« Home « Kết quả tìm kiếm

Tăng cường công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế Vĩnh Phúc


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Tăng cường công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế Vĩnh Phúc ” Tác giả luận văn: Nguyễn Xuân Tiến - Khóa: 2013A Người hướng dẫn: TS.
- Trần Việt Hà Từ khoá: quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nói riêng đối với một quốc gia rất quan trọng, đặc biệt đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN và là công cụ quan trọng góp phần điều chỉnh, thực hiện các chính sách vĩ mô của Nhà nước.
- Thuế là một khoản thu không hoàn trả trực tiếp và liên quan đến lợi ích trực tiếp của người nộp thuế nên trong thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… vẫn còn tâm lý chây ỳ nộp thuế, chiếm dụng tiền thuế, thậm chí còn có hiện tượng trốn thuế làm cho số nợ đọng thuế còn rất lớn, nhiều khoản nợ thuế tồn tại nhiều năm không có khả năng thu,… gây thất thu lớn cho Ngân sách nhà nước.
- Do vậy, trong hệ thống quản lý thuế thì quản lý thuế và cưỡng chế thuế là một khâu quan trọng, là một chức năng chính của quản lý thuế.
- Công tác này nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho NSNN nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.
- Trong bối cảnh chung của cả nước, Cục thuế Vĩnh Phúc đã và đang triển khai công tác quản lý thuế nói chung, trong đó có công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.
- Trong quá trình triển khai công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế còn gặp phải một số vướng mắc, khó khăn nên tình trạng nợ đọng thời gian qua vẫn còn diễn ra nhiều…gây thất thu cho NSNN.
- Những vướng mắc và khó khăn trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc bao gồm hạn chế về yếu tố con người, hạn chế về công tác quản lý sự biến động không đồng đều giữa các khoản mục nợ khó thu, nợ chờ điều chỉnh, chờ xử lý tại địa bàn.
- Bên cạnh đó, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng gặp một số hạn chế trong công tác công tác lập kế hoạch thu nợ, công tác phân tích những yếu tố ảnh hưởng hay thiết lập quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- 1 Đứng trước thực trạng đó, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế của toàn Ngành nói chung và Cục thuế Vĩnh Phúc nói riêng đang là vấn đề cấp bách phải cải tiến đổi mới, đòi hỏi phải có những biện pháp hiệu quả để thực hiện tốt công tác này.
- Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế Vĩnh Phúc” để làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
- b) Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- *Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của chúng, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.
- *Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với các loại thuế Môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu thập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Cục thuế Vĩnh Phúc quản lý trên địa bàn.
- *Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Đề tài tập trung đi sâu vào các vấn đề lý luận và thực trạng công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích trong giai đoạn từ 2011 đến hết năm 2014 c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đã hoàn thành theo một kết cấu truyền thống gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý và cưỡng chế nợ thuế: Hệ thống hoá một số lý luận và phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương 2 Thực trạng công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Khái quát về kinh tế - Xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và Cục thuế Vĩnh Phúc, cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ cấu bộ máy theo chức 2 năng, đặc điểm nhân sự, phân tích đánh giá công tác quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế giai đoạn Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế Vĩnh Phúc: Quan điểm, mục tiêu và kết quả đạt được từ các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuê.
- Luận văn đã tổng hợp các số liệu cần thiết và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Hệ thống hoá một số lý luận và phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2014.
- Trên những phân tích và nhìn nhận thực tiễn khách quan tại Cục thuế Vĩnh Phúc, học viên đã chỉ ra được những kết quả đạt được, hạn chế nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị tăng cường công tác này trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá vai trò, ảnh hưởng tác động của chính sách và thực trạng trong công tác quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế đối với DN-NQD tại Cục thuế Vĩnh Phúc.
- Bên cạnh đó thông qua việc khảo sát thu thập tài liệu, đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh làm công cụ phân tích số liệu để chứng minh cho vấn đề nghiên cứu.
- e) Kết luận Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt