« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cẩm Phả


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cẩm Phả Tác giả luận văn: Hoàng Thị Hiền Anh.
- Phạm Thị Nhuận Từ khoá: xúc tiến bán,vietinbank cẩm phả.
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua, hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đã không ngừng đổi mới cả về chất và lượng, góp phần vào sự nghiệp đổi mới hệ thống ngân hàng nói riêng và sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung.
- Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố cũng vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, hiệu quả kinh doanh chưa cao, rủi ro và tiềm ẩn rủi ro lớn, năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế.
- Chính vì thế, đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cẩm Phả” được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu trong bài luận văn này.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những lí luận chung về Marketing ngân hàng.
- Đề tài đã đi sâu phân tích làm rõ thực trạng hoạt động xúc tiến bán của ngân hàng.
- Từ đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc ứng dụng trên.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm thực trạng xúc tiến bán trong hoạt động kinh doanh và các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới xúc tiến bán tại ngân hàng Vietinbank Cẩm Phả.
- Phạm vi nghiên cứu:Luận văn được nghiên cứu tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả với thời gian từ 2012 đến 2014.
- TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về xúc tiến bán trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng thương mại.
- Đây là cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả trong các chương sau.
- Dựa vào hệ thống công cụ đã đề cập trong chương 1, chương 2 của luận văn đã khái quát thực trạng xúc tiến bán hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vietinbank Cẩm Phả cho thấy: trình độ chuyên nghiệp trong công việc của nhân viên trong chi nhánh vẫn còn chưa cao, chưa cho phòng Marketing riêng biệt, hoạt động xúc tiến bán vẫn chung chung chưa phân cụ thể từng cá nhân, nhân viên còn kiêm nhiều công việc dẫn tới không coi trọng hoạt động xúc tiến bán hàng.
- Công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục.
- Trong chương 3 luận văn đã đưa ra một số nội dụng chính sau: -Nêu xu hướng phát triển của thị trường ngân hàng và định hướng phát triển của Vietinbank Cẩm Phả -Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến bán trong hoạt động kinh doanh tại Vietinbank Cẩm Phả: hoàn thiện kỹ thuật và quy trình xúc tiến bán tại ngân hàng, đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến cho chi nhánh, đào tạo kỹ năng, chất lượng, thái độ làm việc của nhân viên và một số giải pháp về môi trường vật chất - Một số kiến nghị đối với Nhà nước, đối với NH nhà nước nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, sử dụng công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ và giảm các biện pháp hành chính trong quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong hoạt động marketing.
- Kiến nghị với NHCT Việt Nam: Cần quan tâm hơn nữa các chiến lược marketing để tăng sự phát triển của hệ thống NHCT, từ đó vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở cho các Chi nhánh trong hệ thống có các chính sách marketing phù hợp với thị trường địa phương, phù hợp với điều kiện kinh doanh của từng Chi nhánh.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học chung như: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cùng với các phương pháp so sánh, thống kê… nhằm làm sáng tỏ hơn thực trạng của Ngân hàng.
- KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, cùng với yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh để đứng vững trên thị trường tài chính Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả với vai trò của một NH TMCP đầu đàn cần phải chú trọng thực sự tới việc ứng dụng xúc tiến bán hàng trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động kinh doanh của Vietinbank trong thời gian vừa qua để đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến bán tại ngân hàng trong thời gian tới, cùng với việc vận dụng kiến thức, hiểu biết và phương pháp nghiên cứu khoa học, khóa luận đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau đây.
- Thứ nhất, hệ thống hóa và phát triển hoàn chỉnh thêm những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến hoạt động xúc tiến bán trong ngân hàng, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của xúc tiến bán hàng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng trong cơ chế thị trường.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động xúc tiến bán trong nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh của Vietinbank hiện nay.
- Đặc biệt, khóa luận cũng chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động này của ngân hàng.
- Thứ ba, trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng hoạt động động xúc tiến bán tại Vietinbank hiện nay và dự báo về những biến đổi trong môi trường cạnh tranh cũng như khả năng nguồn lực của ngân hàng trong thời gian tới, khóa luận đã đưa ra hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng tại Vietinbank.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt