« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Từ khóa : Tín dụng, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Vĩnh phúc Nội dung tóm tắt a) Lý do chọn đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
- Đặc biệt trong những năm qua, ngành ngân hàng còn là công cụ đắc lực hỗ trợ Nhà nước trong việc kiềm chế đẩy lùi lạm phát, ổn định đồng tiền, giá cả hàng hóa.
- Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, là nghiệp vụ trọng điểm ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại phát triển của ngân hàng.
- Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cốt yếu nhất trong hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Bởi lẽ, giữa tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau.
- Việc làm thế nào để tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mà các tổ chức tín dụng (TCTD), cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặc biệt quan tâm.
- Qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, trong những năm qua Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc đã không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị thế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu đóng góp vào sự phát triển cũng như những thành tựu văn hóa, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Để thực hiện mục tiêu phát triển an toàn – bền vững trong hoạt động của mình chi nhánh MSB Vĩnh Phúc cũng luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro tín dụng.
- Tuy nhiên bên những kết quả đã đạt được thì hoạt động tín 1 dụng của chi nhánh vẫn còn những tồn tại cần giải quyết để góp phần đưa tín dụng tăng trưởng một cách bền vững.
- Xuất phát từ tình hình trên, qua quá trình làm việc tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - CN Vĩnh Phúc cùng sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.
- Nguyễn Thị Ngọc Huyền người hướng dẫn khoa học, và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Vĩnh Phúc” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng và chất lượng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích và đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc - Phạm vi nghiên cứu : Chất lượng tín dụng là một phạm vi rất rộng được nhìn nhận từ rất nhiều các góc độ khác nhau.
- Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung xem xét góc độ chính đó là: Thực trạng dư nợ tín dụng của của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc khoảng thời gian từ năm và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng giai đoạn từ 2015-2020.
- c) Tóm tắt nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc” đã giải quyết được các nội dung chủ yếu sau.
- Luận văn đã đưa ra luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu định lượng, chuẩn mực để đánh 2 giá chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng, cũng như nêu lên sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng, và một số bài học kinh nghiệm của các nước trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.
- Các cơ sở lý luận nêu ở trên là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cũng như là cơ sở để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế để đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển an toàn.
- Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc trong giai đoạn .
- Trên cơ sở đánh giá và phân tích hệ thống số liệu thực tế tình hình tín dụng tại MSB Vĩnh Phúc, luận văn đã xác định được những thành tựu cần tiếp tục duy trì và thực hiện, cũng như những hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, qua đó tìm ra nguyên nhân gây ra những tồn tại đó để trong thời gian tới MSB Vĩnh Phúc có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, góp phần vào thành công chung của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng tại MSB Vĩnh Phúc nhằm góp phần chuyển tải nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn một cách an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất cho hoạt động tín dụng ngân hàng như: Đa dạng hóa các nghiệp vụ huy động vốn phù hợp với các đối tác trên địa bàn nhằm tối đa hóa nguồn vốn huy động cho hoạt động tín dụng.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, việc thẩm định nên tập trung vào các điểm chủ yếu như thẩm định tư cách khách hàng, thẩm định tính pháp lý, thẩm định về thị trường, thẩm định về kỹ thuật, thẩm định năng lực tài chính.
- Xác định phương thức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm đảm bảo được dòng tiền trả nợ ổn định của khách hàng…Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là những vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, không thể giải quyết một sớm một chiều, đòi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ và sự phối kết hợp của các cấp các ngành, đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, do vậy luận văn đề xuất một số ý kiến đối với NHNN Việt Nam, với Chính Phủ và với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam để các giải pháp đề xuất có tính khả thi hơn.
- 3 d) Kết luận: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc sau hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành đã đạt được những thành tựu rực rỡ, quy mô dư nợ ngày càng cao, chất lượng tín dụng luôn duy trì ở mức an toàn, cơ cấu tín dụng đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng tập trung vào các khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm tăng rõ rệt.
- Tuy nhiên, chất lượng tín dụng tại chi nhánh còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của chi nhánh và vẫn để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.
- Do vậy, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra và đòi hỏi chi nhánh phải có các giải pháp nỗ lực để nâng cao chất lượng tín dụng của mình.
- Xuất phát từ cơ sở lý luận chung và những hạn chế khi nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- Tác giả đã đề xuất các giải pháp liên quan đến việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
- Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu lên một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan Quản lý nhà nước, đối với Ngân hàng nhà nước và đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam để kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm trong quá trình thẩm định và cho vay, góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt