« Home « Kết quả tìm kiếm

Lũ quét sau 70 năm đã tái diễn ở Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- Xây dựng mô hình c sở dữ liệu đất đai tỉnh Lào Cai Lũ quét sau 70 năm đã tái diễn ở Hà tĩnh Nguyễn Vi Dân, Ngô Văn Liêm, Bùi Thị Lê Hoàn Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội Lũ quét xảy ra ở Hà Tĩnh năm 2002 là một điển hình của các tai biến thiên nhiên có nguồn gốc ngoại sinh.
- Diễn biến lũ quét và những thiệt hại Trận lũ quét lịch sử diễn ra đêm 21 tháng 9 năm 2002 trên địa bàn các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh.
- Trong địa bàn huyện Hương Sơn, xã Sơn Kim là bị lũ quét ác liệt nhất.
- Trận lũ quét 4 huyện thật khủng khiếp.
- Theo ý kiến của các cụ cao niên sống ở Phố Châu, Hương Sơn cho biết, đây là trận lũ quét lớn nhất trong vòng gần 70 năm qua.
- Nó tương đương với trận lũ quét năm Giáp Tuất (1934).
- Lũ quét Giáp Tuất cũng cuốn trôi nhiều nhà cửa ở Phố Châu, gây thiệt hại về người và của.
- Nguyên nhân xuất hiện lũ quét ở 4 huyện Một vấn đề được đặt ra, vì sao gần 70 năm qua lũ quét lại tái diễn trên vùng đất 4 huyện mà không dịch chuyển đi nơi khác? Lũ quét thuộc loại tai biến thiên nhiên thường lặp lại ở vị trí nó đã diễn ra.
- Lũ quét khác lũ lụt bình thường ở chỗ dòng lũ thường cuốn theo vật chất bùn nhão, sỏi đá, đá tảng và cây cối, v.v.
- Lũ quét được hình thành trong quan hệ tương tác giữa ba nhân tố “Thiên - Địa - Nhân” (Trời, Đất và Con người).
- “Địa” là đặc điểm các điều kiện tự nhiên của vùng sinh lũ quét.
- Trong đó vị trí địa lý, hình thái bình đồ khu vực, hướng sườn, lớp trầm tích bở rời trên sườn núi là nguồn cung cấp vật liệu cho lũ quét đóng vai trò quan trọng.
- Ngày tại Hương Sơn lượng mưa đạt 500 mm/ngày và đến đêm cùng ngày đã xuất hiện lũ quét.
- Như vậy, mưa lớn, mưa tập trung với cường độ mạnh ở đây đã thỏa mãn điều kiện làm xuất hiện lũ quét.
- Lãnh thổ 4 huyện thuộc lưu vực sông Ngàn Sâu hình thành trên vùng núi sườn Đông của dãy Trường Sơn, nhiều đỉnh cao đạt m đã tạo ra hướng sườn đón gió, khiến cho áp thấp nhiệt đới mang theo mưa bị lưu giữ nhiều giờ nên lượng mưa trút xuống địa điểm này rất tập trung.
- Hệ quả là trên các sườn núi lưu vực sông Ngàn Sâu thuộc địa bàn 4 huyện đã hình thành lớp vỏ phong hóa kiểu feralitic dày trung bình 1-1,5m, có nơi trên 2m.
- Nếu coi lớp vỏ phong hóa dày trung bình 1,5m làm chuẩn, mà giả sử lớp vỏ phong hóa này đã bị cuốn trôi hết trong trận lũ quét năm Giáp Tuất (1934), thì trong vòng 70 năm qua, trung bình mỗi năm vỏ phong hóa phát triển được trên 21mm.
- Như vậy, nguồn cung cấp vật liệu bở rời cho lũ quét cũng rất phong phú.
- Trong vòng 70 năm qua dân số trên địa bàn 4 huyện đã tăng nhanh.
- Những hoạt động kinh tế của con người ở đây đã tạo cơ hội cho lũ quét diễn ra mạnh mẽ thêm.
- Thảm rừng ở Hà Tĩnh vốn rất phong phú.
- Do đó, rừng hầu như đã mất khả năng kìm hãm cường độ và tốc độ lũ quét.
- Đó cũng là một trong những nguồn quan trọng cung cấp bùn, đá cho lũ quét.
- Thung lũng sông Ngàn Sâu, một chi lưu lớn của sông Cả đóng vai trò lòng dẫn chủ yếu cho lũ quét.
- Sông chính chỉ dài 135 km, diện tích lưu vực sông 3.210 km2, độ cao bình quân lưu vực sông 360m, độ rộng bình quân lưu vực 47 km, độ dốc bình quân lưu vực 28% (trên sườn núi cao dốc 30-450), mật độ dòng chảy 1,5-2 km/km2, hệ số tập trung nước 1,68.
- Nếu lượng mưa đạt 500mm/ngày thì trong 24 giờ lưu vực sông Ngàn Sâu sẽ hứng được trên 1,6 km3 nước và với các đặc điểm trắc lượng hình thái của thung lũng Ngàn Sâu nêu trên thì dòng lũ xuất hiện chỉ trong vài giờ có thể đổ bộ từ thượng lưu về đến hạ lưu.
- Vì thế, 23 giờ đêm ngày lũ quét xuất hiện rồi ầm ầm đổ vào 4 huyện, rồi đến 5 giờ sáng, tức là chỉ sau 6 tiếng đồng hồ, lũ quét đã chấm dứt.
- Các huyện Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn đều nằm trong lòng dẫn của lũ quét - thung lũng Ngàn Sâu.
- Trong đó, huyện lỵ của Hương Sơn là Phố Châu lại nằm vào vị trí khúc ngoặt của Ngàn Sâu đổ vào sông Cả nên bao nhiêu nước và bùn đá của lũ quét đều đổ thẳng vào Phố Châu.
- Bởi vậy, Phố Châu bị lũ quét tàn phá nặng nề nhất.
- Tóm lại, với đặc điểm địa hình địa mạo của lưu vực sông Ngàn Sâu, khi gặp các luồng khí gây mưa của gió mùa tây nam, nhất là bão và áp thấp nhiệt đới, đã tạo ra một hình thái khí tượng đặc biệt, gây ra mưa to, mưa tập trung và tạo ra lũ quét.
- Nó giống như dòng xoáy của “Tam giác quỷ” ngoài đại dương, lưu vực sông Ngàn Sâu luôn tiềm ẩn tai biến lũ quét.
- Về vấn đề thời gian, vì sao sau 70 năm lũ quét lại tái diễn ở địa bàn 4 huyện.
- Có khả năng sự lặp lại của lũ quét sau 70 năm ở 4 huyện nằm trong phạm trù này..
- Phương hướng phòng tránh lũ quét Theo thời gian, rất có thể lũ quét còn lặp lại trên địa bàn 4 huyện.
- Bởi vậy, nhân dân trong vùng, nhất là nhân dân các huyện Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn nằm trong thung lũng sông Ngàn Sâu, cần phải đề phòng, đối phó với lũ quét.
- Việc đề phòng lũ quét cần hành động theo 3 hướng chính sau đây:.
- Thứ nhất, cần di dân ra khỏi vùng đã bị lũ quét đến nơi định cư an toàn.
- Những dấu ấn địa mạo của trận lũ vừa qua còn để lại trên địa hình sông Ngàn Sâu, chẳng hạn như những vết xâm thực hay bùn rác còn đọng lại ở độ cao 14,5m tại thị trấn Phố Châu.
- Những nơi không còn dấu vết của lũ thì di dân khỏi các vị trí của bãi bồi thấp, bãi bồi cao và thềm bậc 1 có độ cao tương đối từ 15-20m trở xuống, nhất là ở vị trí cửa các suối đổ vào sông Ngàn Sâu.
- Cần có kế hoạch sao cho đến năm 2010, lớp phủ rừng phải được nâng lên từ 34% đến 45% diện tích đất rừng trong lưu vực sông Ngàn Sâu.
- Khi thấy mưa lớn kéo dài trong 2, 3 ngày và lượng mưa đạt trên 400mm phải thông báo cho nhân dân kịp thời đối phó với lũ quét có thể xảy ra.
- Kết luận Trên cơ sở điều tra thực địa bằng phương pháp địa mạo và phương pháp phỏng vấn, kết hợp với việc phân tích ảnh vệ tinh và tổng hợp tài liệu theo Atlat Quốc gia, các tác giả đã thông tin lại trận lũ quét lịch sử sau 70 năm đã tái diễn trên địa bàn 4 huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh vào đêm ngày 21/9/2002.
- Thiệt hại do lũ quét gây ra là rất nghiêm trọng..
- Để tìm ra nguyên nhân lũ quét tái diễn trên vùng lãnh thổ này, các tác giả đã phân tích mối quan hệ nhân quả của 3 yếu tố “Thiên - Địa - Nhân”, trong đó, nhân tố Thiên đóng vai trò quyết định, ắt có.
- nhân tố Nhân là phanh hãm có thể giảm thiểu hoặc gia tăng cường độ lũ quét.
- nhân tố lòng sông Ngàn Sâu đóng vai trò lòng dẫn.
- đã làm gia tăng cường độ lũ quét.
- Huyện Hương Sơn bị lũ quét tàn phá nặng nề nhất là do vị trí của huyện lỵ nằm ngay ở cửa thoát lũ từ sông Ngàn Sâu đổ vào sông Cả.
- Nhận thấy rằng, mối quan hệ tương tác giữa hình thái sông Ngàn Sâu và các luồng khí gây mưa của gió mùa tây nam, đặc biệt trong mưa bão và áp thấp nhiệt đới đã tạo ra hình thái khí tượng đặc biệt gây mưa to, biến lưu vực Ngàn Sâu trở thành rốn mưa của Hà Tĩnh.
- Do đó, trong tương lai lũ quét còn có thể tái diễn ở vùng lãnh thổ này và về hình thái có có nhiều khả năng vẫn giống như lũ quét các năm 1934 và 2002.
- Để giảm thiểu lũ quét, biện pháp hữu hiệu nhất là phải bảo vệ rừng Vũ Quang, trồng rừng phủ kín đất trống, đồi núi trọc, chuyển cư dân trong vùng lũ quét đến các vị trí an toàn và tăng cường thông tin về thời tiết, nhất là trong mùa mưa bão khi thấy hình thái khí tượng thủy văn có khả năng gây lũ quét..
- Tài liệu nghiên cứu địa mạo sau lũ quét tháng 9 năm 2002 ở bốn huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.
- Thông tin về lũ lụt ở Nghệ An, Hà Tĩnh