« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao hiệu quả mảng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nâng cao hiệu quả mảng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ninh” Tác giả luận văn: Nguyễn Hồng Nhung Khoá: 2013A Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Tiên Phong Từ khóa: tín dụng bán lẻ, công thương việt nam- chi nhánh Quảng Ninh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Hiện tại, Việt Nam có khoảng 50 ngân hàng, 14 ngân hàng 100% vốn trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, với hàng nghìn điểm giao dịch đã làm sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở lên gay gắt.
- Để có thể tăng khả năng cạnh tranh thì việc đầu tiên ngân hàng cần là xwy dựng mô hình ngân hàng phù hợp.
- Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trong nhất, chiếm khoảng 80% tổng thu nhập vì vậy để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ thì hoạt động tín dụng bán lẻ cần được chú trọng đầu tư và phát triển nhiều nhất.
- Ngoài ra, hoạt động tín dụng bán lẻ sẽ giúp ngân hàng có thu nhập ổn định, tăng khả năng phân tán rủi ro và giúp ngân hàng có khả năng phát triển được nhiều dịch vụ ngân hàng khác từ đó đa dạng hoá được thu nhập.
- Trước thực tế này thì việc phát triển tín dụng bán lẻ là tất yếu tại thị trường Việt Nam.
- Tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng hiện đang là khu vực trọng điểm đầu tư của khu vực Đông Bắc Bộ, mật độ dân cư ngày càng đông đúc, hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn chiếm tới 90% tổng thu nhập vì vậy việc chuyển đổi sang hoạt động tín dụng bán lẻ đối với các ngân hàng trên địa bàn thật sự là hết sức cần thiết.
- Để có thể nắm được thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Quảng Ninh cũng như đề xuất giải pháp để đẩy mạnh tín dụng bán lẻ của chi nhánh, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả mảng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh”.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: 1 Để có thể giải quyết được vấn đề “Nâng cao hiệu quả mảng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh”, luận văn này nhằm vào mục đích nghiên cứu cụ thể sau.
- Khái quát một số lý luận cơ bản về dịch vụ tín dụng bán lẻ, xu hướng phát triển hoạt động bán lẻ tại Việt Nam, kinh nghiệm ngân hàng nước ngoài và bài học rút ra cho Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Quảng Ninh từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế và tìm nguyên nhân.
- Đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Quảng Ninh.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Ninh từ năm 2010 đến nay.
- Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hiệu quả họat động tín dụng bán lẻ tại NHTM.
- Trong chương này tác giả tổng hợp và hệ thống hoá cơ sở lý thuyết thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
- Đây sẽ là nền tảng giúp tác giả phân tích các nội dung trong chương 2 - Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh.
- Sau khi giới thiệu tổng quát về tình hình hoạt động chung của Ngân hàng TCMP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh, tác giả tiến hành phân tích cụ thể vào thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.
- 2 - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả mảng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh.
- Trên cơ sở nội dung phân tích ở chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả mảng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng dữ liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn tư liệu thứ cấp: Báo cáo của các Ngân hàng, nghiên cứu khoa học, tạp chí … Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh để đưa ra các kết luận cho nghiên cứu của mình.
- e) Kết luận: Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế, cùng với sự phát triển của xã hội về mọi mặt thì hoạt động ngân hàng bán lẻ là một xu thế tất yếu.
- Ngoài ra, hoạt động tín dụng chiếm 90% thu nhập của NHCT cũng như NHCT - CN Quảng Ninh thì việc tập trung cho tín dụng bán lẻ là phù hợp đối với hoạt động NHCT và NHCT - CN Quảng Ninh.
- Với việc phát triển tín dụng bán lẻ sẽ giúp ngân hàng được lợi nhuận cao và ổn định, rủi ro tín dụng được phân tán.
- Luận văn này đã đề cập tới những lý luận cơ bản về hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng bán lẻ.
- Đã phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHCT - CN Quảng Ninh từ đó thấy được ưu điểm, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế đó.
- Từ đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh đồng thời cũng kiến nghị với NHCT Việt Nam, Chính phủ, NHNN,… nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng bán lẻ của Việt Nam nói chung và của hệ thống NHCT nói riêng ngày càng phát triển

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt