« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiệu quả dự án đầu tư thuỷ điện Bản Vẽ.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ - Đề tài : Phân tích hiệu quả dự án đầu tư thuỷ điện Bản Vẽ.
- Trong cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam hiện nay, nhiệt điện và thủy điện chiếm phần lớn nhưng nguồn nhiên liệu vận hành nhà máy nhiệt điện như than, dầu, khí ngày càng khan hiếm, vì vậy việc nghiên cứu và khai thác tối đa nguồn thuỷ điện là rất cần thiết và cấp bách.
- Hiện nay, các công trình thủy điện quy mô lớn và vừa, cột nước cao đang dần được khai thác hết thì việc phát triển thủy điện nhỏ là một sách lược đúng đắn của Nhà nước ta hiện nay, đặc biệt đối với các công trình thủy điện nhỏ cột nước thấp mà gần như không gây ảnh hưởng tới môi trường.
- Dự án thuỷ điện Bản Vẽ (trước đây gọi là Thuỷ điện Bản Lả) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại quyết định số 665/QĐ-TTg ngày Chủ đầu tư là Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam), địa điểm xây dựng tại xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
- Đây là công trình thuỷ điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung với công suất 320 MW, đã được ngăn dòng vào ngày 26-12-2005.
- Với tổng mức đầu tư 5.740 tỷ đồng, Thuỷ điện bản Vẽ là công trình thuỷ điện lớn, đa mục tiêu.
- Ngoài ra, thuỷ điện bản Vẽ còn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, đẩy mặn, 2 chống lũ cho vùng hạ lưu sông Cả.
- Công trình thuỷ điện này là "đứa con đầu lòng" về quy mô của ngành Điện ở Nghệ An và còn mở đầu cho việc xây dựng một số công trình thuỷ điện khác trong tương lai gần.
- đồng thời cũng thử thách bản lĩnh của những người làm thuỷ điện trên miền Tây xứ Nghệ.
- Nhưng song song với đó qua 6 năm khai thác thủy điện Bản Vẽ đặt ra nhiều vấn đề cần làm rõ và hoàn thiện hơn như: cơ chế đặc thù cho thủy điện Bản Vẽ là gì? Hiệu quả đầu tư của dự án thủy điện Bản Vẽ thể hiện như thế nào? Làm thế nào để tăng cường hiệu quả khai thác thủy điện Bản Vẽ trong thời gian tới? Rút kinh nghiệm để thực hiện các dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện khác một cách hiệu quả hơn Từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích hiệu quả Dự án đầu tư thủy điện Bản Vẽ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm mục đích: Hệ thống hóa các cơ sở khoa học về phân tích hiệu quả dự án.
- Phân tích thực trạng những vấn đề đã đạt được và những vấn đề chưa đạt được về hiệu quả dự án đầu tư thủy điện Bản Vẽ.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả dự án đầu tư thủy điện Bản Vẽ và rút kinh nghiệm cho các dự án thuỷ điện khác nhằm mục tiêu đầu tư hiệu quả cao hơn.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiệu quả dự án đầu tư thủy điện Bản Vẽ Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2015 - Không gian: tại Công trình Thủy điện Bản Vẽ, Tương Dương, Nghệ An.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về phân tích hiệu quả dự án đầu tư.
- Ở chương này đã đưa ra khái niệm, một số vấn đề lý luận về đầu tư, hiệu quả đầu tư, phân tích hiệu quả đầu tư dự án ở các khía cạnh tài chính, kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái.
- Đồng thời cũng đưa ra được các phương pháp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án.
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả dự án đầu tư thuỷ điện Bản Vẽ từ năm .
- 3 Chương này nêu tổng quan về dự án thuỷ điện Bản Vẽ, xác định chi phí và lợi ích của dự án, phân tích thực trạng thực hiện dự án từ đó đánh giá hiệu quả đầu tư dự án thuỷ điện Bản Vẽ, tính toán giá thành điện năng và thời gian thu hồi vốn.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả dự án đầu tư thuỷ điện Bản Vẽ trong các năm tới.
- Dự án thủy điện Bản Vẽ là một dự án hoàn toàn khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho cả doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và Nhà nước.
- Đồng thời, dự án cũng đóng góp chung vào nỗ lực quốc tế trong việc ứng phó với thảm họa biến đổi khí hậu thông qua lượng giảm khí thải đạt được.
- Dự án góp phần khẳng định vai trò của năng lượng sạch.
- Trong chương 3 luận văn nêu được bốn giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả dự án đầu tư thủy điện Bản Vẽ trong các năm tới.
- Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể.
- Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư dự án thuỷ điện Bản Vẽ.
- Phương pháp tổng hợp, dự báo được đưa ra, định hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác dự án thủy điện Bản Vẽ.
- Kết luận Luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư thuỷ điện Bản Vẽ, đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả khai thác dự án trong các năm tới.
- Luận văn này là một nghiên cứu mang tính thực tiễn, có thể áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức có nghành nghề đầu tư dự án thuỷ điện tương đương hoặc làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, doanh nghiệp nói chung

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt