« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Cẩm phả


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN HỮU TUẤN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK – CHI NHÁNH CẨM PHẢ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại.
- NHTM và các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Rủi ro tín dụng của NHTM.
- Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại.
- Khái niệm và mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng.
- Nội dung quản trị rủi ro tín dụng và những chuẩn mực quản lý rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.
- Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro tín dụng của một số NHTM trên thế giới và bài học cho NHTM Việt Nam.
- Kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Mỹ41 1.3.2.
- Kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Thái Lan.
- Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- 45 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK – CHI NHÁNH CẨM PHẢ.
- Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Chi nhánh Cẩm Phả những năm gần đây.
- Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
- Hoạt động cho vay tại chi nhánh.
- Rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả.
- Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả.
- Mô hình quản trị rủi ro tính dụng.
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng.
- Công tác phân tích, đo lường rủi ro tín dụng.
- Kiểm tra nợ vay và kiểm soát rủi ro.
- Trích lập dự phòng rủi ro.
- Đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank Cẩm Phả.
- 78 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK – CHI NHÁNH CẨM PHẢ TRONG THỜI GIAN TỚI .
- Những kết quả đạt được về quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Cẩm Phả.
- Những hạn chế và nguyên nhân các hạn chế còn tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
- Định hướng hoạt động kinh doanh.
- Định hướng quản trị rủi ro tín dụng.
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng.
- Đo lường rủi ro hiện tại và tương lai để có giải pháp hạn chế và giảm thấp rủi ro.
- Tuân thủ đúng quy trình, quy chế tín dụng nhằm nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho cán bộ quản lý điều hành.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng đối với cán bộ tín dụng, thẩm định.
- Kết hợp bảo hiểm với tín dụng.
- Phát triển các nghiệp vụ phái sinh tín dụng.
- Phân tán rủi ro.
- Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.
- 109 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm Thông tin tín dụng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DPRR Dự phòng rủi ro GTCG Giấy tờ có giá KH Khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NQH Nợ quá hạn PTC Phi tài chính QTRR Quản trị rủi ro RRTD Rủi ro tín dụng TC Tài chính TCTD Tổ chức tín dụng Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VNĐ Việt Nam đồng XHTD Xếp hạng tín dụng 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Nội dung Trang Bảng 1.1: Mô hình XHTD cá nhân của Vietinbank 34 Bảng 1.2: Hệ thông ký hiệu XHTD cá nhân của Vietinbank 36 Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu 49 Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động phân theo sản phẩm của Vietinbank Cẩm Phả 50 Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Cẩm Phả 52 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả Bảng 2.5: Tình hình hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cẩm Phả 56 Bảng 2.6: Thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả 57 Bảng 2.7: Thực trạng nợ xấu phân theo thành phần kinh tế 58 Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu tại Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn Bảng 2.9: Danh mục cho vay của 100 hồ sơ tín dụng tại Vietinbank Cẩm Phả từ ngày đến Bảng 2.10: Tình hình kiểm soát trước khi cho vay của Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn Bảng 2.11: Tình hình kiểm soát trong khi cho vay của Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn Bảng 2.12: Tình hình kiểm soát sau khi cho vay của Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn Bảng 3.1: Phân loại nhóm nợ theo xếp hạng tín dụng.
- 102 7 DANH MỤC HÌNH VẼ Nội dung Trang Sơ đồ 1.1: Quy trình phái sinh rủi ro tính dụng tại NHTM 16 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả 47 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tính dụng Vietinbank 60 Sơ đồ 2.3: Quy trình Nghiệp vụ tín dụng 61 Sơ đồ 2.4 : Quy trình Kiểm soát xét duyệt cho vay tại Vietinbank Cẩm Phả 63 Sơ đồ 2.5: Quy trình chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp 64 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Nội dung Trang Biểu đồ 2.1: Thực trạng huy động vốn phân theo kỳ hạn 51 Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Vietinbank Cẩm Phả 59 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ kiểm soát rủi ro trước cho vay tại Vietinbank Cẩm Phả 74 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ kiểm soát rủi ro trong khi cho vay tại Vietinbank Cẩm Phả 75 Biểu đồ 2.5: Tình hình kiểm tra và giám sát vốn vay tại Vietinbank Cẩm Phả 77 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm qua, hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đã không ngừng đổi mới cả về chất và lượng, góp phần vào sự nghiệp đổi mới hệ thống ngân hàng nói riêng và sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung.
- Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố cũng vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, hiệu quả kinh doanh chưa cao, rủi ro và tiềm ẩn rủi ro lớn, năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế.
- Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thị trường tài chính ngày càng sôi động và biến đổi khó lường, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng nước ngoài càng trở nên quyết liệt hơn, vì vậy, nâng cao năng lực quản trị rủi ro là đòi hỏi bức thiết của các ngân hàng thương mại hiện nay.
- Với cơ cấu thu nhập chiếm trên 95% trong tổng thu nhập của chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả, hoạt động tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh, đồng thời cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho Chi nhánh.
- Mặc dù trong những năm gần đây, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng đã nhận được sự quan tâm của Ban Giám đốc, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, nhưng thực tế, công tác này vẫn còn nhiều thiếu sót, yếu kém, đặt ra yêu cầu nếu không nghiên cứu, tìm cách khắc phục thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Chi nhánh, chính vì thế, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Cẩm Phả” được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu trong bài luận văn này.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của bài luận văn nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank – Chi nhánh Cẩm Phả trong giai đoạn hiện nay và đề xuất phương hướng hoàn thiện trong thời gian tới.
- Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: 9 - Phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, phương pháp đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả.
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng hiện tại và thu hồi các khoản tín dụng đã xử lý rủi ro của Vietinbank Cẩm Phả.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay và các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới chất lượng quản trị rủi ro của hoạt động này tại Vietinbank - Chi nhánh Cẩm Phả.
- Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Luận văn được nghiên cứu là Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Cẩm Phả.
- Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính chất cần thiết đối với việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh với thời gian 3 năm từ 2012 đến 2014.
- Nhân mạnh việc khảo sát tổng kết thực hiện, lấy thực tiễn so sánh với khung lý thuyết về mô hình quản trị rủi ro tín dụng của thế giới và trong nước để từ đó đề xuất xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Cẩm Phả, các phương pháp cụ thể được sử dụng bao gồm: Phương pháp điều tra, phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp mô hình.
- KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank - Chi nhánh Cẩm Phả.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank – Chi nhánh Cẩm Phả trong thời gian tới.
- 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.
- Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 1.1.1.
- NHTM và các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1.1.
- NHTM và các hoat động cơ bản của NHTM Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế.
- Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.
- Theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luật số 47/2010/QH12 quy định về “Các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng thương mại” được định nghĩa như sau: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Hoạt động huy động vốn Tiền gửi của khách hàng (gồm cá nhân và tổ chức) là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng, để huy động được nhiều tiền có chất lượng ổn định, các ngân hàng phải đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ được mọi đối tượng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan, tiết kiệm của dân cư.
- Ngân hàng thương mại chủ yếu thường huy động vốn dưới các hình thức sau đây.
- Nhận tiền gửi của tổ chức theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Nghiệp vụ tín dụng Đây là một hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận, Các khoản cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn từ 60-80% tổng số tài sản có của NHTM và đem lại hơn 60% doanh lợi cho ngân hàng, nghiệp vụ này gồm các loại hình sau.
- Tín dụng ứng trước: Đây là thể thức cho vay đượcthuẹc hiện trên cở sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng một mức cho vay trong một thời hạn nhất định.
- Thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng trước đặc biệt được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được phép sử dụng dư nọ trong một giới hạn và thời hạn nhất định trên tài sản vãng lai.
- Chiết khấu thương phiếu: Khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí.
- Tín dụng thuê mua: Là hính thức tín dụng trung và dài hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, động sản và bất động sản.
- Tín dụng bằng chữ ký: Gồm tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ và tín dụng bảo lãnh.
- 13 - Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng nhằm tại trợ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
- Ngân hàng thay mặt khách hàng chi trả giá trị hàng hoá và dịch vụ trong và ngoài nước.
- Để thanh toán được nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm, ngân hàng dùng nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như: séc chuyển tiền, uỷ nhiệm chi, bù trừ qua NHNN hoặc qua trung tâm thanh toán, nhờ thu v...v.
- Thông qua nghiệp vụ tín dụng, đầu tư mang lại thu nhập cho ngân hàng để tái tạo các nguồn vốn khác.
- Còn các dịch vụ khác của ngân hàng nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng tạo điều kiện cho việc mở rộng huy động vốn và mở rộng thị trường kinh doanh của NHTM.
- Tuy nhiên nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ quan trọng nhất, vì nghiệp vụ này nó quyết định đến cả một quá trình kinh doanh của ngân hàng đó là lợi nhuận.
- Thu nhập của ngân hàng thu được từ hoạt động này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
- Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tiến hành đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu hoặc hùn vốn, góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp và sẽ được phân chia lơi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM Cụm từ “rủi ro” được nhiều nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, theo Allan Willet cho rằng “rủi ro là sự bất chắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”.
- Theo Peter Rose, rủi ro đối với mỗi một ngân hàng có nghĩa là “mức độ không chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện”, khái quát lại ta có thể hiểu rủi ro là xuất hiện một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho một công việc cụ thể rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn con người.
- Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng luôn gắn liền với rủi ro.
- Rủi ro tác động trực tiếp tới kết quả doanh lợi, nguy cơ phá sản của các ngân hàng.
- Do vậy việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó tìm kiếm nhiều phương pháp chống đỡ các rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
- Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một tất yếu, mà các nhà quản trị ngân hàng chỉ có thể có chính sách giảm bớt chứ không thể gạt bỏ được chúng.
- Ta có thể chia các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM như sau.
- Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.
- Rủi ro lãi suất: là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường có sự biến đổi.
- Rủi ro hối đoái: là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức.
- Khi gặp phải trường hợp này các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấp với giá rẻ hay vay từ ngân hàng trung ương.
- Rủi ro tồn đọng vốn: Rủi ro tồn đọng vốn xảy ra khi vốn bị đọng lớn không cho vay và đầu tư được làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút.
- 15 - Rủi ro khác: Các loại rủi ro khác là rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia gắn liền với các hoạt động đầu tư cũng như khả năng xảy ra thiên tai, cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán.
- Rủi ro tín dụng của NHTM 1.1.2.1.
- Khái niệm Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ, hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
- Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2 của Quy chế phân loại nợ, trích lập và sử dụng các quỹ dự phòng để xử lý rủi ro theo theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước thì “RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
- Sơ đồ 1.1: Quy trình phái sinh rủi ro tính dụng tại NHTM Không thu đủ vốn cho vay Không thu đủ lãi Không thu được vốn Rủi ro tín dụng Phát sinh lãi treo Phát sinh nợ quá hạn Phát sinh nợ khó đòi Phát sinh lãi treo đóng băng Khả năng thanh toán suy giảm/ hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm/ thất thoát vốn/ phá sản Không thu được lãi 16

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt