« Home « Kết quả tìm kiếm

Lập kế hoạch và thực thi công tác mua sắm phục vụ thi công dự án EPC của công ty PTSC M&C


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Lập kế hoạch và thực thi công tác mua sắm phục vụ thi công dự án EPC của công ty PTSC M&C” Tác giả luận văn: NGUYỄN LONG QUAN Khóa Người hướng dẫn: TS.
- ĐẶNG VŨ TÙNG Viện Kinh tế & Quản lý, Đại học Bách khoa Hà Nội Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Công ty PTSC M&C là một đơn vị đặc thù chuyên xây lắp các công trình dầu khí của Việt Nam, đây là công việc đòi hỏi rất cao so với trình độ thi công cơ khí chính xác còn mới ở Việt Nam, chịu sự cạnh tranh cao với các nhà thầu lớn trong khu vực và trên thế giới.
- Cũng như nhiều doanh nghiệp cơ khí khác, khách hàng của Công ty PTSC M&C luôn đặt ra yêu cầu về tiến độ và chất lượng rất cao khi thi công các dự án xây lắp dầu khí, nhằm đảm bảo vấn đề “chất lượng, tiến độ, chi phí” trong suốt quá trình vận hành và khai thác dầu khí ngoài khơi.
- Trong 10 năm trở lại đây tại công ty PTSC-MC đã thực hiện trên 25 dự án EPC, với tổng giá trị trên 3 tỉ USD.
- Các dự án có thời gian thực hiện từ 9 đến 30 tháng tháng, trong đó hoạt động mua sắm kéo dài từ 3 đến 4 tháng ở công đoạn chuẩn bị trước mua sắm và thời gian hàng về có thể kéo dài từ 10 đến 14 tháng đối với một số vật tư đặc biệt.Vì vậy hoạt động mua sắm có vai trò tiên quyết trong việc đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng tiến độ.
- Công tác mua sắm cũng là phần công việc tiêu tốn số lượng vốn lớn và mang lại giá trị thặng dư cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Cả1i tiến chất lượng và rút ngắn thời gian mua sắm sẽ tiết giảm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận của dự án.
- -1- Thông qua việc tìm hiểu và làm thực tế các dự án xây lắp dầu khí tại Công ty PTSC M&C, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Lập kế hoạch và thực thi công tác mua sắm phục vụ thi công dự án EPC của Công ty PTSC M&C”.
- b) Mục tiêu nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài có những mục tiêu cụ thể sau.
- Hoàn thiện công tác mua sắm - Tiêu chuẩn hóa hoạt động đấu thầu/mua sắm cho dự án EPC - Đánh giá thực trạng & đề xuất phương án cải tiến chất lượng mua sắm vật tư thiết bị phục vụ công tác thi công dự án EPC tại Công Ty PTSC M&C  Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là là các gói mua sắm có giá trị cao và ảnh hưởng tiên quyết đến tiến độ và chi phí của dự án - Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các hoạt động mua sắm của 5 dự án tiêu biểu của PTSC M&C.
- Áp dụng phương áp cải tiến DMAIC trực tiếp cho từng công tác mua sắm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và cả thiện tiến độ dự án  Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các hoạt động mua sắm của 5 dự án tiêu biểu của PTSC M&C.
- Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn công tác mua sắm EPC.
- Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động mua sắm phục vụ dự án EPC tại công ty PTSCM&C - Chương 3: Đề xuất một số biện pháp khắc phục các khó khăn trong hoạt động mua sắm cho dự án EPC tại công ty PTSCM&C.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập, phân tích và xử lý số liệu cho từng vấn đề nghiên cứu.
- Tổng hợp so sánh trên cơ sở điều tra, quan sát thực tế trong quá trình thực hiện công tác mua sắm cho dự án EPC tại PTSC M&C.
- Ứng dụng các công cụ thống kê để giải quyết vấn đề - Đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến hiệu quả hoạt động mua sắm.
- e) Kết luận và kiến nghị: Kết Luận: Để trở thành nhà thi công các sản phẩm giàn khoan dầu khí cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất lắp đặt, chuyên nghiệp trong quản lý điều hành toàn dự án, mạng mua sắm cần được tập trung cải tiến hơn nữa ở mặt xây dựng được mạng lưới nhà cung cấp ổn định, rút ngắn thời gian mua sắm, tối ưu hóa chi phí mua sắm.
- Chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phù hợp với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá và để giải quyết được quản lý năng suất, quản lý dự án hiệu quả không phải chỉ riêng là nỗ lực của doanh nghiệp mà nó cần tới sự trợ giúp của các nhà khoa học và những định hướng chỉ đường cũng như vai trò phối hợp của Nhà nước.
- Phân tích tình hình quản lý dự án nói chung và quản lý hoạt động thương mại nói riêng là một vấn đề rất hay nhưng cũng thật khó, bởi nó đòi hỏi tính tổng hợp cao, kết hợp với phân tích chi tiết thông qua các chỉ tiêu đánh giá và so sánh các chỉ tiêu, sử dụng các công cụ thống kế để từ đó rút ra các kết luận nhằm cải tiến hiệu quả của các công cụ quản lý.
- Đã có rất nhiều hội thảo nghiên cứu và cũng đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là làm sao ứng dụng các biện pháp quản lý dự án hiện đại để tối ưu hóa nguồn lực sử dụng và trở thành một thương hiệu mang tính cạnh tranh trên thị trường thế giới trong lĩnh vực chế tạo giàn khoan dầu khí.
- Đây chính là thách thức của ban lãnh đạo PMC trong thời gian tới Trên cơ sở những kiến thức tích lũy được trong thời gian nghiên cứu chi tiết hoạt động mua sắm cho dự án tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải tác giả cũng đã có cơ sở để khẳng định muốn tồn tại và phát triển thì phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp cụ thể nhằm cải tiến hoạt động quản lý quy trình mua sắm của doanh nghiệp.
- -3- Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng trên công ty phải triển khai đồng bộ các chương trình cải tiến từ người lao động, người quản lý, phương pháp, phương tiện vật chất - kỹ thuật.
- Nhưng cần tập trung vào một số giải pháp chính sau.
- Giải pháp 1: Thảo luận với Chủ đầu tư ở giai đoạn tiền dự án về các vướng mắc thường gặp phải và đạt được sự thống nhất trong cách thức vận hành quy trình mua sắm  Giải pháp 2: Xây dựng mạng lưới nhà cung cấp tin cậy, được đánh giá thông qua dữ liệu theo dõi khách quan trong thời gian dài kết hợp với việc xây dựng bảng tiêu chuẩn hàng về cho từng nhóm vật tư để làm cơ sở cho các hoạt động lập kế hoạch và cải tiến quy trình  Giải pháp 3: Xây dựng phương thức trao đổi thông tin một trạm với nhà cung cấp bằng cách ứng dụng các hệ thống họp trực tuyến hiện đại, người tham dự họp của cả hai phía là cấp có thẫm quyền và có khả năng đưa ra các quyết sách.
- Hiệu quả cuộc họp được theo dõi để có thể liên tục cải tiến công đoạn này  Giải pháp 4: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho nhóm vật tư chính yếu trong thi công gián khoan dầu khí từ đó Xây dựng chương trình đào tạo và đánh giá khả năng hiểu biết về công nghệ của Bộ phận Kỹ thuật trực tiếp tham gia dự án.
- Giải pháp 5: ứng dụng phương pháp phân tích sai lỗi và ảnh hưởng (FMEA) nhằm xây dựng kế hoạch kiểm soát rủi ro cho dự án  Giải pháp 6: Theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động mua sắm và tổ chức xem xét định kỳ bởi Cấp quản lý Các giải pháp đã được xem xét ở cấp độ Phòng Thương mại và đưa vào kế hoạch áp dụng rộng rãi từ quý 4, 2015.
- Nội dung nêu trên đã được trình lên Ban giám đốc công ty để xem xét triển khai mở rộng cho các phòng ban, bộ phận có liên quan.
- -4- Một số kiến nghị Tính khả thi của các giải pháp nói trên, ngoài nỗ lực chủ quan của đội ngũ Phòng Thương Mại, Phòng Kỹ Thuật, Ban giám đốc công ty, còn liên quan đến sự ủng hộ của Nhà nước, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các cơ quan khác có liên quan.
- Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, các dữ liệu sự dụng để nghiên cứu trong đề tài phần lớn được truy xuất từ hồ sơ lưu trữ trên giấy nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt