« Home « Kết quả tìm kiếm

Báo cáo: Một số vấn đề về quản lý rủi ro và lún mặt đất cho Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Một số vấn đề về quản lý rủi ro và lún mặt đất cho Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm.
- Lưu Xuân Hùng Ban Dự án Đường sắt Đô thị Hà Nội.
- Xây dựng các dự án tàu điện ngầm là một vấn đề hoàn toàn mới ở nước ta, có nhiều rủi ro cần được đánh giá và quản lý tốt..
- Báo cáo này sẽ trình bày những vấn đề chung nhất liên quan đến lún mặt đất (sụt lún) gây bởi các hoạt động đào hầm, cũng như một số khía cạnh về quản lý rủi ro trong quá trình xây dựng đoạn đi ngầm của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà.
- Giới thiệu về Dự án.
- Chủ đầu tư của dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, là Ban Dự án Đường sắt Đô thị Hà Nội (HRB) 2 , thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (HPC)..
- Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội là trục chính theo hướng Đông - Tây của Thành phố.
- Giai đoạn 2 của dự án sẽ xây dựng tiếp đoạn đi ngầm từ Ga Hà Nội đến Bác Cổ gần Nhà hát lớn..
- Tổ hợp Đề-pô của dự án đã được khởi công vào ngày 27/12/2006.
- Tuyến chính của dự án dự kiến sẽ hoàn thành thiết kế chi tiết sớm và tiến hành thi công trong năm 2007, nhằm hoàn thành vào năm 2010 nhân dịp đại lễ kỷ niệm một ngàn (1000) năm Thăng Long..
- Quản lý Rủi ro.
- Nói chung, một hệ thống hoàn chỉnh về các nghiệp vụ quản lý dự án, quản lý tài chính và hợp đồng là cần thiết cho một dự án giao thông, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hay xây dựng bất kỳ.
- Cần phải tối đa hóa lợi ích cho các Chủ đầu tư trong khi đó vẫn phải giảm thiếu các rủi ro bất lợi cho họ.
- Cố vấn về thương mại và đánh giá rủi ro trước khi ký kết hợp đồng;.
- cũng gọi là "Dự án Xây dựng Đường sắt Đô thị Thành phố Hà Nội (Tuyến số 2)"..
- Quản lý dự án;.
- Quản lý hợp đồng và tài chính;.
- Quản lý thi công.
- Ban Dự án Đường sắt Đô thị Hà Nội (HRB) đang nỗ lực tăng cường kinh nghiệm về tất cả các nghiệp vụ chuyên môn này để quản lý thực hiện tốt tất cả các đoạn tuyến đi trên cao, đi trên mặt đất, và đi dưới ngầm của các dự án vận tải đường sắt đô thị được giao..
- Phần dưới đây sẽ trình bày về quản lý rủi ro cho phương án áp dụng TBM..
- Theo giáo sư Kovari (2004), các nhân tố rủi ro cao của đào hầm trong các vùng đô thị bao gồm:.
- Ngoài việc theo dõi quan trắc trên mặt đất để kiểm soát các tác động/hậu quả và những hư hại tiềm tàng đối với các công trình nhà cửa, công trình kỹ thuật công cộng và cơ sở hạ tầng hiện hữu, thì còn phải áp dụng các phương pháp phân loại rủi ro hư hỏng phù hợp..
- Chi phí giải phóng mặt bằng có thể là rất lớn, và các móng của các công trình cũ có thể gây ra nhiều phức tạp trong quá trình thi công..
- Sự phản đối của công chúng: Có thể xảy ra sự mất lòng tin của công chúng về công nghệ TBM, và sự phản đối mạnh mẽ việc thực hiện các dự án ngầm tiếp theo trong các thành phố, nếu một khi đã để xảy ra hư hại đến các công trình hiện tại và đường sá..
- Quản lý rủi ro tin cậy 2.2 Quản lý rủi ro cho hầm.
- Kỹ thuật làm hầm không phải là một công nghệ phi rủi ro.
- Việc xây dựng hầm và công trình ngầm bị tác động bởi các rủi ro tiềm tàng không chỉ đối với các bên trực tiếp tham gia vào công việc (chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, nhà cung cấp), mà còn đối với cả công chúng, đặc biệt là ở các khu đô thị.
- Các dự án công trình ngầm ngày nay phải xét tới rất nhiều yếu tố về môi trường và chính trị hậu trường, những yếu tố này góp thêm phần phức tạp tổng thể cho một dự án nhất định.
- Chính điều này tạo nên nhu cầu phải quản lý rủi ro..
- Theo định nghĩa, rủi ro gồm hai thành phần: xác suất xảy ra w và lượng thiệt hại D.
- Về đánh giá định lượng, tích số của hai yếu tố này sẽ cho ta rủi ro: R = w x D.
- Một rủi ro ban đầu có thể được giảm đi bằng cách làm giảm xác suất xảy ra và giảm tác động của nó.
- Rõ ràng, các rủi ro còn lại (rủi ro cuối cùng) là không thể tránh khỏi, và chúng phải được chia sẻ giữa các bên tham gia và phải được kiểm soát một cách có hệ thống bằng các biện pháp đề phòng..
- Theo Hội Công trình ngầm Quốc tế (ITA, 2004), có một số dạng rủi ro sau đây:.
- rủi ro vượt quá vốn đầu tư cho phép - rủi ro chậm trễ tiến độ công việc - các rủi ro về môi trường.
- rủi ro về các vụ sập lở hầm tai tiếng lớn, và các thảm họa khác (khả năng xảy ra các tai nạn quy mô lớn trong quá trình làm hầm).
- rủi ro về thiệt hại đối với một loạt các bên thứ ba về người và tài sản trong các khu đô thị (một mối lo ngại đặc biệt với các tòa nhà được phân loại di sản).
- rủi ro của việc công chúng phản đối, gây bởi các vấn đề xuất phát từ các dự án hầm.
- "Quản lý rủi ro".
- là một thuật ngữ tổng quát bao gồm các việc xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, phân tích rủi ro, loại trừ rủi ro, giảm nhẹ và kiểm soát rủi ro.
- Quản lý rủi ro cho hầm hiện nay đã là một thông lệ đối với các dự án lớn trên toàn thế giới.
- Lời khuyên là nên áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro có tính hệ thống cho công tác quản lý rủi ro..
- Thông qua việc áp dụng một Kế hoạch Quản lý Rủi ro (RPM) minh bạch và có hiệu quả, thực hiện ngay từ các giai đoạn thiết kế ban đầu cho đến các giai đoạn xây dựng và vận hành, hầu hết các rủi ro sẽ có thể được quản lý một cách có hiệu quả..
- Các công cụ quản lý rủi ro có thể bao gồm (theo ITA, 2004):.
- Phân tích dạng cấu trúc cây sai lỗi - Phân tích dạng cấu trúc cây sự kiện - Phân tích dạng cấu trúc cây quyết định - Phân tích đa rủi ro.
- Một Quy tắc Thực hành về Quản lý Rủi ro các Dự án Hầm, lập trên cơ sở theo từng giai đoạn của dự án, sẽ là rất có ích nhằm đối phó với thách thức ngày càng tăng của các dự án xây dựng hầm trong tương lai.
- Người ta hy vọng rằng các rủi ro sẽ được chia sẻ một cách công bằng giữa các bên tham gia..
- và (iii) đưa vào trong hợp đồng các điều khoản về rủi ro.
- Rủi ro về các điều kiện địa chất không lường trước (các điều kiện hiện trường thay đổi) và các tranh chấp khiếu kiện về mặt hợp đồng sẽ phải được xem xét cẩn thận.
- Các công cụ hữu ích khác gồm có: Phương pháp đánh giá chi phí-rủi ro (ví dụ, Quá trình Thẩm định Dự toán Chi phí - CEVP), và một công cụ giúp ra quyết định trong xây dựng hầm (Trợ giúp Quyết định trong Làm hầm - DAT)..
- Cả Kế hoạch Quản lý Rủi ro (RPM) và Trợ giúp Quyết định trong Làm hầm (DAT) đã được áp dụng một cách thành công trong những năm gần đây cho một loạt các dự án hầm quan trọng có chiều dài và độ sâu lớn, như hầm trên tuyến đường sắt cao tốc California - Mỹ, các hầm đường sắt cao tốc Pajares và Guadarrama ở Tây Ban Nha, hầm tuyến đường sắt cao tốc mới Lyon-Turin nối Pháp và Italia (Grasso, 2001)..
- Có thể tham khảo kinh nghiệm dưới đây về quản lý rủi ro từ dự án Metro Copenhagen ở Đan Mạch (thông xe lần lượt vào các năm và 2007):.
- Hợp đồng chỉ rõ công tác đánh giá rủi ro trong xây dựng cần được Nhà thầu thực hiện.
- Có những yêu cầu chung cho tất cả các việc đánh giá rủi ro trong thi công cần phải tiến hành cho mọi công trường, và một số yêu cầu kỹ hơn về đánh giá rủi ro trong thi công cho các máy TBM..
- Việc đánh giá rủi ro trong thi công cho TBM đã phải bắt đầu ngay sau khi ký kết Hợp đồng với một sự đánh giá về bản thiết kế ban đầu, sau đó là một đánh giá về thiết kế chi tiết, nhằm mục đích hoàn thiện việc thiết kế TBM.
- Hơn nữa, đánh giá rủi ro cho hoạt động của TBM cũng đã được tiến hành - nhằm cung cấp dữ liệu đầu vào cho các quy trình vận hành máy..
- Việc xác định/nhận dạng và quản lý rủi ro:.
- Rủi ro về lắp ghép vỏ hầm gây bởi sự xoay của máy TBM.
- Các lực kéo bất lợi cho mặt cắt vỏ hầm 2.3 Vài nhận xét mang tính kết luận về quản lý rủi ro.
- Để đáp ứng các yêu cầu phức tạp của một dự án hầm, việc thiết kế địa kỹ thuật phải được dựa trên một chương trình khảo sát địa kỹ thuật đầy đủ, sau đó đưa đánh giá phân tích số liệu, rồi thiết lập chương trình theo dõi quan trắc..
- Các máy khoan hầm TBM tính năng cao là rất quan trọng cho việc xây dựng thành công các dự án hầm.
- Các thủ tục quản lý rủi ro phải được quy định nhằm bao quát được mọi rủi ro có thể;.
- chuẩn bị các biện pháp để đối phó với các rủi ro đó, bao gồm cả việc ước tính chi phí xử lý tương ứng.
- Các rủi ro phải được xem xét nghiên cứu ngay từ các bước ban đầu của dự án hầm, trải từ quá trình xây lắp cho đến vận hành công trình.
- Phải quy định và phân bổ ngân sách cho quản lý rủi ro trong các tài liệu đấu thầu và trong các yêu cầu của hợp đồng..
- phương pháp thi công hầm.
- Nếu các lượng lún không đều (lún lệch) là đủ lớn thì chúng có thể làm hư hại công trình..
- ¾ Các khảo sát hiện trạng/hư hại công trình cũ.
- ¾ Các biện pháp sửa chữa công trình cũ..
- Lún mặt đất gây bởi đào hầm có thể được giảm nhẹ và kiểm soát bằng cách áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây [2]:.
- Các khảo sát về hiện trạng/hư hại công trình cũ phải được thực hiện đủ lâu trước khi bắt đầu tiến hành việc xây dựng trong khu vực, nhằm nắm được tình trạng của mọi tài sản ngay trước khi thi công hầm.
- Có thể áp dụng một quá trình đánh giá rủi ro theo giai đoạn, bao gồm đánh giá sơ bộ, đánh giá giai đoạn hai, và đánh giá chi tiết.
- K cho các đất không dính) V L có thể được tính toán theo các phương pháp thi công hầm như sau:.
- Đào hầm gương kín (khiên EPB hoặc Slurry): Có thể đạt được mức độ kiểm soát lún rất tốt..
- 0.5% (có thể đạt được 0.35% bằng công nghệ đào hầm bằng khiên Slurry và EPB)..
- Tóm lại, có thể tính toán lún mặt đất gây ra do đào hầm đô thị bằng cách dùng cả phương pháp số và phương pháp kinh nghiệm.
- Sau bước phân tích về lún mặt đất, luôn cần có bước tiếp theo là phân tích đánh giá rõ ràng về các tác động của việc đào hầm lên các công trình hiện hữu nằm phía trên đường hầm..
- Đánh giá hư hại đối với các công trình hiện hữu.
- Các khảo sát hiện trạng/hư hại công trình cũ.
- và Các biện pháp sửa chữa công trình cũ..
- Tuy nhiên, có thể nói sơ qua rằng, các triết lý thiết kế đã sử dụng các kỹ thuật phân loại công trình cũ theo xác suất của một ngưỡng nhất định về hư hại đang xét.
- Các tòa nhà hiện hữu đang xét sẽ được xếp ra khỏi danh sách cần đánh giá tiếp, nếu thông qua các phép tính toán phân tích ngày càng phức tạp hơn, mà thấy rằng chúng nằm trong phạm vi các mức độ rủi ro có thể chấp nhận được (Chiriotti, 2006)..
- Sau đây là một số thông tin mà sẽ có ích cho quá trình đánh giá thực tế các công trình cũ trong tương lai trong quá trình thực hiện các dự án vận tải đường sắt đô thị tại Hà Nội..
- Ảnh hưởng của đào hầm đến móng cọc hiện hữu: Các công trình xây dựng cao tầng (ví dụ hơn 10 tầng) xuất hiện khá nhiều ở Hà Nội trong thời gian gần đây (15 năm trở lại).
- Vì vậy, các công trình này rất dễ bị ảnh hưởng, tác động và hư hại bởi việc đào móng, đào hầm hoặc độ rung lớn từ công trình xây dựng liền kề..
- Cọc đóng bêtông Sử dụng trong thập kỷ 1970 nhưng việc đóng gây nhiều hư hại cho các công trình liền kề.
- Độ sâu có thể đến 20 m.
- Cọc khoan nhồi Hiện nay được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng cao tầng.
- Tất cả những thông tin trên sẽ phải được tính đến khi tiến hành thiết kế chi tiết cho dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm, và khi thực hiện nghiên cứu cho các tuyến tương tự..
- Bài viết này đã tập trung vào các khía cạnh rủi ro trong thi công hầm, đặc biệt là vấn đề sụt lún trong các vùng đô thị, bởi đây là nhân tố quan trọng, thường gặp.
- Bài báo cũng hướng tới việc ứng dụng cho các dự án nhưng chỉ dừng ở mức độ định tính.
- Hướng phát triển hay nói cách khác là công việc tiếp theo cần giải quyết của bài báo này là định lượng hóa các đánh giá rủi ro và sụt lún..
- Triển vọng thực hiện Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm, và các dự án khác.
- Loại dự án tàu điện ngầm kiểu này là được thực hiện lần đầu tiên ở Việt Nam.
- Trong bất cứ trường hợp nào, cũng đều phải chú trọng đến việc quản lý rủi ro và quản lý dự án..
- Các bên liên quan phải có hiểu biết về các cách tiếp cận đúng đắn để ứng dụng hiệu quả công nghệ làm hầm cơ giới cho dự án hầm này..
- Cả các khía cạnh về kỹ thuật lẫn tác động về kinh tế của mối liên quan chặt chẽ giữa TBM và vỏ hầm (cũng như tương tác giữa khối đất nền và quá trình đào hầm bằng TBM) sẽ phải được chỉ ra và mô tả rõ ràng nhằm hiểu rõ về ứng xử của vỏ hầm, nguy cơ phá hoại nền đất tại gương hầm và xung quanh hầm, và rủi ro lún mặt đất..
- Tất cả các bên liên quan sẽ cần hợp tác chung sức để làm cho dự án tàu điện ngầm thí điểm này thành công.
- Sự thực hiện tốt đẹp dự án thí điểm này sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công tuyến thứ hai với một đoạn đi ngầm dài hơn nhiều (15 km hầm), tức là tuyến UMRT-2.
- Ban Dự án Đường sắt Đô thị Hà Nội (HRB) đang tích cực tăng cường năng lực của mình nhằm quản lý một cách hiệu quả hai dự án mang nhiều thách thức này, mà trong tương lai gần chúng sẽ phục vụ đắc lực cho lợi ích của nhân dân Thủ đô Hà Nội./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt