« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” Từ khóa: Nâng cao hiệu quả, dự án, Vĩnh Phúc Tác giả luận văn: HỒ QUANG PHÚC Khóa: K13A QTKD VY Người hướng dẫn: PGS.TS.
- NGUYỄN MINH DUỆ Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.
- Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có tác động lan tỏa đến các khu vực của nền kinh tế, khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thông qua hợp tác đầu tư nước ngoài, Vĩnh Phúc đã tăng cường mối quan hệ chính trị, đối ngoại, phát triển hữu nghị với các tỉnh bạn và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác trên thế giới.
- Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc được thu hút ngày càng cao, tăng nhanh cả về số dự án và số vốn đăng ký, tỷ lệ vốn thực hiện ngày càng tăng, tạo ra những đóng góp quan trọng cho ngân sách địa phương, tạo việc làm, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, bức tranh kinh tế của Vĩnh Phúc và cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng phát triển nông nghiệp.
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, những bất cập trong quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua chậm được khắc phục.
- Tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp quy hoạch còn diễn ra.
- Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ, môi trường, lao động … dẫn đến chất lượng 1 các dự án chưa cao, thiếu sự liên kết giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
- Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư về tiến độ góp vốn, huy động vốn, cũng như hoạt động xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước chưa tốt, thiếu sự phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương.
- Mặt khác, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tình trạng thiếu điện và các công trình hạ tầng liên quan, sự thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động đã qua đào tạo, kỹ sư, cán bộ quản lý, tiếp tục là những rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Do vậy, trong công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cần được giải quyết những hạn chế và yếu kém, phát huy mạnh mẽ những thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của tỉnh để nâng cao hiệu quả quản lý, tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh và công bằng, thu hút thêm nhiều nguồn vốn FDI, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của tỉnh.
- Mục đích nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn.
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, quản lý nhà nước về đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.
- Thực tế công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phương hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, định hướng thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc và các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý dự án FDI trên địa bàn tỉnh.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay và định hướng giai đoạn tới đến năm 2020.
- Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đã hệ thống hoá 2 những lý luận cơ bản liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, nội dung quản lý nhà nước về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài, quy trình thực hiện dự án đầu tư trực tiếp, trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phân tích thực trạng quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Đã mô tả, tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc một cách trung thực, khách quan.
- Những phân tích và đánh giá này là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Đề xuất các giải pháp cụ thể, không vĩ mô, có tính thiết thực nhằm nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý dự án FDI nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng để đạt được các mục tiêu phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
- e) Kết luận: Luận văn đã trình bày các lý luận luận cơ bản liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, quy trình và thủ tục triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- nội dung, lĩnh vực và trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.
- tập trung phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- nghiên cứu định hướng và mục tiêu phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, học viên đã đề xuất các giải pháp chủ yếu, cụ thể, có tính thiết thực nhằm nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- tập trung vào các giải pháp về đầu tư, xây dựng thể chế, đổi mới công tác tạo dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ tiếp nhận và quản lý, tạo dựng cơ 3 chế đặc thù nhằm hỗ trợ nhà đầu tư hiện hữu, gắn liền việc chăm sóc “sau bán hàng” với nhiệm vụ “xúc tiến đầu tư tại chỗ”, tăng cường hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ, xây dựng và hình thành cơ chế “phản biện” và giám sát độc lập quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cũng như thực thi chỉ đạo của cấp trên đối với việc tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt