầu tư năm 2014 còn vướng mắc, bất cập, không thống nhất. Đó là, nhiều cơ quan quản lý về đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư thực hiện 01 lần giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng; có nơi lại cho phép nhà đầu tư thực hiện 02 đến 03 lần (thậm chí nhiều hơn 3 lần) giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng. Hơn nữa, thời gian giãn tiến độ 24 tháng đối với một dự án đầu tư là tương đối dài, song thực tiễn trong công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng,… của nhiều dự án phải kéo dài đến hơn 24 tháng. Do đó, quy định về giãn tiến độ đầu tư như trên là chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giảm hiệu quả dự án đầu tư.  Thứ hai, Khoản 1 Điều 62 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ (Nghị định 118) quy định “Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 33 Nghị định này tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…”. Như vậy, khi được cấp GCNĐKĐT thì “…Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương…” còn giá trị pháp lý hay không? Nếu còn, thì được sử dụng như thế nào? Còn không còn giá trị pháp lý thì có bị thu hồi không? Và cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền thu hồi[4] trong khi hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hay hướng cụ thể. Thứ ba, nhiều quy định về đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 không thống nhất, chồng chéo với Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đất đai; Luật Bất động sản và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. 1. Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư dự án; trong khi đó, thủ tục, hồ sơ yêu cầu quyết định chủ trương đầu tư tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014 lại không yêu cầu cung cấp báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chính vì sự không thống nhất này, thời gian qua có hai cách hiểu và áp dụng khác nhau: Ý kiến thứ nhất, xét về quy định thủ tục hành chính, luật chuyên ngành về đầu tư, thì việc cấp GCNĐKĐT theo Luật Đầu tư năm 2014 tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiệt hại, rủi ro về tài chính cho nhà đầu tư vì nếu thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền thì nhà đầu tư phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để có báo cáo tác động môi trường, song không phải nhà đầu tư nào cũng nhận được quyết định chủ trương đầu tư (chấp thuận đầu tư). Với ý kiến này, việc yêu cầu phê duyệt báo cáo tác động môi trường trước khi quyết định chủ trương đầu tư tại Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là không hợp lý. Ý kiến thứ hai, tuy việc bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT gây bất lợi cho nhà đầu tư khi dự án không được chấp thuận, song nhiều dự án đầu tư hiện nay gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy để lường trước tác động của dự án đầu tư với môi trường cần thiết phải bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT và để phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Với ý kiến này, Luật Đầu tư năm 2014 không phù hợp, thiếu tính thống nhất với quy định tại Khoản 2 Điều Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. 2. Hiện nay, vị trí đặt các dự án hầu hết do nhà đầu tư đề xuất; do vậy, nếu các dự án đặt ở vị trí đúng với vùng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước đó thì việc chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất phù hợp với Điều 52 Luật Đất đai năm 2013. Song, đối với các dự án đặt ở vị trí không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý về đất đai, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư do phải cho điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 3. Theo Điều 45 Luật Đầu tư năm 2014 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 37 Nghị định 118 thì đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp tỉnh (như Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế, khu công nghiệp cấp tỉnh) thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng để điều chỉnh GCNĐKĐT hoặc trình UBND cấp tỉnh đối với trường hợp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, theo Điều 50, Điều 51 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ thì đối với dự án bất động sản (đô thị mới, phát triển nhà ở), Sở Xây dựng là cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện việc chuyển nhượng. Đây là một bất cập cần sửa đổi, bổ sung kịp thời, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý về đầu tư. Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện: Một là, quy định về giãn tiến độ đầu tư là một quy định mới, việc áp dụng thời gian qua còn nhiều bất cập cần được hướng dẫn cụ thể; do đó, đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn về giãn tiến độ đầu tư, trong đó bổ sung các trường hợp không cần cấp GCNĐKĐT vẫn được thực hiện giãn tiến độ; quy định cụ thể số lần giãn tiến độ và tổng thời gian tối đa giãn tiến độ cho phù hợp với từng loại dự án cụ thể. Bên cạnh đó, hướng dẫn cụ thể cách điều chỉnh dự án đối với các dự án đã thực hiện đầu tư thuộc trường hợp không cần phải cấp GCNĐKĐT. Hai là, đối với các trường hợp cấp GCNĐKĐT theo Khoản 1 Điều 62 Nghị định 118, khi cấp GCNĐKĐT, cơ quan đăng ký đầu tư cấp cần thu hồi “…Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương…” để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý về đầu tư, trách việc tồn tại nhiều loại giấy tờ trong một dự án đầu tư cùng phát sinh giá trị pháp lý khi giao dịch (chuyển nhượng). Ba là, rà soát các quy định về đầu tư được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đất đai; Luật Bất động sản và một số văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, tránh trường hợp chồng chéo. Đặc biệt, trước hết bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT (Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014); quy định các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất theo pháp luật về đất đai; sửa đổi, bổ sung chủ thể tiếp nhận, thực hiện hoặc tham mưu thực hiện việc cấp GCNĐKĐT, quyết định chủ trương đầu tư tại  Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ phù hợp với Điều 45 Luật Đầu tư năm 2014 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 37 Nghị định 118. Trước thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế (WTO, TPP,…), các quy định về đầu tư khi áp dụng vào thực tiễn bộc lộ những bất, hạn chế và chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước là điều tất yếu, song việc nghiên cứu, trao đổi các quy định về đầu tư là trách nhiệm của mỗi công dân để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư./. Phạm Thanh Quang   Một số hạn chế của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2014 cần hoàn thiện 29/11/2016 http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2066 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Đây là những đạo luật đánh dấu sự quyết tâm cải cách pháp luật đối với doanh nghiệp của Nhà nước ta, những thay đổi mang tính đột phá của Luật là thể chế hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp năm 2013, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được coi là thủ tục khai sinh ra doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy khai sinh” của doanh nghiệp mới, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho quá trình gia nhập thị trường, thể hiện ý chí của cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, một trong những vấn đề tồn tại đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, đó là tình trạng các văn bản pháp luật được ban hành trước thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực vẫn chưa được điều chỉnh hoàn thiện để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với những cải cách của luật này. Ngoài ra, còn có những hạn chế khác về mặt nội dung, mà những quy định đó gây “vướng” cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một số hạn chế của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 cần được hoàn thiện, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, qua đó mong muốn tạo sự đồng bộ, thống nhất trong các luật có liên quan đến lĩnh vực này. Thứ nhất đối với Luật Doanh nghiệp năm 2014 Một là, về việc đăng ký kinh doanh Tại Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành, mà theo đó: “Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.”. Nhưng hiện nay, hoạt động luật sư, công chứng, giám định, giáo dục và đào tạo, trọng tài thương mại,... cũng đã được xác định rõ là các ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư năm 2014. Tuy nhiên các ngành, nghề này lại không được đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, mà chỉ được thực hiện việc cấp giấy phép và đăng ký hoạt động riêng theo Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); Luật Công chứng năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Luật Giám định tư pháp năm 2012, Luật Giáo dục đại học năm 2012; Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Trọng tài thương mại năm 2010;... Hậu quả là nhiều tổ chức hành nghề luật sư, như công ty luật và pháp nhân khác hoạt động như một doanh nghiệp, nhưng lại hoàn toàn không có thông tin trên “Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” theo quy định tại khoản 6 Điều 4 về Giải thích từ ngữ của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tương tự, ngân hàng thương mại, công ty tài chính thì đăng ký doanh nghiệp như các doanh nghiệp khác, trong khi Công ty bảo hiểm, là một doanh nghiệp điển hình, thì lại không thực hiện thủ tục này. Vì theo Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), quy định: “Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.” Trong khi đó, hộ kinh doanh hay hợp tác xã, tuy không được xác định là doanh nghiệp theo theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 hay Luật Hợp tác xã năm 2012, nhưng vẫn thực hiện việc đăng ký kinh doanh như đối với doanh nghiệp. Do vậy, đề nghị xem xét quy định này của Luật Doanh nghiệp năm 2014 hoặc Luật Đầu tư năm 2014 theo hướng yêu cầu thống nhất đăng ký kinh doanh tập trung đối với tất cả các công ty và pháp nhân có hoạt động kinh doanh. Hai là, việc báo cáo nội dung thay đổi Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp, như sau:“Doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây: 1. Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; 2. Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; 3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.” Hiện nay quy định 3 thủ tục về Đăng ký, thông báo và báo cáo, như sau: + Phải đăng ký khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; + Phải thông báo khi thay đổi nội dung Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; + Phải báo cáo đối với một số trường hợp khác. Các nội dung trên không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp Giám đốc hoặc Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật), vì vậy việc báo cáo là vô lý và không cần thiết. Đề nghị xem xét bỏ điều luật trên và chỉ phải báo cáo một số nội dung thật sự cần thiết, có ý nghĩa trong việc theo dõi, quản lý nhà nước. Ba là, về trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, như sau:“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.” Thiết nghĩ, công ty có thể tìm cách trốn tránh trách nhiệm trong các trường hợp bất lợi. Đồng thời gây khó khăn và rủi ro rất lớn cho đối tác giao dịch với công ty, vì không phải lúc nào cũng tiếp cận được Điều lệ và không bảo đảm việc xác định được chính xác nội dung phân quyền cũng như bản Điều lệ nào có hiệu lực thật sự.  Do vậy, đề nghị xem xét quy định theo hướng: Công ty hợp danh có nhiều người đại diện theo pháp luật; Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật có quyền, nghĩa vụ như nhau và Điều lệ công ty phải quy định cụ thể số lượng và chức danh quản lý của các đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và phải đăng ký với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Bốn là, về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Đối với từng loại hình doanh nghiệp, khi đăng ký thành lập sẽ được yêu cầu chi tiết thành phần hồ sơ, từ Điều 20 đến Điều 23 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Ngày 14/9/2015 Chính phủ ban hành Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, mà theo đó, tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này, có quy định: “Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định”. Tuy nhiên, theo Công  văn số 2544/BXD-QLN ngày 19/11/2009 của Bộ Xây dựng, về việc thực hiện các quy định về quản lý nhà chung cư, gửi đến các Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội; thành phố Hồ Chí Minh; thành phố Hải Phòng; thành phố Đà Nẵng; tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa, khi đăng ký trụ sở công ty tại một căn hộ nằm trong cao ốc phức hợp để ở và thương mại, Sở Kế hoạch Đầu tư buộc nhà đầu tư phải chứng minh quyền được dùng căn hộ để làm trụ sở công ty. Yêu cầu này được hiểu là căn cứ vào Công văn trên của Bộ Xây dựng không cho phép sử dụng nhà chung cư làm văn phòng công ty. Vấn đề đặt ra ở đây là Sở Kế hoạch Đầu tư có quyền yêu cầu nhà đầu tư nộp hồ sơ chứng minh quyền được đặt trụ sở công ty tại căn hộ đã thuê không? Tương tự, đối với một số ngành nghề kinh doanh, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cần có giấy phép cho phép thành lập trước của các bộ chuyên ngành. Ví dụ lĩnh vực sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp; lĩnh vực thuốc chữa bệnh cho người do Bộ Y tế cấp; … Vậy Sở Kế hoạch Đầu tư có được quyền yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các giấy phép này ngoài thành phần hồ sơ đã ấn định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 không? Rõ ràng, nếu yêu cầu nộp thêm, Sở Kế hoạch Đầu tư đã vi phạm quy định của khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Song nếu không yêu cầu thì Sở Kế hoạch Đầu tư lại vi phạm các quy định của luật chuyên ngành khác!? Năm là, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) và Giấy chứng nhận đầu tư (IRC) Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2014, muốn tăng vốn điều lệ thì các nhà đầu tư (thành viên, cổ động, chủ sở hữu) phải góp xong (đã thực tăng) và trong thời hạn mười ngày phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại, đối với doanh nghiệp FDI thì không đơn giản như thế. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của Ngân hàng nhà nước, hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam:“Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam theo mức vốn đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư,”, trong đó ghi rõ thời hạn và số vốn được góp. Như vậy, rõ ràng giữa Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) đã có quy định mâu thuẫn nhau, đó là, theo Luật Doanh nghiệp yêu cầu phải góp vốn trước mới làm thủ tục tăng vốn điều lệ. Ngược lại, Pháp lệnh Ngoại hối lại yêu cầu làm thủ tục tăng vốn điều lệ trước, sau mới cho phép góp vốn. Sáu là, việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Tại điểm b khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Mà theo đó, doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một số nội dung, trong đó có việc:“Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần”. Điểm b khoản 1 Điều 33 Luật này quy định sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải công bố các thông tin, trong đó có “Danh sách cổ đông sáng lập”. Như vậy, thông tin về “Danh sách cổ đông sáng lập” không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, vì vậy yêu cầu phải thông báo khi có thay đổi và phải công bố thông tin là không hợp lý. Bảy là, việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần Khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về chuyển nhượng cổ phần, như sau: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.” Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 120 về cổ phiếu của Luật này, quy định: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.”.  Vì vậy, quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng thì chỉ phù hợp với trường hợp cổ phiếu là chứng chỉ, không phù hợp với trường hợp là bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Do vậy, quy định này có thể dẫn đến việc gây rủi ro lớn cho người nhận chuyển nhượng, vì không thể biết được cổ phần có bị hạn chế chuyển nhượng hay không. Do cổ phần được tự do chuyển nhượng, nên sau khi giao dịch xong, khi tiến hành làm thủ tục đăng ký vào sổ cổ đông thì mới biết bị hạn chế chuyển nhượng. Hơn nữa, quy định này không có trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Đề chặt chẽ hơn, theo tác giả quy định này có thể viết lại theo hướng sau: Trường hợp chỉ ghi việc hạn chế việc chuyển nhượng trên cổ phiếu bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử thì không có giá trị pháp lý. Tám là, về thành viên điều hành của Hội đồng quản trị Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Cuộc họp Hội đồng quản trị. Mà theo đó, tại điểm c khoản 4 Điều này quy định chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị là khi “Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên điều hành của Hội đồng quản trị”. Vấn đề gây khó hiểu ở quy định này là “thành viên điều hành của Hội đồng quản trị” khác với “thành viên Hội đồng quản trị” thế nào? Công việc điều hành được hiểu là của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Thực tế, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cũng không có quy định nào giải thích về thành viên điều hành của Hội đồng quản trị. Điều này dẫn đến không xác định được thành viên nào của Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng quản trị. Đề nghị xem xét thay quy định trên bằng quy định có ít nhất 2 thành viên Hội đồng quản trị như Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định. Thứ hai đối với Luật Đầu tư năm 2014 Một là, về điều kiện đầu tư kinh doanh Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014: “Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.”. Tuy nhiên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2015) có hiệu lực ngày 1/7/2016, mà theo đó, tại khoản 1 Điều 11 của Luật này, quy định “Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết.” Vấn đề đặt ra là theo quy định nêu trên, trường hợp luật chuyên ngành giao thẩm quyền cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quang ngang bộ ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh thì việc ban hành này có trái với quy định của Luật Đầu tư năm 2014 không? Trong trường hợp này có được áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2015): “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.” hay không? Trong khí đó, theo quy định tại Điều 19[1] Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2015), Chính phủ ban hành nghị định để quy định chi tiết điều khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;... Như vậy, trong trường hợp Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng Luật chuyên ngành chưa có quy định cụ thể về ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc không giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh thì có thể áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2015) không? Hai là, về thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư Bên cạnh đó, kết quả rà soát cũng cho thấy phát sinh một số vướng mắc trong việc áp dụng Luật Đầu tư năm 2014 và các luật liên quan. Cụ thể, theo Luật Đầu tư năm 2014 đã cải cách mạnh thủ tục đầu tư theo hướng thay thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện bằng thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không yêu cầu lấy ý kiến thẩm tra của các bộ, ngành. Cùng với đó, đầu mục hồ sơ đăng ký đầu tư được giảm thiểu đáng kể theo hướng không yêu cầu nhà đầu tư phải chuẩn bị các tài liệu như: giải trình kinh tế - kỹ thuật, giải trình đáp ứng điều kiện… để tạo thuận lợi và giảm thời gian, thủ tục cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước thời điểm Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực, vẫn yêu cầu thực hiện một số thủ tục khác trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều này dẫn đến xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan đăng ký đầu tư. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2[2] Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường, năm 2014 quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng, việc yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước thời điểm quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là không phù hợp với thực tế triển khai dự án đầu tư vì tại thời điểm này, nhà đầu tư mới đề xuất địa điểm và chưa có dự án đầu tư được phê duyệt nên không có đủ căn cứ để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Điều này tạo rủi ro rất lớn về chi phí đầu tư cho nhà đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận vì những lý do không liên quan đến môi trường hoặc buộc phải thay đổi địa điểm thực hiện dự án. Mặt khác, theo Điều 33[3] Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ, quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Mà theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm giải trình kinh tế - kỹ thuật; đề án tiền khả thi và tuân thủ theo Điều 34[4] Nghị định này, việc lấy ý kiến của các Bộ, Sở ngành có liên quan là một trong các thủ tục phải thực hiện để thẩm tra điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư.  Tương tự, theo Điều 5[5] Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo đó, Cơ quan đăng ký đầu tư phải lấy ý kiến của Bộ Công Thương và chỉ cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa nếu được Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản. Có thể thấy, sự thiếu thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật đang là rào cản lớn, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, gây rủi ro trong quá trình đăng ký cấp phép đầu tư, tạo tâm lý thiếu tin tưởng vào sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống văn bản luật pháp cũng như việc tuân thủ, triển khai thực hiện của các bộ, ngành và cơ quan quản lý nhà nước.     Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Mà theo đó, tại Điều 24[6] của Nghị định này quy định cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài rất tiến bộ, khi yêu cầu Sở Kế hoạch Đầu tư phải tiếp nhận một lần cả hai hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC). Tuy nhiên cho đến nay, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện quy định “Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này và các thủ tục khác có yêu cầu phối hợp giữa cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đăng ký kinh doanh”, vẫn chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành hướng dẫn. Biết rằng để được cấp IRC, có những lĩnh vực mất từ sáu đến tám tháng hoặc hơn vì Sở Kế hoạch Đầu tư phải chờ kết quả thẩm định dự án của bộ chuyên ngành. Nếu bộ chuyên ngành chưa có ý kiến thì sở không thể cấp IRC. Thêm nữa, nội dung văn bản đề nghị cấp IRC và ERC phải thống nhất với nhau hay trong đơn cấp ERC phải có thông tin mã số IRC, ngày cấp, nơi cấp. Do vậy, sẽ không có thông tin điền vào ERC khi IRC chưa được cấp hoặc khi phải điều chỉnh IRC thì buộc phải điều chỉnh ERC           Tóm lại: Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014, được đánh dấu là sự quyết tâm cải cách pháp luật của Nhà nước và thể hiện ý chí của cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, những vấn đề tồn tại đang gây nhiều khó khăn không chỉ là nội dung một số quy định của những luật này chưa thật sự phù hợp mà còn là các văn bản pháp luật được ban hành trước thời điểm các Luật này có hiệu lực vẫn chưa được hoàn thiện, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với những cải cách của luật này. Điều này đang gây nên sự chậm trễ, ách tắc và khiến các các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lo ngại.   Phạm Thị Hồng Đào    [1] Điều 19. Nghị định của Chính phủ Chính phủ ban hành nghị định để quy định: 1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; 3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.   [2] 2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau: a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư; b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản; c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí; d) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng; đ) Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. [3] Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư 1. Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này: a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư; b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Nhà đầu tư là tổ chức cần nộp bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương khác. Nhà đầu tư là cá nhân cần nộp bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, lý lịch cá nhân; nhà đầu tư là cá nhân người nước ngoài nộp bổ sung lý lịch tư pháp; c) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan; d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất hoặc thoả thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này; giải pháp về công nghệ và môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có); đ) Đề án tiền khả thi thành lập cơ sở giáo dục, bao gồm các nội dung sau: Loại cơ sở giáo dục đề nghị thành lập; sự cần thiết thành lập cơ sở giáo dục; sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Tên gọi của cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành; Dự kiến về văn bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định tại các Điều 23, 29, 30, 31 của Nghị định này. e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này. 2. Đối với dự án đầu tư mở phân hiệu của cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 3, 4 Điều 26 của Nghị định này: a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư; b) Bản sao có chứng thực Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục; c) Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động của cơ sở giáo dục; d) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục xin mở phân hiệu hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền; đ) Giải trình kinh tế - kỹ thuật liên quan đến việc mở phân hiệu, bao gồm các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này; e) Đề án tiền khả thi đề nghị mở phân hiệu của cơ sở giáo dục, bao gồm các nội dung sau: Sự cần thiết mở phân hiệu; Tên gọi của phân hiệu, phạm vi hoạt động của phân hiệu; kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển của phân hiệu; dự kiến về cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành; Dự kiến về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định tại Điều 29, 30, 31 của Nghị định này. g) Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này. 3. Văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp cho nhà đầu tư phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. [4] Điều 34. Thẩm tra điều kiện về giáo dục, dạy nghề để cấp Giấy chứng nhận đầu tư 1. Việc thẩm tra điều kiện về giáo dục, dạy nghề để cấp Giấy chứng nhận đầu tư được quy định như sau: a) Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm tra dự án đầu tư thành lập trường đại học, trường cao đẳng và phân hiệu của những cơ sở này; b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra dự án đầu tư thành lập trường cao đẳng nghề và phân hiệu của những cơ sở này; c) Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm tra dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này; trường trung cấp chuyên nghiệp và phân hiệu của những cơ sở này; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra dự án đầu tư thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và phân hiệu của những cơ sở này. 2. Trường hợp cần thiết, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.   [5] Điều 5. Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (sau đây gọi tắt là Giấy phép kinh doanh) cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư (gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại. 2. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam có đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thì nộp hồ sơ để làm thủ tục đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư lấy ý kiến của Bộ Thương mại và chỉ cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa nếu được Bộ Thương mại chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đầu tư có giá trị đồng thời là Giấy phép kinh doanh. Thủ tục đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư. 3. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp hoặc bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư, không cần chấp thuận của Bộ Thương mại. 4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này. Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này. [6] Điều 24. Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài 1. Ngoài thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật về doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện các thủ tục này tại một đầu mối theo trình tự sau: a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký đầu tư; b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo ý kiến cho Cơ quan đăng ký đầu tư; d) Trong trường hợp có yêu cầu điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư hoặc hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo 01 lần về toàn bộ nội dung không hợp lệ cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; đ) Căn cứ hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đã tiếp nhận, Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phối hợp xử lý hồ sơ và trả kết quả cho nhà đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này và các thủ tục khác có yêu cầu phối hợp giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh.   Luật Đầu tư đã đi vào thực hiện từ tháng 7/2015 song đến nay vẫn tồn tại tình trạng thiếu thống nhất giữa các bộ, ngành trong việc ban hành các điều kiện đầu tư kinh doanh, thẩm quyền ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh cũng như văn bản hướng dẫn thực hiện. Sự thiếu thống nhất giữa các văn bản pháp luật đang là rào cản lớn khiến nhiều DN gặp khó khăn Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện Nghị quyết số 59/NQ-CP triển khai thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cho thấy, trong quá trình rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh đã phát sinh vướng mắc liên quan đến việc áp dụng Luật đầu tư và các luật chuyên ngành về thẩm quyền quy định điều kiện đầu tư kinh doanh. Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư, điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định. Tuy nhiên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2015 có hiệu lực ngày 1/7/2016 đều quy định “trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết”. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một loạt vấn đề đặt ra là theo quy định nêu trên, trường hợp luật chuyên ngành giao thẩm quyền cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quang ngang bộ ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh thì việc ban hành này có trái với quy định của Luật Đầu tư không? Trong trường hợp này có được áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau) hay không? Đây là vấn đề cần có sự thống nhất giữa các bộ, ngành để giải quyết được tình trạng mâu thuẫn này. Bên cạnh đó, kết quả rà soát cũng cho thấy phát sinh một số vướng mắc trong việc áp dụng Luật Đầu tư và các luật liên quan. Cụ thể, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Luật Đầu tư đã cải cách mạnh thủ tục đầu tư theo hướng thay thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện bằng thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không yêu cầu lấy ý kiến thẩm tra của các bộ, ngành. Cùng với đó, đầu mục hồ sơ đăng ký đầu tư được giảm thiểu đáng kể theo hướng không yêu cầu nhà đầu tư phải chuẩn bị các tài liệu như: giải trình kinh tế - kỹ thuật, giải trình đáp ứng điều kiện… để tạo thuận lợi và giảm thời gian, thủ tục cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, một số văn bản pháp luật được ban hành trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực vẫn yêu cầu thực hiện một số thủ tục khác trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều này dẫn đến xung đột giữa các văn bản pháp luật, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan đăng ký đầu tư. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước thời điểm quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là không phù hợp với thực tế triển khai dự án đầu tư, vì tại thời điểm này, nhà đầu tư mới đề xuất địa điểm và chưa có dự án đầu tư được phê duyệt nên không có đủ căn cứ để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Một ví dụ thực tế khác là theo Điều 33 Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm giải trình kinh tế - kỹ thuật; đề án tiền khả thi; và theo Điều 34 Nghị định này, việc lấy ý kiến của các bộ, sở, ngành có liên quan là một trong các thủ tục phải thực hiện để thẩm tra điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Có thể thấy, sự thiếu thống nhất giữa các văn bản bản pháp luật đang là rào cản lớn khiến nhiều DN gặp khó khăn, gây rủi ro trong quá trình đăng ký cấp phép đầu tư, tạo tâm lý thiếu tin tưởng vào sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống văn bản luật pháp cũng như việc tuân thủ, triển khai thực hiện của các bộ, ngành và cơ quan quản lý nhà nước. Hiếu Minh http://www.baomoi.com/nhieu-vuong-mac-khi-ap-dung-luat-dau-tu-va-luat-chuyen-nganh/c/18438694.epi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật đầu tư 2014 - một số lợi ích và vướng mắc 23/06/2016   .page-head Những ưu điểm của Luật đầu tư 2014 so với Luật đầu tư 2005 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Theo quy định tại Luật đầu tư 2005, Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dẫn đến sự chồng chéo trong việc quản lý giữa Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp rơi vào tình trạng một cổ hai tròng, phải tuân thủ đồng thời cả hai luật.  Ví dụ, một doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận đầu tư, vậy họ có quyền thay đổi đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh không? Đây là câu hỏi rất khó trả lời, bởi theo cách nhìn của Luật Doanh nghiệp, thì những doanh nghiệp trên chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhận thấy những điểm bất cập này, Luật đầu tư 2014 đã tháo gỡ vướng mắc bằng cách quy định Luật đầu tư chỉ quản lý dự án đầu tư. Theo đó, Luật đầu tư 2014 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trước đây là Giấy chứng nhận đầu tư), còn việc thành lập Doanh nghiệp sẽ do Luật doanh nghiệp điều chỉnh. Rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Theo quy định tại Điều 37 Luật đầu tư 2014, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 15 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận đủ hồ sơ; đối với những dự án đầu tư thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư thì thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Đối với trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do. Tưởng chừng việc rút ngắn thời gian xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ tạo một bước đệm thuận lợi đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên từ quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều bất cập cần phải suy ngẫm. Thậm chí trong khi Luật đầu tư 2014 đã có hiệu lực gần 01 tháng nhưng việc vận dụng và áp dụng các quy định của pháp luật vẫn tồn đọng những vướng mắc vì chưa có bất kỳ văn bản dưới luật nào hướng dẫn cụ thể chi tiết những quy định mang tính đính hướng, chung chung của luật; gây khó khăn, lúng túng cho việc đưa luật đi sâu, sát vào đời sống thực tế. Những vấn đề bất cập, bất hợp lý Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư 2014 được xác định theo tiêu chí quốc tịch: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”(Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2014). Tuy nhiên một số quy định tại Luật đầu tư 2014 thì việc xác định tư cách của nhà đầu tư nước ngoài lại dựa theo vốn, tức là, chỉ cần doanh nghiệp tại Việt Nam có vốn đầu tư từ nước ngoài thì doanh nghiệp đó cũng bị xem là nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ: Doanh nghiệp có 51% vốn nước ngoài (X) thành lập một doanh nghiệp mới (Y) tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 23 Luật đầu tư 2014 thì Doanh nghiệp Y cũng vẫn phải áp dụng các điều kiện và thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù xét về mặt quốc tịch pháp nhân thì Doanh nghiệp X và Y là pháp nhân Việt Nam và theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2014 thì rõ ràng Doanh nghiệp X và Y không phải là nhà đầu tư nước ngoài. Nếu vốn nước ngoài trong doanh nghiệp X là 52% và doanh nghiệp X nắm 52% vốn điều lệ của doanh nghiệp Y, như vậy, tỷ lệ vốn nước ngoài trong doanh nghiệp Y chỉ là 27,04% (52% x 52%). Quả thực, chỉ với 27,04% vốn nước ngoài mà doanh nghiệp Y vẫn phải tuân theo các điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài là khó thuyết phục, có gây khó khăn, e ngại cho chính các nhà đầu tư nước ngoài hay không? Kết luận: Theo hội luật sư Hà Nội, để biết được lợi ích và hiệu quả của Luật đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế của nước ta cần phải có một khoảng thời gian áp dụng và đánh giá. - See more at: http://luatsuthudo.vn/giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu-theo-luat-dau-tu-2014-mot-so-loi-ich-va-vuong-mac#sthash.PVYo0psg.dpuf Đối với Luật Đầu tư: Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ KH&ĐT), Ông Quách Ngọc Tuấn, phân tích những tồn tại, vướng mắc của Luật Đầu tư 2014 cũng như giữa Luật này với các luật chuyên ngành liên quan, đồng thời, cho biết định hướng sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh. Ông Quách Ngọc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ KH&ĐT). Nguồn: ABR Về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: Dự thảo Luật bãi bỏ 50 ngành, nghề không cần thiết phải quy định là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hoặc trùng lặp với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác; chuẩn hóa tên gọi của 29 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và bổ sung 14 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mới. Tổng số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sẽ còn 231 ngành,nghề (giảm 36 ngành, nghề so với Danh mục hiện hành). Sửa đổi, bổ sung, làm rõ một số khái niệm, bao gồm khái niệm về: Đầu tư, Kinh doanh, Điều kiện kinh doanh, Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài. Về quyết định chủ trương đầu tư: Làm rõ chủ trương đầu tư là một bước trong quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; loại bỏ một số dự án thuộc diện quyết định chủ trương của Thủ tướng và bổ sung một số dự án vào loại này (như dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh nằm trên 2 tỉnh); bổ sung vào diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh đối với các dự án nước ngoài sử dụng đất ở địa bàn nhạy cảm, dự án sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng môi trường; đưa dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao ra khỏi diện quyết định chủ trương đầu tư; làm rõ nội dung thẩm định, giá trị pháp lý của quyết định chủ trương đầu tư. Về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Làm rõ các bước thực hiện, mối quan hệ giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp và dự án đối với việc thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài; điều chỉnh một số quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; làm rõ các trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quan hệ giữa đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh. Tổng kết một năm thi hành Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhận định những kết quả đã đạt được là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt vẫn còn rất nhiều, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần nỗ lực hơn nữa, cần mạnh dạn hơn nữa trong đề xuất giải pháp, chủ động, tích cực phối hợp, loại bỏ những rào cản pháp lý không còn phù hợp, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Trong mỗi nhiệm vụ được giao, cần không ngừng nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm thực thi, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm cá nhân. Trong nhiệm kỳ mới của mình, Chính phủ đã đề ra phương hướng xây dựng một Chính phủ liêm chính, Chính phủ hành động, kiến tạo và phục vụ. Để làm được điều đó, mỗi cán bộ nhà nước cần là những cán bộ liêm chính, hành động, kiến tạo và phục vụ, thực sự cống hiến và thực sự vì lợi ích chung của người dân, của cộng đồng doanh nghiệp. Những nội dung tổng kết một năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014 đã làm rõ những tác động tích cực cũng như những tồn tại và định hướng điều chỉnh, sửa đổi đối với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014. Nhìn lại một năm qua, có thể thấy nỗ lực của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước trong việc cụ thể hóa tư tưởng cải cách và quyết tâm đổi mới vì người dân, vì doanh nghiệp của Chính phủ. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng và doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng trong việc tham mưu, kiến nghị và phối hợp triển khai thi hành Luật, góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh năng động, linh hoạt, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Sự tham gia, phối hợp hiệu quả giữa cơ quan quản lý và cộng đồng chính là một trong các yếu tố tạo nên những kết quả bước đầu sau một năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014.     Lê Thị Xuân Huế  (Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh) https://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/2766/Tổng-kết-một-năm-thi-hành-Luật-Doanh-nghiệp-2014-và-Luật-Đầu-tư-2014-Những-điểm-sáng-đầy-triển-vọng-của-môi-trường-đầu-tư-kinh-doanh-Việt-Nam.aspx Luật Đầu tư 2014 – tiến và lùi 24/01/2015 in Phap luat Tai chinh doanh nghiep | Tags: doanh nghiệp, Luật, đầu tư https://luattaichinh.wordpress.com/2015/01/24/luat-dau-tu-2014-tien-v-li/ TRẦN THANH TÙNG Công ty Luật Phuoc & Partners (TBKTSG) – Luật Đầu tư năm 2014 (LĐT 2014) được Quốc hội thông qua ngày 26-11-2014 thay thế Luật Đầu tư năm 2005 (LĐT 2005). So với LĐT 2005, LĐT 2014 có tinh thần mở hơn, phạm vi điều chỉnh rõ ràng hơn. Dù vậy, đâu đó vẫn còn một sự lưỡng lự giữa mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài và bảo hộ đầu tư trong nước, giữa quyền quản lý của Nhà nước và quyền tự do đầu tư của nhà đầu tư. Luật Đầu tư chỉ quản lý dự án đầu tư Một trong những vướng mắc lớn nhất của LĐT 2005 là tình trạng chồng lấn, giẫm chân lên Luật Doanh nghiệp. Theo quy định luật này, trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng một cổ hai tròng, vừa phải tuân thủ LĐT vừa phải tuân thủ Luật Doanh nghiệp. LĐT 2014 đã tách nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ra khỏi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hiện nay là giấy chứng nhận đầu tư), chỉ điều chỉnh các dự án đầu tư, còn việc thành lập doanh nghiệp sẽ do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh. Do vậy, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giờ đây chỉ ghi nhận thông tin về dự án đầu tư. Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, và đầu tư kinh doanh có điều kiện Luật Đầu tư 2014 vẫn còn một số điểm mờ khiến tinh thần cải cách có thể gặp trở lực. Điều 6, LĐT 2014 đã vạch rõ giới hạn của các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, thay vì cấm mông lung theo… lĩnh vực như điều 30, LĐT 2005. Theo đó, các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh gồm: kinh doanh ma túy; kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Quy định này có thể coi là một bước tiến quan trọng trong tư duy để thể chế hóa điều 33 Hiến pháp: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Tinh thần này còn được tái khẳng định trong điều 5 của luật với quy định nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà luật không cấm. Sẽ là bất ngờ cho nhiều người khi LĐT 2014 dành riêng một phụ lục (phụ lục 4) liệt kê 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Nếu căn theo con số, số lượng 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể khiến nhiều người cho rằng LĐT 2014 mở rộng phạm vi ngành nghề kinh doanh có điều kiện, so với chín lĩnh vực đầu tư có điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, thật ra LĐT 2005 chỉ liệt kê chung chung các ngành nghề có điều kiện. Đồng thời, LĐT 2014 chỉ tổng hợp và làm rõ hơn danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện vốn đã được liệt kê trong vô số các văn bản chuyên ngành khác. Theo cách tiếp cận này, từ nay các cơ quan nhà nước không còn quyền tự đặt ra các nghề kinh doanh có điều kiện, trừ khi được Quốc hội chấp thuận bằng việc sửa đổi Luật Đầu tư(2). Chắc chắn việc sửa luật sẽ không dễ dàng như sửa một nghị định cấp Chính phủ hoặc một thông tư cấp bộ. Do vậy, nhà đầu tư có thể yên tâm rằng danh sách này sẽ không dài ra một cách nhanh chóng. Cởi trói cho đầu tư trong nước Theo LĐT 2005, dự án đầu tư trong nước có quy mô từ 15 tỉ đồng trở lên hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải xin giấy chứng nhận đầu tư, bất kể vốn đầu tư là vốn trong nước hay nước ngoài. Vậy nên có chuyện một ông bác sĩ muốn mở phòng mạch nho nhỏ cũng có thể phải xin giấy phép đầu tư vì hoạt động đầu tư này thể bị xếp vào “lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng”. Giờ đây, theo LĐT 2014, dự án của nhà đầu tư trong nước sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và doanh nghiệp chỉ cần hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là đủ. Thu hẹp phạm vi áp dụng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp FDI Hiện nay, tất cả các dự án đầu tư có vốn nước ngoài (dù chỉ là 1% vốn điều lệ) cũng cần phải xin giấy chứng nhận đầu tư. Trong nỗ lực khuyến khích đầu tư nước ngoài, LĐT 2014 chỉ còn yêu cầu nhà đầu tư xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài (tức là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam) và dự án của doanh nghiệp FDI mà trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% hoặc có nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI nắm giữ từ 51% vốn điều lệ(3). Các dự án có vốn FDI còn lại (có nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp FDI nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) thì sẽ được đối xử như dự án đầu tư trong nước và không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Theo điều 37 của LĐT 2014, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Điều 40, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Có thể nói, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được LĐT 2014 rút ngắn đáng kể so với LĐT 2005. Tuy nhiên, xem xét thực tế cấp giấy chứng nhận đầu tư hiện hành, chúng tôi thấy rất ít trường hợp nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư đúng thời hạn theo quy định của LĐT 2005. Liệu các nhà đầu tư có thể trông chờ vào bước đột phá của cơ quan cấp phép về mặt thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Tuy nhiên, luật thừa nhận cơ chế quyết định chủ trương đầu tư Đối với các dự án lớn theo điều 30, 31 và 32 của LĐT 2014 như nhà máy điện hạt nhân, chuyển mục đích vườn quốc gia… dự án sẽ phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh. LĐT 2014 đã thừa nhận chính thức thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư – hiện nay chỉ áp dụng không chính thức đối với một số dự án. Dù những dự án phải xin chủ trương đầu tư là những dự án lớn và đặc biệt, tuy nhiên, việc thừa nhận thủ tục phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư có thể phát sinh hệ lụy. Thứ nhất là trong bối cảnh Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi mới được ban hành và chưa có thực tế áp dụng, sự cẩn trọng của các cơ quan cấp phép có thể tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng tràn lan thủ tục xin chủ trương đầu tư. Khi đó, có nguy cơ nhiều dự án không thuộc diện xin chủ trương đầu tư cũng bị bắt buộc phải xin chủ trương đầu tư trong thực tế. Ngoài ra, thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư có thể tạo cơ hội cho những nhà đầu tư không đủ năng lực “xí phần” dự án thông qua việc “chạy” chấp thuận chủ trương đầu tư. Chưa giải quyết triệt để bài toán về tư cách của nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài hiện nay được xác định theo tiêu chí chính là quốc tịch, ai không có quốc tịch Việt Nam thì đó là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, có quan điểm khác lại xác định nhà đầu tư nước ngoài theo vốn, tức là, chỉ cần doanh nghiệp tại Việt Nam có vốn đầu tư từ nước ngoài thì doanh nghiệp đó cũng bị xem là nhà đầu tư nước ngoài. Đáng lẽ nên chọn phương án thứ nhất, tức là xác định nhà đầu tư nước ngoài theo quốc tịch thì LĐT 2014 lại chọn phương án trung dung. Luật chia nhà đầu tư nước ngoài thành ba nhóm: (i) nhà đầu tư có quốc tịch nước ngoài; (ii) doanh nghiệp Việt Nam có 51% vốn nước ngoài; và (iii) doanh nghiệp Việt Nam có dưới 51% vốn nước ngoài. Nhóm (i) và (ii) bị áp dụng các điều kiện như nhà đầu tư nước ngoài (từ ngành nghề đầu tư đến thủ tục đầu tư…) còn nhóm (iii) được áp dụng các thủ tục và điều kiện như doanh nghiệp trong nước. Sẽ khó chấp nhận sự phân biệt ấy khi một doanh nghiệp có 51% vốn nước ngoài và một doanh nghiệp có 50,9% vốn nước ngoài lại áp dụng hai thủ tục đầu tư khác nhau. Bất hợp lý khác là ngay cả khi doanh nghiệp có 51% vốn nước ngoài (tạm gọi là F1) thành lập một doanh nghiệp mới (tạm gọi là F2) tại Việt Nam, doanh nghiệp F2 đó cũng vẫn phải áp dụng các điều kiện và thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài. Điều này là phân biệt đối xử giữa chính doanh nghiệp Việt Nam, vì về mặt quốc tịch, cả doanh nghiệp F1 và F2 đều là pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam, không lý do gì để coi doanh nghiệp F2 cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Thêm nữa, nếu xét về tỷ lệ vốn, vốn nước ngoài trong doanh nghiệp F2 có thể rất thấp. Ví dụ nếu vốn nước ngoài trong doanh nghiệp F1 là 52% và doanh nghiệp F1 nắm 55% vốn điều lệ của doanh nghiệp F2, như vậy, tỷ lệ vốn nước ngoài trong doanh nghiệp F2 chỉ là 28,6% (52% x 55%). Chỉ với 28,6% vốn nước ngoài mà doanh nghiệp F2 vẫn phải tuân theo các điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài là khó thuyết phục. Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài gòn điện tử, http://www.thesaigontimes.vn/123787/Luat-Dau-tu-2014—tien-va-lui.html