« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HỒ QUANG PHÚC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢ N LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.
- Vĩnh Phúc, tháng 8 năm 2015 Học viên Hồ Quang Phúc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCC : Hợp đồng hợp tác kinh doanh BOT : Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT : Hợp đồng xây dựng - chuyển giao BTO BTVH BHXH BHYT : Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh : Bổ túc văn hoá : Bảo hiểm xã hội : Bảo hiểm y tế CCN : Cụm công nghiệp CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá DDI : Đầu tư trực tiếp trong nước DNLD : Doanh nghiệp liên doanh ĐT : Đường tỉnh EU : Liên minh Châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPT : Đầu tư gián tiếp nước ngoài GCNĐT : Giấy chứng nhận đầu tư GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GPMB : Giải phóng mặt bằng GRDP GTSX : Tổng sản phẩm nội tỉnh : Giá trị sản xuất GTSX CN : Giá trị sản xuất công nghiệp HDI : Chỉ số phát triển con người HĐH : Hiện đại hoá HĐND : Hội đồng Nhân dân IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế IPA Vinh Phuc : Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc KCN : Khu công nghiệp KTQD : Kinh tế quốc dân ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PPP : Hợp tác công tư PR : Quan hệ công chúng R&D SDD : Nghiên cứu và Phát triển : Suy dinh dưỡng SWOT : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức THCS : Trung học Cơ sở THPT : Trung học Phổ thông TNHH : Trách nhiệm Hữu hạn UBND USD : Uỷ ban Nhân dân : Đô la Mỹ VTH : Vốn thực hiện VĐT XNK : Vốn đầu tư : Xuất nhập khẩu WTO : Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG DỮ LIỆU, SỐ LIỆU Bảng 1.1: So sánh thu hút FDI (2014) của Việt Nam so với 10 nước đứng đầu.
- 49 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp phân loại các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến hết tháng 6/2015.
- 3 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI.
- Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI.
- Đặc trưng cơ bản của các dự án FDI.
- Phân loại các dự án FDI.
- Vòng đời dự án FDI.
- Đối với nước đầu tư.
- Đối với nước tiếp nhận đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư.
- Quản lý nhà nước và hiệu quả quản lý nhà nước về FDI.
- Quản lý nhà nước về FDI.
- Sự cần thiết và vai trò của quản lý nhà nước đối với FDI.
- Mục tiêu của công tác quản lý các dự án FDI.
- Các nội dung cần được quản lý.
- Kinh nghiệm quản lý FDI tại một số nước và tại Việt Nam.
- Kinh nghiệm quản lý FDI tại một số nước trên thế giới.
- Kinh nghiệm quản lý FDI tại các tỉnh của Việt Nam.
- 27 CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN FDI TẠI VĨNH PHÚC.
- Giới thiệu về tỉnh Vĩnh Phúc.
- Môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc.
- Thực trạng quản lý FDI.
- Tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá về hiệu quả quản lý dự án FDI.
- Hiệu quả đạt được.
- Hoạt động tiếp nhận đề xuất dự án FDI (trước và trong quá trình cấp chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Công tác quản lý sau cấp chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Công cụ quản lý, cơ chế phối hợp và năng lực cán bộ quản lý các dự án FDI còn nhiều hạn chế.
- 70 CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án FDI.
- Nhóm giải pháp 1: Cải thiện hệ thống tiếp nhận các dự án FDI.
- Nhóm giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả quản lý sau cấp chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Nhóm giải pháp 3: Thiết lập cơ sở dữ liệu, cơ chế phố i hợp giữa các cơ quan, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý các dự án FDI.
- 97 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Hồ Quang Phúc 1 K13A-QTKD MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết khoa học về quản lý đầu tư, marketing, quản trị tác nghiệp, thông tin chiến lược… để đư a ra được cơ sở cho nghiên cứu và phát triển các nội dung có liên quan.
- Về cơ sở pháp lý, Đề tài được nghiên cứu dựa trên các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư (Luật đầu tư), về doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp), và các chủ trương, chính sách hiện hành của Chính phủ trong thời gian gần đây (Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tớ i.
- Thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.
- Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có tác động lan tỏa đến các khu vực của nền kinh tế.
- khơi dậ y nguồn lực đầu tư trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thông qua hợp tác đầu tư nước ngoài, Vĩnh Phúc đã tăng cường mố i quan hệ chính trị, đối ngoại, phát triển hữu nghị với các tỉnh bạn và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác trên thế giới.
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, những bất cập trong quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua chậm được khắc phụ c.
- Vẫn còn xảy ra tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp quy hoạch.
- Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ, môi trường, lao động Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Hồ Quang Phúc 2 K13A-QTKD … dẫn đến chất lượng các dự án chưa cao, thiếu sự liên kết giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
- Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư về tiến độ góp vốn, huy động vốn, cũng như hoạt động xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động và nghĩa vụ tài chính đối vớ i Nhà nước chưa tố t, thiếu sự phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương.
- Mặt khác, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tình trạng thiếu điệ n và các công trình hạ tầng liên quan, sự thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động đã qua đào tạo, kỹ sư, cán bộ quản lý, tiếp tục là những rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Mục đích nghiên cứu Khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, phường, thị trấn và các xã trong toàn bộ quá trình từ khi tiếp nhận đề xuất dự án, giới thiệu địa điểm, Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quản lý dự án và kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.
- Từ đó, kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để tìm giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các dự án chậ m tiến độ, chậm triển khai hoặc chưa tuân thủ các cam kết.
- Đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các dự án khả thi được triển khai.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các dự án có nguồ n vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nguồn vốn này đối với sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động quản lý dự án đầu tư nước ngoài.
- Tuy nhiên, tập trung chủ yếu phân tích và đánh giá trong giai đoạn và dự báo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 05 năm tới và tầm nhìn đến năm 2030.
- Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Phân tích thực trạng quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Hồ Quang Phúc 4 K13A-QTKD CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1.1.
- Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.1.1.
- Khái niệm Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài theo IMF “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một hoạt động đầu tư được thự c hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.
- Khái niệm này nhấn mạnh lợi ích lâu dài tức là khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư thường đặt ra các mục tiêu lợi ích dài hạn, mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phả i có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trự c tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp đồng thời có một mức độ ảnh hưởng dáng kể đối với sự quản lý doanh nghiệ p này.
- Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp chính là quyền kiểm soát, quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua chiến lược hoạt động của công ty, thông qua phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý hằng ngày của doanh nghiệp lập ra, quyế t định việc phân chia lợi nhận doanh nghiệp, quyế t định phầ n vốn góp giữa các bên, tức là những quyền ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, sống còn của doanh nghiệp.
- Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 đã hết hiệu lực thi hành có khái niệm về “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”.
- Đến nay, theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày chỉ còn khái niệm về “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quố c tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
- Các khái niệm này đề cập nhiều đến đối tượng của quá trình đầu tư, đó không đơn thuần là sự chu chuyể n tài chính quốc tế mà kèm Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Hồ Quang Phúc 5 K13A-QTKD theo nó có thể là sự chuyển giao công nghệ hay các tài sản vô hình khác.
- Khái niệm FDI này được nhìn nhận dưới góc độ của nước tiếp nhận đầu tư.
- Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tạ i bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi, được tiến hành thông qua các dự án”.
- Là một phần của hoạt động đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài có điểm nổi bật là một dạng kinh tế có nhân tố nước ngoài.
- Hoạt động đầu tư của họ được tiến hành thông qua các dự án FDI.
- Trong các dự án này, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành một phần hoặc toàn bộ dự án để đạt được các mục đích mà họ đặt ra theo quy định của pháp luật nước sở tại.
- Đặc trưng cơ bản của các dự án FDI Từ những khái niệm nêu trên về FDI, có thể khái quát đặc trưng cơ bản của các dự án FDI tại Việt Nam là: Thứ nhất, đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi.
- Thứ hai, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích ưu tiên hàng đầu tập trung vào tìm kiếm lợi nhuận.
- Điều này nhằm tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho các mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của chủ đầu tư.
- Nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Hồ Quang Phúc 6 K13A-QTKD định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp.
- Thứ tư, FDI không chỉ là góp vốn mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
- Thứ năm, thông qua tiếp nhận FDI, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắ n kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
- Với những ư u điểm nêu trên, các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển luôn ưu tiên thu hút FDI hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác trong chiến lược phát triển của mình.
- Phân loại các dự án FDI - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài: Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thứ c truyền thống và phổ biến của FDI.
- Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú trọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp dụ ng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải chịu sự kiểm soát của pháp luật nước sở tại.
- Do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và để cạnh tranh, họ thư ờng đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao đ ộ ng.
- Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước chủ nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tư nước ngoài và không có lợi nhuận.
- Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài: Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay.
- Hình thứ c này cũng rất phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hút Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Hồ Quang Phúc 7 K13A-QTKD FDI.
- Doanh nghiệp liên doanh (DNLD) là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với Bên hoặc các Bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước sở tại.
- Như vậy, hình thức DNLD tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng địa điểm đầu tư phải ở nước sở tại.
- tạo cơ hội cho người lao động có việc làm và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồ ng hợp tác kinh doanh (BCC): Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
- Hình thức đầu tư này có ư u điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, công nghệ.
- tạo thị trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của nước sở tại, thu lợi nhuận tương đối ổn định.
- Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT: BOT là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định.
- hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
- lĩnh vực đầu tư là các công Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Hồ Quang Phúc 8 K13A-QTKD trình kết cấu hạ tầng như đường sá, cầu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy sản xuất, điện, nước.
- Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự án kết cấu hạ tầng, đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài, làm giảm áp lực vốn cho ngân sách nhà nước.
- Công ty con được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và công ty mẹ chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược, giám sát hoạt động quản lý của công ty con.
- Chi nhánh công ty nước ngoài: Hình thức này được phân biệt với hình thức công ty con 100% vốn nước ngoài ở chỗ chi nhánh không đư ợ c coi là một pháp nhân độc lập.
- Trách nhiệm của công ty con thường giới hạn trong phạ m vi tài sản ở nước sở tại trong khi trách nhiệm của chi nhánh theo quy định của số nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản ở nướ c sở tại mà còn được mở rộng đế n phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài.
- Chi nhánh đượ c phép khấu trừ các khoản lỗ ở nước sở tại và các khoản chi phí thành lập ban đầu vào các khoản thu nhập của công ty mẹ tại nước ngoài.
- Ngoài ra, chi nhánh còn được khấu trừ một phần chi phí quản lý của công ty mẹ ở nước ngoài vào phần thu nhập chịu thuế ở nước sở tại.
- Đầu tư mua cổ phần hoặc sát nhập, mua lại doanh nghiệp: Đây là hình thức thể hiện kênh đầu tư Cross - border M & As đã nêu ở trên.
- Khi thị trường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp (FPI) được khai thông, nhà đầu tư nước

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt