« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN NGỌC HẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội –2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN NGỌC HẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : CA130316 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS.
- PHẠM THỊ THU HÀ Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả.
- Phạm Thị Thu Hà – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Quý thầy cô thuộc Viện quản lý kinh tế, Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện Luận văn Thạc sỹ kinh tế.
- Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, xin cảm ơn các đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã tạo điều kiện thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
- Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Hải DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU 1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB 2 Ngân hàng thương mại NHTM 3 Thương mại cổ phần TMCP 4 Tổ chức tín dụng TCTD 5 Kiểm toán viên KTV 6 Phòng giao dịch PGD 7 Kiểm toán nội bộ KTNB 8 Kiểm toán viên nội bộ KTVNB 9 Kiểm soát nội bộ KSNB 10 Ngân hàng nhà nước NHNN 11 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 12 Tổ chức kinh tế TCKT 13 Tổng giám đốc TGĐ 14 Hội đồng quản trị HĐQT 15 Tổng công ty TCT 16 Giao dịch viên GDV 17 Doanh nghiệp DN DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ TÊN HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ TRANG Hình 1.1 Tổ chức bộ máy KTNB theo loại hình kiểm toán 16 Hình 1.2 Tổ chức bộ máy KTNB theo các khối chức năng 17 Hình 1.3 Tổ chức bộ phận kiểm toán theo khu vực 18 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 39 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ SHB 50 Bảng 2.2 Đánh giá rủi ro và tần suất kiểm toán 55 Bảng 2.3 Thống kê số lượt kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2014 60 Bảng 2.4 Một số kết quả công tác đánh giá hiệu quả hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ từ năm 2010 đến năm 2014.
- 65 Bảng 2.5 Thống kê một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của bộ phận KTNB từ năm 2010 đến năm 2014 73 Hình 3.1 Mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ để xuất 85 Hình 3.2 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ để xuất 90 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN.
- ..1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- Khái quát chung về ngân hàng thương mại.
- Khái niệm, mục đích và sự cần thiết của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại.
- HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- Phạm vi kiểm toán nội bộ.
- Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Tiêu chuẩn đối với người làm kiểm toán nội bộ.
- Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ.
- Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ.
- Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ.
- 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014.
- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI.
- Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội.
- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI.
- Mô hình tổ chức và quy chế hoạt động.
- Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Phương pháp kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Thực hiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.
- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI.
- Đánh giá về chất lượng hoạt động kiểm toán của SHB.
- Phân tích các nhân tố và nguyên nhân tác động đến chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- 78 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI.
- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI.
- Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Định hướng xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.
- QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI.
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI.
- Tổ chức lại bộ máy kiểm toán nội bộ.
- Đổi mới công tác kiểm toán nội bộ.
- KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ SHB.
- Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Kiến nghị đối với các tổ chức nghề nghiệp.
- Tính cấp thiết của đề tài Bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tín dụng của Việt Nam nói riêng đã có sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng.
- Các tổ chức tín dụng là loại hình kinh doanh đặc biệt, hoạt động trong cơ chế thị trường luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn bất kỳ ngành nghề nào khác.
- Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xẩy ra đồng thời để nâng cao hiệu quả hoạt động, một nhiệm vụ không thể thiếu được và ngày càng trở nên thiết yếu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là phải tổ chức tốt công tác kiểm toán nội bộ trong bản thân từng tổ chức tín dụng.
- Trước những yêu cầu cấp bách, Ngân hàng nhà nước Việt nam đã ban hành Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN vào ngày yêu cầu các ngân hàng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Và gần đây nhất ngày ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định chi tiết về hệ thống kiểm soát nội bộ & kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng thay thế hoàn toàn cho các quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN & quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của NHNN trước đây.
- Trong năm 2010 và 2011 đã có nhiều ngân hàng thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ theo quyết định của NHNN trong số đó có Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Tuy đã thành lập và đi vào hoạt động được hơn 4 năm nhưng chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội còn thấp và chưa đạt mức kỳ vọng của Ban lãnh đạo.
- Điều này không phải chỉ có ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) mà còn tồn tại ở các Ngân hàng khác.
- Theo kết quả khảo 1 sát của Công ty kiểm toán Price Water House Coupers khó khăn lớn nhất mà kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại đang gặp phải là thiếu chiến lược rõ ràng và dài hạn cho kiểm toán nội bộ.
- Điều này có thể phản ánh một thực tế là kiểm toán nội bộ là một lĩnh vực mới ở Việt Nam và chưa có chuẩn mực và hướng dẫn thực hành nào chính thức được ban hành.
- Kể cả đối với những ngân hàng đã có quy trình kiểm toán nội bộ, tính hợp lý và đầy đủ của quy trình này vẫn là một câu hỏi lớn.
- Với những lý luận khoa học đã tiếp thu được ở trường, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
- Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau về kiểm toán nội bộ như: Các nghiên cứu của tác giả Smith, Charles A.
- (1934) về “Kiểm soát kiểm toán nội bộ”.
- tác giả J.C.Shaw (1980) về “Kiểm toán nội bộ - một yếu tố cần thiết cho hoạt động quản lý hiệu quả”.
- tác giả Richard A.Roy (1989) về “Quản lý hành chính đối với bộ phận kiểm toán nội bộ”.
- tác giả Spencer Pickett (2000) về “Phát triển các năng lực kiểm toán nội bộ”.
- tác giả Robert Moeller (2005) về “Kiểm toán nội bộ hiện đại theo quan điểm của Brink”.
- Ở Việt Nam, năm 1997 kiểm toán nội bộ chính thức được công nhận.
- Một số nghiên cứu về kiểm toán nội bộ cũng bắt đầu phát triển: Tác giả Nguyễn Quang Quynh (1998) về “Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát trong quản lý vĩ mô ở Việt Nam”.
- tác giả Vương Đình Huệ và cộng sự với đề tài cấp nhà nước “Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển kiểm toán ở Việt Nam.
- Các nghiên cứu đã xem xét những vấn đề mang tính khái quát chung về kiểm toán nội bộ hay đề cập đến tổ chức kiểm toán nội bộ trong một đơn vị nhất định hay một ngành nhất định trong nền kinh tế.
- Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào mang tính khái quát bao gồm cả lý luận và thực tiễn về hoạt động kiểm toán nội bộ 2 đối với lĩnh vực ngân hàng mà cụ thể là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới bên cạnh đó hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn về hiệu quả hoạt động, mua bán sáp nhập ngân hàng,… đồng thời NHNN đã ban hành thông tư 44 thay thế hoàn toàn các văn bản trước đây về hoạt động kiểm toán nội bộ tại các tổ chức tín dụng (TCTD).
- Vì lý do nên trên, Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Các nghiên cứu của Luận văn sẽ bao gồm cả lý luận về kiểm toán nội bộ (KTNB) và thực trạng KTNB tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTNB tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Mục đích nghiên cứu Mục đích của Luận văn là đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội từ khi thành lập đến nay, bên cạnh đó đưa ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Từ đó đưa ra kiến nghị, phương hướng và các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu được cụ thể hóa trên các khía cạnh sau: Một là, Những vấn đề lý luận về kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại.
- Hai là, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ và đưa ra các bước hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội giai đoạn .
- Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các bước hoàn thiện, đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội từ khi thành lập tháng 8/2010 đến tháng 12/2014.
- Những đóng góp mới của luận văn Việc hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh, cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác trong khu vực và trên thế giới.
- Chính vì vậy, Luận văn có những đóng góp cả về lý luận và giải quyết thực tiễn, cụ thể: Một là, Luận văn trình bày có cơ sở khoa học về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Hai là, Luận văn phân tích các cơ sở thực tiễn để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- Ba là, Luận văn kiến nghị các giải pháp thực hiện cụ thể, khả thi nhằm góp phần đưa hoạt động hệ thống kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đạt chất lượng tốt nhất.
- Kết cấu của luận văn 4 Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động của kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
- 5 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái quát chung về ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá.
- Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại (NHTM) cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
- Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
- Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
- Ở Việt Nam, Định nghĩa Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
- 1.1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại  Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại.
- Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt