« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô hình Quản lý doanh nghiệp trong các Trường đại học công lập và thực tiễn tại Đại học Bách Khoa Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Mô hình Quản lý doanh nghiệp trong các Trường đại học công lập và thực tiễn tại Đại học Bách Khoa Hà Nội” Tác giả: Nguyễn Thế Anh Khóa: QTKD_2012B Hướng dẫn: Tiến sĩ.
- Lý do chọn đền tài: Qua những kiến thức đã được trang bị tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và những hiểu biết thực tế, tác giả nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của quyết định chọn đề tài “Mô hình Quản lý doanh nghiệp trong các Trường đại học công lập và thực tiễn tại Đại học Bách Khoa Hà Nội” 2.
- Mục đích nghiên cứu - Phân tích thực trạng, làm rõ các vấn đề bất cập trong cách thức và mô hình tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, khai thác dịch vụ thông qua các Trung tâm (nghiên cứu, dịch vụ), các công ty trực thuộc Trường đại học công lập hiện nay.
- Nhận diện mô hình Doanh nghiệp và Quản lý Doanh nghiệp phù hợp với các đặc điểm của Trường đại học công lập ở Việt Nam.
- Góp phần nêu rõ thực trạng và các tác động của Mô hình Quản lý Doanh nghiệp đã và đang triển khai thực tiễn tại Đại học Bách Khoa Hà Nội đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh doanh sản xuất của Nhà trường hướng tới lộ trình tự chủ.
- Các giải pháp/khuyến nghị hoàn thiện thiết chế, mô hình tổ chức, quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển, hiệu quả hoạt động của hệ thống Doanh nghiệp trong Trường đại học công lập trên nguyên tắc đảm bảo rõ ràng về mặt tổ chức, nhân sự, tài sản Doanh nghiệp đúng theo khuôn khổ Luật pháp.
- Đối tượng nghiên cứu 1 Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là mô hình quản lý doanh nghiệp của các trường đại học công lập, mô hình quản lý doanh nghiệp tại Đại học Bách Khoa Hà Nội và hệ thống các giải pháp để mô hình hoàn thiện và hoạt động hiệu quả.
- Tóm tắt cô đọng nội dung chính và những đóng góp của tác giả Trong nội dung luận văn, tác giả đã đưa ra được những cơ sở lý thuyết cơ bản và những điều kiện và nền tảng hình thành mô hình doanh nghiệp trong trường đại học công lập, đồng thời khái quát những nét cơ bản của thực trạng doanh nghiệp trong trường Đại học công lập của Việt Nam hiện nay.
- Qua đó cho thấy những mặt hạn chế và bất cập của mô hình doanh nghiệp được tổ chức và quản lý theo phương thức cũ.
- Thông qua việc phân tích thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cùng với kinh nghiệm quốc tế và mô mình quản lý doanh nghiệp tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho thấy tính hiệu quả và phù hợp với xu hướng phát triển của Đại học trên thế giới của mô hình quản lý doanh nghiệp theo phương thức mới.
- Bên cạnh đó cũng chỉ ra những rào cản cho sự vận hành và phát triển của mô hình quản lý doanh nghiệp này khi áp dụng thực tiễn tại Việt Nam qua trường hợp thí điểm tại Đại học Bách Khoa Hà Nội trong bối cảnh thị trường KH&CN, sản phẩm NCKH cũng như các thiết chế của Chính phủ đối với mô hình này còn chưa được thoàn thiện.
- Luận văn đề xuất một số chính sách then chốt trong việc tạo lập môi trường khuyến khích sự hình thành của Mô hình Doanh nghiệp trong các Trường đại học công lập, đặc biệt là Chính phủ với vai trò của mình nhằm tạo ra những bước đột phá về chính sách.
- Luận văn cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của trường đại học trong việc xây dựng chiến lược và tầm nhìn đối với sự hình thành và phát triển của mô hình hệ thống doanh nghiệp trong nhà trường cùng phương thức quản lý hiện đại phù hợp đặc điểm chính trị, đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
- Kết luận 2 Mô hình doanh nghiệp trong trường đại học có một vai trò quan trọng trong việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong khu vực hàn lâm, là loại hình phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới, được các trường ĐH đặc biệt coi trọng.
- Không như các DN thông thường, DN trong trường đại học có những đặc điểm riêng.
- Các thiết chế có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả của tổ chức này do đó cần được xem xét trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách của chính phủ và bản thân các Trường đại học nhằm tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ hơn của mô hình tổ chức này đối với xã hội và nền kinh tế quốc gia đồng thời đáp ứng các đòi hỏi bức xúc của tự chủ đại học.
- Như vậy, với một số giải pháp nhằm hoàn thiện cho sự vận hành của Mô hình Doanh nghiệp và Quản lý doanh nghiệp trong các Trường Đại học công lập, hy vọng trong thời gian tới loại hình này sẽ có điều kiện để phát huy điểm mạnh và tạo ra bước thay đổi lớn cho doanh nghiệp, trường đại học và cho nền Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói chung

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt