You are on page 1of 89

PHẦN I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


CHƯƠNG 1: CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC

I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TỰ NHIÊN


VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ) Ở TIỂU HỌC
Từ năm học 1996- 1997 môn Tự nhiên và Xã hội (TN-XH) được chính thức đưa
vào dạy đại trà ở tiểu học. Đây là môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát
triển từ các môn học trước nó như "Khoa học thường thức" (1956), "Tìm hiểu khoa
học" (1986), "Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội"(1993).
Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở tiểu học, sau
năm 2000 môn Tự nhiên và Xã hội được cấu trúc lại thành các môn: Tự nhiên và Xã hội
(lớp 1,2,3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Các môn học này được kế thừa, bổ sung và
hoàn thiện từ các chủ đề và phân môn của môn TN-XH và môn Sức khoẻ trước đây.
Đây là những môn học có vị trí quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu kép của giáo
dục tiểu học: tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học tốt các môn học tương ứng ở các
lớp trên, hoặc bước vào cuộc sống lao động.
II. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Các môn về TN-XH nhằm giúp học sinh lĩnh hội những tri thức ban đầu và
thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển cho các em
năng lực quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khả năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Cụ thể:
1.Về kiến thức:
Giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
* Con người: học sinh có những hiểu biết cơ bản về con người ở các phương diện:
+ Sinh học: sơ lược về cấu tạo, chức phận và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ
thể người và mối liên hệ giữa con người và môi trường.
+ Nhân văn: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, các thành quả lao động, sáng
tạo của con người, mối quan hệ giữa con người và con người trong gia đình và cộng
đồng.
* Sức khoẻ: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng tránh
một số bệnh tật và tai nạn, các vấn đề về sức khoẻ tinh thần.
* Xã hội: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian (Biết được
một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình trong lịch sử Việt Nam
từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay), theo không gian (Biết được nơi bản thân, gia
đình và cộng đồng cư trú, sơ lược về đất nước Việt Nam, về các châu lục và các nước
trên thề giới).
* Thế giới vật chất xung quanh:
+ Giới tự nhiên vô sinh: các vật thể, các chất...

1
+ Giới tự nhiên hữu sinh: động, thực vật
Ngoài những tri thức cơ bản trên, học sinh còn được cung cấp một số vấn đề về dân
số, môi trường.
2. Về kỹ năng:
Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng như:
- Biết quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần gũi với
đời sống hàng ngày.
- Biết phân tích, so sánh, dánh giá một số mối quan hệ đơn giản, những dấu hiệu
chung và riêng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
- Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, biết phòng tránh
một số bệnh tật và tai nạn.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ: hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen như:
- Ham hiểu biết khoa học.
-Yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi
trường sống.
- Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng.
Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng
đồng, sống hoà hợp với môi trường và cộng đồng.
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC MÔN VỀ TN-XH
1. Đặc điểm chương trình
Chương trình các môn TN-XH ( Khoa học, Lịch sử và Địa lý) có những đặc điểm
sau:
1.1. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp.
Dạy học theo tư tưởng tích hợp được UNESCO định nghĩa như sau: " Dạy học theo
tư tưởng tích hợp là cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn
đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá muộn hoặc quá
sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau"(Hội nghị về khoa học giáo dục
của UNESCO- Paris, 1972). Dạy học theo tư tưởng tích hợp còn gọi là dạy học hợp
nhất các khoa học.
Quan điểm tích hợp được thể hiện trong các môn về TN - XH ở các khía cạnh sau:
- Các môn về TN-XH xem xét tự nhiên- xã hội- con người trong một thể thống nhất,
có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó con người là yếu tố cơ bản.
- Chương trình các môn tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau
như: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Sức khoẻ, Dân số, Môi trường, Kỹ
năng sống.
- Tuỳ theo trình độ nhận thức của HS ở từng giai đoạn mà chương trình có cấu trúc
cho phù hợp. Cụ thể:
+ Chương trình môn TN-XH (lớp1,2,3) được cấu trúc thành 3 chủ đề lớn: Con người
và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm, được mở rộng và
nâng cao dần qua các lớp.

2
+ Chương trình môn Khoa học được cấu trúc thành các chủ đề : Con người và sức
khỏe, Vật chất và năng lượng, Động vật và thực vật, Môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
+ Chương trình môn Địa lý và Lịch sử được tích hợp theo quan điểm liên môn, bao
gồm các kiến thức về lịch sử và địa lý Việt Nam, sơ lược địa lý thế giới.
1.2.Trong chương trình môn cácTN-XH, kiến thức được trình bày từ gần đến xa, từ
dễ đến khó nhằm phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh.
1.3. Chương trình các môn về TN-XH (Đặc biệt là môn TN-XH, Khoa học) được
cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo, thực tiễn, thiết thực, tạo điều kiện cho giáo viên có thể
vận dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt
động nhận thức của học sinh. Đồng thời, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống hàng ngày.
2. Phân phối chương trình:

Môn Lớp Số tiết/ tuần Tổng số


tiết
1 1 35
2 1 35
TN-XH 3 2 70
Khoa học 4 2 70
5 2 70
Lịch sử và Địa 4 2 (ĐL: 1, LS:1) 70
lý 5 2 (ĐL: 1, LS:1) 70

IV. ĐẶC ĐIỂM SÁCH GIÁO KHOA CÁC MÔN VỀ TN-XH


1. SGK môn TN-XH và môn Khoa học
a. Cách trình bày chung:
SGK môn TN-XH, môn Khoa học chủ yếu được trình bày bằng những hình ảnh
phong phú, sinh động, màu sắc tươi sáng bao gồm kênh hình và kênh chữ phù hợp với
đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học.
- Khác với SGK môn TN- XH cũ, kênh hình làm nhiệm vụ kép: vừa đóng vai trò
cung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học, vừa đóng vai trò chỉ dẫn
các hoạt động học tập cho học sinh thông qua các kí hiệu:
+ " Kính lúp": Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
+ " Dấu chấm hỏi": Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và trả lời.
+ "Cái kéo và quả đấm": Yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi học tập.
+ "Bút chì": Yêu cầu học sinh vẽ những gì đã học.
+ "Ống nhòm": Yêu cầu HS làm nhiệm vụ thí nghiệm, thực hành.
+ Bóng đèn toả sáng: bạn cần biết.
- Kênh chữ: Chủ yếu là các câu hỏi, các lệnh yêu cầu học sinh làm việc, trả lời câu
hỏi. Ở một số bài ở lớp 2 và lớp 3 và nhất là trong môn Khoa học, kênh chữ đã được
tăng cường, đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin của bài học.
3
b. Cách trình bày một chủ đề:
Mỗi chủ đề đều có một trang riêng để giới thiệu tên chủ đề và một hình ảnh tượng
trưng cho chủ đề đó. Mỗi chủ đề được phân biệt bằng một dải màu và một hình ảnh
khác nhau. Cụ thể: Chủ đề "Con người và sức khoẻ" được phân biệt bởi màu hồng với
kí hiệu là một cậu bé; chủ đề "Xã hội" được phân biệt bởi màu xanh lá cây với kí hiệu là
một cô bé; chủ đề "Tự nhiên" được phân biệt bởi màu xanh da trời và có kí hiệu là một
ông Mặt Trời.
Riêng SGK môn Khoa học: chủ đề" Con người và sức khoẻ" được kí hiệu là 2 học
sinh nam, nữ; chủ đề " Vật chất và năng lượng" có kí hiệu Mặt trời; chủ đề " Động vật
và thực vật" có kí hiệu là 2 bông hoa hướng dương; chủ đề "Môi trường và tài nguyên
thiên nhiên" có kí hiệu là bầu trời xanh.
c. Cách trình bày một bài học:
Mỗi bài học được trình bày gọn trong hai trang mở liền nhau để học sinh tiện theo
dõi.
So với sách giáo khoa cũ, cấu trúc của mỗi bài học linh hoạt, mềm dẻo hơn. Có thể
bắt đầu bằng những câu hỏi nhằm yêu cầu học sinh huy động vốn hiểu biết của mình
hoặc liên hệ thực tế rồi mới đi đến phát hiện kiến thức mới của bài qua việc quan sát
các hình ảnh trong SGK hay các mẫu vật. Cũng có thể bắt đầu bằng lệnh yêu cầu học
sinh quan sát tranh ảnh trong SGK hay quan sát thiên nhiên, học ngoài hiện trường để
tìm ra kiến thức mới rồi mới tới những câu hỏi nhằm yêu cầu học sinh vận dụng những
điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Kết thúc bài học thường là trò chơi hoặc yêu cầu
học sinh vẽ, hoặc tiến hành các thí nghiệm, hoặc thực hành những điều mà các em đã
học. Với cấu trúc như vậy, mỗi bài học là một chuỗi các trình tự hoạt động học tập của
học sinh, đồng thời giúp cho giáo viên lựa chọn các phương pháp và các hình thức tổ
chức dạy học cho phù hợp.
Cuốn sách được coi là người bạn của HS, vì vậy, cách xưng hô với học sinh là "bạn".
2. Sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lý
a. Khổ sách: 17 x 24.
b. Cách trình bày chung của cuốn sách:
- Kênh chữ:
Khác với SGK môn TN-XH 1,2,3, trong SGK môn Lịch sử và Địa lý kênh chữ đóng
vai trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức, thể hiện nội dung trọng tâm của bài được
đặt trong phần đóng khung và hệ thống câu hỏi cuối bài. Ngoài ra còn có những câu hỏi
và lệnh ở giữa bài được in nghiêng để học sinh dễ nhận biết và được dùng để hướng dẫn
HS làm việc với kênh hình và liên hệ thực tế để tìm ra kiến thức mới.
- Kênh hình: So với SGK phần Lịch sử và Địa lý trước đây, kênh hình được tăng lên
không những về số lượng mà còn cả về thể loại. Kênh hình không chỉ minh hoạ cho
kênh chữ mà còn là nguồn cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS.
c. Cách trình bày một bài học:
Khác với SGK môn TN-XH và môn Khoa học, cấu trúc mỗi bài học trong môn Lịch
sử và Địa lý gồm có 3 phần:
- Phần cung cấp kiến thức bằng kênh hình, kênh chữ.

4
- Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập:
+ Câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập được in nghiêng ở giữa bài gợi ý giáo
viên tổ chức cho học sinh hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kỹ năng.
+ Câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài và
củng cố kiến thức của học sinh sau mỗi bài học.
- Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung màu.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1:


1. Phân tích mục tiêu của các môn về Tự nhiên và Xã hội
2. Phân tích đặc điểm chương trình các môn về Tự nhiên và Xã hội. Cho ví dụ minh
hoạ.
3. Phân tích đặc điểm sách giáo khoa các môn: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch
sử và Địa lý.

Chương II
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN - XH
I. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN –
XH
Một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới chương trình và sách giáo
khoa ở bậc tiểu học nói chung, trong các môn về TN-XH nói riêng là đổi mới PPDH.
Đổi mới PPDH được hiểu là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt
tích cực của các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Từ đặc điểm chương trình và SGK các môn về TN-XH, từ quan điểm đổi mới PPDH
ở bậc tiểu học, việc sử dụng PPDH các môn về TN-XH cần dựa trên các định hướng cơ
bản sau:
- Đề cao vai trò chủ thể của người học: Đây chính là cách dạy học hướng tập
trung vào học sinh, học sinh thực sự là chủ thể nắm tri thức, rèn luyện kỹ năng. Trong
dạy học các môn TN-XH, thay cho việc chủ yếu là giảng giải, thuyết trình, đọc, nói theo
tài liệu có sẵn, GV cần huy động tối đa kinh nghiệm và vốn tri thức có sẵn của HS để tổ
chức cho các em tự phát hiện tri thức mới của bài học. GV thiết kế, hệ thống câu hỏi,
bài tập giao cho HS thực hiện với sự hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết, tổ chức các hoạt
động như quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập ... qua đó giúp HS lĩnh hội kiến
thức của bài học một cách tích cực, chủ động.
- Đưa các PPDH mới vào quá trình dạy học các môn về TN-XH trên cơ sở phát
huy những ưu điểm của các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Trong dạy học các môn về TN-XH không phủ nhận việc sử dụng các PPDH truyền
thống như gỉang giải, hỏi đáp... Tuy nhiên, GVcần sử dụng các PPDH này theo quan
điểm phát triển, kích thích, phát huy vai trò chủ động, tích cực nhận thức của HS, tạo
mọi điều kiện cho HS được tham gia tích cực vào việc xây dựng bài học.
Bên cạnh phát huy ưu điểm của các PPDH truyền thống, cần vận dụng một cách
linh hoạt các PPDH mới như thảo luận, điều tra, đóng vai, động não...Đây là các PPDH

5
yêu cầu HS phải hoạt động tích cực với các nguồn tri thức như vật thật, tranh ảnh, sơ
đồ...,đồng thời vận dụng vốn tri thức, vốn hiểu biết của mình để tự phát hiện kiến thức
của bài học.
- Liên quan đến việc đổi mới PPDH, đòi hỏi phải đổi mới các hình thức tổ chức dạy
học, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới cách đánh giá trong dạy học
các môn về TN-XH.

II. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH


Các môn về TN-XH tích hợp kiến thức của các ngành khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội. Vì vậy phương pháp dạy học các môn này cũng rất phong phú và đa dạng.
Trong các giáo trình giáo dục học dành cho các hệ đào tạo giáo viên tiểu học ở
các trường sư phạm hiện nay, các nhà giáo dục học vẫn sử dụng cách phân loại các
PPDH theo nguồn tri thức và đặc điểm tri giác thông tin theo các nhóm sau:
-Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời.
-Nhóm các phương pháp dạy học trực quan.
-Nhóm các phương pháp dạy học thực hành.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm các môn về TN-XH, vào đặc điểm nhận thức của
học sinh tiểu học, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, các phương
pháp dạy học được dùng phổ biến trong dạy học các môn về TN-XH là: các phương
pháp thuyết trình, hỏi đáp, quan sát, thí nghiệm, kể chuyện, điều tra, thảo luận...
1. Các phương pháp thuyết trình:
1.1.Khái niệm: Thuyết trình là phương pháp dạy học thông dụng, trong đó giáo viên
dùng lời nói để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết, dễ hiểu cho học
sinh tiếp thu.
1.2. Các dạng thuyết trình được sử dụng trong dạy học các môn TN-XH:
a. Giảng giải: Là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên dùng lời nói của mình để làm
sáng rõ những khái niệm, thuật ngữ, bản chất lô gic của một hiện tượng nào đó, những
mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
Phương pháp này thường được sử dụng trong các bài học lĩnh hội tri thức mới về
những vấn đề khó, phức tạp mà học sinh không đủ khả năng tự tìm hiểu qua các hoạt
động độc lập.
Giảng giải còn được dùng để hướng dẫn cách thức tiến hành các hoạt động của học
sinh.
Để sử dụng phương pháp này có hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lời nói của giáo viên phải rõ ràng, chính xác, sinh động, giàu hình ảnh, tốc độ vừa
phải.
- Ngắn gọn dễ hiểu đối với học sinh: sử dụng những từ ngữ đơn giản, phù hợp với
trình độ nhận thức của học sinh nhưng không làm cho học sinh hiểu sai khái niệm khoa
học được đề cập đến.

6
- Cần sử dụng giảng giải theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tránh lạm
dụng nó.
b. Kể chuyện:
Là dạng thuyết trình đặc biệt, được sử dụng trong dạy học môn TN-XH, nhất là với
nhóm kiến thức lịch sử.
Kể chuyện là cách dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và truyền
cảm đến học sinh về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, hoặc một hiện tượng tự nhiên,
một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ.
* Ưu điểm của phương pháp kể chuyện.
- Kể chuyện tạo nên một bức tranh sinh động về những sự kiện, hiện tượng, về
những nhân vật dễ gây hứng thú cho học tập cho học sinh.
- Việc kể chuyện góp phần phát triển trí tưởng tượng cho học sinh.
- Sức mạnh của chuyện kể của giáo viên còn ở sự tạo ra cho học sinh niềm tin
vào cái Chân - Thiện - Mỹ, vào sức sáng tạo vô hạn của con người trong việc cải tạo thế
giới tự nhiên và xã hội. Ngoài ra khi kể lại những câu chuyện, học sinh được tập diễn
đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngôn ngữ của mình từ đó phát triển ngôn ngữ, tư duy,
khả năng diễn đạt của các em.
*Tình huống sử dụng :
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp kể chuyện khi giới thiệu bài mới để gây hứng
thú học tập cho học sinh, hoặc có thể sử dụng xen kẽ trong tiết học, vào cuối tiết học,
cũng có thể giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện trong phần lớn thời gian của
tiết học nhất là khi dạy các bài học trình bày các sự kiện lịch sử như diễn biến của cuộc
khởi nghĩa, trận đánh trong phân môn Lịch sử.
* Ví dụ về sử dụng phương pháp kể chuyện.
- Ví dụ sử dụng phương pháp kể chuyện khi bắt đầu bài học.
Không khí gồm những thành phần nào? (Khoa học 4)
Để gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò cho học sinh, GV có thể bắt đầu
bài học bằng chuyện kể sau :
Người đầu tiên trên thế giới phát hiện tra các thành phần của không khí là nhà
bác học người Pháp tên là Lavôdiê. Ông đã khám phá ra các thành phần của không khí
bằng cách nào? Không khí gồm những thành phần nào? Bài học hôm nay bằng các thí
nghiệm chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi này.
* Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp kể chuyện
Khi sử dụng phương pháp kể chuyện cần lưu ý một số vấn đề sau :
- Lựa chọn các câu chuyện sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học.
- Xác định thời điểm sử dụng kể chuyện (vào giai đoạn nào của tiết học).
- Dự kiến được các PP, phương tiện có thể sử dụng kết hợp với kể chuyện

7
- Lời kể của giáo viên phải sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, uyển chuyển, kết hợp
lời kể với cử chỉ, nét mặt, với việc sử dụng các phương tiện trực quan cần thiết. Có như
vậy mới lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh.
- Dành thời gian cho học sinh thảo luận hoặc cho học sinh kể lại câu chuyện bằng
ngôn ngữ của mình.
2. Phương pháp quan sát.
Quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của các môn về TN-XH, nhất là môn
TN-XH lớp 1,2,3 và môn Khoa học.
2.1.. Khái niệm:
Phương pháp quan sát là cách thức tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan khác
nhau để tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm,
qua đó rút ra được những kết luận khoa học.
2.2. Tác dụng của phương pháp quan sát:
Đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thông qua
việc tổ chức cho học sinh quan sát mới hình thành cho các em những biểu tượng và
những khái niệm đầy đủ, chính xác, sinh động về thế giới tự nhiên và xã hội xung
quanh. Qua đó, phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy và ngôn ngữ cho các em.
2.3.. Cách thức sử dụng:
Giáo viên sử dụng phương pháp quan sát để dạy các bài học mà học sinh có thể
chiếm lĩnh kiến thức từ các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và xã hội xung
quanh hoặc từ tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, mẫu vật.
Có thể tổ chức cho học sinh tiến hành quan sát theo trình tự sau:
* Lựa chọn đối tượng quan sát: Đối tượng quan sát có thể là các hiện tượng đang xảy
ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, vật thật hay tranh ảnh, sơ đồ,
bản đồ, mô hình... Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà giáo viên lựa
chọn đối tượng quan sát cho phù hợp.
* Xác định mục đích quan sát:
Trong một bài học không phải mọi kiến thức cần cung cấp cho học sinh đều
được rút ra từ quan sát, vì vậy khi đã chuẩn bị được đối tượng quan sát cần xác định
việc quan sát phải đạt những mục đích nào ?
Ví dụ: Quan sát các loại quả (TN-XH 3)
Nếu như đối tượng quan sát là các loại quả thật thì giáo viên yêu cầu học sinh sử
dụng các giác quan khác nhau để quan sát màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị, dùng
tay (hoặc dao) bổ đôi quả để quan sát thịt và hạt của các loại quả, so sánh chúng với
nhau. Trong trường hợp chỉ có tranh vẽ các loại quả thì giáo viên có thể yêu cầu học
sinh nhận xét về màu sắc, hình dạng, kích thước, dựa vào kinh nghiệm của mình để
nhận xét mùi vị của quả.
*Tổ chức và hướng dẫn quan sát:

8
- Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, theo nhóm hoặc toàn lớp là tuỳ
thuộc vào số đồ dùng dạy học có được. Các nhóm có thể cùng quan sát một đối tượng
để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể có một đối tượng quan
sát riêng, giải quyết nhiệm vụ riêng.
Nếu đối tượng quan sát là vật thật (động, thực vật tươi sống, các dạng vật liệu thường
dùng...), GV cần khuyến khích học sinh sử dụng các giác quan khác nhau vào quá trình
quan sát nhằm thu được biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động về đối tượng.
Trong trường hợp đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, mô hình, các diễn
biến thí nghiệm... GV hướng dẫn HS sử dụng thị giác để quan sát các đối tượng một
cách có mục đích, có kế hoạch.
- Cần hướng dẫn HS quan sát đối tượng theo một trình tự nhất định: từ tổng thể đến
các chi tiết, bộ phận, từ bên ngoài vào bên trong.
- Cần hướng dẫn HS so sánh, liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm
ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
*Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát: Kết thúc quan sát từng cá nhân hoặc đại
diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến.
* Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung.
2.4. Một số điểm lưu ý khi sử dụng PP quan sát
Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau:
- GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định rõ thời điểm tổ chức cho HS
quan sát.
- Cần chuẩn bị đầy đủ các đối tượng quan sát phù hợp với mục tiêu, nội dung bài
học: tranh ảnh, mẫu vật, sơ đồ, bản đồ...
- GV cần chuẩn bị được hệ thống câu hỏi, bài tập chính để hướng dẫn học sinh quan
sát các sự vật, hiện tượng có mục đích, có trọng tâm. Những câu hỏi đó cần bắt đầu
bằng những từ chỉ hành động mà muốn trả lời được học sinh phải sử dụng các giác
quan của mình để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng (hãy nhìn, hãy nghe, hãy
sờ, hãy ngửi, nếm).
Hệ thống câu hỏi này cũng cần được sắp xếp từ những câu hỏi khái quát (nhằm
hướng dẫn các em quan sát tổng thể trước) đến những câu hỏi chi tiết, cụ thể (nhằm
hướng dẫn các em quan sát các bộ phận); những câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát từ
bên ngoài rồi mới đi vào bên trong. Tiếp theo là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải
so sánh liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm ra những đặc điểm giống
nhau hoặc khác nhau. Cuối cùng là những câu hỏi yêu cầu học sinh dẫn đến nhận xét
hay kết luận chung về sự vật, hiện tượng được quan sát.
- Việc tổ chức, hướng dẫn quan sát cần phải phức tạp dần phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh ở các lứa tuổi khác nhau. Ví dụ, ở các lớp 1,2,3 chủ yếu cho HS quan
sát các sự vật hiện tượng dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV, chỉ yêu cầu các em phát
biểu kết quả quan sát bằng lời, chưa yêu cầu ghi chép. ở các lớp 4,5 nhiệm vụ quan sát
cần được nâng cao hơn. Có thể hướng dẫn HS độc lập quan sát có hệ thống không chỉ
9
trên lớp, mà còn quan sát các sự vật, hiện tượng diễn ra trong một thời gian dài nhất
định, có yêu cầu ghi chép kết qủa, rút ra nhận xét, viết tường trình.
2.5 Ví dụ về sử dụng PP quan sát
Theo tinh thần đổi mới PPDH ở tiểu học, có thể tổ chức cho học sinh quan sát
kết hợp thảo luận nhóm để các em có thể rút ra kiến thức của bài học.
Lá cây (TN-XH 3).
+ Lựa chọn đối tượng quan sát: Mục tiêu chủ yếu của bài này là giúp học sinh
nhận biết được các loại lá cây có hình dạng, kích thước khác nhau, đa số lá cây có màu
xanh, một số lá có màu đỏ hoặc màu vàng. Lá cây có các phần: Cuống lá, phiến lá, trên
phiến lá có gân lá. Ở bài này đối tượng quan sát tốt nhất là các loại lá cây thật. Giáo
viên và học sinh chuẩn bị một số lá cây có hình dạng, kích thước khác nhau như: Lá
trầu không, lá tía tô, lá lúa, lá phượng, lá rau ngót.
+Tổ chức cho học sinh quan sát kết hợp thảo luận nhóm: Giáo viên chia học sinh
thành từng nhóm, phát phiếu giao việc và các loại lá cây cho các nhóm. Trong phiếu
giao việc giáo viên xác định rõ mục đích quan sát , hướng dẫn học sinh quan sát một
cách tổng thể về lá cây, thảo luận về đặc điểm của các loại lá cây, điền kết quả vào
phiếu giao việc.
Phiếu giao việc :
Câu1. Em hãy quan sát các loại lá cây và điền vào bảng sau:
TT Tên lá Màu sắc Hình dạng Kích thước

Câu 2. Hãy chỉ trên từng lá đâu là cuống lá, phiến lá, gân lá.
Câu3. Các loại lá cây có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
Các nhóm trên cơ sở phiếu giao việc và hướng dẫn của giáo viên tiến hành quan sát,
thảo luận về màu sắc, hình dạng, kích thước của các loại lá, chỉ ra được lá cây thường
có màu xanh lục , cũng có lá có màu đỏ hoặc màu vàng, các lá khác nhau có hình dạng,
kích thước khác nhau.
Kết thúc thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả quan sát của
mình, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến, giáo viên nhận xét, ghi những kết luận lên bảng.
Để giúp học sinh nắm được cấu tạo của lá, các nhóm tiếp tục quan sát, thảo luận
và ghi kết quả quan sát vào câu 2 của phiếu.
Các nhóm quan sát thảo luận và đưa ra được kết luận : lá có các phần: Cuống lá,
phiến lá, trên phiến lá có gân lá.
*Phần tổng kết : Giáo viên gọi học sinh nêu đặc điểm các loại lá cây và các phần
của chúng.

10
Giáo viên cũng dành ít phút để biểu dương các nhóm đã tích cực quan sát, có kết quả
quan sát tốt.
3. Phương pháp hỏi đáp.
3.1. Khái niệm:
Phương pháp hỏi đáp là cách thức đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học
sinh với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh đi đến những kết luận
khoa học, hoặc vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu những vấn đề học tập, vấn
đề của cuộc sống, trong tự nhiên và xã hội.
3.2. Tác dụng của phương pháp hỏi đáp
- Thông qua việc hỏi đáp giáo viên tạo ra trong học sinh nhu cầu nhận thức và các em
được tham gia giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra.
- Thông qua việc hỏi đáp giáo viên có thể dễ dàng nắm được năng lực học tập, trình
độ nhận thức của học sinh, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy của mình để nâng cao hiệu
quả dạy học.
- Khi sử dụng phương pháp hỏi đáp, không khí lớp học sôi động hơn, học sinh tích
cực, hứng thú học tập hơn, do đó phát triển được tư duy độc lập, tính tích cực nhận thức
và năng lực diễn đạt bằng lời của học sinh.
3.3. Cách thức sử dụng:
Tuỳ theo yêu cầu sư phạm, giáo viên có thể sử dụng 3 dạng hỏi đáp :
+ Hỏi đáp tái hiện: Loại hỏi đáp thường được sử dụng để kiểm tra bài cũ, ôn tập,
hoặc để khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh làm điểm tựa cho việc lĩnh hội
tri thức mới của bài học.
Ví dụ: Kể tên một vài bệnh về tim mạch mà bạn biết. (bài 9: Phòng bệnh tim mạch,
TN-XH 3)
-Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm mà bạn biết.(bài 5. Vai trò của chất đạm
và chất béo. Khoa học 4)
.....
+ Hỏi đáp thông báo: Trên cơ sở những kiến thức tối thiểu làm điểm tựa, giáo viên
đặt câu hỏi cho HS nhằm dẫn dắt các em lĩnh hội tri thức mới.
Ví dụ: Thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống thú mẹ chưa? Thú con mới ra đời
được thú mẹ nuôi bằng gì? (Bài 59. Sự sinh sản của thú. Khoa học 5)
+ Hỏi đáp có tính chất tìm tòi khám phá: Dạng hỏi đáp này có tác dụng kích thích sự
suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Đó là những câu hỏi yêu cầu học sinh dựa vào
kiến thức đã học để suy luận, giải thích được nguyên nhân, bản chất, mối quan hệ giữa
các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
-Hãy giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đát
liền thổi ra biển? (Bài 37: Tại sao có gió? Khoa học 4)

11
- Tại sao châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới? (Bài 23. Châu Phi, Lịch sử
và Địa lý 5).
Trong quá trình dạy học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các dạng hỏi đáp trên, cần
chú trọng tới dạng hỏi đáp tìm tòi khám phá vì nó phát huy được tính tích cực, độc lập,
tư duy sáng tạo của học sinh.
3.4. Một số điểm lưu ý khi sử dụng phương pháp hỏi đáp.
Nghệ thuật đặt câu hỏi là yếu tố quyết định thành công của phương pháp hỏi
đáp. Vì vậy, khi đặt câu hỏi giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
- Phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu
- Phải lôgic, phù hợp với nội dung bài dạy
- Phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
- Phải kích thích được sự suy nghĩ, tìm tòi của học sinh.
- Tránh đặt những câu hỏi chung chung, quá dễ hoặc quá khó, tránh đặt những câu
hỏi trong đó đã có sẵn câu trả lời, học sinh có thể đoán ra mà không cần động não gì cả.
Tránh đặt những câu hỏi yêu cầu học sinh đoán mò hoặc chỉ trả lời có hoặc không.
-Cần lưu ý rèn luyện cho học sinh biết cách trả lời thành câu tương đối hoàn
chỉnh với vốn từ ngữ của các em. Mặt khác phải dạy cho các em biết cách tự đặt ra
những câu hỏi trong quá trình học tập.
3.5. Ví dụ minh hoạ
Bài 60. Nhu cầu không khí của thực vật (Khoa học 5)
Để giúp học sinh tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp
và hô hấp, trước hết GV có thể đặt câu hỏi yêu cầu HS ôn lại các kiến thức cũ:
- Không khí gồm những thành phần nào?
- Không khí có vai trò như thế nào đối với con người, động, thực vật?
Tiếp đến, GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 120, 121 SGK, và dựa vào kiến thức
lớp dưới để trả lời các câu hỏi (có thể cho HS làm việc theo cặp, tự đặt câu hỏi cho
nhau và trả lời):
- Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
- Trong quá trình hô hấp thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
- Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
- Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
- Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên bị ngừng?
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và
hô hấp. Nếu thiếu không khí thì cây sẽ bị chết, dù được cung cấp đầy đủ nước, chất
khoáng và ánh sáng.
4. Phương pháp thí nghiệm.

12
Thí nghiệm là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học môn Khoa học vì
đây là môn học tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học thực nghiệm (Vật lý, Hoá
học, Sinh học).
4.1. Tác dụng của phương pháp thí nghiệm
Đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thí nghiệm
tuy không nhiều trong chương trình nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong việc tạo ra niềm
tin có cơ sở khoa học vào kiến thức mới. Học sinh dễ hiểu các hiện tượng phức tạp, do
đó kích thích được sự say mê khoa học và hứng thú học tập.
- Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinh quan sát, phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những kết luận khoa
học, các thao tác tư duy được phát triển:
- Việc làm thí nghiệm góp phần hình thành cho học sinh kỹ năng kỹ xảo thực
hành và vận dụng tri thức vào thực tiễn.
4.2. Đặc điểm thí nghiệm ở tiểu học:
- Khác với các lớp trên, ở tiểu học thí nghiệm chỉ tìm hiểu những hiện tượng về định
tính mà chưa đi sâu vào định lượng.
- Các thí nghiệm trong chương trình Khoa học lớp 4,5 có thể phân thành các loại
sau:
+ Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết qủa.
+ Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia).
+ Loại nghiên cứu tính chất của vật.
4.3. Cách thức sử dụng:
Thí nghiệm có thể tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định mục đích thí nghiệm
Việc xác định đúng mục đích thí nghiệm là rất quan trọng, giúp cho việc biểu
diễn thí nghiệm đúng mục tiêu đề ra, thí nghiệm đạt được hiệu quả cao.
Bước 2: Vạch kế hoạch thí nghiệm:
Giáo viên cần liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến
hành thí nghiệm. Đồng thời phải vạch được kế hoạch cụ thể: làm gì trước? làm gì sau?
thực hiện thao tác gì trên vật nào? quan sát dấu hiệu gì? ở đâu? bằng giác quan nào hoặc
bằng phương tiện gì?
Mặt khác, việc vạch kế hoạch thí nghiệm một cách đúng đắn có thể khắc phục
được một số khó khăn khi gặp những bài học có nhiều thí nghiệm chứng minh mà thời
gian ở lớp có hạn.
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm:
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí, lắp rắp thí nghiệm, đề ra
những mâu thuận nhận thức để gây hứng thú, trí tò mò của học sinh đối với thí nghiệm.
Có thể tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo từng cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp
tùy theo mục tiêu, đặc điểm của từng thí nghiệm .

13
- Giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp với tiến trình thí nghiệm
(câu hỏi trước khi, trong khi và sau khi làm thí nghiệm).
Bước 4: Tổng kết thí nghiệm và liên hệ thực tế: ở bước này giáo viên hoặc hoc
sinh nêu lại diễn biến thí nghiệm, rút ra những kết luận khoa học. Giáo viên nêu một số
ứng dụng trong cuộc sống có liên quan đến thí nghiệm hoặc giải thích một số hiện
tượng xẩy ra trong tự nhiên.
4.3. Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thí nghiệm
*Đối với thí nghiệm:
-Thí nghiệm phải bảo đảm tính vừa sức, rõ ràng, hiệu quả và an toàn.
-Các thiết bị cần đảm bảo tính khoa học và tính trực quan.
*Đối với giáo viên:
+ Khi biểu diễn thí nghiệm phải làm sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ các bộ
phận và các chi tiết chính của dụng cụ thí nghiệm, nếu cần đưa đến từng bàn cho học
sinh quan sát.
+ Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: Muốn vậy giáo viên phải chuẩn bị chu
đáo và thử đi thử lại nhiều lần.
+Phải chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo tiến trình của thí nghiệm.
+Trong tiến trình thí nghiệm cần phối hợp một cách hợp lý các PPDH khác.
4.4. Ví dụ minh họa
Bài 30 " Làm thế nào để biết có không khí?" (Khoa học 4)
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
- Không khí tồn tại khắp nơi trên trái đất
- Làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng
trong các vật.
- Hiểu khái niệm khí quyển
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các đồ dùng DH theo nhóm: các túi ni lông, dây chun, đinh (hoặc tăm
nhọn), chậu, chai không, miếng bọt biển hoặc một mẩu đất khô.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: TN chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
Mục tiêu:
Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật.
Cách thức tiến hành:
-GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị các dụng cụ TN: túi ni
lông nhỏ, dây chun.

14
GV hướng dẫn các nhóm làm cho không khí vào đầy túi ni lông rồi lấy dây chun
buộc lại.
- Các nhóm trả lời câu hỏi:
-Cái gì đã làm cho túi ni lông căng phồng?
-Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
GV hướng dẫn HS lấy đinh (hoặc tăm nhọn) đâm thủng túi ni lông đang căng phồng
Hiện tượng gì đã xảy ra? để tay lên chỗ thủng ta có cảm giác gì?
Qua TN trên chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi
vật.
Mục tiêu: HS biết được không khí có ở khắp nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của vật.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị các dụng cụ TN lên bàn: chậu thuỷ tinh, chai rỗng,
miếng bọt biển (hoặc mẩu đất khô)
Câu hỏi trước khi làm TN: Điều gì sẽ xảy ra khi ta nhúng chìm chai rỗng và miếng
bọt biển vào chậu nước?
-Các nhóm tiến hành TN, quan sát và mô tả hiện tượng khi nhúng chìm chai và
miếng bọt biển vào chậu nước.
-Các nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao có nhiều bong bóng khí thoát ra từ
miệng chai và tại sao có nhiều bọt nước nhỏ li ti thoát ra từ miếng bọt biển qua 2 thí
nghiệm.
Qua các thí nghiệm trên chúng ta có thể rút ra kết luận gì về sự tồn tại của không khí?
Kết luận: Không khí có ở khắp nơi: ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong
của vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm khí quyển
- GV cho HS tìm hiểu khái niệm khí quyển và tìm một số ví dụ chứng tỏ không khí
có ở khắp nơi.
5. Phương pháp thực hành
Phương pháp thực hành được sử dụng phổ biến trong dạy học các môn về TN-XH,
nhất là các bài có nội dung về giáo dục sức khoẻ.
* Tác dụng của phương pháp thực hành
-Củng cố những kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội
-Hình thành, củng cố kỹ năng cho học sinh
-Hình thành một số thói quen tốt cho học sinh
-Làm cho giờ học sinh động, học sinh học tập hứng thú, tích cực
* Cách thức sử dụng

15
-Thực hành có thể thực hiện trong tiết học: thực hành rửa mặt, thực hành đánh răng,
thực hành quét dọn lớp học.
-Thực hành có thể tiến hành ngoài lớp học như: thực hành vệ sinh trường học, vệ sinh
nhà ở, vệ sinh môi trường ở địa phương.
-Có thể tổ chức cho học sinh thực hành theo cá nhân, theo nhóm, cả lớp
- Thực hành có thể tổ chức dưới dạng trò chơi học tập. Ví dụ trò chơi "Dự báo thời
tiết"
*Ví dụ về sử dụng phương pháp thực hành
Bài 7. Thực hành: Đánh răng và rửa mặt (TN-XH 1)
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết đánh răng và rửa mặt đúng cách
- Biết áp dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học
-GV: chuẩn bị mô hình hàm răng, bàn chải, kem đánh răng, chậu rửa mặt, xà phòng
thơm, các xô chậu đựng nước sạch.
HS: Mỗi học sinh chuẩn bị 1 bàn chải, cốc, khăn mặt
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Thực hành đánh răng
Mục tiêu: giúp học sinh biết đánh răng đúng cách
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV cho học sinh quan sát mô hình hàm răng và đặt câu hỏi:
- Đâu là mặt trong của răng?
- Đâu là mặt ngoài của răng?
-Đâu là mặt nhai của răng?
Một số học sinh chỉ vào mô hình hàm răng và trả lời
Hàng ngày các em chải răng như thế nào? (gọi một số HS trả lời và lên làm thử các
động tác chải răng bằng bàn chải GV mang đến lớp, trên mô hình hàm răng. Một số học
sinh nhận xét bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai.
GV hỏi cả lớp : Cách chải răng như thế nào là đúng?
GV làm mẫu lại động tác đánh răng với mô hình hàm răng, đồng thời giải thích cách
làm:
+ Chuẩn bị cốc và nước sạch
+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải
+ Chải răng theo hướngđưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên
+ Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
+ Súc miệng kỹ

16
+ Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng nơi qui định sau khi đánh răng.
Bước 2: Làm việc cá nhân
Lần lượt từng cá nhân thực hành đánh răng theo chỉ dẫn trên của GV. GV theo dõi,
hướng dẫn, giúp học sinh đánh răng đúng cách.
Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt
Mục tiêu: giúp HS biết rửa mặt đúng cách
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp
GV nêu câu hỏi: Ai có thể cho cả lớp biết: rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp
vệ sinh nhất? Vì sao?
Một số học sinh trả lời câu hỏi và thực hiện động tác rửa mặt, cả lớp nhận xét đúng,
sai.
GV giải thích và hướng dẫn cách rửa mặt hợp vệ sinh:
+ Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch.
+ Rửa tay sạch bằng xà phòng
+ Dùng hai bàn tay đã sạch hứng nước sạch để rửa mặt, xoa kỹ xung quanh mắt, trán,
hai má, miệng và cằm
+ Dùng khăn sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau các nơi khác.
+ Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ.
+ Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xã phòng và phơi ra nắng hoặc chỗ khô ráo, thoáng.
Bước 2: Từng học sinh thực hành rửa mặt theo hướng dẫn của GV (nếu đủ điều kiện
về vệ sinh)
Dặn dò: GV nhắc nhở học sinh đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối
sau khi ăn, thường xuyên rửa mặt sạch sẽ bằng nước sạch, khăn sạch.
6. Phương pháp thảo luận.
Thảo luận là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh
với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề về cuộc sống.
Trong dạy học các môn về TN-XH, thảo luận được sử dụng rộng rãi: Thảo luận
có thể là một phần của bài học để tìm tòi, xác định vấn đề hoặc để nhận định, đánh gía
một vấn đề.
Về hình thức, thảo luận có thể được tiến hành theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp.
* Thảo luận cả lớp:
Khác với phương pháp hỏi đáp, khi tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp học sinh
giữ vai trò chính trong việc nêu câu hỏi và trả lời. Nếu một vấn đề đưa ra được phân
tích ở nhiều khía cạnh và có những ý kiến trái ngược nhau xuất hiện phải tranh luận sôi
nổi mới tìm ra kết luận, đó là những dấu hiệu chứng tỏ giáo viên sử dụng phương pháp
thảo luận thành công.

17
Muốn thảo luận thành công giáo viên cần phải đặt kế hoạch một cách cẩn thận,
trước hết ở khâu lựa chọn chủ đề thảo luận. Chủ đề thảo luận được lựa chọn có thể là
chủ đề mở, có thể xem xét chúng ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh theo những quan điểm
khác nhau.
Ví dụ: Chúng ta nên ăn uống như thế nào để cơ thể khoẻ mạnh?( TN-XH 2)
Bạn đã làm gì để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ?( TN-XH 2)
- Khi ở trường, bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi gì? Tại sao? (TN-XH
3).v.v...
Sau khi nêu chủ đề cần thảo luận cho cả lớp, giáo viên có thể lấy tinh thần xung
phong hoặc cử một học sinh nói đầu tiên. Giáo viên theo dõi tiến triển của cuộc thảo
luận, hướng ý kiến của học sinh theo đúng kế hoạch dự kiến.
*Thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm tạo điều kiện để học sinh trình bày ý kiến, quan điểm của mình về
một vấn đề học tập trong một khoảng thời gian nhất định. Từng thành viên trong nhóm
có thể bày tỏ ý kiến của mình, cùng lắng nghe ý kiến của các bạn khác để hoàn thành
nhiệm vụ chung của cả nhóm.
* Cách thức tiến hành:
Thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau:
- Chia nhóm : tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp mà GV có thể chia nhóm cho phù
hợp, có thể chia theo vị trí bàn học 2 hoặc 4, hoặc 6 học sinh.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Ổn định tổ chức, giao nhiệm vụ thảo luận cho các
nhóm thông qua phiếu học tập hoặc lời chỉ dẫn trực tiếp của GV. Các nhóm tiến hành
bàn bạc thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao, GV theo dõi hoạt động của các
nhóm, kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm: Kết thúc thời gian thảo luận
nhóm đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Cả lớp lắng
nghe, bổ sung ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của học sinh, GV nhận xét, đưa ra kết luận
chung.
Để thảo luận nhóm có kết quả, giáo viên cần tập cho học sinh cách làm việc trong
nhóm, từ việc chia nhóm, cử nhóm trưởng, thay mặt nhóm để trình bày kết quả làm việc
trước lớp.
Ví dụ: Bài 32 "Làng quê và đô thị" (TN-XH3)
Khi dạy bài này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm như sau:
+ Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm (mỗi nhóm từ 4-6
em), phát phiếu giao việc cho từng nhóm( phiếu giao việc của các
nhóm như nhau). Nội dung phiếu giao việc như sau: Em hãy quan sát
các hình 1,2,3 trang 62 SGK để tìm ra sự khác biệt giữa làng quê và
đô thị rồi ghi vào bảng sau:
Đặc điểm Làng quê Đô thị

18
- Phong cảnh, nhà cửa,
- Hoạt động sống chủ yếu của
nhân dân.
- Đường sá, hoạt động giao
thông.

+ Các nhóm ổn định tổ chức, tiến hành thảo luận để tìm ra những đặc trưng của
làng quê và đô thị về phong cảnh, lao động sống của con ngưòi, hoạt động giao thông .
Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn, hướng
việc thảo luận của các em vào những vấn đề trọng tâm, cơ bản.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ
sung ý kiến.
+ Giáo viên kết luận về đặc điểm của làng quê và đô thị: ở làng quê, người dân
thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,...; xung
quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,...; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua
lại. ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy..., nhà ở
tập trung san sát; đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại.
Tiếp đó, giáo viên cho học sinh liên hệ mình sống ở làng quê hay đô thị.
Để củng cố bài học giáo viên có thể tổ chức trò chơi" Ai nhanh hơn?"
GV hoặc HS sưu tầm tranh ảnh về làng quê và đô thị. GV chia lớp thành 2 đội, phát
tranh ảnh về làng quê và đô thị cho 2 đội.
Cách chơi như sau: Khi GV hô "bắt đầu!" 2 đội phải nhanh chóng chọn và dán ảnh
về làng quê hay đô thị vào vị trí thích hợp. Đội nào dán được nhiều tranh về làng quê và
đô thị hơn thì đội đó thắng cuộc.
7. Phương pháp điều tra.
Điều tra là tìm tòi, khám phá về một vấn đề và để tìm ra câu trả lời cho một vấn
đề buộc học sinh phải tiến hành một hoạt động: sưu tầm thông tin, sắp xếp những thông
tin đó, rút ra kết luận. Cũng có thể nói điều tra tức là tìm câu trả lời nhờ sưu tầm và
phân tích các thông tin, các số liệu.
Để hướng dẫn học sinh học tập theo phương pháp điều tra, giáo viên cần lựa chọn
các vấn đề phù hợp với trình độ học sinh, cần dự kiến trước và lên kế hoạch hướng dẫn
học sinh:
+ Thu thập thông tin ở đâu ? Như thế nào ? Cách ghi chép ra sao ? Cách phân
tích, xử lí thông tin, rút ra kết luận như thế nào ?
+ Về tổ chức, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh hoặc từng
nhóm học sinh.
Điều tra là một cách học tích cực, trong đó coi trọng việc tổ chức hoạt động độc
lập cho học sinh, các em được tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình học tập từ việc
xác định vấn đề đến việc rút ra kết luận. Trong qúa trình đó các em còn được rèn luyện
cách suy nghĩ có phê phán.
Một số bài học có thể sử dụng phương pháp điều tra như:

19
-Tỉnh (Thành phố) nơi bạn đang sống (TN-XH 3).
-Hoạt động nông nghiệp (TN-XH 3).
-Hoạt động công nghiệp, thương mại (TN-XH 3)
-Vệ sinh môi trường (TN-XH 3)
-Ôn tập: Xã hội (TN-XH 3)
-Tìm hiểu lịch sử, địa lý địa phương
- Tìm hiểu con người và môi trường
III. VẤN ĐỀ LỰACHỌN, VẬN DỤNG PPDH CÁC MÔN VỀ TN-XH.
Do nội dung các môn về TN-XH rất phong phú và đa dạng nên các phương pháp
dạy học các môn học này cũng rất đa dạng. Bản thân mỗi phương pháp dạy học trên đây
dều có những ưu và nhược điểm nhất định, không có phương pháp nào được coi là vạn
năng. Do đó, trong quá trình dạy học người giáo viên cần vận dụng chúng hết sức linh
hoạt, đảm bảo cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú.
Khi lựa chọn phương pháp cho một bài dạy cụ thể, cần phải chú ý một số vấn đề
sau:
+ Các phương pháp sẽ dùng có phù hợp với mục tiêu bài dạy không ?
+ Nội dung bài học này nên sử dụng những phương pháp dạy học nào? Phương
pháp nào là chủ đạo, phương pháp nào là hỗ trợ?
+ Để sử dụng phương pháp này giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị những đồ
dùng dạy học gì ?
+ Trình độ học sinh trong lớp có phù hợp với phương pháp mà giáo viên sẽ sử
dụng không ?
+ Mỗi giáo viên lên lớp có quyền quyết định lựa chọn các phương pháp thích
hợp. Vấn đề cơ bản là cần biết lựa chọn những phương pháp dạy học nào tạo điều kiện
để học sinh được tham gia vào hoạt động chiếm lĩnh kiến thức một cách tối đa phù hợp
với trình độ nhận thức của các em.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH
1. Ý nghĩa của phương tiện dạy học các môn về TN-XH.
Học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi nhận thức cảm tính còn chiếm ưu thế, do đó
phương tiện dạy học có vai trò rất lớn.
Các môn về TN-XH có nhiều phương tiện dạy học nhất so với các môn học khác ở
trường tiểu học cả về số lượng và chủng loại. Có tới 90% số tiết cần sử dụng đồ dùng
dạy học ở các mức độ khác nhau. Các phương tiện dạy học có tác dụng:
-Giúp cho học sinh thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách sinh
động, đầy đủ, chính xác, qua đó các em đễ hiểu, dễ nhớ kiến thức mới.
-Kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được. Phát triển hứng thú
nhận thức, năng lực quan sát, năng lực phân tích, tổng hợp các hiện tượng.

20
-Giúp cho giáo viên có điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách sinh
động, đầy đủ, sâu sắc.
Như vậy, các phương tiện dạy học nếu được sử dụng đúng đắn sẽ góp phần tích cực
vào việc nâng cao hiệu suất lao động của giáo viên và học sinh .
2. Phân loại phương tiện dạy học các môn về TN-XH.
Phương tiện dạy học các môn về TN-XH rất phong phú và đa dạng, mỗi loại có
những tác dụng, ưu điểm khác nhau.
2.1. Bản đồ, quả địa cầu, sơ đồ, lược đồ: Đây là những phương tiện dạy học không
thể thiếu được để giảng dạy các kiến thức về địa lý, lịch sử. Học sinh tiểu học cần phải
hiểu được rằng Trái đất được biểu hiện trên bản đồ và quả địa cầu. Một trong những kỹ
năng địa lý quan trọng mà giáo viên tiểu học cần hình thành cho học sinh là kỹ năng sử
dụng bản đồ , quả địa cầu, sơ đồ, lược đồ , biểu bảng.
2.2. Vật thật: Các vật thật được sử dụng rộng rãi trong các môn TN-XH như các loại
động, thực vật tươi sống, các mẫu vật khoáng sản...
Trong các đồ dùng trực quan thì các vật thật thường có nhều ưu điểm hơn cả vì
nó giúp cho việc hình thành biểu tượng sinh động nhất về các sự vật hiện tượng. Đặc
biệt với các vật tươi sống còn cho phép hình thành ở học sinh biểu tượng đầy đủ nhất vì
với chúng giáo viên có thể lôi cuốn tối đa các giác quan của học sinh vào quá trình quan
sát.
2.3. Tranh ảnh: Trong những trường hợp học sinh không thể quan sát trực tiếp các sự
vật hiện tượng thì ta thường dùng tranh ảnh để thay thế. Tranh ảnh nhiều khi có tác
dung làm đơn giản hoá các sự vật, hiện tượng, làm cho chúng rõ ràng, dễ hiểu, dễ quan
sát đối với học sinh.
2.4. Mô hình: Mô hình tạo ra những hình ảnh cụ thể của các sự vật hoặc hiện
tượng, thể hiện được vị trí trong không gian của chúng. Mô hình thường được đắp nổi
như hình ảnh của các vật thật nhưng có kích thước nhỏ hoặc to hơn.
Ngoài các mô hình tĩnh, người ta còn sử dụng các mô hình động để diễn tả một
quá trình của một hiện tượng nào đó: Mô hình biểu thị sự tiêu hoá thức ăn, mô hình
biểu thị sự vận động của trái đất quanh trục của nó và quanh mặt trời.
2.5. Dụng cụ thí nghiệm: Đây là những phương tiện không thể thiếu được trong dạy
học môn Khoa học. Những dụng cụ thí nghiệm thường dùng trong môn Khoa học như:
Đèn cồn, các loại cốc, chai, lọ, chậu thuỷ tinh trong suốt, các ống nghiệm có hình dạng,
kích thước khác nhau...
2.6. Các phương tiện nghe- nhìn: Phim đèn chiếu, phim video, máy tính... Các
phương tiện nghe nhìn có ưu điểm là trong một khoảng thời gian ngắn có thể cung cấp
cho học sinh một lượng thông tin lớn một cách rất sinh động.
3. Tự làm đồ dùng dạy học.
Trong bất kỳ điều kiện kinh tế nào thì việc tự làm các đồ dùng dạy học luôn đóng
một vai trò quan trọng, ngay cả ở các nước phát triển người ta vẫn khuyến khích giáo

21
viên và học sinh làm đồ dùng học tập. Đồ dùng dạy học tự làm không chỉ có ý nghĩa về
kinh tế mà còn có ý nghĩa về giáo dục.
* Các hướng tự làm đồ dùng dạy học:
- Tự sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho môn học các bức tranh, ảnh màu, bưu
thiếp về thiên nhiên, về các danh lam thắng cảnh, các danh nhân, các anh hùng dân tộc.
-Chương trình môn TN-XH ở các lớp 1,2,3 bao hàm những nội dung học tập và
tìm hiểu về địa phương, ngoài những đồ dùng dạy học do cơ quan chức năng đã sản
xuất, ban giám hiệu nhà trường và tập thể giáo viên học sinh cần tích cực tham gia thu
thập đóng góp tư liệu phục vụ cho môn học. Ví dụ: Sơ đồ nhà trường, sơ đồ bộ máy tổ
chức nhà trường, tư liệu về truyền thống nhà trường. Sơ đồ, lược đồ, làng, xã, quận
(huyện), tỉnh( thành phố).
Các hình ảnh tư liệu về động thực vật đặc trưng, các danh lam thắng cảnh, các
hoạt động kinh tế, phương tiện giao thông, di tích lịch sử văn hoá địa phương.
* Tự vẽ tranh.
4. Yêu cầu đối với phương tiện dạy học các môn TN-XH.
Dù loại hình nào, nguồn cung cấp nào, các phương tiện dạy học các môn TN-XH
cũng phải đảm bảo được tính khoa học và tính sư phạm. Thể hiện:
- Phải chứa đựng những thông tin cần học, những thông tin đảm bảo chính xác, phù
hợp với trình độ học tập của học sinh.
-Phải là công cụ để giáo viên tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học tập cho học sinh.
- Phải kích thích hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh.
- Đồ dùng dạy học phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
- Bất kỳ đồ dùng dạy học nào phải khai thác tối đa hiêụ quả sử dụng của nó.
-Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính trực quan
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II
1. Phân tích định hướng đổi mới phương pháp dạy học các môn vềTN-XH.
2. Cho ví dụ về tổ chức cho học sinh quan sát trong dạy học các môn vềTN-XH.
3.Cho ví dụ về tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong dạy học các môn về TN-
XH.
4. Cho ví dụ về phương pháp thí nghiệm trong dạy học các môn về TN-XH.
5. Tại sao trong quá trình dạy học các môn TN-XH, giáo viên cần vận dụng phối hợp
các phương pháp dạy học khác nhau. Cho ví dụ minh hoạ.
6. Trình bày ý nghĩa, cách thức sử dụng phương tiện dạy học các môn TN-XH.

Chương III
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH
I. SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH
22
Các môn về TN-XH cũng giống như các môn học khác ở trong trường tiểu học
nước ta, được tiến hành theo hình thức lớp - bài. Đây là hình thức dạy học cơ bản nhất
vì các kiến thức được truyền thụ một cách có hệ thống. Chỉ có thông qua giờ lên lớp các
nguyên tắc, phương pháp dạy học và giáo dục mới được thực hiện một cách chặt chẽ,
đảm bảo sự phát triển cá nhân thông qua tập thể lớp. Do đó phần lớn thời gian của
chương trình các môn về TN-XH dành cho việc lên lớp.
Tuy nhiên ngoài hình thức lên lớp còn có các hình thức tổ chức dạy học khác như
bài giảng ngoài thiên nhiên, tham quan. Dưới đây là những hình thức tổ chức dạy học
cơ bản được sử dụng trong dạy học các môn về TN-XH theo tinh thần đổi mới phương
pháp dạy học.
1. Dạy học trên lớp
Trong dạy học các môn TN-XH có thể vận dụng ba hình thức tổ chức dạy học
trên lớp: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học đồng loạt cả lớp.
1.1. Dạy học theo nhóm
a. Ưu điểm:
- Là hình thức tổ chức dạy học rất sinh động. Cụ thể :
+ Khi làm việc theo nhóm học sinh có thể học hỏi lẫn nhau. Từng em trong nhóm có
thể bộc lộ ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của các bạn để cùng hoàn thành nhiệm
vụ chung của cả nhóm. Qua đó, rèn cho HS kỹ năng giao tiếp, sự hợp tác, tương trợ lẫn
nhau trong học tập.
+ Giáo viên và học sinh đều phải thay đổi cách dạy và cách học theo hướng tích cực.
+ Học sinh học tập tích cực, độc lập, không còn là những người tiếp thu kiến thức
một cách thụ động, biết tìm tòi phát hiện tri thức của bài học bằng chính hoạt động của
mình.
+ Giáo viên có điều kiện quan sát theo dõi và giúp đỡ các hoạt động của học sinh,
nhất là những học sinh, những nhóm gặp khó khăn trong khi thực hiện công việc được
giao.
b. Chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm:
* Chia nhóm:
Có thể tiến hành chia nhóm theo các cách như sau :
+ Gọi số :
+ Chia từng cặp một
+ Dùng biểu tượng hoặc màu sắc
* Tổ chức hoạt động nhóm : Trong nhóm thường có các thành phần :
- Người điều khiển, người ghi chép, người báo cáo, các thành viên khác.
Các học sinh trong nhóm lần lượt thay nhau đóng vai trò các thành viên trên.
* Yêu cầu khi hoạt động nhóm:

23
Các thành viên phải tuân thủ sự điều khiển của trưởng nhóm, mọi người ngồi hướng
vào nhau, chăm chú lắng nghe ý kiến của người khác. Lần lượt từng thành viên đưa ra ý
kiến của mình, cả nhóm trao đổi đưa ra ý kiến thống nhất.
* Nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình dạy học theo nhóm.
- Hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh trong từng nhóm.
-Theo dõi diễn biến công việc của các nhóm, kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp khó
khăn.
c. Một số điều kiện để dạy học theo nhóm có hiệu quả.
- Về phía giáo viên :
+ Cần chuẩn bị kỹ kế hoạch dạy học, dự kiến trước các tình huống có thể xảy ra trong
khi học sinh học tập theo nhóm. Trước hết giáo viên cần phải đặt kế hoạch để làm việc
với từng nhóm, dự kiến làm việc với nhóm nào trước, nhóm nào sau, giải thích rõ ràng
công việc của các nhóm.
+ Chuẩn bị đầy đủ phiếu giao việc, đồ dùng dạy học như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ,
mẫu vật, sách giáo khoa.
Trong qúa trình học sinh học tập theo nhóm, giáo viên phải theo dõi diễn biến
công việc của từng nhóm. Làm việc và hoàn thành công việc là rất quan trọng, tức là
giáo viên phải có được thông tin phản hồi từ phía học sinh để có nhận định, dánh giá,
khen chê, động viên khuyến khích từng nhóm. Xen kẽ hoạt động nhóm nên kể những
câu chuyện vui hoặc những trò chơi học tập để gây hứng thú học tập trong giờ học.
- Về phía học sinh : Các nhóm học sinh được giao nhiệm vụ rõ ràng và phải làm ra
những sản phẩm cụ thể để có thể báo cáo laị kết quả làm việc trước lớp.Kết thúc hoạt
động nhóm, các nhóm lần lượt báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, bổ sung ý kiến, giáo viên tổng kết, đưa ra kết luận chung.
- Về cơ sở vật chất : bàn ghế học sinh phải đầy đủ, phù hợp với cách sắp xếp chỗ
ngồi theo nhóm để các em dễ dàng di chuyển và ngồi lại với nhau.
1.2. Dạy học cá nhân
Tổ chức cho học sinh học cá nhân sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực của
học sinh để các em giải quyết các nhiệm vụ học tập ở lớp. Việc học cá nhân chỉ đạt hiệu
quả khi mỗi học sinh được thực sự làm việc với đối tượng học tập ( quan sát tranh ảnh,
mẫu vật, hoặc làm việc với phiếu học tập ) nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập theo yêu
cầu của bài học.
Giáo viên cần dự kiến những câu hỏi phụ và những hoạt động phụ có tính chất
gợi ý để những học sinh kém có thể hoàn thành được công việc. Đồng thời cũng phải
chuẩn bị thêm các nhiệm vụ học tập cho học sinh khá vì những em này thường hoàn
thành nhanh những công việc mà giáo viên giao cho cả lớp. Trong khi cả lớp làm bài
giáo viên có thể trực tiếp kiểm tra từng em thực hiện nhiệm vụ.
1.3. Dạy học toàn lớp.

24
Giáo viên thường tổ chức dạy học toàn lớp khi cần thông báo, giải thích, tổng kết
các ý kiến của học sinh, hướng dẫn chung cho cả lớp thực hiện nhiệm vụ học tập, tổ
chức cho cả lớp cùng trao đổi ý kiến, cùng nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm
việc ở nhóm. Có thể thực hiện đầu tiết, giữa tiết, cuối tiết. Trong quá trình dạy học toàn
lớp, trừ một số trường hợp giáo viên phải giảng giải minh hoạ, còn nên gợi ý, tổ chức,
hướng dẫn để học sinh tham gia giải quyết các vấn đề chung của lớp như cùng thảo luận
để tìm giải pháp hợp lý cho một vấn đề.
Giáo viên phải đảm bảo thu hút toàn thể học sinh trong giờ học tức là những lời
nói, câu hỏi của giáo viên đảm bảo cho học sinh ở mọi vị trí trong lớp đều nghe được.
Các đồ dùng dạy học , các thí nghiệm biểu diễn phải để ở vị trí mà học sinh có thể quan
sát dễ dàng.
- Lời nói của giáo viên rõ ràng, gọn, đủ thông tin, tốc độ vừa phải.
Tóm lại : Ba hình thức tổ chức dạy học trên cần được vận dụng linh hoạt tuỳ thuộc
vào nội dung của từng bài học. Có bài học vận dụng phối hợp cả dạy học cá nhân,
nhóm, cả lớp, có bài học có thể sử dụng 2 hình thức, có thể có bài chỉ sử dụng hình
thức dạy đồng loạt cả lớp.
2. Dạy học ngoài lớp - tham quan
2.1. Dạy học ngoài lớp (ngoài thiên nhiên ).
Các môn về TN-XH có nhiều nội dung gắn liền với môi trường TN-XH của địa
phương, nơi các em học sinh đang sinh sống. Vì vậy, việc tổ chức các tiết học ngoài lớp
là hết sức cần thiết. Nhiều bài giảng có thể tiến hành ngoài thiên nhiên như :
- Quan sát cuộc sống xung quanh
- Quan sát một số cây trồng và vật nuôi
- Quan sát dấu hiệu của thời tiết
- Xác định phương hướng bằng Mặt trời.
- Tìm hiểu về hệ thống biển báo giao thông đường bộ.
Ưu điểm : - Là hình thức tổ chức sinh động, gây hứng thú học tập cho học
sinh.Thông qua việc quan sát thiên nhiên, học sinh thêm yêu quí, có ý thức bảo vệ thiên
nhiên, bảo vệ môi trường sống. Giúp học sinh được quan sát trực tiếp các đối tượng học
tập mà không có loại đồ dùng dạy học nào, hoặc lời miêu tả nào của giáo viên có thể
sánh được về mặt trực quan, từ đó giúp các em chính xác được các biểu tượng
Ví dụ: "Mặt trời và phương hướng" (TN-XH 2)
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
- Kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt trời mọc là phương Đông.
- Biết cách xác định phương hướng bằng Mặt trời.
II. Hoạt động dạy học:
- Bài học có thể tiến hành tại sân trường, vào buổi sáng.

25
Học sinh đứng thành hai hàng song song và so le nhau, những học sinh thấp đứng
trước.
- Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ: Mặt trời có hình dạng thế nào?
* Bài mới : Có thể đặt câu hỏi dẫn dắt.
Hàng ngày xem ti vi hoặc nghe đài ta thường nghe dự báo thời tiết ví dụ như :
Phía tây Bắc Bộ , phía đông Bắc Bộ. Những từ Đông, Tây, Nam, Bắc có ý nghĩa như
thế nào? Làm thế nào để xác định được các phương hướng đó, chúng ta cùng tìm hiểu
qua bài học hôm nay.
-Hàng ngày Mặt trời mọc vào lúc nào, lặn vào lúc nào?
- Trong không gian có mấy phương chính ? Đó là những phương nào ? Có 4 phương
chính: Đông, Tây, Nam, Bắc. Cho một số học sinh nhắc lại : có 4 phương hướng chính:
Đông, Tây, Nam, Bắc.
Đặt câu hỏi tiếp : làm thế nào người ta có thể xác định phương hướng?
Thông thường người ta thường dựa vào mặt trời để xác định phương hướng.
- Mặt trời mọc ở phương nào? - Mặt trời mọc ở phương Đông
- Mặt trời lặn ở phía nào ? - Mặt trời lặn ở phương Tây.
Một số học sinh nhắc lại : Mặt trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây.
GV: Hai phương hướng còn lại : Bắc và Nam chúng ta có thể xác định như thế nào?
GV nêu qui ước xác định phương hướng bằng Mặt trời: Nếu một người dang thẳng 2
cánh tay sao cho phía tay phải là là phương Đông, phía tay trái là phương Tây thì phía
trước mặt là phương Bắc, sau lưng là phương Nam.
Giáo viên đứng làm mẫu cho học sinh .
- Luyện tập : Cho một số học sinh đứng xác định theo phương hướng mặt trời mọc và
nhắc lại qui định trên. (Một số học sinh tham gia nhận xét và chỉ ra sai sót của bạn).
- Cho học sinh xác định phương hướng của một số cơ sở trong trường, ví dụ : lớp ta
quay mặt ra hướng nào, văn phòng trường quay mặt ra hướng nào? cổng trường quay
mặt ra hướng nào ?
Củng cố trò chơi : chọn khoảng 6 em cả nam và nữ đứng thành hai hàng. Khi
giáo viên hô hướng nào thì học sinh quay mặt về hướng đó. Nếu ai sai thì phải nhảy lò
cò về chỗ. Người thắng cuộc sẽ là người xác định đúng 4 hướng.
- Yêu cầu một số học sinh nhắc lại cách xác định phưong hướng.
+ Mở rộng kiến thức : Ngoài cách xác định phương hướng bằng cách dựa vào mặt
trời, người ta còn những cách xác định khác bằng Sao bắc đẩu hoặc la bàn.
Bài tập về nhà : Tự xác định xem nhà em quay mặt ra hướng nào.
2.2 Tham quan.
Tham quan là một hình thức dạy học ngoài lớp giúp học sinh tìm hiểu những sự vật
và hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình.

26
Chương trình các môn TN-XH đòi hỏi cần tổ chức nhiều buổi tham quan từ lớp
đầu cấp cho đến lớp cuối cấp học với nhiều đề tài khác nhau.
Ví dụ : tham quan công viên, vườn thú, di tích lịch sử, nhà bảo tàng, cơ sở sản
xuất công nông nghiệp, cơ quan hành chính, văn hoá, y tế địa phương.
Ưu điểm:
+ Các buổi tham quan giúp học sinh thấy được các sự vật, hiện tượng trong TN-XH
phức tạp, đa dạng và phong phú hơn nhiều so với những điều đã học được trong trường
- mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết của học sinh , gây hứng thú học tập, gây những ấn
tượng tốt đẹp.
+ Một số điểm lưu ý khi cho học sinh tham quan
- Tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp trong ngày để việc đi
lại của học sinh thuận lợi.
- Dự kiến trước các tình huống không thuận lợi có thể xảy ra để khắc phục
- Quy định về kỷ luật, an toàn trên đường đi và khi học ở đó.
- Phổ biến trước nhiệm vụ học tập cho cả lớp.
- Cuối buổi giáo viên tóm tắt kết quả buổi tham quan (về nhận thức kỷ luật trật tự, an
toàn, sĩ số )
- Tổng kết tham quan có thể diễn ra dưới hình thức đàm thoại giữa giáo viên và học
sinh . Đối với học sinh lớp 4,5 có thể cho học sinh viết thu hoạch dưới dạng trả lời câu
hỏi.
Ví dụ : Trường học ( TN-XH 1)
Giáo viên có thể dẫn cả lớp đi tham quan nhà trường. Trong quá trình tham quan có
thể tổ chức cho học sinh quan sát theo trình tự:
+ Cổng trường : Giáo viên đọc tên trường trên biển treo ngoài cổng, trao đổi về ý
nghĩa tên trường. Trường ở thôn nào, xã nào, phường nào?
+ Các lớp học: Giáo viên dẫn học sinh đi qua các lớp học hoặc đứng ở một vị trí
thích hợp để quan sát, phân biệt được từng khối lớp, có thể hỏi học sinh trường có bao
nhiêu lớp, bao nhiêu lớp 1,2.
+ Các phòng làm việc : có thể dẫn học sinh vào thăm các phòng làm việc của ban
giám hiệu, (kết hợp giới thiệu vị trí của phòng đó trong trường, tên hiệu trưởng, hiệu
phó) học sinh quan sát cách bày biện , cách sắp xếp các đồ dùng trong phòng này để so
sánh với các phòng làm việc khác, phòng hội đồng giáo viên, phòng truyền thống,
phòng để đồ dùng dạy học.
+ Vườn trường, sân chơi
Giáo viên hưỡng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về khu vực này theo các câu hỏi
gợi ý:
+ Sân trường ta rộng hay hẹp, có nhiều cây cối không? nhờ ai mà sân trường ta luôn
sạch sẽ. Các em phải làm gì để giữ cho sân trường, vườn trường sạch đẹp?

27
Trở về lớp GV có thể tổ chức trò chơi đóng vai để giới thiệu về trường học của mình.
3. Trò chơi trong dạy học các môn về TN-XH
3.1. Ý nghĩa của trò chơi trong dạy học các môn về TN-XH
Đối với học sinh tiểu học học tập là hoạt động chủ đạo, tuy nhiên vui chơi vẫn
chiếm vị trí lớn trong đời sống của các em. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy
học ở tiểu học, trò chơi được xem là phương pháp, là hình thức tổ chức dạy học. Nó
được khuyến khích sử dụng nhằm gây hứng thú học tập, giảm sự căng thẳng cho học
sinh, góp phần nâng cao hiệu quả tiết học. Trò chơi có tác dụng phát huy tính tích cực,
phát triển sự nhanh trí , tinh thần tập thể, tính tự lập và sáng tạo của học sinh .
Trong các tiết học TN-XH giáo viên có thể sử dụng trò chơi, câu đố tuỳ thuộc
vào mục đích, nội dung của tiết học, có thể sử dụng ở bất cứ giai đoạn nào của tiết học.
Các trò chơi không chỉ thực hiện ở các giờ học chính khoá, trong lớp học mà có thể
thực hiện trong những hoạt động học tập ngoài thiên nhiên, và các hoạt động ngoại
khoá khác.
3.2. Cách thức sử dụng trò chơi:
Trò chơi có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn trò chơi: Trên cơ sở mục đích, yêu cầu nội dung của bài học mà
giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp.
Bước 2: Giới thiệu và giải thích trò chơi: giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích rõ mục
đích, yêu cầu, cách chơi, luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh. Giới thiệu và
giải thích phải đơn giản, dễ hiểu để các em nắm vững và hiểu trò chơi, cách chơi.
Bước 3: Tổ chức, tiến hành chơi: Để trò chơi đạt kết quả tốt, sau khi hướng dẫn và
giải thích xong, nên cho học sinh chơi thử vài lần, sau đó chơi thật. Giáo viên làm trọng
tài theo dõi diễn biến trò chơi để có những nhận xét, đánh giá đúng đắn, khách quan.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi: Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét,
đánh giá kết quả trò chơi. Dựa vào yêu cầu, nội dung, kết quả trò chơi, giáo viên đánh
giá thật công bằng, khách quan, cần tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn
nhau, cần biểu dương, khen ngợi những cá nhân, đội chơi có kết quả tốt, hoạt động tích
cực.
3.3. Một số yêu cầu đối với trò chơi:
+ Trò chơi phải phù hợp với yêu cầu, nội dung của bài học, phải phục vụ thiết
thực cho bài học.
+ Trò chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của học sinh
lớp.
+ Trò chơi phải gây được hứng thú cho học sinh và thu hút được nhiều em tham
gia.
+ Các trò chơi không được tốn nhiều thời gian để không ảnh hưởng đến các hoạt
động tiếp theo của tiết học.
3.4. Một số ví dụ về trò chơi trong dạy học các môn về TN-XH

28
1* "Đố bạn hoa gì"?(Bài"Cây hoa"TN-XH1). Giáo viên chọn 4 học sinh tình
nguyện, dùng vải bịt mặt tất cả 4 học sinh, đặt vào tay mỗi em một bông hoa khác nhau.
Học sinh được sử dụng các giác quan còn lại để nhận biết các loại hoa hoặc cây
mình đang cầm. Những em nào nhận đúng hoa mình đang cầm được khen thưởng.
Những học sinh không nhận ra loại hoa mình đang cầm là bị thua cuộc, nhảy lò cò về
chỗ.
2* Trò chơi : Bạn chọn số nào? ( Ôn tập: Con người và sức khoẻ, TN-XH 3)
Mục đích: Củng cố kiến thức về chức phận của các cơ quan chính trong cơ thể
Chuẩn bị : Các tấm biển ghi các cơ quan trong cơ thể và đánh số thứ tự. Ví dụ 1- Cơ
quan hô hấp, 2- Cơ quan tuần hoàn, 3- Cơ quan bài tiết , 4- Cơ quan thần kinh( Mỗi tên
các cơ quan làm hai tấm biển như nhau ). Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử đại diện
cầm biển, giáo viên làm trọng tài theo dõi trò chơi.
Cách chơi : Khi giáo viên đọc một trong các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
thì ai có biển ghi cơ quan nào có hoạt động ấy thì giơ cao, ai giơ nhầm hoặc giơ sau sẽ
bị thua, thắng 1 điểm, thua 0 điểm.
Ví dụ:
- Hít vào thở ra - giơ đúng : cơ quan hô hấp
- Biến đổi thức ăn : cơ quan tiêu hoá
- Vận chuyển chất bổ: cơ quan tuần hoàn
- Nhận khí ôxi, thải khí cácbônic: cơ quan hô hấp
- Ôxi được đi khắp cơ thể: cơ quan tuần hoàn
- Tạo thành nước tiểu: cơ quan bài tiết
- Tạo thành chất bổ: cơ quan tiêu hoá
-Kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể: cơ quan thần kinh
3* Đố bạn con gì? (Sử dụng trong các bài về động vật ở các lớp 1,2,3).
-Mục đích: củng cố kiến thức về động vật cho HS
- Chuẩn bị: vẽ một số con vật vào tờ giấy ( chỉ cần những nét đơn giản). Khi chơi có
1 bạn điều khiển, giữ toàn bộ tập hình vẽ của các con vật đó (các con vật đã học)
- Đối tác chơi lần lượt từng người với cả lớp
Người điều khiển cài lên lưng người chơi (đứng quay lưng xuống lớp) hình một vật
bất kỳ đã học (người chơi không được biết )
Luật chơi : người chơi được đặt 10 câu hỏi ( loại câu hỏi có sẵn thông tin chỉ đòi hỏi
trả lời đúng hoặc sai ). Người chơi phải làm phép loại trừ để tìm ra đúng tên con vật
được đố. Chưa hết 10 câu hỏi hoặc đúng 10 câu người chơi nói đúng tên một con vật là
thắng cuộc. (yêu cầu cả lớp im lặng không được cho người chơi biết tên các con vật là
gì)
Ví dụ một số câu hỏi :
- Có phải con vật đó có 4 chân không ? Không

29
- Nó có 2 chân phải không? Đúng
- Nó có lông vũ không ? Có
- Nó có biết bay không? Có
- Nó là chim bồ câu phải không? Không
- Nó có phải là con gà không ? Không
- Nó biết bắt chước tiếng người không? Có
- Nó là con vẹt phải không? Phải
4. Trò chơi đóng vai "Hội nghị Diên Hồng"
Dùng cho bài 14 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
(Lịch sử 4)
- Mục đích: Giúp HS biết được tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân và dân ta
dưới thời Trần, không lùi bước trước sức mạnh của kẻ thù.
- Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm đọc kỹ nội dung từ "Thời nhà
Trần đến "hai chữ "Sát "Thát"". Các nhóm thảo luận và tập đóng các vai:
Vai 1: Vua Trần
Vai 2: Trần Thủ Độ
Vai 3: Trần Hưng Đạo
Người dẫn chuyện, các thành viên khác đóng vai các bô lão và vai các chiến sỹ.
GV đi tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích HS tập diễn đạt lại lời nói, cử chỉ
của nhân vật trong SGK thật sinh động,
Bước 2: Làm việc cả lớp:
Các nhóm lên bảng thể hiện các vai của mình.
Chẳng hạn người dẫn truyện đọc đến đoạn " Khi quân Mông-Nguyên tràn vào
nước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược" thì HS đóng vai vua Trần hỏi Trần
Thủ Độ với vẻ lo lắng: "Nên đánh hay nên hoà?". HS trong vai Trần Thủ Độ trả lời với
giọng kiên quyết "Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo".
HS dẫn chuyện đọc lời dẫn tiếp đoạn: "Trong cuộc kháng chiến lần thứ 2..."
HS đóng vai vua Trần hỏi các vị bô lão (các thành viên khác trong nhóm):"Nên
đánh hay nên hoà?" .
Cả thành viên trong vai các bô lão đồng thanh trả lời với giọng to, dõng dạc:
"Đánh!" HS dẫn chuyện đọc tiếp lời dẫn.
HS đóng vai Trần Hưng Đạo đọc lời hịch "Dẫu cho trăm thân .... xin làm" với lời
đọc mạnh mẽ dứt khoát.
HS dẫn chuyện đọc tiếp lời dẫn. Các thành viên đóng vai các chiến sỹ hô to "Sát
thát, Sát thát!".
Kết thúc trò chơi: GV cho các nhóm nhận xét kết quả chơi và rút ra kết luận: qua
trò chơi chúng ta biết được tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông-
Nguyên của quân dân nhà Trần, không lùi bước trước giặc ngoại xâm.
5. Giải ô chữ

30
Dùng cho bài 19: Các nước láng giềng Việt Nam (Địa lý 5)
- Mục đích
Giúp học sinh củng cố biểu tượng về các nước láng giềng Việt nam
-Giáo viên chuẩn bị ô chữ sau:

- Cách tiến hành:

-Giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.

-Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội cử 6 em tham gia, các học sinh khác làm cổ động
viên. Lần lượt các đội chơi được chọn hàng ngang, giáo viên đọc gợi ý từ hàng ngang,
các đội chơi suy nghĩ, đội nào bấm chuông (hoặc phất cờ) nhanh đội đó giành quyền trả
lời. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không được điểm và phải nhường quyền trả
lời cho đội khác. Trò chơi kết thúc khi giải được ô chữ hàng dọc. Đội tìm được hàng
dọc được 40 điểm. Đội thắng cuộc là đội có số điểm cao nhất.

Sau đây là gợi ý cho từng hàng trong ô chữ và đáp án:

- Ô thứ 1 gồm 9 chữ cái: Đây là tên 1 nước láng giềng của Việt Nam? (Campuchia)
-Ô thứ 2 gồm 7 chữ cái: Đây là tên thủ đô của Trung Quốc
-Ô thứ 3 gồm 7 chữ cái: Đây là một khu vực của Trung Quốc có địa hình chủ yếu là núi
và cao nguyên, có khí hậu khắc nghiệt
-Ô thứ 4 gồm 8 chữ cái: Đây là tên một nền văn minh cổ đại nổi tiếng thuộc Trung
Quốc.
-Ô thứ 5 gồm 3 chữ cái: Đây là nước láng giềng ở phía Tây Việt Nam
- Ô chữ hàng dọc: Tên một châu lục có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất
thế giới.
Sau đây là đáp án:

1 C Ă M P U C H I A
2 B Ă C K I N H
3 M I Ê N T Â Y
4 T R U N G H O A
5 L A O

Kết thúc trò chơi: Căn cứ vào số điểm của các đội, giáo viên công bố đội dành chiến
thắng, biểu dương đội có kết quả chơi tốt.

31
Tóm lại: Trò chơi trong dạy học các môn về TN-XH rất phong phú và đa dạng, giáo
viên cần khai thác, sử dụngchúng một cách hợp lý tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu, nội
dung của từng bài dạy.
II. LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÁC MÔN VỀ TN-XH
Lập kế hoạch bài dạy chính là thiết kế giáo án cho từng tiết lên lớp của giáo viên.
Muốn cho bài lên lớp đạt hiệu quả cao GV cần chuẩn bị giáo án chu đáo, công phu,
nghiêm túc. Khi chuẩn bị một giáo án, GV cần lưu ý các vấn đề sau:
- Mục tiêu của bài học là gì?
- Đối với bài học này cần sử dụng những đồ dùng dạy học nào?
- Cần khai thác những nội dung gì của bài dạy?
-Có thể sử dụng những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào? Phương pháp
dạy học nào là chủ đạo?
- Bài dạy này có thể thiết kế mấy hoạt động? Phân phối thời gian cho mỗi hoạt động
như thế nào?
-Các bước lên lớp tiến hành như thế nào cho hợp lý và hấp dẫn?
Khi soạn bài GV nên đi theo trình tự sau:
I. Xác định mục tiêu của bài học
Mục tiêu bài học là những gì mà HS phải đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ và
mức độ của nó như thế nào. Mục tiêu bài học cần đo đạc, đánh giá được. Vì vậy, GV
phải xác định mục tiêu bài học thật cụ thể, rõ, ràng, có thể thực hiện được, tránh chung
chung, hoặc quá cao tới mức không thể thực hiện được, không đánh giá được.
Dưới đây là một số động từ có thể tham khảo khi viết các loại mục tiêu:
-Về kiến thức: Liệt kê, mô tả, nêu tên, nêu đặc điểm, nêu ví dụ, xác định, chỉ ra...
- Về kỹ năng: quan sát, làm thí nghiệm, so sánh, đối chiếu, phân loại, trình bày...
- Về thái độ: có ý thức, tự giác, giúp đỡ, bảo vệ...
II. Đồ dùng dạy học
Trên cơ sở mục tiêu, nội dung bài học, GV cần xác định các đồ dùng dạy học cần
thiết, đồ dùng dạy học có ưu điểm hơn cả. Cần xác định rõ trong số những đồ dùng dạy
học đó GV phải chuẩn bị gì, HS phải chuẩn bị gì để liệt kê trong giáo án và chuẩn bị
chúng.
III. Xác định các hoạt động dạy học
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học cụ thể, đối tượng học sinh, điều kiện
của từng trường mà GV xây dựng các hoạt động dạy học cho phù hợp. Lên kế hoạch, bố
trí thời gian cho các hoạt động dạy-học đã xác định. Trong từng hoạt động cần nêu rõ
hoạt động nào của GV, hoạt động nào của HS.
Hoạt động 1: tên hoạt động, thời gian
Mục tiêu:
Cách tiến hành

32
Bước 1
Bước 2
Kết luận
Hoạt động 2: tên hoạt động, thời gian
Mục tiêu:
Cách tiến hành
Bước 1
Bước 2
Kết luận
Hoạt động 3:
...................
Kết thúc bài học
Sau đây là một số giáo án minh hoạ:
Bài 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
(TN-XH 3)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học HS có thể:
- Chỉ và nói được các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ và chức phận của
chúng.
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Sơ đồ cơ quan hô hấp ( Sơ đồ phóng to và sơ đồ câm)
- Các hình trong SGK
- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động1: Thực hành cách thở sâu
Mục tiêu: HS biết được sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào và thở ra.
Cách tiến hành:
- Cho cả lớp chơi trò chơi " Hít vào, thở ra" GV cho HS cả lớp đứng tại chỗ đặt một
tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức( GV cùng thực hiện với
HS). GV hướng dẫn HS vừa làm vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng
ngực khi các em hít vào thở ra. Gọi vài HS lên trước lớp thực hiện lại.
- Yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi của của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra
hết sức, so sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu, nêu ích lợi của
việc thở sâu.

33
GV chốt lại: Khi ta thở lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô
hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác: hít vào, thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi
phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi ta thở ra hết sức, lồng
ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
- Chúng ta hít vào, thở ra được là nhờ cơ quan nào? - Cơ quan hô hấp
GV giải thích: cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên
ngoài được gọi là cơ quan hô hấp.
Hoạt động 2: Quan sát- thảo luận nhóm:
Mục tiêu:
- HS biết được các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra
-Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm
Phiếu học tập :
Em hãy QS hình 2,3 trang 5 SGK và hoàn thành bài tập sau:
Câu1: Cơ quan hô hấp gồm các bộ phận nào? Hãy nêu chức năng của từng bộ phận.
Câu 2: Dựa vào hình 3 để mô tả đường đi của không khí khi hít vào, thở ra.
Các nhóm tiến hành QS, thảo luận để tìm hiểu các bộ phận của cơ quan hô hấp và
chức năng của chúng cũng như đường đi của không khí khi hít vào, thở ra.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- GV treo sơ đồ các cơ quan hô hấp phóng to, gọi đại diện các nhóm lên chỉ trên sơ
đồ các cơ quan hô hấp và chức năng của chúng.
-Cho HS tập xác định trên cơ thể mình vị trí của 2 là phổi.
Đại diện một số nhóm xác định mô tả đường đi của không khí khi hít vào, thở ra.
GV kết luận( kết hợp chỉ trên sơ đồ): Cơ quan hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản
và 2 lá phổi. Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí, hai lá phổi có chức năng trao
đổi khí.
GV cho cả lớp chơi trò chơi:" Bịt mũi nín thở", hỏi cảm giác của các em khi nhịn thở
lâu.
-Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bị ngừng thở quá 3-4 phút?
GV giải thích: Người bình thường có thể nhịn ăn được vài ngày, thậm chí lâu hơn
nhưng không thể nhịn thở quá 3-4 phút. Nhờ hoạt động thở của cơ quan hô hấp mà cơ
thể chúng ta luôn có đủ khí ô-xi để sống. Nếu bị ngừng thở từ 3-5 phút, người ta có thể
bị chết.
Liên hệ với cuộc sống hàng ngày: không để dị vật rơi vào đường thở, khi bị dị vật
làm tắc đường thở cần cấp cứu ngay lập tức.
34
Có thể tổ chức trò chơi"Ai nhanh hơn": GV treo 2 sơ đồ câm các cơ quan hô hấp.
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 em. GV phát cho mỗi HS tấm bìa có ghi tên các cơ
quan hô hấp. Khi có hiệu lệnh HS lên gắn bìa vào từng bộ phận tương ứng. Đội nào
gắn đúng và nhanh là đội đó tháng cuộc.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III


1. Cho ví dụ về hình thức tổ chức dạy học cá nhân
2. Cho ví dụ về hình thức tổ chức cho học sinh học theo nhóm
3. Cho ví dụ về sử dụng trò chơi trong dạy học các môn TN-XH.
4. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức dạy học theo nhóm. Để dạy học theo
nhóm có hiệu quả, cần phải có những điều kiện gì?
5. Lập kế hoạch 1 bài dạy và chỉ rõ các bước tiến hành bài dạy đó

CHƯƠNG IV:
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN VỀ TN-XH
1. Ý NGHĨA CỦA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ
TN-XH
Trong quá trình dạy học nói chung, các môn TN-XH nói riêng, việc kiểm tra đánh giá
có ý nghĩa rất quan trọng.
* Đối với học sinh:
- Việc kiểm tra, đánh giá sẽ giúp học sinh biết được mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ
năng để từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
- Thông qua kiểm tra, đánh giá học sinh phát triển được các năng lực hoạt động trí
tuệ như ghi nhớ, tái hiện, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá.
- Thông qua kiểm tra, đánh giá học sinh nâng cao được tinh thần trách nhiệm trong
học tập, đồng thời hình thành ở học sinh tính trung thực, tính khiêm tốn, thói quen tự
kiểm tra, tự đánh giá.
*Đối với giáo viên:
Thông qua việc kiểm tra, đánh giá GV có thể thu được thông tin ngược từ phía HS để
điều chỉnh hoạt động dạy học.
* Đối với các cấp quản lý: Kiểm tra, đánh giá nói chung, trong dạy học các môn TN-
XH nói riêng giúp cho các cấp quản lý nắm được thực trạng dạy và học các môn TN-
XH để có những biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
CÁC MÔN VỀ TN-XH
1. Đảm bảo tính toàn diện
TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lý là những môn học tích hợp tri thức của nhiều
lĩnh vực khoa học khác nhau, đặc biệt là các lĩnh vực khoa học thực nghiệm(Vật lý,

35
Hoá học, Sinh học) và sức khoẻ. Đây cũng là những môn học có nhiều cơ hội giúp học
sinh liên hệ kiến thức với đời sống và sản xuất, kết hợp học với hành. Vì vậy, trong
công tác kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo đánh giá toàn diện về cả 3 lĩnh vực: kiến thức,
kỹ năng, thái độ của học sinh. Trong đánh giá các môn về TN-XH ngoài kiến thức cần
tập trung vào các kỹ năng và thái độ cơ bản sau đây:
-Quan sát: Biết cách quan sát bằng mắt và cả cách quan sát bằng các phương tiện kỹ
thuật (kính lúp, kính hiển vi...)
-Mô tả: Biết mô tả sự vật và hiện tượng bằng ngôn ngữ thông thường và mô tả bằng
tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ...
-Thí nghiệm, thực hành: Biết làm các thí nghiệm, thực hành đơn giản, gần gũi với đời
sống hàng ngày.
- Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trtường
- Ham hiểu biết, có ý thức giữ vệ sinh, an toàn trong cuộc sống.
2. Đảm bảo tính khách quan
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo tính khách quan, chính xác,
phải tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ những khả năng và trình độ của mình.
3. Đảm bảo cho học sinh được tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá.
Cần tạo điều kiện cho học sinh được tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và tự
đánh giá lẫn nhau.
4. Phát huy tính sáng tạo của học sinh
Trong nội dung kiểm tra, đánh giá, giáo viên không chỉ chú ý đến khả năng ghi nhớ
và tái hiện kiến thức, mà còn phải chú ý đến tính sáng tạo của học sinh. Ví dụ: biết tìm
ra những ví dụ mới, minh hoạ mới khác với những ví dụ, minh hoạ trong SGK hoặc do
giáo viên đưa ra. Hoặc biết tiến hành những hoạt động mang tính chất điều tra, nghiên
cứu v.v...
III. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY
HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH
1. Sử dụng phương pháp quan sát:
Quan sát là phương pháp đánh giá phổ biến, có thể tiến hành trong hoặc ngoài lớp.
Phương pháp này phù hợp với HS tiểu học, nhất là các lớp đầu bậc học, thuận lợi cho
việc thu thập thông tin để đánh giá về thái độ, mức độ hoạt động của học sinh trong giờ
học. Đối với môn TN-XH ở các lớp 1,2,3 việc đánh giá kết quả học tập của HS chủ yếu
là nhận xét của GV mà không cho điểm. Vì vậy việc quan sát, nhận xét thái độ học tập
của học sinh trong tiết học đóng vai trò quan trọng. Đối với các môn Khoa học, Lịch sử
và Địa lý, ngoài việc đánh giá kết quả học tập của HS bằng điểm số GV cần đánh giá
bằng quan sát, nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
2. Sử dụng phương pháp vấn đáp

36
Phương pháp vấn đáp được sử dụng rộng rãi trong hình thức kiểm tra thường
xuyên và kiểm tra từng phần ở tất cả các môn. Nó được sử dụng trong các bước kiểm
tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố cuối tiết học hoặc trong các tiết ôn tập. Thông qua
phương pháp này GV có thể đánh giá sơ bộ về mức độ nắm kiến thức của HS để điều
chỉnh việc giảng dạy của mình.
Trong một tiết học GV chỉ có thể kiểm tra một số HS nhất định. Vì vậy để sử dụng
phương pháp này có hiệu quả, GV cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu với HS.
-Sau khi nêu câu hỏi chung cho cả lớp cần để một thời gian nhất định để HS chuẩn bị
rồi mới chỉ định HS trả lời.
- Yêu cầu HS trả lời to, rõ ràng cho cả lớp nghe được, đồng thời yêu cầu cả lớp theo
dõi câu trả lời của bạn để nhận xét và bổ sung.
- GV cần có thái độ bình tĩnh lắng nghe câu trả lời của HS, đồng thời uốn nắn cách
diễn đạt của HS, gợi ý, khuyến khích khi cần thiết.
-Việc đánh giá kết quả trả lời không chỉ là việc cho điểm mà cần có nhận xét ưu
khuyết điểm trong câu trả lời của HS.
3. Sử dụng câu hỏi tự luận
Phương pháp kiểm tra này có thể thực hiện ở đầu hay cuối tiết học, hoặc thực hiện
trọn một tiết sau một phần của chương trình, cuối học kỳ hay cuối năm học.
Phương pháp này có ưu điểm là: có thể kiểm tra cùng một lúc tất cả HS trong lớp, do
đó đánh giá được trình độ chung,có thể đánh giá HS ở nhiều mặt hơn kiểm tra vấn đáp.
Qua bài làm GV có thể đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt kiến thức
bằng văn viết của HS.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm như: đề kiểm tra chỉ có
thể đề cập một số kiến thức mấu chốt nào đó trong cả chương trình dài, dễ làm cho HS
học tủ, học lệch. Đồng thời, khó có điều kiện đánh giá các kỹ năng như quan sát, thí
nghiệm, thực hành, sử dụng bản đồ... của HS.
Để sử dụng phương pháp kiểm tra này có kết quả, GV cần lưu ý:
- Nội dung câu hỏi phải vừa sức với HS, số lượng câu hỏi phải phù hợp với thời gian
quy định làm bài, bao quát được những thành phần kiến thức khác nhau của môn học.
- Bài làm cần được chấm kỹ, những sai sót trong bài làm của HS cần được GV chỉ
rõ. Khi trả bài GV cần nhận xét về những ưu, khuyết điểm chính, khuyến khích khi HS
tiến bộ, nhắc nhở khi HS sa sút.
4. Sử dụng trắc nghiệm khách quan
a. Khái niệm:
Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi kèm theo những
câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần hay tất cả thông tin cần
thiết và đòi hỏi HS phải chọn một câu để trả lời hoặc nối, hoặc chỉ cần điền thêm một
vài từ.

37
b. Ưu nhược điểm của trắc nghiệm khách quan
Ưu điểm nổi của phương pháp này là: tính khách quan lớn, đề thi bao trùm được
những kiến thức mà HS cần tích luỹ, do đó tránh được tình trạng học tủ, học lệch của
HS, việc triển khai kiểm tra, thi nhanh, độ chính xác lớn. Phương pháp kiểm tra này phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của HS tiểu học, phù hợp với đặc
điểm các môn TN-XH.
Chính vì vậy, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung,
trong các môn TN-XH nói riêng, trắc nghiệm khách quan được khuyến khích sử dụng
để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Tuy nhiên, trắc nghiệm khách quan vẫn có những nhược điểm nhất định: Nó không
cho GV biết được mức độ cảm nhận, thái độ của HS đối với vấn đề kiểm tra, khó đánh
giá các kỹ năng của HS, HS dễ thông tin cho nhau về kết quả câu hỏi. Mặt khác, việc
soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan công phu, đôi khi tốn kém.
c. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan và cách sử dụng:
* Câu nhiều lựa chọn:
Câu hỏi loại này gồm hai phần: phần "gốc" và phần "lựa chọn". Phần gốc là một câu
hỏi hay một câu bỏ lửng, phần lựa chọn gồm một số câu trả lời bổ sung để HS lựa chọn,
trong đó chỉ có một câu đúng.
Ví dụ 1: Tác phẩm "Hồng Đức quốc âm thi tập" do ai sáng tác? (đánh dấu +vào
câu mà em cho là đúng nhất)
a. Nguyễn Trãi
b. Lê Thánh Tông
c. Ngô Sĩ Liên
d. Lương Thế Vinh
(Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê, Lịch sử và Địa lý 4, phần Lịch sử)
Ví dụ 2: Đánh dấu + vào câu mà em cho là đúng nhất: Châu lục có diện tích lớn
nhất và số dân đông nhất là:
a. Châu Âu
b. Châu Á
c. Châu Mỹ
d. Châu Phi
(Bài 17- Châu Á -Lịch sử và Địa lý 5, phần Địa lý)
Ví dụ 3: Đánh dấu + vào câu mà em cho là đúng nhất: Sự khác nhau cơ bản nhất
giữa nam và nữ là:
a. Khuôn mặt
b. Cách ăn mặc
c. Cách để tóc
d. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục
38
(Bài 2-3: Nam hay nữ- Khoa học 5)
Loại câu hỏi này có ưu điểm là có thể dùng để đo lường mức độ đạt được ở nhiều
loại mục tiêu giáo dục quan trọng: hiểu biết, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng đưa
ra những phán đoán... Nó phát huy được tính tích cực nhận thức của HS, giúp GV có
thể phân loại được trình độ nhận thức của HS. Tuy nhiên loại câu này cũng có nhược
điểm là khó thiết kế, đòi hỏi ở GV cả thời gian lẫn kinh nghiệm và khả năng nhất định.
Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm loại này cần lưu ý:
- Phần gốc có thể là một câu hỏi hay câu bỏ lửng, phần lựa chọn là đoạn bổ sung để
phần gốc trở nên đủ nghĩa.
-Phần lựa chọn nên từ 3-5 câu tuỳ theo trình độ kiến thức và tư duy của HS (đối với
HS tiểu học tốt nhất là từ 3-4 câu). Nên có những câu nhiễu để phân biệt HS khá giỏi,
trung bình, yếu kém.
- Ở mỗi câu hỏi không nên có 2 câu trả lời đều đúng nhất. Tránh sắp xếp câu trả lời
đúng nhất nằm ở vị trí tương ứng như nhau ở bất kỳ các câu hỏi.
-Nên tránh để hai thể phủ định liên tiếp, như hai chữ "không" trong một câu hỏi.
* Câu "đúng- sai":
Loại câu này có thể là những phát biểu được đánh giá là đúng (Đ) hay sai (S)
Ví dụ 1 : Hãy điền Đ hoặc S vào ý mà em cho là phù hợp: HIV có thể lây truyền
qua những đường:
- Bắt tay nhau
- Đường máu
- Đường tình dục
- Nói chuyện với nhau
- Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con
-Chơi với nhau
(Bài 16: Phòng tránh HIV/AIDS, Khoa học 5)
Ví dụ 2: Hãy điền Đ hoặc S vào ý mà em cho là phù hợp
a. Dân tộc có số dân đông nhất là:
+ Người Tày, Nùng, họ sống chủ yếu ở vùng núi
+ Người Kinh, họ sống chủ yếu ở đồng bằng
+ Các dân tộc ít người, họ sống chủ yếu ở vùng núi
b. Nước ta có mật độ dân số :
+ Cao so với mật dân số thế giới và một số nước ở châu Á
+ Thấp so với mật dân số thế giới và một số nước ở châu Á
c. Dân cư nước ta phân bố:
+ Đều giữa các vùng
+ Không đều giữa các vùng
(Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư -Lịch sử và Địa lý 5, phần Địa lý)

39
* Câu ghép đôi: Loại câu này thường gồm hai dãy thông tin: một dãy là những câu
hỏi (hay câu dẫn), một dãy là câu trả lời (câu lựa chọn), HS phải nối câu hỏi với câu trả
lời tương ứng.
Ví dụ: Em hãy nối ô chữ cột A với ô chữ cột B sao cho phù hợp:
Năm Sự kiện
Khoảng 700 năm TCN Chiến thắng Bạch Đằng
Năm 938 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 40 Nước Âu lạc ra đời
Năm 179 TCN Nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời
Cuối thế kỉ III TCN Quân Triệu Đà chiếm được Âu Lạc
(Bài 6, Ôn tập Lịch sử và Địa lý 4, phần Lịch sử)
* Câu điền: Là câu mà câu dẫn có để một số chỗ trống, HS phải điền vào chỗ trống
những từ thích hợp.
Ví dụ 1: Điền vào chỗ ...những từ mà em cho là thích hợp:
-Trái Đất chuyển động quanh .....nên được gọi là....
-Có.....không ngừng chuyển động quanh Mặt trời, chúng cùng với Mặt Trời tạo
thành.....
- Trong hệ Mặt trời, ...... là hành tinh có sự sống
(Bài 61, Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt trời, TN-XH 3)
Ví dụ 2: Điền vào chỗ ...những từ mà em cho là thích hợp:
Đồng bằng Bắc bộ có dạng hình....,với đỉnh ở ....., cạnh đáy là ....Đây là đồng bằng
châu thổ lớn ......của nước ta, do sông.....và sông.....bồi đắp nên. Đồng bằng có bề
mặt ...., nhiều...., ven sông có ....để ngăn lũ.
IV. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN VỀ TN-
XH
1. Đối với môn TN-XH 1,2,3
Việc đánh giá kết quả học tập môn TN-XH cần quan tâm đến các mặt kiến thức, kỹ
năng, thái độ theo mục tiêu cụ thể của môn học. GV cần chú trọng đến việc đánh giá
bằng lời nhận xét cụ thể mà không cho điểm. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho HS tự
đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động học tập.
Về hình thức, có thể sử dụng vấn đáp, trắc nghiệm, bằng cách quan sát nhận xét thái
độ học tập của HS trong tiết học.
2. Đối với môn Khoa học.
Việc đánh giá kết quả học tập của HS cần quan tâm đến các mặt : kiến thức, kỹ năng,
thái độ theo mục tiêu cụ thể của môn học.
-Đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét .
- Phối hợp các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra viết
- Sử dụng các loại câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá.

40
3. Đối với môn Lịch sử và Địa lý
Theo tinh thần đổi mới PPDH, việc kiểm tra, đánh giá trong môn LS và ĐL cần dựa
trên các định hướng sau:
- Nên kiểm tra sự hiểu bài và khả năng vận dụng của HS, không nên yêu cầu HS học
thuộc lòng.
- Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, chú trọng hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm
để kiểm tra được toàn diện, khách quan.
- Điểm tổng kết cuối học kỳ hoặc cả năm của HS thực hiện bằng cách lấy điểm số
trung bình của 2 điểm Lịch sử và Địa lý, có kèm theo lời nhận xét.
THỰC HÀNH:
Thiết kế bài kiểm tra đánh giá các môn: TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lý bằng
trắc nghiệm khách quan

PHẦN II
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHƯƠNG 1: MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (LỚP 1,2,3)

I. MỤC TIÊU CỦA MÔN TN-XH


Môn TN-XH nhằm giúp HS:
1. Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu về:
- Con người và sức khoẻ: Các giác quan, cấu tạo, chức phận của các hệ cơ quan
chính trong cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn
thường gặp.
- Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
2. Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng:
-Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của
mính về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
3. Hình thành và phát triển ở HS thái độ và hành vi:
- Ham hiểu biết khoa học
- Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng
đồng.
- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ CỦA MÔN TN-XH
1. CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
1.1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về:
- Vị trí, chức năng, cấu tạo của các hệ cơ quan chính trong cơ thể người và cơ sở
khoa học của vệ sinh thân thể.
- Một số bệnh tật liên quan đến các cơ quan đó và cách phòng tránh.
b. Kỹ năng:

41
Biết quan sát, nhận xét, mô tả các cơ quan trong cơ thể người, các loại bệnh tật liên
quan đến các cơ quan đó.
- Biết ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng tránh một số bệnh thông thường, biết
tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân
c. Thái độ:
Giáo dục giá trị nhân văn cho học sinh thể hiện ở những khía cạnh sau: hình thành
cho học sinh nếp sống lành mạnh, khoa học, có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh
dưỡng.
1.2. Nội dung chủ đề:
Lớp 1:
- Các bộ phận bên ngoài của cơ thể, các giác quan (mắt, mũi, lưỡi, tai, da) và vai trò
nhận biết thế giới xung quanh của chúng.
-Sơ lược về sự phát triển ở người (sự phát triển về chiều cao, cân nặng, nhận thức).
Vệ sinh thân thể, bảo vệ các giác quan, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý, có lợi cho
sức khoẻ.
Lớp 2:
- Cơ quan vận động: Hệ xương và hệ cơ, phòng chống cong vẹo cột sống, tập thể dục
và vận động thường xuyên để cơ, xương phát triển.
- Cơ quan tiêu hoá: nhận biết trên sơ đồ, vai trò của từng bộ phận trong hoạt động
tiêu hoá, ăn, uống sạch, phòng nhiễm giun.
Lớp 3:
- Cơ quan hô hấp: nhận biết trên sơ đồ, hoạt động của nó, vệ sinh cơ quan hô hấp,
phòng một số bệnh lây qua đường hô hấp.
- Cơ quan tuần hoàn: nhận biết trên sơ đồ các bộ phận của nó, hoạt động tuần hoàn,
vệ sinh cơ quan tuần hoàn, phòng bệnh tim mạch.
- Cơ quan bài tiết nước tiểu: cấu tạo, chức phận, hoạt động của nó, vệ sinh cơ quan
bài tiết nước tiểu.
- Hệ thần kinh: Cấu tạo, hoạt động, vệ sinh thần kinh.
1.3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Chương trình dành 38 tiết để dạy những bài có nội dung về con người và sức
khoẻ ở cả ba lớp.
3.1 Đối với các bài về cơ thể người:
- GV có thể tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh, mô hình, sơ đồ kết hợp thảo luận
nhóm để nhận biết vị trí, hình dạng của từng hệ cơ quan trong cơ thể. Có thể cho HS
xác định vị trí của chúng trên cơ thể mình hoặc của bạn. Ví dụ: Khi học bài "Cơ quan
tiêu hoá"( TN-XH 2) sau khi cho HS quan sát sơ đồ các cơ quan tiêu hoá GV có thể cho
HS tập xác định vị trí của chúng trên cơ thể mình hoặc của bạn.

42
- Để tìm hiểu hoạt động của các hệ cơ quan, GV cần tạo điều kiện cho HS thử
nghiệm ngay trên cơ thể mình và phân tích các hoạt động đó. Ví dụ: Khi tìm hiểu về
hoạt động hô hấp trong bài" Hoạt động thở và cơ quan hô hấp"(TN-XH 3) GV cho HS
thực hiện động tác hít vào thật sâu và thở ra hết sức, hướng dẫn các em vừa làm, vừa
theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi hít vào, thở ra.
3.2. Đối với các bài về sức khoẻ:
Mục tiêu của các bài về sức khoẻ là giúp HS có nhận thức, thái độ và hành vi đúng
đắn về các vấn đề sức khỏe. Vì vậy, khi dạy các bài học này GV có thể tổ chức cho HS
quan sát các hình ảnh trong SGK, liên hệ thực tế, thảo luận theo nhóm và cả lớp để giúp
các em biết được nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình,
từ đó các em có những thái độ và hành vi đúng đắn.
- GV có thể tổ chức cho HS thực hành để củng có những kiến thức, kỹ năng về sức
khoẻ như thực hành đánh răng, rửa mặt.
GV có thể sử dụng đóng vai để qua đó học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của mình
về các vấn đề sức khoẻ. Ví dụ khi dạy bài "Bệnh lao phổi" (TN-XH 3), GV có thể tổ
chức cho HS đóng vai bác sĩ, bệnh nhân để qua đó các em tìm hiểu về nguyên nhân,
triệu chứng, tác hại của bệnh lao phổi một cách sinh động, hấp dẫn. Tiếp đó GV có thể
cho HS thảo luận cả lớp về các biện pháp phòng tránh bệnh lao phổi.
Về hình thức tổ chức dạy học: cần sử dụng phối hợp các hình thức dạy học cá nhân,
nhóm, cả lớp. Khai thác, sử dụng các trò chơi khác nhau nhằm gây hứng thú nhận thức
cho HS. Một số bài có thể tổ chức cho HS thực hành ở ngoài lớp như thực hành đánh
răng, rửa mặt( TN-XH 1).
Tóm lại, để giảng dạy các bài về con người và sức khoẻ GV cần sử dụng linh hoạt
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: quan sát, hỏi đáp, thảo
luận, thực hành, đóng vai. Cần tạo điều kiện cho HS được thử nghiệm ngay trên chính
cơ thể mình để các em thu được biểu tượng về cơ thể người một cách sinh động, chính
xác.
Ví dụ minh hoạ: Bài 10. Hoạt động bài tiết nước tiểu (TN-XH 3)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
-Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu được chức năng của chúng.
- Giải thích được tại sao hàng ngày mỗi người cần phải uống đủ nước
II. Đồ dùng dạy học
- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to
- Các hình 1,2 SGK trang 22, 23
- Các mảnh bìa có ghi tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy -học
Mở bài: GV nêu các câu hỏi cho HS để dẫn dắt vào bài:

43
-Cơ quan nào có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài?
-Cơ quan nào có chức năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể?
-Ai có thể cho cả lớp biết: cơ quan nào tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài?
GV: cơ quan tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài là cơ quan bài tiết nước tiểu.
Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm có những bộ phận nào và chức năng của chúng ra sao
chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay (giới thiệu tên bài học và ghi bảng)
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là thận, đâu
là ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV treo sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng, yêu cầu một số HS lên
chỉ và nói tên các bộ phận của nó.
Một số HS nhận xét
GV kết luận (kết hợp chỉ trên sơ đồ): Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2
ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chức năng của các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm
Phiếu học tập
Quan sát hình 2 trang 23 SGK đọc các câu hỏi và câu trả lời của các bạn trong hình
rồi hoàn thành các bài tập sau:
1. Thận có chức năng gì?
2. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
3. Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng đường nào?
4. Mỗi ngày cơ thể chúng ta thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác
nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV có thể đặt thêm một số câu hỏi cho cả lớp:
-Nước tiểu có mùi gì, màu gì? Giải thích cho HS một số chất có chứa trong nước
tiểu.
GV yêu cầu một số HS nêu lại chức năng của các bộ phận của cơ cơ quan bài tiết
nước tiểu và kết luận: Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong

44
máu tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống dẫn nước tiểu,
sau đó được thải ra ngoài qua ống đái.
Hoạt động 3: Trò chơi "Ai nhanh hơn?"
GV treo 2 sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu lên bảng (sơ đồ không có chú thích), chia
lớp thành 2 đội, mỗi đội cử đại diện lên chơi. GV phát cho mỗi người của 2 đội các
mảnh bìa có ghi tên bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Cách chơi: Khi GV hô "Bắt đầu!" từng thành viên của 2 đội lần lượt lên gắn mảnh
bìa có ghi tên bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu tương ứng trên sơ đồ. Hết thời gian
chơi đội nào gắn nhanh, gắn đúng thì đội đó thắng cuộc.
Cả lớp nhận xét kết quả chơi của 2 đội, GV biểu dương đội có kết quả chơi tốt.
THỰC HÀNH:
Soạn giáo án và tập dạy các bài về con người và sức khoẻ ở cả ba lớp

II. CHỦ ĐỀ XÃ HỘI


1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
+ Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản, ban đầu về gia đình
+ Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản, ban đầu về nhà trường
+ Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về quê hương
1.2 Kỹ năng:
Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng:
- Biết quan sát, nhận xét, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về cuộc sống
xung quanh, gia đình, trường học.
- Biết cách bảo quản, sử dụng những đồ dùng trong gia đình.
- Biết giữ an toàn khi ở nhà, ở trường, trên đường đi học.
- Biết giữ vệ sinh nhà ở, trường học, vệ sinh nơi công cộng.
-Biết thực hiện một số qui định về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
1.3 Thái độ:
Giáo dục học sinh biết yêu quí, kính trọng, lễ phép với những người thân trong gia
đình, họ hàng, có ý thức giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức.
-Yêu mến, kính trọng, lễ phép, biết ơn thầy cô giáo, yêu quí bạn bè, trường lớp. Giáo
dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước.
- Có ý thức phòng tránh tai nạn khi ở nhà, ở trường và trên đường đi học. Có ý thức
giữ vệ sinh trong gia đình, trường học, vệ sinh nơi công cộng. Có ý thức chấp hành
những qui định về trật tự, an toàn giao thông.
2. Nội dung chủ đề:

45
Lớp 1:
+ Gia đình.
+ Nhà ở.
+ Công việc nhà.
+ An toàn khi ở nhà.
+ Lớp học.
+ Hoạt động ở lớp.
+ Giữ gìn lớp học sạch đẹp.
+ Cuộc sống xung quanh.
+ An toàn trên đường đi học.
+ Ôn tập : Xã hội
Lớp 2:
+ Gia đình.
+ Đồ dùng trong gia đình.
+ Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
+ Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
+ Trường học.
+ Các thành viên trong nhà trường.
+ Phòng tránh ngã khi ở trường.
+ Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp.
+ Đường giao thông.
+ An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
+ Cuộc sống xung quanh.
+ Ôn tập: Xã hội
Lớp 3:
+Các thế hệ trong một gia đình.
+ Họ nội, họ ngoại.
+ Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
+Phòng cháy khi ở nhà.
+ Một số hoạt động ở trường.
+ Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
+Tỉnh( thành phố) nơi bạn đang sống.
+ Các hoạt động thông tin liên lạc.
+ Hoạt động nông nghiệp,
+ Hoạt động công nghiệp- thương mại
+ Làng quê và đô thị.
+ An toàn khi đi xe đạp.
+ Vệ sinh môi trường.
+ Ôn tập : Xã hội
3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
3.1 Đối với các bài về gia đình.

46
Chương trình dành 12 tiết để dạy các bài có nội dung về gia đình ở cả 3 lớp.
Các bài về gia đình được phát triển đồng tâm từ lớp 1- 3 theo hướng mở rộng,
nâng cao dần từ lớp 1- 2, được tiếp tục hệ thống hoá, khái quát hoá dưới dạng sơ đồ
hoặc khái niệm lớp 3.
Vì vậy khi lựa chọn PPDH cần lưu ý một số điểm :
+ Đối với loại bài nhằm hình thành biểu tượng (lớp 1-2) nên tổ chức cho học sinh
quan sát kết hợp hỏi đáp , thảo luận để giúp các em nhận biết các thành viên trong gia
đình, công việc của họ, một số loại nhà ở, đồ dùng trong gia đình, cách sử dụng, bảo
quản, cách giữ an toàn khi ở nhà.
+ Đối với loại bài nhằm hình thành khái niệm, thực hành:
Có thể sử dụng phương pháp quan sát, giảng giải kết hợp hỏi đáp, thảo luận, thực
hành. Để sử dụng giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi xuất phát từ những kiến thức
riêng lẽ mà học sinh đã biết hoặc đã học ở các lớp dưới, để dẫn đến những câu hỏi
mang tính khái quát hoá, qua đó học sinh có thể tự hình thành khái niệm chung.Ví dụ :
khi dạy bài: Các thế hệ trong một gia đình"( TN-XH 3).
- Để hình thành khái niệm thế hệ, GV có thể yêu cầu từng cặp HS đặt câu hỏi cho
nhau: Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
Tiếp đến GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ về gia đình bạn Minh và cho biết trong
gia đình bạn Minh ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người nhiều tuổi nhất? Trên cơ sở
câu trả lời của HS, GV giảng: Mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác
nhau cùng chung sống. Đó là những thế hệ khác nhau.
GV đặt câu hỏi tiếp:
+ Gia đình bạn Minh có mấy thế hệ cùng chung sống?
+ Thế hệ thứ nhất của gia đình Minh là những ai ?
+ Thế hệ thứ 2 của gia đình Minh là những ai ?
+ Thế hệ thứ 3 của gia đình Minh là những ai ?
+ Thế nào là gia đình 3 thế hệ?
GV yêu cầu HS quan sát tiếp tranh vẽ gia đình Lan và trả lời các câu hỏi:
+ Gia đình Lan có mấy thế hệ ?
+ Mỗi thế hệ gồm có những ai?
+ Thế nào là gia đình hai thế hệ?
Để giúp HS phân biệt được các mô hình gia đình, GV có thể cho HS liên hệ mình
sống trong gia đình mấy thế hệ (kết hợp giới thiệu về ảnh của gia đình). Sau đó đặt các
đặt các câu hỏi tình huống:
+ Một gia đình chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống được gọi là gia đình mấy thế
hệ?
+ Một gia đình có cụ, ông bà, bố mẹ, con của bố mẹ cùng chung sống được gọi là gia
đình máy thế hệ?

47
+ Một gia đình có bà (hoặc ông), bố mẹ, con của bố mẹ cùng chung sống được gọi là
gia đình máy thế hệ?

3.2 Đối với các bài về trường học.


Chương trình dành 9 tiết để dạy các bài có nội dung về trường học ở cả 3 lớp.
Mục tiêu của những bài học này không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh những kiến
thức đơn thuần về cơ sỏ vật chất, tổ chức và các thành viên trong nhà trường, lớp học,
về các hoạt động của nhà trường và mối quan hệ nhà trường với xã hội, mà còn nhằm
dạy cho học sinh cách tìm hiểu, xem xét, cách nhận thức về một tổ chức giáo dục - đào
tạo của nhà nước. Học sinh không chỉ được tìm hiểu về mọi hoạt động của nhà trường
tiểu học nói chung mang tính lý thuyết mà phải được thực sự tìm hiểu thực tế về trường
mình. Bởi vậy, giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với mục
tiêu trên. Căn cứ vào thực tế nhà trường, lớp học của mình, giáo viên cần nghiên cứu kỹ
hệ thống câu hỏi trong SGK và thay đổi chúng hoặc bổ sung thêm những câu hỏi cụ thể
hơn, phù hợp hơn để hướng dẫn học sinh cách quan sát, cách tìm hiểu về chính nơi các
em đang học tập hàng ngày. Đồng thời giáo viên cũng cần kết hợp hướng dẫn học sinh
quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa để giúp các em biết đối chiếu với thực tế
trường mình, tập so sánh và rút ra những nhận xét khái quát để phát triển những biểu
tượng thu được về trường mình ở các lớp dưới thành khái niệm chung về nhà trường
tiểu học ở lớp 3.
Ví dụ :Trường học (lớp 1)
Giáo viên có thể dẫn cả lớp đi tham quan nhà trường. Trong quá trình tham quan có
thể tổ chức cho học sinh quan sát.
+ Cổng trường : Giáo viên đọc tên trường trên biển treo ngoài cổng, trao đổi về ý
nghĩa tên trường. Trường ở thôn nào, xã nào, phường nào?
+ Các lớp học: Giáo viên dẫn học sinh đi qua các lớp học hoặc đứng ở một vị trí
thích hợp để quan sát, phân biệt được từng khối lớp, có thể hỏi học sinh trường có bao
nhiêu lớp, bao nhiêu lớp 1,2.
+ Các phòng làm việc : có thể dẫn học sinh vào thăm các phòng làm việc của ban
giám hiệu,(kết hợp giới thiệu vị trí của phòng đó trong trường, tên hiệu trưởng, hiệu
phó) học sinh quan sát cách bày biện, cách sắp xếp các đồ dùng trong phòng này để so
sánh với các phòng làm việc khác, phòng hội đồng giáo viên, phòng truyền thống,
phòng để đồ dùng dạy học.
+ Vườn trường, sân chơi
Giáo viên hưỡng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về khu vực này theo các câu
hỏi gợi ý:
+ Sân trường ta rộng hay hẹp, có nhiều cây cối không? nhờ ai mà sân trường ta luôn
sạch sẽ. Các em phải làm gì để giữ cho sân trường, vườn trường sạch đẹp?
Trở về lớp GV có thể cho HS chơi trò chơi đóng vai để giới thiệu về trường của
mình.

48
3.3 Đối với các bài về quê hương.
Chương trình dành 18 tiết để dạy các bài học có nội dung về quê hương ở cả 3 lớp.
Mỗi giáo viên dạy TN-XH đều cần phải tự tìm hiểu về xã, huyện, tỉnh nơi trường
đóng ở các mặt:
+ Vị trí, giới hạn, địa hình, dân cư: số dân, dân tộc.
+ Hoạt động kinh tế : công nông nghiệp, giao thông , buôn bán
+ Hành chính
+ Di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh nổi bật.
+ Vài nét điển hình về lịch sử địa phương.
Mục tiêu của các bài học về quê hương nhằm hình thành cho học sinh các biểu
tượng về hoạt động của con người ở địa phương các em đang sinh sống, về các cơ sở
vật chất của xã hội, về đời sống vật chất , kinh tế, văn hoá, xã hội và tinh thần của
họ.Bởi vậy giáo viên có thể sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, tìm hiểu về đời
sống nhân dân ở địa phương, thu thập các tư liệu : tranh ảnh, bài báo, hiện vật phản ánh
mọi mặt hoạt động của nhân dân. Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu thực tế
sống động ở địa phương, giáo viên cũng cần kết hợp cho học sinh quan sát các hình ảnh
trong SGK, so sánh với thực tiễn địa phương mình.
Về hình thức tổ chức dạy học: Cần vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy
học: cá nhân, theo nhóm, toàn lớp khi dạy học chủ đề này. Ở một số bài học có thể tổ
chức cho học sinh học ngoài hiện trường, tham quan : tham quan trường học, các cơ sở
sản xuất, hành chính, y tế địa phương, các danh lam thắng cảnh.
- Sử dụng các trò chơi học tập : ví dụ như trò chơi đóng vai chủ đề gia đình ; chủ đề
quê hương; người hướng dẫn tham quan du lịch...
Ví dụ minh hoạ: Bài 19. Đường giao thông (TN-XH 2)
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
- Nhận biết 4 loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đương thuỷ, đường hàng
không
- Kể tên các loại phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông
- Nhận biết được một số biển báo giao thông đường bộ và tại khu vực có đường sắt
chạy qua.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông
II. Đồ dùng dạy học
Các hình vẽ trang 40,41 SGK
- Các biển báo giao thông đường bộ và khu vực có đường sắt chạy qua
- 4 bức ảnh (tranh) vẽ cảnh đường sắt, đường bộ, đường sông, biển, bầu trời xanh
- Sưu tầm tranh ảnh các loại phương tiện giao thông
III. Hoạt động dạy học
Mở đầu:

49
GV nêu câu hỏi cho cả lớp: Hãy kể tên các phương tiện giao thông mà em biết?
GV: Mỗi phương tiện giao thông chỉ đi trên một loại đường giao thông. Hôm nay
chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông đi trên
các loại đường đó qua bài Đường giao thông (Ghi bảng)
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại đường giao thông
Cách tiến hành:
GV dán 4 bức tranh (hoặc ảnh) vẽ cảnh đường sắt, đường bộ, đường sông, biển, bầu
trời xanh lên bảng, yêu cầu cả lớp quan sát kỹ các bức tranh, sau đó gọi 4 HS lên bảng,
phát cho mỗi em một tấm bìa có ghi các loại đường giao thông yêu cầu HS gắn tấm bìa
vào bức tranh sao cho phù hợp với đường giao thông.
GV: Có mấy loại đường giao thông?
HS trả lời, GV kết luận: có 4 loại đường giao thông, đó là: đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ, đường hàng không. Trong đường thuỷ có đường sông và đường biển.
Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS quan sát hình 1,2,4,5 SGK trả lời các câu hỏi lệnh trong bài.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
GV gọi một số HS trả lời trước lớp các câu hỏi:
-Đường bộ dành cho những phương tiện giao thông nào?
-Đường sắt dành cho phương tiện giao thông nào?
-Đường thuỷ dành cho những phương tiện giao thông nào?
-Đường hàng không dành cho phương tiện giao thông nào?
GV: Kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông có ở địa phương
em?
GV kết luận: Đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô
tô... Đường sắt là đường dành cho tàu hoả, đường thuỷ là đường dành cho thuyền, phà,
ca nô, tàu thuỷ...đường hàng không dành cho máy bay.
Hoạt động 3: Trò chơi "Biển báo nói gì?"
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết một số loại biển báo
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV hướng dẫn HS quan sát 6 biển báo được giới thiệu ở hình 3 trang 40 SGK, hướng
dẫn HS thảo luận về nội dung các loại biển báo.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu vài HS nêu nội dung của các biển báo trong SGK
Đối với loại biển báo Giao nhau với đường sắt không có rào chắn GV có thể hướng
dẫn HS cách ứng xử:

50
+ Trường hợp không có xe lửa đi tới thì nhanh chóng vượt qua đường sắt.
+ Nếu có xe lửa sắp đi tới, mọi người phải đứng cách xa đường sắt ít nhất 5 m để
đảm bảo an toàn
+ Đợi cho tàu đi qua hẳn mới nhanh chóng đi qua đường sắt.
Bước 3: Tiến hành trò chơi
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử đại diện lên chơi. GV dán 6 loại biển báo trong
SGK lên bảng (dưới mỗi biển báo không có chú thích).
Cách chơi: Khi GV hô "Bắt đầu!" đại diện của 2 đội phải nhanh chóng gắn tấm bìa có
chú thích tương ứng với biển báo. Đội nào gắn nhanh, đúng thì đội đó thắng cuộc.
Kết thúc trò chơi: GV nhận xét biểu dương các đội chơi
GV: Tại sao chúng ta cần nhận biết một số biển báo trên các đường giao thông?
Một số HS trả lời
GV kết luận: Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau.
Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích đảm bảo an
toàn cho người tham gia giao thông.
THỰC HÀNH : Soạn giáo án tập dạy
1. Bài về gia đình
2. Bài về trường học
3. Bài về quê hương

III. CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN


1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
- Giúp học sinh biết được sự phong phú, đa dạng của các loại động, thực vật trên Trái
đất.
- Biết được đặc điểm cấu tạo ngoài, môi trường sống, ích lợi hoặc tác hại của một số
động thực vật tiêu biểu.
- Biết sơ lược về Mặt Trời, Mặt trăng, các vì sao, Trái Đất, một số hiện tượng : ngày,
đêm, năm, tháng, bốn mùa, các dấu hiệu cơ bản của thời tiết.
1.2 Kỹ năng: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng như:
-Biết quan sát, mô tả, so sánh để rút ra những đặc điểm chung và riêng của các loại
động, thực vật.
-Biết phân tích, đánh giá một số mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng.
1.3 Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ và thói quen như:
- Ham hiểu biết khoa học.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây cối, con vật. Có thái độ đúng đắn đối với các
hiện tượng tự nhiên xung quanh.

51
2. Khái quát nội dung chương trình
2.1 Thực vật và động vật:
- Các loại động, thực vật quen thuộc, gần gũi: cây rau, cây hoa, cây gỗ, con cá, con
mèo, con gà, con muỗi.
- Sự phong phú, đa dạng của các loại động, thực vật trên Trái đất: ở trên cạn, dưới
nước, bay lượn trên không.
- Cấu tạo ngoài, chức phận của các bộ phận của cây xanh: rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Đặc điểm cấu tạo ngoài, môi trường sống, ích lợi, tác hại của một số loài động vật:
cá, chim, thú, côn trùng, giáp xác.
2.2 Mặt trời và Trái đất:
- Các dấu hiệu cơ bản của thời tiết: trời nắng, trời mưa, trời rét, gió.
- Mặt Trời, Mặt trăng và các vì sao, tìm phương hướng bằng Mặt Trời.
- Mặt trời và Trái Đất: Hình dạng của Trái đất, Sự chuyển động của Trái đất và các
hành tinh khác quanh Mặt trời. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Hệ
qủa tự quay quanh Mặt trời và tự quay quanh mình của Trái đất dẫn đến một số hiện
tượng tự nhiên: Ngày đêm, năm tháng, bốn mùa. Các đới khí hậu, bề mặt Trái đất.
3. Phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp dạy học chủ đạo để dạy học chủ đề này là quan sát kết hợp thảo luận
nhóm. Để hình thành cho học sinh biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động về các loại
động thực vật, giáo viên nên lựa chọn đối tượng quan sát là các loại vật thật, sau đó,
dùng tranh ảnh để khái quát lại. Ví dụ: Khi dạy bài: Quả( TN-XH 3), giáo viên nên lựa
chọn đối tượng quan sát là các loại quả thật đủ hình dạng, kích thước khác nhau. Sau đó
tổ chức cho học sinh quan sát theo từng nhóm về màu sắc, hình dạng, kích thước của
các loại quả, các bộ phận: vỏ, thịt, hạt. Qua đó, học sinh có thể rút ra những đặc điểm
chung và riêng của các loại qủa.
Đối với những bài học không thể sử dụng các loại vật thật giáo viên có thể tổ chức
cho học sinh quan sát các hình ảnh trong SGK để tìm những thông tin cần thiết về đặc
điểm cấu tạo ngoài của các loại động, thực vật, đặc điểm của Hệ mặt trời, Trái đất và bề
mặt của nó.
Đối với các bài về bầu trời và Trái đất, giáo viên nên sử dụng quả địa cầu để học
sinh quan sát bề mặt của Trái đất, hình dạng của nó, sử dụng các lược đồ để học sinh có
thể nhận biết bề mặt của Trái đất, lục địa, đại dương.
- Sử dụng các phương pháp giảng giải, hỏi đáp và kể chuyện: Các phương pháp này
đặc biệt có hiệu quả khi giảng dạy một số kiến thức về vũ trụ, Trái đất, Mặt trời, Mặt
trăng (ví dụ như kể chuyện về những thành tựu chinh phục vũ trụ, chinh phục mặt trăng
của con người) và cả những điều trước đây chỉ thấy trong các chuyện kể khoa học viễn
tưởng đang trở thành hiện thực.
- Sử dụng phưong pháp thực hành:
+ Thực hành xác định phương hướng bằng Mặt trời

52
+ Thực hành biểu diễn một cách đơn giản Trái đất quay quanh Mặt trời, Trái đất tự
quay quanh mình nó.
+ Thực hành biểu diễn hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất.
Về hình thức tổ chức dạy học:
Có thể sử dụng các hình thức dạy học trên lớp và dạy học ngoài lớp để dạy các bài
học trong chủ đề "Tự nhiên".
- Dạy học trên lớp: Có thể sử dụng kết hợp dạy học cá nhân, theo nhóm và đồng loạt
cả lớp.
- Dạy học ngoài lớp- tham quan: Có rất nhiều bài học thuộc phần này có thể dạy học
ngoài trời như đa số các bài học về thời tiết, Mặt trời và phương hướng; Một số loài cây
sống trên cạn, Thực vật, Đi thăm thiên nhiên.
- Sử dụng các trò chơi học tập, ví dụ: "Dự báo thời tiết", " Tìm phương hướng bằng
Mặt trời", " Đố bạn con gì?", " Mặt trời và Trái đất", " Trái đất và Mặt trăng" v.v...
Ví dụ minh hoạ: Bài 48: Quả (TN-XH3).
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết được :
- Các loại quả có màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị khác nhau.
- Quả có 3 phần : vỏ, thịt, hạt.
- Nhiệm vụ của quả đối với cây, và ích lợi của quả đối với con người.
+ Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, đối chiếu, rút ra những đặc điểm chung và
riêng của các loại quả.
II. Đồ dùng DH:
-Các loại quả thật có sẵn ở địa phương, tranh ảnh các loại quả.
III Hoạt động dạy- học
a. Mở bài: - Giáo viên cho học sinh cả lớp hát bài Quả, sau đó đặt câu hỏi : ở trong
bài hát vừa rồi có những loại quả nào ?
- Học sinh : hát bài Quả, trả lời câu hỏi của giáo viên.
Giáo viên vào bài : trên thực tế có rất nhiều loại quả khác nhau, bài học hôm nay
chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm, nhiệm vụ, ích lợi của chúng.
Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận nhóm
Mục tiêu:
HS biết QS, so sánh, tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước của các
loại quả. Kể tên các bộ phận thường có của một quả.`
Cách tiến hành:
- Chia học sinh thành từng nhóm (mỗi bàn từ 4 đến 6 em), yêu cầu các nhóm đặt các
loại quả đã chuẩn bị sẵn lên bàn.
- Phát phiếu giao việc cho các nhóm, giải thích hướng dẫn cho các nhóm nhiệm vụ
quan sát, hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập.
- Phiếu học tập bài Quả:
Câu 1 : Em hãy quan sát các loại quả, rồi điền kết quả quan sát vào bảng sau :

53
Kích thước
TT Tên quả Màu sắc Hình dạng Mùi vị
(To hay nhỏ)

Em có nhận xét gì về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của loại quả ?
Câu 2 : Quả có mấy phần ? Đó là những phần nào ?
Câu 3 : Các loại quả có đặc điểm gì giống và khác nhau ?
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ quan sát, thảo luận nhóm qua phiếu giao việc và qua
giải thích và hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh quan sát, thảo luận nhóm : hướng dẫn các
em quan sát theo thứ tự màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của quả. Yêu cầu các
em sử dụng các giác quan khác nhau để quan sát: dùng tay (hoặc dao) bóc vỏ hoặc bổ
đôi quả nếm mùi vị của quả, quan sát các phần vỏ, thịt hạt của quả. Hướng dẫn các em
thảo luận trong nhóm.
Các nhóm học sinh tiến hành quan sát thảo luận trong nhóm về màu sắc, hình dạng,
kích thước, mùi vị của các loại quả, để hoàn thành bài tập 1 của phiếu giao việc. (Ví
dụ : quả chuối chín có màu vàng, cong, có vị ngọt, quả quýt có màu vàng sẫm, hình tròn
nhỏ, có mùi thơm, có vị hơi chua...). Học sinh dùng tay hoặc dao để bóc vỏ và bổ đôi
quả để quan sát các bộ phận bên trong của chúng, so sánh nhận xét về thịt, hạt của các
loại quả khác nhau. Cả nhóm quan sát thảo luận, bàn bạc trao đổi với nhau để rút ra kết
luận chung về các loại quả.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- GV treo bảng phụ, gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm
mình.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình (trước hết, mỗi nhóm
trình bày kết quả quan sát 1 loại quả ở bài tập 1, phiếu giao việc). Các nhóm khác tranh
luận, bổ sung ý kiến.
- GV khẳng định kết quả quan sát đúng và điền vào bảng.
- GV yêu cầu một số nhóm khác trình bày kết quả quan sát qua bài tập 2, phiếu học
tập.
- Học sinh trả lời, chỉ ra được mỗi quả thường có 3 phần : vỏ, thịt, hạt. Thịt, hạt các
loại quả không giống nhau, có loại thịt quả vàng như xoài, có nhiều múi, tép như bưởi,
cam, chanh, thịt trong như vải, nhãn. Hạt các loại quả cũng không giống nhau, có quả
hạt nhỏ, và nhiều như dưa hấu, cà chua, cam, chanh, quýt, có quả chỉ có 1 hạt to như
xoài, một hạt nhỏ như vải, nhãn ...
- GV gọi đại diện của một số nhóm, nêu nhận xét về các loại quả. Các loại quả có
những đặc điểm gì giống và khác nhau ?
- Kết luận : Các loại quả có màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị khác nhau, mỗi
quả thường có 3 phần : vỏ, thịt, hạt.

54
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả
Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
-Hạt có chức năng gì?
-Quả có ích lợi gì đối với con người?
GV cho HS thảo luận từng câu hỏi, rút ra kết luận: Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ
mọc thành cây mới. Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn hàng ngày,
ép dầu... hoặc có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp.
GV nhắc nhở HS khi ăn quả cần rửa sạch, gọt vỏ, không hái bừa bãi, không ăn quả
xanh.
Hoạt động 3: trò chơi : Đố bạn quả gì ?
Cách chơi: gọi một số học sinh tình nguyện, dùng khăn bịt mắt tất cả, đặt vào từng
tay mỗi em 1 loại quả (loại quả các em vừa quan sát). Yêu cầu học sinh dùng các giác
quan còn lại để nhận biết mình đang cầm trong tay quả gì ?
THỰC HÀNH : Soạn giáo án tập dạy
1. Bài về thực vật
2. Bài về động vật
3. Bài về Bầu trời và Trái đất.

CHƯƠNG II
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình của Việt
Nam từ buổi đầu dựng nước đến ngày nay.
- Hiểu đúng đắn và có những biểu tượng sinh động về lịch sử Việt Nam qua các mặt
xây dựng đất nước và chống ngoại xâm.
2. Về kỹ năng: Bước đầu hình thành một số kỹ năng: quan sát, mô tả, kể, diễn đạt
những hiểu biết của mình về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
- Biết thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau
3. Về thái độ:
Ham học hỏi, tìm tòi để hiểu biết lịch sử dân tộc.
-Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng, bất
khuất của dân tộc. Tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử và văn hoá.

55
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Khái quát nội dung chương trình
a. Chương trình Lịch sử lớp 4:
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN): Nước
Văn Lang; nước Âu lạc.
- Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ 179 TCN đến năm 938):
+ Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
+ Khởi nghĩa Hai bà Trưng (Năm 40)
+ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
+ Ôn tập.
- Buổi đầu độc lập:
+ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất( năm 981).
- Nước Đại Việt thời Lý(1009-1226):
+ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
+ Chùa thời Lý
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077).
- Nước Đại Việt thời Trần (1226-1400):
+ Nhà Trần thành lập
+ Nhà Trần và việc đắp đê
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
+ Nước ta cuối thời Trần.
- Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê ( Thế kỷ XV)
+ Chiến thắng Chi lăng
+ Nhà Hậu Lê và việc tổ chức, quản lý đất nước
+ Trường học thời Hậu Lê
+Văn học, khoa học thời Hậu Lê
+ Ôn tập.
- Nước Đại Việt thế kỷ XVI-XVIII:
+Trịnh- Nguyễn phân tranh
+ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
+ Thành thị thế kỷ XVI- XVII
+ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
+ Quang Trung đại phá quân Thanh
+ Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
- Buổi đầu thời Nguyễn:
+Nhà Nguyễn thành lập
+ Kinh thành Huế
+ Tổng kết.
b. Chương trình Lịch sử 5:

56
- Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (858-1945):
+ Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định
+ Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế
+ Xã hội Việt Nam cuối TK XIX- đầu thế kỷ XX
+ Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
+ Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
+ Xô viết Nghệ Tĩnh
+ Cách mạng mùa thu
+ Bác Hồ đọc "Tuyên ngôn độc lập".
+ Ôn tập: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (858-1945)
- Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống Pháp (1945- 1954):
+Vượt qua tình thế hiểm nghèo
"...Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước..."
+Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp
+ Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950
+ Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ.
+ Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
(1954-1975):
+Đất nước bị chia cắt
+ Bến Tre đồng khởi
+ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
+ Đường Trường Sơn
+ Sấm sét đêm giao thừa
+ Chiến thắng "Điện biên Phủ trên không"
+ Lễ ký hiệp định Pa- ri
+ Tiến vào dinh Độc lập.
-Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1975 đến nay):
+ Hoàn thành thống nhất đất nước
+ Xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
+Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỷ XIX đến nay
2. Đặc điểm chương trình.
- Phân môn Lịch sử bắt đầu được dạy từ lớp 4 bao gồm những kiến thức về
Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay. Tuy nhiên, các kiến thức
Lịch sử không trình bày theo một hệ thống chặt chẽ, mà mỗi bài học là một sự kiện,
hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình của một một giai đoạn nhất định.
Sự lựa chọn cấu trúc và mức độ nội dung như vậy nhằm đảm bảo mục tiêu, phù hợp

57
với thời lượng dành cho môn học cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Tuy nhiên,
một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử không thể hình thành và phát triển một cách
cô lập mà trong một bối cảnh cụ thể và liên quan tới rất nhiều sự kiện, hiện tượng và
các nhân vật lịch sử trong bối cảnh đó. Do đó, trước khi dạy học một nội dung một bài
học cụ thể, học sinh cần biết sơ lược về bối cảnh lịch sử mà trong đó sự kiện, hiện
tượng, nhân vật diễn ra hay hoạt động.
Ví dụ: Khi dạy bài" Chiến thắng Chi Lăng"( Lịch sử 4) để giúp HS có biểu tượng đầy
đủ hơn về chiến thắng Chi Lăng và ý nghĩa lịch sử của nó giáo viên phải giới thiệu sơ
lược về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê lợi lãnh đạo qua phần mở bài.Trên cơ sở bài cũ
HS đã trả lời, GV giới thiệu bài mới:" Năm 1400 Hồ Quí Ly phế truất vua Trần, lập nên
triều Hồ. Năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ chống đỡ không được, đất
nước ta lại rơi vào tay giặc Minh xâm lược. Dưới ách thống trị của nhà Minh,nhiều
cuộc khởi nghĩa đã nổi lên, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
Nghĩa quân Lam sơn đã trải qua bao khó khăn gian khổ, bao nếm mật nằm gai, và đã
giành nhiều chiến công vang dội. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại chiến
thắng Chi Lăng, một chiến thắng lẫy lừng xưa của nghĩa quân Lam Sơn, dẫn đến sự ra
đời của nhà Lê năm 1428".
- Các dạng kiến thức cơ bản:
+ Kiến thức về các sự kiện lịch sử tiêu biểu
+ Kiến thức về các nhân vật lịch sử tiêu biểu
+ Kiến thức về các thành tựu mọi mặt trong đời sống lịch sử của dân tộc.
+ Loại kiến thức về giai đoạn, thời kỳ, quá trình lịch sử dân tộc.
Thông thường các kiến thức này được đan xen trong các bài dạy cụ thể. Trong các
loại kiến thức trên thì loại kiến thức về sự kiện lịch sử tiêu biểu là kiến thức trọng tâm
nhất( trong đó đã bao gồm sự tham gia của nhân vật và kết quả đạt được trong một mặt
cụ thể, tại một thời điểm cụ thể của lịch sử). Căn cứ vào từng dạng bài cụ thể mà giáo
viên vận dụng phương pháp dạy học cho phù hợp.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Định hướng chung:
-Đảm bảo tính chân thực, tính chính xác, tính khoa học của lịch sử. Lịch sử là việc
đã xảy ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan không thể " phán đoán", suy
luận để biết lịch sử. Vì vậy, trong quá trình dạy học cần tái tạo lịch sử , tức là cho học
sinh tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ
những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ra ở
học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian,
không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
-Vận dụng phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học trên nguyên tắc
phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
- Tổ chức cho học sinh thu thập, tìm kiếm, lựa chọn các thông tin lịch sử. Trên cơ sở
làm việc với các nguồn tri thức thông qua kênh chữ( SGK, biểu bảng), và kênh hình
(tranh ảnh, bản đồ, lược đồ,sơ đồ...) và vốn hiểu biết của học sinh, giáo viên hướng dẫn

58
các em quan sát, phân tích, so sánh, hệ thống hoá và bước đầu khái quát hoá để tìm ra
mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học như cả lớp, cá nhân, theo nhóm, đặc biệt
là hoạt động theo nhóm nhỏ để tăng cường sự hoạt động tích cực của học sinh, giúp các
em tiếp nhận kiến thức lịch sử một cách chủ động, sáng tạo.
-Cần tận dụng tối đa các điều kiện cụ thể ở địa phương để tổ chức các tiết học ngoài
hiện trường, tham quan (Cho học sinh học tập, tham quan tại các khu di tích lịch sử,
văn hoá, bảo tàng), giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách chính xác và sinh
động.
- Tăng cường sử dụng các loại trò chơi khác nhau nhằm gây hứng thú học tập cho
HS, làm cho giờ học lịch sử diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng đạt hiệu quả cao.
2. Các phương pháp, hình thức dạy học Lịch sử
2.1. Sử dụng các phương pháp dùng lời: Tường thuật, kể, miêu tả, giải thích, hỏi
đáp.
Yêu cầu:
- GV biết vận dụng kiến thức lịch sử, sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh của
mình để kể lại, miêu tả, thuyết trình nhằm khắc hoạ được sự kiện, nhân vật lịch sử một
cách cụ thể, chính xác, gây hứng thú học tập cho HS.
- Tạo điều kiện cho HS kể lại, trình bày những hiểu biết lịch sử của mình.
2.2. Sử dụng các phương pháp dạy học trực quan.
Yêu cầu: GV phải biết kết hợp lời nói sinh động về các sự kiện, nhân vật với sử dụng
các loại đồ dùng dạy học trực quan cần thiết (( bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh lịch sử...) để tạo
biểu tượng cụ thể, sinh động về quá khứ, giúp HS hiểu đúng lịch sử.
2.3. Sử dụng trò chơi:
Đối với từng loại bài học giáo viên có thể sử dụng các loại trò chơi khác nhau. Cụ
thể:
-Đối với những bài học có nhiều lời thoại hoặc những nội dung có thể xây dựng
thành kịch bản giáo viên có thể sử dụng loại trò chơi đóng vai.Ví dụ: khi dạy
bài"Thành thị thế kỷ XVI- XVII"(LS 4) phần tìm hiểu về kinh đô Thăng Long GVcó
thể tổ chức trò chơi với các vai: nhà buôn người Anh, nhà văn Phạm Đình Hổ. Người
phỏng vấn( là GV hoặc HS) lần lượt hỏi các nhân vật trên về cảm nhận của họ về kinh
thành Thăng Long. Qua trò chơi, học sinh rút ra nhận xét chung về kinh thành Thăng
Long ở thế kỷ XVI-XVII. Hoặc khidạy bài "Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông -Nguyên" (LS 4), giáo viên có thể tổ chức cho HS đóng các vai: vua Trần,tướng
Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, các bô lão. Cách chơi như sau: 1 học
sinh dẫn chuyện đọc từ đầu cho đến"...Châu Á". Học sinh đóng vai vua Trần hỏi Trần
Thủ Độ "nên đánh hay nên hoà?" với giọng lo lắng. Học sinh đóng vai Trần Thủ Độ trả
lời giọng cương quyết:" Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo". Học sinh dẫn
truyện đọc lời dẫn tiếp, HS đóng vai vua Trần hỏi các vị bô lão: "nên đánh hay nên
hoà?" Những học sinh đóng vai các bô lão đồng thanh trả lời "Đánh!" Học sinh dẫn
truyện đọc tiếp, học sinh đóng vai Trần Quốc Tuấn đọc lời Hịch tướng sĩ "Dù trăm
thân...xin làm." Học sinh dẫn truyện đọc tiếp lời dẫn, những học sinh đóng vai chiến sĩ

59
hô to:"Sát thát". Như vậy, qua trò chơi đóng vai, học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một
cách hứng thú, tự nhiên và sâu sắc.
- Để củng cố, ôn tập kiến thức cho từng bài học hoặc cho từng giai đoạn lịch sử
giáo viên có thể sử dụng trò chơi "ô chữ", trò chơi "Đi tìm sự kiện". các loại trò chơi
này được biến tấu từ các trò chơi trong chương trình "Chiếc nón kỳ diệu", "Đường lên
đỉnh Olympia". Cách chơi giống như trò chơi "Chiếc nón kỳ diệu" Ví dụ: Sau khi học
xong bài "Tiến vào dinh Độc lập"(LS 5) giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ. Giáo viên
chuẩn bị ô chữ" Giải phóng Sài Gòn", kẻ 15 ô lên bảng. Giaó viên nêu vấn đề : ô chữ
gồm 15 chữ cái: đây là một chiến thắng vẻ vang mà quân và dân ta đã làm nên, đưa non
sông Việt Nam về một mối. Lần quay thứ nhất giáo viên cho tổ một chơi, nếu tổ một
không trả lời được nhường quyền cho tổ 2,...Tổ thắng cuộc là tổ giành được số điểm
cao nhất.
2.4. Tổ chức các tiết học ngoài lớp- tham quan
- Ở những nơi có điều kiện cần tổ chức các tiết học ở bảo tàng, các di tích lịch sử để
học sinh có thể tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, qua
đó tạo ra ở họ những biểu tượng cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng
lịch sử.
Như vậy, để sử dụng các PP và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả, giáo viên cần
biết vận dụng kiến thức lịch sử, biết sử dụng ngôn ngữ sinh động, giầu hình ảnh của
mình để trình bày, kể lại, miêu tả lại nhằm khắc hoạ được các sự kiện, nhân vật lịch sử
một cách cụ thể, chính xác, giúp HS hiểu đúng lịch sử. Ngôn ngữ của giáo viên trong
dạy học lịch sử có vai trò rất quan trọng, nó được coi như là phương tiện tác động mạnh
mẽ đến tư tưởng, tình cảm, hứng thú nhận thức của học sinh. Để dạy tốt phân môn
Lịch sử, giáo viên cần vận dụng tốt các phương pháp dạy học, rèn luyện phương pháp
trình bày, kể chuyện lịch sử hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, biết khai thác sử dụng tốt các
phương tiện trực quan.
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ CÓ HIỆU QUẢ:
1. Về phía nhà trường:
- Cần có đủ đồ dùng dạy học cần thiết cho việc dạy học phân môn Lịch sử như: các
loại tranh, ảnh tư liệu lịch sử, các loại bản đồ, các phương tiện nghe, nhìn.
- Có các tài liệu về lịch sử cho GV tham khảo.
2. Về phía giáo viên:
- Để dạy tốt phân môn Lịch sử mỗi GV cần tự bồi dưỡng cho mình kiến thức về lịch
sử Việt nam.
- Rèn luyện cho mình phương pháp trình bày lịch sử sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học
sinh.
-Biết sử dụng các loại phương tiện trực quan cần thiết.
Ví dụ minh hoạ: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG ( Lịch sử 4)
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết được:
- Dựa vào địa hình nghĩa quân Lam sơn đã đánh tan quân Minh ở ải Chi lăng
- Chiến thắng Chi lăng dẫn đến sự ra đời của nhà Hậu lê.

60
- Tự hào về chiến thắng Chi lăng, về nghĩa quân Lam sơn
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về ải Chi lăng, hình ảnh tượng vua Lê thái Tổ, lược đồ trận Chi
lăng
III. Hoạt động dạy học:
Bài cũ: Em hãy mô tả tình hình nước ta vào cuối thời Trần?
Trên cơ sở câu trả lời của HS GV giới thiệu bài: Năm 1400 Hồ Quí Ly phế truất vua
Trần, lập nên nhà Hồ, năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ chống đỡ không
được, đất nước ta lại rơi vào ách thống trị của giặc Minh xâm lược. Dưới ách thống trị
của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do
Lê lợi lãnh đạo. nghĩa quân Lam Sơn đã chịu bao khó khăn gian khổ, bao nếm mật nằm
gai, đã giành nhiều chiến thắng vang dội. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại
chiến thắng Chi lăng, một chiến thắng lẫy lừng xưa của nghĩa quân LS , dẫn đến việc
thành lập nhà Lê năm 1428.
1. Vài nét về ải Chi Lăng
GV giải thích từ "ải", giới thiệu vị trí của ải Chi Lăng trên bản đồ kết hợp tranh ảnh
về ải Chi Lăng.
Em hãy mô tả ải Chi Lăng?
2. Diễn biến của trận phục kích Chi lăng:
GV nêu câu hỏi cho các nhóm tìm hiểu về diễn biến của trận phục kích Chi lăng
3. Ý nghĩa của chiến thắng Chi lăng:
Trận Chi lăng có ý nghĩa gì trong cuộc kháng chiến chống quân Minh cuả nghiã quân
Lam Sơn?
GV đọc một số câu trong bài " Cáo bình ngô" (Nguyễn Trãi) :
"Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây dổi mới"
Củng cố: Tại sao nghĩa quân Lam Sơn lại chọn ải Chi Lăng làm nơi phục kích quân
Minh?
Tổng kết: Ải Chi Lăng, của ải hiểm trở nơi địa đầu phía bắc của tổ quốc, nơi đây vào
những ngày cuối tháng 10/1427 nghĩa quân Lam sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã mưu trí,
dũng cảm đánh tan đạo quân viện binh của giặc Minh xâm lược. Với chiến thắng oanh
liệt này, quân Minh phải đầu hàng, rút quân về nước, Lê Lợi lên ngôi vua, bắt đầu thời
Hậu lê, nhà nước phong kiến hưng thịnh nhất trong các triều đại phong kiến Việt nam.
CÂU HỎI VÀ THỰC HÀNH
1. Phân tích đặc điểm phân môn Lịch sử, từ đó, hãy rút ra những định hướng cơ bản
khi sử dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phân môn này.
2. Chọn một bài bất kỳ trong phân môn Lịch sử lớp 4 để soạn giáo án và tập dạy.
3 . Chọn một bài bất kỳ trong phân môn Lịch sử lớp 5 để soạn giáo án và tập dạy.

61
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ
I. MỤC TIÊU CỦA PHÂN MÔN ĐỊA LÝ
1. Kiến thức:
Hình thành cho học sinh những biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ địa lý đơn
giản. Qua đó, học sinh nhận biết, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lý trên các lãnh thổ
khác nhau.
Ở bậc tiểu học, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh nên yêu cầu về mặt tri thức của
dạy học địa lý chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp các biểu tượng địa lý, bước đầu hình
thành một số khái niệm, xây dựng một số mối quan hệ địa lý đơn giản.
1. Kỹ năng:
Bước đầu hình thành cho học sinh một số kỹ năng địa lý như: Kỹ năng sử dụng bản
đồ, kỹ năng nhận xét, so sánh, phân tích số liệu, kỹ năng phân tích các mối quan hệ địa
lý đơn giản.
3. Thái độ:
- Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, lòng ham hiểu biết cho học sinh.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức và hành động bảo vệ
môi trường.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Khái quát nội dung chương trình:
a. Chương trình địa lý 4:
-Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn
+ Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
+ Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
+ Trung du Bắc Bộ
+ Tây nguyên
+ Một số dân tộc ở Tây Nguyên
+ Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
+Thành phố Đà lạt
+ Ôn tập.
- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng:
+ Đồng bằng Bắc Bộ
+ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
+ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
+ Thủ đô Hà Nội
+ Thành phố Hải Phòng
+Đồng bằng Nam Bộ

62
+ Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
+ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
+ Thành phố Hồ Chí Minh
+ Thành phố Cần Thơ
+ Ôn tập
+ Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
+ Thành phố Huế
+ Thành phố Đà Nẵng.
- Vùng biển Việt nam:
+ Biển, đảo và các quần đảo
+ Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
+ Ôn tập.
b. Chương trình Địa lý 5:
-Địa lý Việt Nam:
+Việt nam- Đất nước chúng ta
+ Địa hình và khoáng sản
+Khí hậu
+ Sông ngòi
+ Vùng biển nước ta
+ Đất và rừng
+ Ôn tập
+ Dân số nước ta
+ Các dân tộc, sự phân bố dân cư
+ Nông nghiệp
+ Lâm nghiệp và thuỷ sản
+ Công nghiệp
+ Giao thông vận tải
+ Thương mại và du lịch.
+ Ôn tập.
-Địa lý thế giới:
+ Châu Á
+ Các nước láng giềng Việt nam
+Châu Âu
+ Một số nước ở Châu Âu
+ Ôn tập
+ Châu Phi
+ Châu Mỹ
+ Châu Đại dương và châu Nam Cực
+Các đại dương trên thế giới
+ Ôn tập cuối năm.
2. Đặc điểm chương trình:

63
Các kiến thức địa lý được lựa chọn và sắp xếp theo nguyên tắc phù hợp với đặc
điểm nhận thức của trẻ, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ gần đến xa.
-Chương trình địa lý lớp 4 chủ yếu nhằm cung cấp biểu tượng địa lý và bước đầu
hình thành một số khái niệm và mối quan hệ địa lý đơn giản. Những kiến thức được đưa
vào nội dung về các miền lãnh thổ khác nhau của Việt Nam dựa theo đặc trưng nổi bật
của vùng đó. Mỗi miền chọn "trường hợp mẫu" nhằm tập trung vào một số biểu tượng
tiêu biểu của địa lý đất nước. Cụ thể: ở miền núi và trung du chỉ tập trung dạy cho học
sinh về dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây nguyên và trung du Bắc Bộ; ở miền đồng bằng
dạy đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ; ở miền duyên hải chỉ dạy đồng bằng
duyên hải miền Trung. Việc chọn trường hợp mẫu nhằm tránh được sự quá tải về kiến
thức và tránh được sự trùng lặp kiến thức, đồng thời giúp GV có nhiều thời gian hơn để
tổ chức cho học sinh hoạt động, qua đó học sinh biết cách tìm hiểu về một hiện tượng,
sự vật điạ lý cụ thể và làm quen với các phương pháp học tập địa lý.
Trong mỗi trường hợp mẫu, chương trình còn lưu ý đến mối quan hệ qua lại giữa các
yếu tố tự nhiên với nhau và giữa những yếu tố tự nhiên với hoạt động của con người.
Điều đó giúp học sinh nắm vững kiến thức địa lý hơn và giúp các em dễ dàng hơn trong
việc giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh.
Trên cơ sở vận dụng những khái niệm, mối quan hệ đơn giản của chương trình
lớp 4, chương trình địa lý lớp 5 trình bày kiến thức địa lý tương đối hệ thống theo trật
tự từ đặc điểm tự nhiên dân cư, tới đặc điểm kinh tế Việt Nam, sơ lược địa lý các châu
lục, các quốc gia tiêu biểu của các châu lục đó, các đại dương. Chương trình cũng mở
rộng và cung cấp thêm cho học sinh một số khái niệm địa lý khác, ví dụ: khí hậu lục
địa, xavan, hoang mạc, rừng taiga... Kiến thức địa lý ở lớp 5 so với các lớp dưới phức
tạp hơn, khó hơn, yêu cầu học sinh phải có khả năng nhận thức cao hơn, tư duy trừu
tượng cao hơn.
Do nội dung phân môn địa lý tương đối nhiều nên trong chương trình dạy học giáo
viên chú ý đến các kiến thức trọng tâm của bài, hạn chế đưa thêm kiến thức gây nên sự
quá tải đối với học sinh.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Định hướng chung
Đa số các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn TN-XH đều có thể
vận dụng cho việc dạy học môn phân môn địa lý. Để dạy học địa lý theo định hướng
làm cho học sinh tích cực, chủ động, giáo viên cần lưu ý mấy điểm sau:
* Tổ chức cho học sinh hoạt động để các em có thể tự phát hiện, tự chiếm lĩnh
kiến thức.
* Hình thành cho học sinh các phương pháp học tập đặc trưng của bộ môn địa lý
như: Biết đặt và tự trả lời các câu hỏi: Cái gì?, ở đâu?, như thế nào? tại sao?. Có nghĩa
là học sinh phải biết tên, vị trí và đặc điểm đặc trưng của sự vật, hiện tượng địa lý, biết
mối quan hệ địa lý đơn giản để từ đó có thể giải thích một số nguyên nhân của hiện
tượng, sự vật.

64
- Biết sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê để tìm ra kiến
thức, trong đó quan trọng nhất là sử dụng bản đồ
- Biết liên hệ thực tế, sưu tầm tranh ảnh và tư liệu địa lý khác để làm phong phú
thêm kiến thức địa lý đã học.
* Luôn khai thác vốn sống của học sinh: Các sự vật, hiện tượng địa lý thường xảy ra
quanh học sinh hoặc gắn bó với cuộc sống của các em đều tạo nên vốn kiến thức tiềm
ẩn ở học sinh. Cần lưu ý khai thác vốn kiến thức này, từ đó khơi dậy lòng ham hiểu biết,
thích khám phá thế giới xung quanh.
* Sử dụng triệt để các phương tiện dạy học như sách giáo khoa, các thiết bị dạy học
có trong trường (bản đồ, mẫu vật, các tranh ảnh). Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết
cách khai thác từng loại phương tiện dạy học để tìm hiểu kiến thức cần cho bài học,
thông qua đó tập dượt cho học sinh các phương pháp tự học địa lý.
2. Các phương pháp dạy học cụ thể.
2.1. Phương pháp hình thành biểu tượng, khái niệm địa lý.
a. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lý.
-Biểu tượng địa lý là hình ảnh của sự vật, hiện tượng địa lý mà học sinh có được
trong các giờ học địa lý hoặc tự quan sát ngoài thực tế. ở tiểu học do tư duy trực quan
cụ thể của trẻ còn chiếm ưu thế nên việc hình thành các biểu tượng địa lý làm cơ sở cho
việc lĩnh hội các khác niệm địa lý là rất quan trọng và cần thiết. Thông qua những biểu
tượng cụ thể, sinh động mà học sinh nhận thức được kiến thức địa lý một cách tự nhiên,
nhẹ nhàng và vững chắc hơn.
- PP hình thành biểu tượng địa lý tốt nhất đối với học sinh tiểu học là cho các em
quan sát các sự vật hiện tượng. Các bước quan sát:
+ Lựa chọn đối tượng quan sát: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài dạy mà giáo viên
lựa chọn đối tượng quan sát cho phù hợp
+ Xác định mục đích quan sát: Giáo viên cần xác định rõ mục đích quan sát cho học
sinh nhằm giúp các em quan sát các đối tượng địa lý một cách có mục đích, kế hoạch,
trọng tâm
+ Tổ chức hướng dẫn quan sát: Có thể tổ chức cho học sinh quan sát theo nhóm, cả
lớp, hoặc cá nhân. GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh
quan sát các đối tượng theo một trình tự nhất định, từ khái quát đến cụ thể.
+ Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát: GV tổ chức cho học sinh báo cáo
kết quả quan sát. Trên cơ sở kết quả quan sát của học sinh, giáo viên đưa ra kết luận
chung.
Ví dụ: Để hình thành cho học sinh biểu tượng về vị trí, giới hạn của châu Á (Bài 17
Châu Á, Địa lý 5) , GV có thể tiến hành như sau:
GV sử dụng bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu) và đặt câu hỏi cho cả lớp:
-Ai có thể cho biết, trên Trái Đất có mấy châu lục, đó là những châu lục nào?

65
HS trả lời, GV giới thiệu (Kết hợp chỉ bản đồ hoặc quả địa cầu): trên Trái Đất có 6
châu lục: Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực.
Châu Á là một trong 6 châu lục đó.
Tiếp theo GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm với đối tượng quan sát là
lược đồ hình 1 trang 102 SGK và phân tích bảng số liệu để trả lời hoàn thành bài tập:
+ Châu Á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào?
+ Dựa vào bảng số liệu trang 103, hãy so sánh diện tích của châu Á với diện tích của
các châu lục khác.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm lên bảng chỉ vị trí của Châu Á trên bản đồ
hoặcquả địa cầu, chỉ ra được lãnh thổ của châu Á trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo.
Châu Á tiếp giáp với các châu lục: Châu Âu, châu Phi, Châu châu Đại dương; giáp các
đại dương: Bắc băng dương, Ấn Độ dương, Thái Bình Dương.
-GV yêu cầu một số HS nhận xét về diện tích của châu Á so với các châu lục khác.
Trên cơ sở kết quả làm việc của các nhóm, GV rút ra kết luận: Châu Á nằm ở bán
cầu Bắc, có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
b. Phương pháp hình thành khái niệm địa lý:
Khái niệm là sự phản ánh trong ý thức những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ
giữa các sự vật, hiện tượng. Các khái niệm địa lý cũng có tính chất không gian mà dấu
hiệu độc đáo của chúng là vị trí địa lý. Suy ra, các khái niệm địa lý thường gắn với bản
đồ và phải xác định vị trí trên bản đồ.
Các khái niệm địa lý được đưa vào chương trình bao gồm 3 loại khái niệm: Khái
niệm địa lý chung, khái niệm địa lý riêng, khái niệm địa lý tập hợp.
+ Khái niệm địa lý chung: là những khái niệm phản ánh thuộc tính, các mối quan hệ
biện chứng chung cho một loạt các sự vật như: Sông, núi, đồng bằng, biển, đảo, thành
phố, công nghiệp, nông nghiệp.
+ Khái niệm địa lý riêng: là những khái niệm phản ánh những thuộc tính chung bản
chất của sự vật hoặc một hiện tượng địa lý riêng biệt, phản ánh tính độc đáo của đối
tượng đó (Sông Hồng, Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng,...).
+ Khái niệm địa lý tập hợp: là loại khái niệm có vị trí trung gian giữa khái niệm địa
lý chung và khái niệm địa lý riêng.
Ví dụ: Đồng bằng: khái niệm địa lý chung, đồng bằng Sông Cửu long: khái niệm địa
lý riêng, đồng bằng ở Việt Nam là khái niệm địa lý tập hợp.
Nói đến khái niệm tập hợp là nói đến những đặc điểm chung của từng khu vực,
từng vùng riêng biệt trên trái đất. Khái niệm này được đề cập nhiều trong sách giáo
khoa phần địa lý.
Trong quá trình dạy học muốn hình thành khái niệm địa lý cho học sinh, cần lưu
ý một số điểm sau:

66
+ Trong một bài học thường có cả khái niệm chung, khái niệm riêng, khái niệm tập
hợp, giáo viên cần biết phân biệt lựa chọn khái niệm nào là chính, khái niệm nào là phụ
và bổ trợ.
Ví dụ: trong bài :"Đồng bằng Bắc bộ" (Địa lý 4). Khái niệm chính ở đây là đồng
bằng Bắc bộ đồng thời là khái niệm riêng, những khái niệm phụ: đồng bằng, đồng bằng
châu thổ (khái niệm chung). Muốn hiểu được khái niệm riêng đồng bằng Bắc Bộ thì
trước hết học sinh nêu được các đặc điểm riêng của nó.
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức lớp 3 nhắc lại khái niệm đồng
bằng, dựa vào SGK trả lời câu hỏi thế nào là đồng bằng châu thổ ?
Giáo viên chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam và yêu cầu
học sinh chỉ lại. Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào SGK và lược đồ hình 1, cảnh đồng
bằng Bắc bộ ở hình 2 để nêu đặc điểm của đồng bằng Bác Bộ về vị trí, hình dáng, diện
tích, nguồn gốc hình thành, đặc điểm đất đai, địa hình.
+ Hình thành khái niệm là một quá trình nhận thức phức tạp, vì vậy giáo viên nên
hướng dẫn học sinh đi theo con đường quy nạp để hình thành khái niệm. Hướng dẫn
học sinh quan sát từng sự vật địa lý riêng lẻ để hình thành cho trẻ biểu tượng cụ thể về
đối tượng, sau đó khái quát thành khái niệm. Trên cơ sở những biểu tượng, khái niệm đã
có ở học sinh, hướng dẫn so sánh, bổ sung thêm những thuộc tính mới để hình thành
khái niệm mới. Trong quá trình này cần chú ý khai thác vốn sống của học sinh để phát
huy tính tích cực của học sinh trong lĩnh hội khái niệm.
* Việc hình thành hoàn thiện một khái niệm địa lý có nhiều thuộc tính phức tạp
thường không thể tiến hành trọn vẹn ngay trong một tiết học mà được phát triển dần dần
trong suốt quá trình học tập. Vì vậy để tránh sự quá tải đồng thời đảm bảo tính kế thừa,
phát triển giữa các khái niệm, trong quá trình dạy học giáo viên cần xác định rõ vị trí,
giới hạn kiến thức của mỗi bài, mỗi mục trong hệ thống kiến thức chung.
* Các khái niệm địa lý chỉ được hình thành và tồn tại lâu bền trong trí nhớ học sinh
nếu chúng được trình bày trong các mối liên hệ địa lý. Giáo viên cần giúp đỡ để học
sinh biết cách xác lập các mối liên hệ địa lý, trong đó quan trọng nhất là mối liên hệ
nhân quả - mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các hiện tượng địa lý.
2.2. Phương pháp sử dụng bản đồ.
Bản đồ phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lý trên
bề mặt trái đất một cách cụ thể mà không có một phương tiện nào có thể thay thế được.
Các nhà khoa học địa lý cho rằng" tất cả các tri thức của địa lý đều được thể hiện trên
bản đồ"; " bản đồ là con mắt của nhà địa lý". Do đó, bản đồ vừa là phương tiện trực
quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng của việc dạy học dịa lý, bản đồ là cuốn giáo khoa
thứ hai. Sử dụng bản đồ là một phương pháp đặc trưng trong dạy học địa lý.
Vì vậy, trong dạy học địa lý, giáo viên cần phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc
giúp học sinh tìm tòi, lĩnh hội kiến thức với việc hình thành và phát triển kỹ năng sử
dụng bản đồ cho học sinh qua từng bài học. Muốn làm được điều này, giáo viên không
nên sử dụng bản đồ như một phương tiện minh hoạ mà phải sử dụng nó như một nguồn
tri thức địa lý quan trọng để từ đó học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
67
Đồng thời bản đồ phải được sử dụng thường xuyên trong mọi khâu của quá trình dạy
học, từ bài học mới đến bài ôn tập, kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh.
Để rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh, trước hết giáo viên phải biết
sử dụng thành thạo bản đồ. Cần sử dụng bản đồ phù hợp với nội dung bài dạy, không
dùng một loại bản đồ cho nhiều bài học, chỉ đúng, đọc đúng tên trên bản đồ. Các kiến
thức địa lý của bài dạy và tất cả các kiến thức địa lý của bản đồ giáo viên phải năm
chắc. Giáo viên sử dụng bản đồ trong quá trình dạy học có thể coi như là thao tác làm
mẫu cho học sinh. Để giúp HS có khả năng làm việc độc lập với bản đồ trong quá trình
dạy học GV phải chú trọng việc hình thành và phát triển cho HS một số kỹ năng sử
dụng bản đồ sau:
* Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ.
Xác định phương hướng một cách chính xác trên bản đồ là một kỹ năng cơ bản và
quan trọng, nó giúp cho việc xác định vị trí địa lý hoặc mô tả một đối tượng địa lý trên
bản đồ một cách thuận lợi.
Việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ cần được nâng cao
dần qua các lớp. Đối với HS lớp 4 cần xác định bốn hướng chính: Đông, Tây, Nam, Bắc
trên bản đồ. HS lớp 5 cần phải biết xác định thêm bốn hướng phụ nữa là :Đông Bắc,
Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
Muốn hình thành kỹ năng xác định phương hướng cho HS, trước hết GV phải yêu
cầu HS thuộc và nhớ các qui định về phương hướng trên bản đồ. Để việc rèn luyện kỹ
năng xác định phương hướng trên bản đồ cho HS có hiệu quả, GV có thể sử dụng các
loại bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau như điền vào chỗ trống, lựa chọn đúng,
sai...
Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng cho học sinh cần
được tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy học địa lý.
* Rèn luyện kỹ năng tìm và chỉ vị trí địa lý của các đối tượng địa lý trên bản
đồ.
Vị trí địa lý của một đối tượng nào đó là mối quan hệ không gian của nó với các
đối tượng khác có liên quan nằm bên nó, ví dụ như một vùng lãnh thổ, một dãy núi, một
con sông...
Khi hình thành kỹ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lý trên bản đồ,
giáo viên chỉ cần đưa ra những bài tập yêu cầu học sinh dựa vào bản chú giải và các ký
hiệu, chữ viết trên bản đồ để xác định vị trí của đối tượng, như dựa vào bản đồ hành
chính Việt Nam hãy tìm và chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh
Nghệ An... Hoặc dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam hãy tìm và chỉ dãy núi Hoàng Liên
Sơn, vị trí dòng sông Mê công.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách chỉ vị trí một đối tượng trên bản đồ như
thế nào cho đúng. Ví dụ, khi chỉ vị trí của một thành phố học sinh phải chỉ vào ký hiệu
thể hiện thành phố chứ không chỉ vào chữ ghi tên thành phố. Khi chỉ vị tí của một vùng
lãnh thổ thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ đó, khi chỉ vị trí
của một dòng sông học sinh phải chỉ xuôi theo dòng chảy.

68
Một trong những biện pháp giúp học sinh nhanh chóng tìm ra vị trí của các đối tượng
địa lý trên bản đồ là giáo viên lưu ý học sinh chú ý tới một số dấu hiệu đặc trưng, dễ
nhận biết về hình dạng, kích thước của đối tượng. Ví dụ: Lãnh thổ Việt Nam phần đất
liền có hình giống chữ S, đồng bằng sông Hồng có hình giống như một tam giác.
* Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ
Đọc bản đồ là kỹ năng quan trọng nhất của kỹ năng sử dụng bản đồ. Giáo viên
cần hình thành, rèn luyện cho học sinh nhận biết, tìm kiếm kiến thức trên bản đồ với các
mức độ sau:
- Mức độ 1: Học sinh dựa vào kí hiệu ở bảng chú giải, chỉ và đọc tên các đối
tượng địa lý trên bản đồ.
- Mức độ 2: Học sinh dựa vào bản đồ để tìm ra đặc điểm của đối tượng .
-Mức độ 3: Học sinh vận dụng kiến thức địa lý đã có xác lập các mối quan hệ
địa lý để rút ra những điều mà trên bản đồ không thể hiện một cách trực tiếp (tuy nhiên
do khả năng tổng hợp, khái quát của học sinh tiểu học còn hạn chế nên không yêu cầu
cao ở mức độ này với học sinh).
Ví dụ: Khi dạy bài " Dải đồng bằng duyên hải miền Trung" (Lịch sử và Địa lý 4)
giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào màu sắc để tìm vị trí của các đồng bằng duyên hải
miền Trung trên bản đồ, tiếp theo học sinh phải dựa vào bản đồ để nhận biết độ lớn của
các đồng bằng duyên hải miền Trung, so sánh chúng với các đồng bằng khác ở nước ta
như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam bộ, cao hơn nưã, học sinh dựa vào bản đồ và
kiến thức địa lý đã có để rút ra được ý: vì dãy Trường sơn tiến sát ra biển nên các sông
miền Trung đều ngắn, nhỏ, ít phù sa, đó là nguyên nhân làm cho các đồng bằng miền
Trung nhỏ, hẹp.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc bản đồ, giáo viên nên kết hợp việc rèn
luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý dựa vào bản đồ như mô tả một daỹ núi, một
dòng sông ...Ví dụ khi mô tả sông Mê Công- Cửu long trên bản đồ học sinh mô tả lần
lượt theo các ý: Sông Mê công bắt nguồn từ đâu? Sông dài bao nhiêu km? Chảy qua
những nước nào? Về Việt Nam sông được chia làm mấy nhánh? Tại sao ở Việt Nam
sông Mê công còn có tên gọi là Cửu Long?
Để rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần soạn
thảo hệ thống các bài tập cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, cần tăng
cường cho học sinh sử dụng bản đồ câm. Bản đồ câm sử dụng trong thực hành, trong
việc củng cố kiến thức, trong kiểm tra, khi tổ chức trò chơi. Ví dụ : khi dạy kiến thức
địa lý thế giới, giáo viên có thể dùng bản đồ câm cho học sinh thực hành như tô màu
các khu vực, các nước đã học, qua đó các em xác định đúng vị trí của các quốc gia, các
châu lục trên thế giới. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ việc sử dụng bản đồ treo tường
với bản đồ trong SGK, giữa bản đồ với các đồ dùng dạy học khác để tránh đơn điệu,
nhàm chán.
2.3. Sử dụng biểu đồ, bảng số liệu:
Sử dụng biểu đồ, bảng thống kê, tranh ảnh cũng là phương pháp quan trọng trong
dạy học địa lý.

69
* Về sử dụng biểu đồ: Số lượng biểu đồ trong SGK không nhiều và chủ yếu là ở lớp
5 nhưng nó có ý nghĩa lớn lao trong việc rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập địa
lý cho học sinh. Vì vậy,trong quá trình dạy học giáo viên cần biết cách hướng dẫn học
sinh sử dụng các biểu đồ như biểu đồ hình cột, biểu đồ thể hiện cơ cấu(hình tròn, hình
chữ nhật)
- Sử dụng biểu đồ hình cột: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành theo các
bước:
+ Xác định mục đích việc làm
+ Đọc tên của biểu đồ để biết nội dung của biểu đồ và quan sát toàn bộ biểu
đồ
+ Tìm các giá trị được biểu hiện ở cả hai trục (dọc, ngang)
+ Đọc các số liệu của từng cột của biểu đồ và so sánh
+ Nhận xét về độ cao của các cột
+ Đưa ra kết luận.
Để hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ được thuận lợi giáo viên nên vẽ các biểu đồ lên
bảng hoặc giấy khổ to.
* Sử dụng bảng số liệu: Có tác dụng làm sáng tỏ các kiến thức địa lý. Vì vậy, giáo
viên không nên bắt buộc học sinh thuộc tất cả các số liệu, mà phải biết phân tích các số
liệu, từ đó rút ra những kết luận đúng đắn về kiến thức.
Để giúp học sinh nhanh chóng biết cách phân tích bảng số liệu, giáo viên cần hướng
dẫn học sinh tiền hành theo các bước sau:
+ Xác định mục tiêu của việc làm.
+ Đọc kỹ nhan đề của bảng.
+Đọc đề mục các cột để biết số liệu trong bảng được biểu hiện theo đơn vị nào.
+ Tiến hành phân tích: đọc các số liệu, so sánh, đối chiếu các số liệu theo hàng dọc,
hàng ngang.
2.4 Phương pháp hình thành các mối quan hệ địa lý đơn giản
Một trong những mục tiêu quan trọng của phân môn địa lý là giúp HS biết xác lập,
phân tích một số mối quan hệ địa lý đơn giản, nhất là mối quan hệ nhân- quả. Nó giúp
HS nắm chắc kiến thức địa lý, phát triển tư duy, trí tuệ và giúp các em giải thích dễ
dàng các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
Các mối quan hệ nhân- quả địa lý là những mối quan hệ biểu hiện tương quan
phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lý. ở bậc tiểu học chủ
yếu là mối quan hệ đơn giản, trực tiếp giữa các yếu tố và thành phần như: địa hình và
sông ngòi; khí hậu và động thực vật, con người và môi trường... Trong mối quan hệ
nhân- quả có 2 thành phần: một bên là nhân còn một bên là quả.GV cần giúp HS phân
biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả. Để làm được điều này, GV có thể giúp HS
xác lập các mối liên hệ nhân quả dưới dạng sơ đồ. Theo kết quả nghiên cứu về tâm lý
và trình độ nhận thức của học sinh thì tư duy của học sinh tiêủ học còn phổ biến là tư
duy cụ thể. Do đó, việc thiết lập mối quan hệ nhân - quả dưới dạng sơ đồ là phù hợp.
Việc xác lập các mối liân hệ nhân quả và vẽ sơ đồ cũng nên đi từ đơn giản đến phức tạp.

70
Ví dụ: ở những bài học đầu của chương trình lớp 4 Gv chỉ yêu cầu HS vẽ sơ đồ thhẻ
hiện mối quan hệ nhân quả đơn giản giữa hai yếu tố( một nguyên nhân và một kết quả)
như:
Địa hình dốc nước sông chảy xiết.
Chặt phá rừng bừa bãi Nhiều đất trống đồi trọc
Kỹ năng phát hiện và phân tích các mối quan hệ nhân - quả cần được rèn luyện
dần dần từ đơn giản đến phức tạp, từ lớp dưới lên lớp trên.Qua đó, giúp HS lĩnh hội
kiến thức, hình thành cho HS nếp tư duy khoa họccho các em.
4. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐỂ DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÝ CÓ HIỆU QUẢ
4.1 Đối với nhà trường
- Mỗi trường cần có các đồ dùng dạy học sau:
+ Bản đồ Việt Nam (tự nhiên, dân cư, kinh tế).
+ Bản đồ tự nhiên các nước hoặc các châu lục.
+ Bản đồ một số khu vực và quốc gia: Đông Nam Á, Cộng Hoà Liên bang Nga,
Trung Quốc, Hoa kỳ,...
+ Bản đồ thế giới.
+ Quả địa cầu.
+ Tranh ảnh về thiên nhiên, dân tộc, kinh tế của Việt Nam.
+ Bản đồ tỉnh, thành phố.
+ Phim đèn chiếu (nếu có điều kiện).
4.2 Đối với học sinh.
Mỗi học sinh cần có:
- Sách giáo khoa
- Sách tranh về thiên nhiên, con người Việt Nam.
- Các tranh, ảnh sưu tầm về địa lý Việt Nam và thế giới.
4.3 Đối với giáo viên.
Mỗi giáo viên cần tự bổ túc thêm kiến thức địa lý Việt Nam và thế giới thông qua
đọc các tài liệu về địa lý, cac sách báo có liên quan (có thể tham khảo thêm sách giáo
khoa địa lý lớp 8,9,12,7,11 của trường PTTH).
+ Cần sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho dạy học và hướng dẫn học
sinh sưu tầm thêm.
Giáo án tham khảo:
Bài 15. THỦ ĐÔ HÀ NỘI ( Lịch sử và Địa lý 4, phần Địa lý)
I. Mục tiêu
Sau bài học học sinh có thể:
- Xác định được vị trí của thủ đô Hà nội trên bản đồ Việt Nam
-Nhận biết được Hà nội là thành phố cổ đang ngày càng phát triển, Hà nội là trung
tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.

71
- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà nội
II. Đồ dùng dạy học
-Các bản đồ: Hành chính, giao thông Việt Nam
- Bản đồ Hà nội (Nếu có)
-Tranh ảnh về Hà nội
III. Hoạt động dạy- học
Giới thiệu bài: Các em có biết thủ đô của nước ta tên gọi là gì không? Sau khi HS trả
lời, GV giới thiệu: hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thủ đô Hà nội thân yêu
của chúng ta.
1. Hà nội- thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ (Ghi bảng)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn của thủ đô Hà nội
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV treo bản đồ hành chính VN, gọi một số HS tìm thủ đô Hà nội trên bản đồ
GV nhấn mạnh. Hà nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc
Bước 2: Làm việc theo cặp:
GV yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát lược đồ hình 1 SGK và thảo luận với nhau
để trả lời các câu hỏi:
- Chỉ vị trí của Hà nội trên lược đồ và cho biết Hà nội giáp những tỉnh nào?
- Từ Hà nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
-Từ tỉnh (thành phố) nơi em ở có thể đến Hà nội bằng những phương tiện giao thông
nào?
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV treo lược đồ thành phố Hà nội phóng to lên bảng, gọi một số HS lên bảng chỉ
trên lược đồ vị trí, giới hạn của thủ đô Hà nội và trả lời được các ý sau:
+ Hà nội tiếp giáp các tỉnh: Thái nguyên, Vĩnh Phúc, Hà tây, Hưng yên, Bắc ninh,
Bắc giang
+ Từ thủ đô Hà nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng nhiều loại đường: đường ô tô,
đường sắt, đường sông, đường hàng không.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Từ tỉnh (thành phố) nơi em ở có thể đến Hà nội bằng
những phương tiện giao thông nào?
- Gọi 1 HS lên chỉ sông Hồng trên thành phố Hà nội .
GV kết luận (kết hợp chỉ bản đồ): Thủ đô Hà nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ,
nơi có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong
nước và thế giới.
2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm tiêu biểu của Hà nội
Cách tiến hành:

72
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV nêu câu hỏi cho cả lớp: Dựa vào kiến thức của bài "Nhà Lý dời đô ra Thăng
Long" của phần Lịch sử hãy cho biết:
- Hà nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?
- Khi đó kinh đô được đặt tên là gì?
- Tới nay Hà nội được bao nhiêu tuổi?
Ai có thể cho biết Hà nội còn có những tên gọi nào khác? (Đại la, Thăng Long, Đông
đô...)
Bước 2: Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm phát phiếu học tập cho các nhóm với các nội dung sau:
Em hãy quan sát hình 3,4 và dựa vào nội dung bài học để hoàn
thành bảng sau:
Đặc điểm Khu phố cổ Khu phố mới
Nhà cửa
Tên phố
Bước 3: Làm việc cả lớp:
Các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của mình, nêu được các đặc điểm nổi
bật của khu phố cổ và khu phố mới của Hà nội:
-Khu phố cổ: ở gần hồ Hoàn Kiếm, tên phố thường có chữ đầu là "Hàng", nhà cửa,
đường phố hẹp, đay là nơi buôn bán tấp nập
- Khu phố mới: có đường phố rộng, nhiều nhà cao tầng, hiện đại
Kết luận: Hà nội là thành phố cổ, Hà nội ngày càng mở rộng và phát triển.
3. Hà Nội- trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
Hoạt động 3:
Bước 1: làm việc cả lớp:
GV giải thích các khái niệm: thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
GV chia học sinh thành các nhóm. Các nhóm làm việc với các câu hỏi:
1. Nêu các dẫn chứng thể hiện Hà nội là:
+ Trung tâm chính trị
+ Trung tâm kinh tế lớn
+ Trung tâm văn hoá, khoa học
2. Kể tên những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch của Hà nội
Bước 3: Làm việc cả lớp
Các nhóm lên trình bày, nêu được các nội dung:

73
- Hà nội là trung tâm chính trị: Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao
nhất của đất nước; Hội trường Ba đình là nơi họp quốc hội và nhiều cuộc họp quan
trọng khác của nhà nước.
- Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn:
+ Có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tạo nhiều sản phẩm phục vụ trong nước và
xuất khẩu: máy tính, tivi, xe máy,ôtô, các loại đồ điện, vải, quần áo, bánh kẹo.
GV: Kể tên các nhà máy, xí nghiệp lớn của Hà nội mà bạn biết?
+Có nhiều trung tâm thương mại dịch vụ, hệ thống ngân hàng, bưu điện...
GV: Kể tên các chợ, siêu thị lớn của Hà nội?
+ Hà nội cũng là đầu mối giao thông lớn: nơi đến và nơi đi của nhiều tuyến đường
với các nhà ga lớn.
GV: Kể tên các nhà ga, sân bay lớn ở Hà nội mà em biết?
- Hà Nội là trung tâm văn hoá, khoa học: tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại
học, viện bảo tàng...
GV:+ Kể tên các trường đại học ở Hà nội mà em biết?
+ Kể tên các viện bảo tàng ở Hà nội mà em biết
- Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà nội
( Nếu có bản đồ Hà nội, GV chỉ vị trí của một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí... trên bản đồ)
Kết luận: Hà nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học lớn của nước ta.
Hoạt động 4: Trò chơi: "Hướng dẫn viên du lịch"
Các vai: 1 HS đóng vai người dân Hà nội, 4 HS khác đóng vai du khách nước ngoài
Cách tiến hành:
Bước 1: - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, nêu tên trò chơi, giải thích cách
chơi, luật chơi, hướng dẫn các nhóm phân vai chơi (Người dân Hà nội, khách tham
quan).
- Các nhóm thảo luận về vai chơi, nội dung lời thoại
Bước 2: Đại diện các nhóm lên thực hiện trò chơi.
Ví dụ về cách chơi:
Người dân Hà nội: Chào mừng các bạn đến thăm Hà nội của chúng tôi!
Khách tham quan: Chào bạn!
Du khách 1: Chúng tôi là những du khách đến từ nước ngoài. Lần đầu tiên đến Việt
nam nên chúng tôi rất muốn được tìm hiểu về thủ đô Hà nội. Xin bạn cho chúng tôi biết
vài nét về vị trí của thủ đô Hà nội?
Người dân Hà nội: Hà nội là một thành phố lớn nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ,
nơi có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong
nước và thế giới.
Du khách 2: Xin bạn cho chúng tôi biết Hà nội được chọn làm kinh đô của đất nước
bạn từ năm nào? Khi đó kinh đô được đặt tên là gì?

74
Người dân Hà nội: Hà nội được chọn làm kinh đô của nước chúng tôi từ năm 1010.
Khi đó kinh đô có tên là Thăng Long.
Người dân Hà nội: Còn bạn, bạn đã đến những nơi nào ở Hà nội?
Du khách 3: Tôi đã đến thăm các phố cổ Hà nội nằm ở gần hồ Hoàn Kiếm như Hàng
Đào, Hàng Đường, Hàng Mã… và một số khu phố mới, hiện đại.
Hướng dẫn viên du lịch: Thế còn bạn?
Du khách 4: Tôi đã đến thăm Quốc Tử Giám- trường đại học đầu tiên của Việt nam,
vào thăm Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và nơi làm việc của Người, thăm trường Đại học
Sư phạm Hà nội, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, chợ Đồng Xuân và một số nơi danh
lam thắng cảnh khác.
Người Hà nội: Hà nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của
Việt nam.
Du khách: Xin cám ơn bạn!
Người Hà nội: Chúc các bạn có chuyến tham quan Hà nội đầy bổ ích và lý thú!
Nhận xét sau khi chơi: Cả lớp nhận xét cách thể hiện trò chơi của các nhóm, chỉ ra
được nhóm có kết quả chơi tốt nhất.
Bài 9. CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ (Địa lý 5)
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- So sánh các số liệu để tìm ra kiến thức về mật độ dân cư của Việt Nam.
- Sử dụng bản đồ mật độ dân cư để tìm ra kiến thức (ở mức độ đơn giản).
- Trình bày những đặc điểm cơ bản về dân tộc, mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở
Việt Nam.
- Sự cần thiết phải phân bố lại dân cư giữa các vùng ở nước ta
II. Đồ dùng học tập:
Bản đồ mật độ dân số Việt Nam
-Tranh, ảnh về một số dân tộc ở Việt Nam
III. Hoạt động dạy học:
*. Mở bài: Việt Nam là nước có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, đó là
những dân tộc nào ? Mật độ dân cư, sự phân bố dân cư của Việt Nam ra sao chúng ta
cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
1. Các dân tộc.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dân tộc Việt nam
Bước 1: làm việc cá nhân
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 4, và tranh ảnh
trong SGK kể tên các dân tộc ở nước ta ?
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống?
- Dân tộc nào có số dân đông nhất? Họ sống chủ yếu ở đâu?

75
- Các dân tộc ít người sống ở đâu?
- Những dân tộc nào tiêu biểu cho vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Giáo viên yêu cầu một học sinởptình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV hoàn thiện câu trả lời của HS và chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của người
Kinh và vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người.
Kết luận: Việt nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông
nhất.
2. Mật độ dân số nước ta cao
Hoạt động 2:Tìm hiểu về mật độ dân số nước ta
- GV: Thế nào là mật độ dân số ? Cách tính mật độ dân số như thế nào ?
- GV giải thích: Con số chỉ số người trung bình sống trên 1km 2 là mật độ dân số.
Muốn tính mật độ dân số người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay
một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó (tính bằng km 2) (
GV có thể lấy ví dụ minh hoạ). Mật độ dân số càng cao thì mức độ tập trung dân càng
đông và ngược lại.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc với bảng số liệu trong SGK, hướng dẫn học
sinh cách đọc bảng số liệu theo thứ tự:
+ Đọc số liệu mất độ dân số nước ta
+ So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số thế giới và các nước (trong
bảng) ?
Học sinh đưa ra nhận xét: Mật độ dân số nước ta cao hơn mật độ dân số thế giới, Lào,
Cămpuchia, cao hơn cả Trung Quốc (nước có số dân lớn nhất thế giới).
Giáo viên: Nước ta có mật độ dân số cao, điều này chứng tỏ nước ta là nước có đất
chật, người đông.
3. Phân bố dân cư
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự phân bố dân cư nước ta
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu học tập.
Nội dung phiếu:
Em hãy quan sát hình 2 lược đồ mật độ dân số Việt nam và hoàn thành các bài tập
sau:
a. Điền dấu nhân (+) vào cho câu có ý đúng:
- Dân cư nước ta:
+ Tập trung đông đúc ở đông bằng, miền núi dân cư thưa thớt
+ Tập trung đông đúc ở miền núi, đồng bằng dân cư thưa thớt
+ Tập trung đông đúc ở tất cả mọi miền

76
+ Rất thưa thớt
b. Nêu tên những nơi có mật độ dân cư cao nhất, thấp nhất của nước ta.
c. Nhận xét về sự phân bố dân cư ở nước ta
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Chỉ trên bản đồ
những nơi có mật độ dân cư cao nhất, thấp nhất.
Thảo luận: Sự phân bố dân cư chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi dẫn đến
những hậu quả gì ? Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này ?
Kết luận: Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng,
ven biển và thưa thớt ở vùng núi. Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở nông thôn.
Củng cố:
Giáo viên treo bảng phụ, gọi học sinh lên bảng điền dấu (X) vào cho câu có ý
đúng.
a. Dân tộc có số dân đông nhất là:
+ Người Kinh, học sống chủ yếu ở đồng bằng
+ Các dân tộc ít người, họ sống chủ yếu ở vùng núi
b. Nước ta có mật độ dân số :
+ Cao
+ Thấp
+ Trung bình
c. Dân cư nước ta phân bố:
+ Đều giữa các vùng
+ Không đều giữa các vùng
THỰC HÀNH:
1. Soạn giáo án và tập dạy một bài phần địa lý lớp 4
2. Soạn giáo án và tập dạy một bài phần địa lý lớp 5.

Chương III
MÔN KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong môn Khoa học, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
-Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản và phát triển của cơ thể người;
một số bệnh thông thường và truyền nhiễm, cách phòng tránh.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường
gặp trong đời sống và sản xuất.
77
2. Về kỹ năng:
- Bước đầu hình thành các phương pháp học của các môn học thực nghiệm: quan
sát, phán đoán, thí nghiệm và rút ra những kết luận khoa học.
-Biết ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của
bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Biết phân tích, so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện
tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Về thái độ: Khơi dậy lòng ham hiểu biết khoa học và vận dụng kiến thức vào đời
sống.
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN KHOA HỌC
-Môn Khoa học tích hợp kiến thức của các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh học, giáo
dục sức khoẻ, giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống dưới dạng chủ đề. Có 4 chủ
đề:
+ Chủ đề "Con người và sức khoẻ"
+ Chủ đề "Vật chất và năng lượng"
+ Chủ đề "Thực vật và động vật"
+ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Tuy ở mức độ đơn giản nhưng kiến thức trong môn Khoa học được lựa chọn từ
những kiến thức thuộc các khoa học khác như: Cơ học, âm học, nhiệt học, điện học,
quang học, hoá học vô cơ và hữu cơ, thực vật, động vật. Do đặc điểm nhận thức của
học sinh tiểu học, các kiến thức khoa học chỉ dừng lại ở mức độ vĩ mô mà chưa đi sâu
vào cấu trúc vi mô của các chất. Các mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện
tượng tự nhiên chỉ được nghiên cứu mặt định tính mà chưa đi sâu về mặt định lượng.
- Nội dung được lựa chọn thiết thực, gần gũi, có ý nghĩa đối với học sinh, giúp học
sinh có thể vận dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.
- Chú trọng hình thành và phát triển các kỹ năng học tập các môn khoa học thực
nghiệm như quan sát, thí nghiệm thực hành.
- Chương trình được biên soạn theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học
sinh.
III. CÁC ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC
- Giáo viên cần nắm vững kiến thức của môn học và nội dung của từng bài học cụ
thể. Trên cơ sở đó xác định đúng chuẩn kiến thức mà học sinh cần lĩnh hội.
- Các PPDH được sử dụng trong dạy học TN-XH như quan sát, thí nghiệm, hỏi đáp,
giảng giải, thảo luận nhóm đều được sử dụng trong dạy học môn Khoa học ở lớp 4,5.
Tuy nhiên, thí nghiệm và quan sát vẫn là những phương pháp dạy học đặc trưng của
môn Khoa học. Việc sử dụng các PPDH cần đặt ra yêu cầu cao hơn các lớp 1,2,3, đòi
hỏi ở học sinh khả năng tư duy trừu tượng cao hơn, học sinh hoạt động độc lập nhiều

78
hơn, tăng cường các PP thí nghiệm, thực hành. Các PPDH này cần được vận dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc trưng của từng nhóm kiến thức, từng dạng bài.
-Tổ chức cho HS thực hiện các các hoạt động khám phá nhằm khêu gợi sự tò mò
khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em tiếp cận với thực tế xung
quanh.
- Tổ chức cho HS tập giải quyết những vấn đề đơn giản gắn liền với tình huống có ý
nghĩa để các em có dịp vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống một cách phù
hợp.
- Tăng cường tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giúp các em có cơ hội được nói
lên những ý kiến của mình, được rèn luyện khả năng diễn đạt, giao tiếp và hợp tác trong
học tập.
- Tăng cường cho HS làm việc với tranh ảnh, mẫu vật, làm các thí nghiệm thực hành
đơn giản để các em có thể chiếm lĩnh kiến thức từ các nguồn này.
- Khai thác, sử dụng các trò chơi khoa học nhằm gây hứng thú, phát huy tính tích
cực, sáng tạo của HS.
IV. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ TRONG MÔN KHOA HỌC
1. Chủ đề "Con người và sức khoẻ"
1.1. Mục tiêu
Chủ đề Con người và sức khoẻ nhằm giúp HS:
- Biết được một số kiến thức cơ bản, ban đầu về sự trao đổi chất, nhu cầu dinh
dưỡng, sự sinh sản và lớn lên của cơ thể người, cách phòng tránh một số bệnh thông
thường và bệnh truyền nhiễm.
- Biết ứng xử thích hợp trong một số tình huống liên quan đến vấn đề sức khoẻ của
bản thân, gia đình, cộng đồng, qua đó rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống cần thiết.
-Tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng.
1.2. Nội dung chủ đề:
a. Lớp 4: 17 tiết + 2 tiết ôn tập chủ đề
- Con người cần gì để sống?
-Trao đổi chất ở người.
-Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường
-Vai trò của chất đạm và chất béo
-Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
-Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
- Ăn nhiều rau quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
-Một số cách bảo quản thức ăn
- Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
-Phòng bệnh béo phì
-Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá

79
-Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
- Ăn uống khi bị bệnh
-Phòng tránh tai nạn đuối nước
- Ôn tập
b. Lớp 5: gồm 19 bài+ 2 bài ôn tập
-Sự sinh sản
-Nam hay nữ
-Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
- Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
- Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
- Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
- Vệ sinh tuổi dậy thì
- Thực hành: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện
- Dùng thuốc an toàn
- Phòng bệnh sốt rét
- Phòng bệnh sốt xuất huyết
- Phòng bệnh viêm não
-Phòng bệnh viêm gan A
- Phòng tránh HIV/AIDS
-Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS
-Phòng tránh bị xâm hại
- Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
-Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
1.3. Phương pháp dạy học
Chủ đề " Con người và sức khoẻ" tích hợp kiến thức về cơ thể người, về sức khoẻ
và kỹ năng sống. Vì vậy, khi dạy học chủ đề này GV có thể sử dụng các phương pháp,
hình thức dạy học như: quan sát, thực hành, hỏi đáp, giải thích, thảo luận cả lớp, thảo
luận nhóm, đóng vai, trò chơi. Các phương pháp dạy học này cần được vận dụng một
cách linh hoạt tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài cụ thể.
Ví dụ: Khi dạy bài: "Trao đổi chất ở người"( Bài 3, Khoa học 4) GV có thể tiến
hành như sau:
-Cho HS quan sát hình 1,2,3,4 SGK và dựa vào kiến thức lớp 3 nhắc lại tên của các
hệ cơ quan: tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết nước tiểu và chức năng của chúng.
Trong số các cơ quan trên, cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất
giữa cơ thể với môi trường bên ngoài?
-GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung phiếu học
tập như sau:
Phiếu học tập bài 3 "Trao đổi chất ở người"

80
1. Em hãy hoàn thành bảng sau:
Tên cơ quan trực tiếp thực Lấy vào Thải ra
hiện quá trình trao đổi chất

2. Hãy nêu những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan
thực hiện quá trình đó.
3. Cơ quan tuần hoàn có vai trò gì trong quá trình trao đổi chất?
- Các nhóm tiến hành thảo luận để hoàn thành bài tập.
-Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc
-Trên cơ sở ý kiến của HS, GV rút ra kết luận:
Các cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất là: cơ quan hô hấp, tiêu hoá,
bài tiết nước tiểu. Các biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất là: trao đổi khí,
trao đổi thức ăn, bài tiết.
- GV giải thích vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất: Nhờ có cơ
quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng (hấp thụ được qua cơ quan tiêu hoá)
và ôxi (hấp thụ được từ phổi) tới tất cả các cơ quan của cơ thể, đồng thời đem các chất
thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến cơ quan bài tiết và đem khí các-bô-nic đến
phổi để thải chúng ra ngoài.
-Để tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất GV
có thể cho HS chơi trò chơi" Ai nhanh, ai đúng?" GV phát cho mỗi nhóm sơ đồ như
hình 5 SGK. Các nhóm tiến hành thảo luận về mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá
trình trao đổi chất. Cách chơi: khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận, các nhóm thi
nhau điền các từ đúng vào sơ đồ. Nhóm nào nhanh, đúng và đẹp là thắng cuộc.
-Đại diện các nhóm lên trình bày mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình thực
hiện trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
- Đối với một số bài có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống: GV có thể sử dụng
đóng vai để HS có thể được thực hành, rèn luyện các kỹ năng sống.
Ví dụ: khi dạy bài 10. Thực hành: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện
(Khoa học 5)
GV có thể tổ chức cho các em đóng vai các tình huống để thực hành các kỹ năng:
kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đứng vững trước sự lôi kéo của bạn
bè, người xấu trước các chất gây nghiện.
Có thể tiến hành theo các bước:
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS quan sát h. 1,2,3 SGK nêu nội dung của các bức tranh.
GV: Các chất gây nghiện đều có tác hại rất lớn đến sức khoẻ con người nhưng trong
thực tế có nhiều người vẫn bị người khác rủ rê lôi kéo dùng thử và bị nghiện.

81
Giả sử khi bị ai đó rủ hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng mà tuý chúng ta sẽ làm
gì?
( Một số học sinh đưa ra ý kiến của mình)
GV: Khi bị ai đó rủ rê sử dụng chất gây nghiện chúng ta cần phải cương quyết từ
chối.
-Trước hết cần nói rõ là mình không muốn làm việc đó.
-Nếu người kia vẫn rủ rê, các em hãy giải thích các lý do khiến chúng ta quyết định
như vậy.
-Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo tốt nhất là hãy tìm cách bỏ đi ra khỏi nơi đó.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Đóng vai các tình huống
Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm tối da 6 HS), phát phiếu ghi tình huống cho các
nhóm (Mỗi nhóm 1 tình huống). Ví dụ:
Nhóm 1, 2: Tình huống 1: Cạnh nhà Nam có một anh thanh niên tên Hùng. Anh Hùng
nghiện thuốc lá. Một hôm anh rủ Nam hút thuốc lá với mình. Nếu là Nam bạn sẽ ứng xử như
thế nào?
* Nhóm 2, 3: Tình huống 2: Huy được đi dự đám cưới của anh họ. Trong bữa tiệc có một
số anh lớn hơn ép Huy uống rượu. Nếu bạn là Huy bạn sẽ ứng xử như thế nào?
( Đồ dùng cần thiết để thực hiện: Bàn, ghế, trên bàn có bày một số bát đĩa, cốc, vài chai
bia, rượu. 3 thanh niên đang ngồi , Huy được xếp vào bàn này.
* Nhóm 4,5: tình huống 3: Một lần đi học về qua một khu vực vắng vẻ, Sơn gặp 2 thanh
niên đang tiêm chích ma tuý. Họ dụ dỗ và ép Sơn dùng thử. Nếu là Sơn bạn sẽ ứng xử như
thế nào?
Các nhóm đọc kỹ tình huống, phân công vai, thảo luận về cách thể hiện.
Bước 3: Làm việc cả lớp
Từng nhóm lên đóng vai các tình huống được giao
Cả lớp nhận xét, chỉ ra được nhóm thể hiện các vai tốt nhất
GV biểu dương các nhóm.
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
-Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
Không, trên thực tế nhiều người biết rất rõ tác hại của các chất này nhưng khi bị người
khác rủ rê, lôi kéo và vì tò mò và không kiên quyết từ chối nên vẫn bị nghiện.
Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì?
Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu bị người khác doạ dẫm, ép buộc sử dụng các chất
gây nghiện?
Kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ trước tác
hại của các chất gây nghiện. Bản thân chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của

82
người khác. Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói
"Không!" đối với những chất gây nghiện.
2. Chủ đề "Vật chất và năng lượng
2.1. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng
năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
- Biết quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với
đời sống, sản xuất.
-Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.
2.2. Nội dung chủ đề
a. Lớp 4: 33 tiết + 2 tiết ôn tập chủ đề
-Nước: Tính chất của nước; ba thể của nước; vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên;
nước cần cho sự sống; nước bị ô nhiễm; một số cách làm sạch nước; bảo vệ và tiết kiệm
nước.
-Không khí: Sự tồn tại của không khí; các tính chất của không khí; các thành phần
của không khí; không khí cần cho sự sống; gió, phòng chống bão; không khí bị ô
nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Âm thanh: Các nguồn âm; sự lan truyền âm thanh; âm thanh trong cuộc sống;
chống tiếng ồn.
-Ánh sáng: Các nghuồn sáng; bóng tối; ánh sáng cần cho sự sống, ánh sáng và việc
bảo vệ đôi mắt;
-Nhiệt: nóng lạnh và nhiệt độ; vật dẫn nhiệt và cách nhiệt; các nguồn nhiệt; nhiệt cần
cho sự sống.
b. Lớp 5: 25 tiết + 2 tiết ôn tập và kiểm tra học kỳ I + 2 tiết ôn tập chủ đề
- Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng: Tre, mây, song; kim loại
(sắt, đồng, nhôm) và hợp kim (gang, thép); đá vôi; gốm (gạch, ngói); xi măng; thuỷ
tinh; cao su; chất dẻo; tơ sợi.
-Sự biến đổi của chất: Sự chuyển thể của chất; hỗn hợp; dung dịch; sự biến đổi hoá
học.
- Sử dụng năng lượng: năng lượng; sử dụng năng lượng chất đốt; sử dụng năng lượng
gió và năng lượng nước chảy; sử dụng năng lượng điện; lắp mạch điện đơn giản; an
toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
1.3. Phương pháp dạy học
Chủ đề " Vật chất và năng lượng" tích hợp kiến thức của các lĩnh vực khoa học thực
nghiệm như Vật lý, Hoá học. Vì vậy, phương pháp dạy học đặc trưng của chủ đề này là
thí nghiệm, quan sát. GV có thể sử dụng phương pháp quan sát, thí nghiệm kết hợp thảo
luận nhóm và một số phương pháp khác. Cụ thể:

83
- Đối với các bài về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng GV nên
sử dụng phương pháp quan sát kết hợp thảo luận nhóm, hỏi đáp. Đối tượng quan sát tốt
nhất là các mẫu vật (như tre, mây song, kim loại, gốm, xi măng, thuỷ tinh cao su...)
Ví dụ: Khi dạy Bài 24: Đồng và hợp kim của đồng (Khoa học 5)
Để tìm hiểu tính chất của đồng GV có thể chia học sinh thành các nhóm. Các nhóm
tiến hành quan sát các dây đồng (hoặc các mẩu đồng) và mô tả màu sắc, độ sáng, tính
cứng, tính dẻo của dây đồng. Có thể so sánh dây đồng với dây thép.
Kết thúc thời gian thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả quan sát
của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. Trên cơ sở kết quả quan sát của các nhóm, GV
đưa ra kết luận: Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sát, dẻo, dễ uốn, dễ
dát mỏng hơn sắt.
- Đối với các bài về tính chất, đặc điểm của các chất (nước, không khí, ánh sáng,
nhiệt độ, âm thanh, tính chất lý học, hoá học của chất): phương pháp dạy học chủ đạo là
thí nghiệm. GV có thể sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp với các phương pháp
dạy học khác như: thảo luận nhóm, hỏi đáp, quan sát, giải thích với các mức độ khác
nhau:
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ hoặc đọc phần mô tả thí nghiệm trong SGK, sau
đó HS thảo luận và đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích rút ra kết luận.
- GV làm mẫu, hướng dẫn HS làm theo
-GV giao nhiệm vụ, giúp đỡ HS từng bước tiến hành thí nghiệm thông qua phiếu học
tập hoặc chỉ dẫn bằng lời.
-GV giao nhiệm vụ, HS tự mình tiến hành thí nghiệm, GV theo dõi, hướng dẫn khi
cần thiết.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà GV hướng dẫn HS học tập theo
phương pháp thí nghiệm với các mức độ cho phù hợp.
Đặc biệt, GV có thể vận dụng dạy học nêu vấn đề để dạy các bài có sử dụng phương
pháp thí nghiệm.
Ví dụ: khi dạy bài 32 " Không khí gồm những thành phần nào?"( KH4) GV có
thể tiến hành như sau:
GV nêu vấn đề (kết hợp giới thiệu bài học): Người đầu tiên trên thế giới đã phát
hiện các thành phần chính của không khí là nhà hoá học ngươì Pháp tên là Lavôđiê.
Ông đã xác định được các thành phần của không khí như thế nào? Không khí là do một
chất khí hay nhiều chất khí tạo thành? Bài học hôm nay bằng các thí nghiệm chúng ta sẽ
làm sáng tỏ điều này.
Giải quyết vấn đề bằng cách tiến hành thí nghiệm: Trước khi làm thí nghiệm GV giới
thiệu dụng cụ thí nghiệm, trình bày cách lắp đặt thí nghiệm và cách thí nghiệm. HS
phán đoán hiện tượng xảy ra theo câu hỏi của GV: hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta úp cốc
thuỷ tinh lên cây nến đang cháy?(cây nến tắt hay không tắt?)
GV biểu diễn thí nghiệm, HS quan sát diễn biến thí nghiệm, nhận xét, giải
thích hiện tượng xảy ra qua hệ thống câu hỏi của GV:

84
- Hiện tượng đã xảy ra như thế nào? (so sánh với những phán đoán của HS)
- Vì sao cây nến đang cháy lại bị tắt?
- Sau khi cây nến tắt em có nhận xét gì về mực nước trong cốc và ngoài cốc?
- Vì sao nước lại dâng lên trong cốc?
- Vì sao nước không dâng lên chiếm toàn bộ thể tích của cốc?
GV giảng: điều đó chứng tỏ trong cốc còn một chất khí nữa chưa cháy hết. Người ta
đã xác định chất khí đó là ni tơ, khí ni tơ không duy trì sự cháy.
Qua thí nghiệm trên ai có thể rút ra kết luận gì về các thành phần của không
khí?
Trên cơ sở ý kiến của HS, GV đưa ra kết luận chung: không khí gồm hai thành
phần chính: đó là khí ôxi và khí nitơ, khí ôxi duy trì sự cháy, khí nitơ không duy trì sự
cháy.
- Ngoài ra, khi dạy chủ đề "Vật chất và năng lượng" GV có thể khai thác, sử dụng
các trò chơi khoa học nhằm gây hứng thú học tập, khơi dậy ở HS trí tò mò, lòng ham
hiểu biết khoa học.
Ví dụ: Khi dạy bài 38- 39: Sự biến đổi hoá học (Khoa học 5) GV có thể tổ chức cho
HS thực hiện trò chơi "Bức thư bí mật" để các em có thể hiểu rõ hơn về sự biến đổi hoá
học dưới tác dụng của nhiệt.
-Chuẩn bị: Một nhóm một quả chanh (hoặc một ít dấm), một que tăm, một mảnh
giấy, diêm, nến.
-Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến nhúng đầu tăm
vào nước chanh (hoặc dấm) rồi viết chữ lên tờ giấy và để khô, sau đó hơ gần ngọn nến
và quan sát chữ viết trên tờ giấy (Lưu ý: không hơ giấy quá gần ngọn lửa để phòng
cháy, hoặc có thể hơ giấy gần của sổ, nơi có nhiều ánh sáng để quan sát).
Kết thúc trò chơi: GV nhận xét, đặt câu hỏi cho cả lớp: Điều kiện gì đã làm cho dấm
(nước chanh) đã khô trên giấy biến đổi hoá học?
3. Chủ đề " Thực vật và động vật"
3.1. Mục tiêu
Sau khi học xong chủ đề HS có thể:
- Biết được sự trao đổi chất, sự sinh sản và phát triển của thực vật, động vật.
- Biết quan sát, biết phân tích, so sánh để rút ra được những mối quan hệ giữa động
vật và thực vật.
-Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
3.2. Nội dung của chủ đề:
Lớp 4
- Thực vật cần gì để sống?
- Nhu cầu nước của thực vật
-Nhu cầu chất khoáng của thực vật
- Nhu cầu không khí của thực vật
-Trao đổi chất ở thực vật
- Động vật cần gì để sống?
-Trao đổi chất ở động vật

85
-Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
-Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Ôn tập thực vật và động vật
-Ôn tập và kiểm tra cuối năm.
b. Lớp 5:
-Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
- Sự sinh sản của thực vật có hoa
- Cây con mọc lên từ hạt
- Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
- Sự sinh sản của động vật
- Sự sinh sản của côn trùng
- Sự sinh sản của ếch
- Sự sinh sản và nuôi con của chim
- Sự sinh sản của thú
- Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
- Ôn tập Thực vật và động vật.
3.3. phương pháp dạy học
Chủ đề "Thực vật, động vật" nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản,
ban đầu về nhu cầu trao đổi chất và sự sinh sản của động vật và thực vật. Vì vậy,
phương pháp dạy học chủ yếu của chủ đề này là quan sát, thí nghiệm, thực hành. GV
có thể sử dụng kết hợp chúng với các phương pháp khác như thảo luận nhóm, hỏi đáp,
giải thích, trò chơi. Cụ thể:
- Đối với các bài về ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh đối với đời sống của thực
vật, động vật, sự sinh sản của thực GV có thể sử dụng phương pháp thí nghiệm, thực
hành. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học kiến thức về sinh
học trong chủ đề "Thực vật, động vật" có điểm khác với kiến thức về vật lý, hoá học
trong chủ đề "Vật chất và năng lượng". Các thí nghiệm trong dạy học chủ đề này
thường được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một vài tuần,
thậm chí lâu hơn. Điều này phụ thuộc vào sự tăng trưởng, phát triển của thực vật, động
vật.
Ví dụ: Khi dạy bài 57 Thực vật cần gì để sống? (Khoa học 4)
-Mục tiêu của bài học là: HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước,
chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật, đồng thời nêu được
những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
GV yêu cầu HS chuẩn bị theo nhóm 5 lọ (hoặc 5 lon sữa bò), trong đó 4 lọ đựng đất
màu, 1 lọ đựng sỏi đã rửa sạch; các cây đậu hoặc cây ngô được gieo trước khi có bài
học khoảng 3-4 tuần, một lọ keo dán (hoặc sơn).
- Cách tiến hành:
+GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm,
hướng dẫn các nhóm đọc các mục quan sát và thí nghiệm trong bài để biết cách làm.
+Các nhóm tiến hành đặt các cây đậu (hoặc ngô) vào 5 lọ đã chuẩn bị, đọc chỉ dẫn và
thực hiện theo hướng dẫn ở trang 114SGK, viết nhãn và ghi tóm tắt điều kiện sống của

86
cây đó rồi dán vào từng lọ (ví dụ: cây 1: đặt trong phòng tối, tưới nước thường xuyên,
cây 3: để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước...).
+GV yêu cầu đại diện một số nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và trả lời câu
hỏi về điều kiện sống của từng cây được trồng ở các lọ.
+ GV hướng dẫn HS làm phiếu để theo dõi sự phát triển của các cây đậu (hoặc ngô)
như sau:
Phiếu theo dõi thí nghiệm
Ngày bắt đầu.............
Ngày Cây 1 Cây 1 Cây 1 Cây 1 Cây 1

GV hướng dẫn HS tiếp tục chăm sóc các cây đậu hàng ngày theo đúng hướng dẫn và
quan sát, ghi chép những biểu hiện của chúng vào bảng trên để hiểu rõ hơn vai trò của
nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng đối với đời sống thực vật.
-Đối với các bài về sự sinh sản của thực vật, động vật: GV có thể sử dụng các
phương pháp quan sát, thực hành. GV có thể sử dụng vật thật làm đối tượng quan sát
cho HS (nhất là các bài về sự sinh sản của thực vật).
Ví dụ: Khi dạy bài 51: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa (Khoa học 5) GV có
thể cho HS quan sát hoa râm bụt và hoa sen, hoa mướp mà các em mang đến lớp, chỉ ra
được:
-Đâu là nhị (nhị đực) và nhuỵ (nhị cái) của hoa râm bụt và hoa sen
- Đâu là hoa mướp đực, đâu là hoa mướp cái
Trên cơ sở kết quả quan sát của HS, GV chính xác hoá kiến thức bằng cách chỉ rõ
nhị, nhuỵ, hoa đực, hoa cái của các loại hoa mà các vừa quan sát.
Để giúp HS phân biệt được hoa lưỡng tính, hoa đơn tính GV có thể
tổ chức cho HS thực hành quan sát theo nhóm các bộ phận của các
bông hoa mà các em sưu tầm được, chỉ rõ đâu là nhị (nhị đực), đâu là
nhuỵ (nhị cái), tiếp đến, GV yêu cầu HS phân loại các bông hoa đã
sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ có nhị hoặc
nhuỵ theo bảng:
Hoa có cả nhị và nhuỵ Hoa chỉ có nhị (hoa đực) Hoa chỉ có nhuỵ (hoa cái)

Sau khi các nhóm trình bày kết quả làm việc GV chốt lại: Hoa là cơ quan sinh sản
của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái
gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng
một hoa có cả nhị và nhuỵ.
4. Chủ đề "Môi trường và tài nguyên thiên nhiên"

87
4.1. Mục tiêu
Sau khi học xong chủ đề này HS có thể:
-Hiểu được khái niệm môi trường, tài nguyên, mối quan hệ giữa chúng với con người.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
4.2. Nội dung chủ đề
- Môi trường
- Tài nguyên thiên nhiên
-Vai trò của môi trường tự nhiên đối với con người
-Tác động của con người đến môi trường rừng
-Tác động của con người đến môi trường đất
-Tác động của con người đến môi trường không khí và nước
-Một số biện pháp bảo vệ môi trường
-Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
4.3. Phương pháp dạy học
Chủ đề "Môi trường và tài nguyên thiên nhiên" được dạy ở lớp 5, gồm 7 bài mới và 2 bài ôn
tập. Khi dạy chủ đề này GV có thể sử dụng các phương pháp dạy học như: quan sát, thảo luận
cả lớp, thảo luận nhóm, điều tra để giúp HS hiểu rõ hơn vai trò của môi trường, tài nguyên
thiên nhiên đối với con người, tác động của con người đến môi trường. Từ đó, giúp các em có
thái độ và hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường.
Ví dụ Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường (Khoa học 5)
Mục tiêu của bài học:
Sau bài học này HS có thể:
-Xác định dược những biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia
đình.
-Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần bảo vệ môi trường.
-Để chuẩn bị cho tiết học này GV có thể yêu cầu các nhóm HS sưu tầm một số tranh, ảnh,
thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
-Để giúp HS xác định được những biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng
đồng, gia đình, GV có thể tổ chức cho HS quan sát các hình trong SGK, đọc ghi chú, thảo luận
từng cặp để tìm xem mỗi hình ứng với ghi chú nào. Một số HS trình bày, cả lớp lắng nghe, bổ
sung ý kiến, GV chốt lại một số biện pháp bảo vệ môi trường.
-Tiếp đến GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng
với khả năng thực hiện ở cấp độ nào (quốc gia, cộng đồng, gia đình).
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
-GV tổ chức cho các nhóm trình bày tranh ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi
trường mà các em sưu tầm được .
Trên cơ sở kết quả làm việc của học sinh, GV rút ra kết luận chung: Bảo vệ môi trường
không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của
mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa ruổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần
bảo vệ môi trường.
Tóm lại, trong quá trình dạy học môn Khoa học, GV cần vận dụng linh hoạt các phương
pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Do đặc trưng của môn Khoa học, các phương
pháp dạy học chủ đạo vẫn là thí nghiệm, thực hành, quan sát. GV cần vận dụng kết hợp chúng
với các phương pháp dạy học khác, nhất là các phương pháp dạy học mới như thảo luận nhóm

88
để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, rèn cho các em kỹ năng học tập các môn
khoa học thực nghiệm.

89

You might also like