« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu một số giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Từ khóa: TMĐT, Doanh nghiệp, Nam Định.
- Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá, thương mại điện tử đã trở thành một trong những ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, là công cụ thiết yếu giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Ngày nay, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành một phương thức kinh doanh phổ biến trong nền “kinh tế số hoá” và “xã hội thông tin”.
- Thương mại điện tử tác động sâu rộng đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội, đem lại nhiều lợi ích tiềm năng và cả những thách thức.
- Thương mại điện tử đang phát triển mạnh trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên hiện nay đang áp dụng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển.
- các nước đang phát triển cũng bắt đầu nhận thức được xu hướng tất yếu của TMĐT, nhìn thấy ở thương mại điện tử cơ hội phát triển cho tương lai và bắt đầu tích cực tham gia.
- Thương mại điện tử mang lại lợi ích thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế, giúp người tham gia thu được thông tin phong phú về thị trường và tìm kiếm đối tác, giảm chi phí, mở rộng quy mô doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ kinh doanh và đặc biệt với các nước đang phát triển đây là cơ hội tạo bước tiến nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
- Thương mại điện tử không còn là một chiến lược mà các quốc gia có thể lựa chọn hoặc không, bởi nếu quốc gia nào không nắm lấy cơ hội này sẽ có nguy cơ tụt hậu, năng lực cạnh tranh sẽ bị suy giảm trong thế giới toàn cầu hoá.
- Cuộc cách mạng công nghệ thông tin trong kinh doanh điện tử sẽ là cơ hội lớn cho các nước đang phát triển để tận dụng nhằm phát triển kinh tế của đất nước.
- Nếu không bắt kịp với bước tiến này 1 khoảng cách của các nước đó đối với các nước phát triển sẽ còn gia tăng nhanh chóng.
- Do đó, phát triển TMĐT trở thành vấn đề mang tính chất sống còn đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
- Phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì cơ sở hạ tầng nền tảng cho TMĐT đang trong quá trình hoàn thiện.
- Đặc biệt nhận thức về TMĐT của người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý còn rất hạn chế.
- Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện các yếu tố phát triển cho TMĐT như: hạ tầng viễn thông, Internet.
- cơ sở pháp lý để thúc đẩy phát triển ứng dụng TMĐT.
- Nam Định là tỉnh nông nghiệp đang trong quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá.
- Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thấy TMĐT là một phương thức giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn Nam Định cần phải nhanh chóng phát triển TMĐT để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và tích cực hội nhập.
- Tuy nhiên, việc ứng dụng thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhận thức, trình độ nhân lực, đặc điểm kinh doanh, hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp.
- Vì vậy, làm thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định nhanh chóng chấp nhận và tham gia TMĐT là nội dung quan trọng cấp thiết trong công tác quản lý Nhà nước đối với việc phát triển TMĐT.
- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định” làm đề tài cho luận văn của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp tỉnh Nam Định.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu: 2 + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2014.
- Phạm vi địa lý: Giới hạn nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn Nam Định.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp, so sánh trên cơ sở điều tra, quan sát thực tế và các số liệu thống kê thu thập từ các sách, các tài liệu nghiên cứu chuyên ngành có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực, làm cơ sở vững chắc để đưa ra những nhận xét đánh giá và đề xuất các giải pháp thực hiện.
- Tóm tắt nội dung chính Ngoài những nội dung như: phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm ba (03) chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng, nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu, thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Chương 3: Xây dựng các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Kết luận Luận văn đã nghiên cứu và áp dụng các công cụ phân tích để đưa ra các định hướng phát triển thương mại điện tử, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Luận văn đã hệ thống hóa được lý thuyết về thương mại điện tử.
- Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật mạng viễn thông, internet và thương mại điện tử trong hoạt động cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp.
- đồng thời nhận định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để các doanh nghiệp định hướng phát triển trong những năm tới.
- 3 - Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt