« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc


Tóm tắt Xem thử

- LỖ VĂN THỦY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LỖ VĂN THỦY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : CA 130343 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS.
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- Khái niệm hoạt động tín dụng.
- Phân loại tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
- SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG.
- CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- Quan điểm về chất lượng tín dụng.
- Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng.
- Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
- KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỂ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM.
- 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI– CHI NHÁNH VĨNH PHÚC.
- Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội.
- Sự phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- Khái quát về kinh tế - xã hội và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC.
- Kết quả cho vay và đầu tư.
- Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- 71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC.
- ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC.
- Phương hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Vĩnh Phúc đến năm 2018.
- Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Vĩnh Phúc .
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.
- Xác định phương thức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro.
- Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng đối với khách hàng và từng khoản vốn vay.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng.
- Đối với Ngân hàng Nhà nước.
- Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.
- 37 Bảng 2.2 : Phân loại dư nợ cho vay theo các nhóm ngân hàng.
- 50 Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ phân theo đối tượng cho vay.
- 53 Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền cho vay.
- 59 Bảng 2.14.: Tình hình cân đối nguồn vốn huy động và cho vay.
- 60 Biểu đồ 2.2 : Tình hình cân đối huy động vốn và cho vay.
- 61 Bảng 2.15: Vòng quay vốn tín dụng tại SHB Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- 62 Bảng 2.16: Tình hình thu nhập thừ hoạt động tín dụng.
- 32 Biểu đồ 2.2 : Tình hình cân đối huy động vốn và cho vay.
- 62 Biểu đồ 2.3 : Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng.
- 64 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU 1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB 2 Ngân hàng thương mại NHTM 3 Thương mại cổ phần TMCP 4 Tổ chức tín dụng TCTD 5 Hộ kinh doanh HKD 6 Khách hàng cá nhân KHCN 7 Khách hàng doanh nghiệp KHDN 8 Phòng giao dịch PGD 9 Chuyên viên quan hệ khách hàng CV QHKH 10 Hỗ trợ tín dụng HTTD 11 Hành chính – Tổng hợp HC – TH 12 Kiểm toán nội bộ KTNB 13 Ngân hàng nhà nước NHNN 14 Tài sản bảo đảm TSBĐ 15 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 16 Tổ chức kinh tế TCKT 17 Tổng giám đốc TGĐ 18 Phó giám đốc PGĐ 19 Hội đồng quản trị HĐQT 1 MỞ ĐẦU 1.
- Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, là nghiệp vụ trọng điểm ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại phát triển của ngân hàng.Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cốt yếu nhất trong hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Bởi lẽ, giữa tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau.
- Việc làm thế nào để tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mà các tổ chức tín dụng (TCTD), cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặc biệt quan tâm.
- Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Vĩnh Phúc, việc tăng trưởng tín dụng cũng đã phần nào đáp ứng được sự phát triển của kinh tế địa phương, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần giải quyết để góp phần đưa tín dụng tăng trưởng một cách bền vững.
- Nguyễn Thị Mai Chi người hướng dẫn khoa học, và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc” để làm Luận văn tốt nghệp Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng và chất lượng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế thị trường.
- 2 - Phân tích và đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Vĩnh Phúc trong thời gian qua - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
- Các lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
- Thực trạng tín dụng cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động cho vay của trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Vĩnh Phúc khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay.
- Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.
- HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1.
- Khái niệm hoạt động tín dụng Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa các bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi đi vay cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
- Theo luật các tổ chức tín dụng, thuật ngữ tín dụng được hiểu là: Tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
- Trong hoạt động tín dụng, cấp tín dụng được hiểu là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- Trong nghiệp vụ tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại, là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Do vậy, trong phạm vi luận văn này tác giả tập chung nghiên cứu nghiệp vụ tín dụng dưới hình thức là hoạt động cho vay.
- Thuật ngữ tín dụng trong luận văn này được hiểu dưới góc độ là nghiệp vụ cho vay.
- Theo quan điểm của luận văn này: Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các đối tác (pháp nhân, thể nhân.
- 4 Tín dụng được chia thành 2 nghiệp vụ: huy động vốn và cho vay.
- Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh sinh lời lớn nhất của ngân hàng thương mại.
- Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay thường chiếm hơn ½ giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 70.
- 85% nguồn thu của ngân hàng.
- Tuy nhiên, mặt trái của việc tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu thì phần lớn các rủi ro của ngân hàng lại xuất phát từ hoạt động tín dụng.
- Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ chính các khoản nợ, do vậy mà các ngân hàng cần phải có các giải pháp để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Trong nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi bên cho vay (tức bên cấp tín dụng) phải tìm mọi biện pháp để kiểm soát được khả năng hoàn trả của khách hàng.
- Vì thế, trong cơ cấu tín dụng của các ngân hàng thì những khoản tín dụng ngắn hạn thường chiếm ưu thế so với các khoản nợ trung, dài hạn.
- Phân loại tín dụng của ngân hàng thương mại * Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Đối với các ngân hàng, việc phân loại tín dụng dựa vào thời hạn tín dụng có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng vì nguồn vốn cho hoạt động tín dụng dựa vào nguồn huy động từ dân cư, trong khi nguồn vốn huy động được từ nguồn này chủ yếu là ngắn hạn vì thế ngân hàng phải có sự điều chỉnh cơ cấu thời hạn cho vay, cân 5 đối với kỳ hạn bên nguồn để vừa đảm bảo tín an toàn, lại vừa đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.
- Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn đến 01 năm và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 05 năm và thời hạn tối đa có thể lên tới 20 - 30 năm.
- Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ mang tính chất tương đối vì nhiều hình thức tín dụng không xác định được thời hạn rõ ràng như cho vay theo hạn mức tín dụng hay cho vay luân chuyển.
- Vì thế các loại hình cho vay này thường chỉ được áp dụng đối với những khách hàng có mối quan hệ truyền thống và nhu cầu vay vốn thường xuyên.
- Cho vay có tài sản bảo đảm còn gọi là cho vay thế chấp: Là loại cho vay mà khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
- Tuy nhiên, không phải bất cứ khoản vay nào ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng phải có 6 TSBĐ, đặc biệt là trong những trường hợp cho vay theo chỉ định của Chính phủ hay cho vay ưu đãi.
- Cho vay không có bảo đảm còn gọi là cho vay tín chấp: Là loại cho vay mà khách hàng không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng.
- Hình thức cho vay này áp dụng cho khách hàng truyền thống có hệ số tín nhiệm cao.
- Nói chung các ngân hàng đều cố gắng giảm thiểu tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm do tính chất rủi ro của nó.
- Rõ ràng cho vay có tài sản bảo đảm là cần thiết, nhưng không thể coi đó là điều kiện tiên quyết khi cho vay.
- Nói chung, việc khách hàng thiếu TSĐB nhưng muốn vay của ngân hàng là khá phổ biến vì thế làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, việc này đòi hỏi chúng ta phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của phương án, khả năng thu hồi nợ vay, đồng thời có những giải pháp có tính toàn diện và dài hạn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả của hoạt động tín dụng.
- Căn cứ vào mục đích cho vay.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.
- 7 - Cho vay cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
- Căn cứ vào hình thức cho vay.
- Cho vay trực tiếp: Cho vay trực tiếp là phương thức cho vay mà ngân hàng là người trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng, và khách hàng là người trực tiếp có trách nhiệm hoàn trả khoản nợ bao gồm cả lãi và gốc cho ngân hàng.
- Đây là hình thức cho vay phổ biến trong ngân hàng, và có thể được tiến hành qua các phương thức sau.
- Cho vay từng lần: là hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng, với hình thức này, ngân hàng tiến hành cấp tín dụng cho những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên và cũng không có nhu cầu hay điều kiện để được ngân hàng thực hiện thấu chi.
- Đối với hình thức cho vay này, ngân hàng giải ngân căn cứ vào doanh số.
- Hình thức cho vay này khá đơn giản và khách hàng không phải chịu quá nhiều ràng buộc như các hình thức cho vay khác.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Hình thức cho vay này được áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu thường xuyên vì thế có thể giảm được thủ tục cho khách hàng trong mỗi lần vay, việc giải ngân căn cứ vào dư nợ.
- Hạn mức tín dụng được xác định dựa vào những tính toán về nhu cầu vốn dành cho kế hoạch sản xuất kinh doanh và các nguồn tài trợ khác của khách hàng.
- Cho vay hợp vốn: đây là hình thức cho vay mà nguồn vốn tín dụng có sự tham gia của nhiều ngân hàng đối với một khách hàng.
- Hình thức cho vay hợp vốn sẽ giúp san sẻ rủi ro và khiến cho quá trình kiểm soát khoản vay càng trở nên chặt

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt