« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vinh


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vinh Tác giả luận văn: Nguyễn Văn Linh - Khóa 2012B Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ Nội dung tóm tắt: a) Lý do lựa chọn đề tài: Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất.
- Đồng thời tín dụng cũng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại (NHTM), đem lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng.
- Vì vậy,rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng (TCTD), cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
- Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung.
- Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng.
- Vì thế, làm thế nào để quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả đang là một vấn đề mà các ngân hàng thương mại rất quan tâm, nhất là trong tình hình kinh tế tài chính ngân hàng toàn cầu đầy biến động như hiện nay.
- Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và tính chất thời sự của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM hiện nay, trên cơ sở tham khảo công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vinh, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vinh" b) Mục tiêu nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: 2 Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá về thực tiễn công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh.
- Thông qua nghiên cứu thực tiễn, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vinh, trên cơ sở đó, nghiên cứu các giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vinh Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong phạm vị hoạt động tín dụng tại Vietcombank Vinh trong giai đoạn từ .
- c) Nội dung chính và những đóng góp mới của luận văn: Nội dung chính của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại, việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi.
- Vấn đề là làm thế nào để quản trị rủi ro tín dụng ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được.
- Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM .
- Cụ thể, Tác giả trình bày và phân tích sâu về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM.
- Tiếp theo, Tác giả đưa ra các nguyên tắc và nội dung chính của quản trị RRTD tại NHTM Từ đó làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh Trong chương 2 của luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi 3 nhánh Vinh trên cơ sở lý luận đã phân tích tại Chương 1.
- Đồng thời đưa ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế cũng như nguyên nhân của sự tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh Chương 3: Giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh.
- Trước hết tác giả nêu mục tiêu và định hướng hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh trong những năm tới, những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và phương hướng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Vietcombank Vinh.
- Trên cơ sở đó, Tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Vietcombank Vinh.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, tổng hợp, so sánh, phân tích, đối chiếu kết hợp với việc sử dụng các bảng biểu số liệu minh họa để làm sáng tỏ quan điểm về vấn đề nghiên cứu đã đưa ra.
- e) Kết luận: Từ việc nghiên cứu rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương nói riêng, và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.
- Có thể thấy được hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thương mại chứa đựng rất nhiều rủi ro và đó là vấn đề tất yếu không thể tránh khỏi, chỉ có điều mức độ xảy ra rủi ro và khả năng hạn chế rủi ro tới đâu.
- Qua quá trình làm việc và nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng của Vietcombank Vinh, Tác giả nhận thấy việc triển khai nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, nó góp phần giảm bớt tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo điều kiện cho các NHTM nước ta tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thời mở cửa.
- Bám sát vào mục tiêu đó, trên cơ sở tìm hiểu hoạt động kinh doanh và nghiên cứu môi trường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Vinh.
- Từ đó tìm ra các 4 nguyên nhân cơ bản hạn chế hoạt động quản trị ro tín dụng ở các NHTM nói chung và Vietcombank Vinh nói riêng.
- Tôi rất mong nhận được những ý kiến xây dựng của thầy, cô, các chuyên gia, các cán bộ nghiên cứu và các đồng nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt