« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính


Tóm tắt Xem thử

- ĐÀO TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG CHẤP NHẬN SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET 3G TẠI HÀ NỘI SỬ DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – NĂM 2015 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài:“ Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tín.
- Từ khóa: xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ, dịch vụ 3G, mô hình cấu trúc tuyến tính Tác giả luận văn: Đào Trung Kiên Khóa: 2013B Lớp : 13BQTKD3 Người hướng dẫn: TS.
- Số người sử dụng internet khoảng 33 triệu người với khoảng gần 5 triệu thuê bao internet 3G.
- Sự phát triển của thị trường internet có sự đóng góp từ việc phát triển dịch vụ internet 3G.
- Việc phát triển dịch vụ internet 3G còn giúp giải quyết bài toán phổ cập internet tại Việt Nam do những lợi thế về triển khai hạ tầng so với các dịch vụ hữu tuyến khác.
- Mặc dù đem lại nhiều lợi thế nhưng mức độ sử dụng dịch vụ internet 3G hiện nay còn khá khiêm tốn so với các dịch vụ internet khác.
- Số lượng thuê bao không lớn và còn nhiều phản ánh về chất lượng, tính năng sản phẩm chưa thực sự phù hợp với người sử dụng.
- Để đánh giá xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ công nghệ các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam thường sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ và các biến thể của nó (Venkatesh và cộng sự, 2000.
- Những nghiên cứu này đem lại những kết quả khả quan và đánh tin cậy cho các doanh nghiệp cải tiến dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng Các nghiên cứu cho thấy mô hình chấp nhận công nghệ là một mô hình tốt để đánh giá xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ của khách hàng.
- Tuy nhiên các nghiên cứu tại Việt Nam còn khá khiêm tốn và vẫn sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thế hệ thứ nhất có những hạn chế nhất định.
- Ngày nay, các nhà nghiên cứu khuyến cáo sử dụng thế hệ phân tích dữ liệu thứ hai với việc sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modelling) đem lại những kết quả tin cậy hơn.
- Chính bởi những lý do này tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính” cho luận văn thạc sỹ của mình.
- 2) Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm hướng tới việc xây dựng một mô hình tiên lượng các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng và hành vi sử dụng dịch vụ internet 3G tại thị trường Hà Nội nhằm đưa ra các gợi ý cho doanh nghiệp cải tiến dịch vụ để đáp ứng và thu hút khách hàng.
- 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được xác định là hành vi sử dụng dịch vụ internet 3G và các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng dịch vụ internet 3G.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại thị trường Hà Nội cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ 3G.
- 4) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng, nhưng chủ yếu là các phương pháp định lượng với các kỹ thuật phân tích đa biến (Cronbach Alpha test, EFA, CFA, SEM, phân tích đa nhóm).
- Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành bốn chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ, dịch vụ internet 3G và mô hình cấu trúc tuyến tính.
- Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
- 3 Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- 6) Kết luận: Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra và có những đóng góp về mặt khoa học cũng như thực tiễn.
- Bên cạnh đó nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định.
- Thứ nhất, tác giả đã khái quát hóa hệ thống cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng và các mô hình đánh giá xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ để làm cơ sở nền tảng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu.
- Thứ hai, thông qua phân tích cơ sở lý thuyết tác giả xác định được sáu nhóm nhân tố có tác động trực tiếp và gián tiếp tới dự định sử dụng và hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng là (1) tác động đổi mới.
- (2) tính dễ sử dụng cảm nhận.
- (3) tính hữu ích cảm nhận.
- (4) quan điểm sử dụng.
- (5) ảnh hưởng xã hội và (6) chất lượng dịch vụ và thông tin.
- Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy dự định sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi sử dụng của khách hàng.
- Hành vi sử dụng chịu ảnh hưởng giá tiếp từ năm nhân tố theo mức đọ giảm dần là: (1) tính hữu ích cảm nhận.
- (2) chất lượng dịch vụ và thông tin.
- (3) tính dễ sử dụng cảm nhận.
- Thứ tư, nghiên cứu cũng xác định được sự tương tác với nhau giữa các nhân tố trong mô hình.
- Trong đó tác động đổi mới có ảnh hưởng tới tính dễ sử dụng cảm nhận.
- tính dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng tới tính hữu ích cảm nhận và quan điểm sử dụng.
- quan điểm sử dụng, chất lượng dịch vụ và thông tin, tính hữu ích cảm nhận có ảnh hưởng tới dự định sử dụng dịch vụ của khách hàng.
- Thứ năm, nghiên cứu cho thấy chỉ có hai nhóm nhân tố phân loại khách hàng là (1) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và (2) hình thức trả cước dịch vụ có ảnh hưởng tới hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng.
- Thứ sáu, thông qua phân tích tác giả cũng đề xuất năm nhóm giải pháp chính để phát triển dịch vụ internet 3G tại Hà Nội bao gồm: (1) tập trung cải thiện tính hữu ích của dịch vụ với khách hàng.
- (2) Nâng cao chất lượng dịch vụ và thông tin.
- 4 (4) Tạo thái độ thân thiện của khách hàng với các gói dịch vụ cung cấp.
- Để phát triển dịch vụ internet 3G cũng như các dịch vụ tiếp theo tác giả cũng đề xuất một số định hướng phát triển dịch vụ đối với nhà cung cấp như: (1) định vị và tái định vị dịch vụ theo hướng chuyên môn hóa.
- (2) phát triển dịch vụ theo hướng khác biệt hóa hoặc tích hợp với dịch vụ mobile internet.
- (3) cải tiến và chuyển hóa dịch vụ theo sự phát triển về công nghệ.
- Thứ bảy, luận văn cũng xác định được đóng góp chính của nghiên cứu là thiết lập được một mô hình đánh giá hành vi sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
- Hạn chế của nghiên cứu cũng được xác định là cách lấy mẫu theo mạng quan hệ có thể không đủ đại diện cho cả thị trường, nghiên cứu mới được thực hiên trên một địa bàn.
- Đây là những hướng nghiên cứu tiếp theo cần cải thiện

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt